K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 12 2019

Sự cố môi trường biển năm 2016 ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường vùng biển các tỉnh thuộc khu vực miền Trung nước ta bao gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế

=> Chọn đáp án C

29 tháng 7 2018

Đáp án D

Gió tây nam khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt – Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phía nam Tây Bắc gây nên hiệu ứng phơn khô nóng cho khu vực này, đặc biệt là vùng Bắc Trung Bộ

17 tháng 12 2019

Chọn: A.

Vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới chịu ảnh hưởng của 2 gió mùa → khí hậu có hai mùa rõ rệt.

2 tháng 8 2017

Nước ta có vị trí nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới ở bán cầu Bắc nên có nhiệt độ cao, trong khu vực ảnh hưởng của chế độ gió Mậu dịch và gió mùa châu Á nên khí hậu có hai mùa rõ rệt (sgk Địa lí 12 trang 16)

=> Chọn đáp án A

6 tháng 3 2017

HƯỚNG DẪN

- Các cánh cung núi lớn (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông về mùa đông hút gió Đông Bắc, làm cho nền nhiệt độ ở vùng này thấp nhất cả nước. Về mùa hè, cánh cung núi Đông Triều đón gió Đông Nam gây mưa nhiều ở sườn đón gió (phía Quảng Ninh), trong khi đó, phía sườn khuất gió (Lạng Sơn), ít mưa.

- Dãy núi Hoàng Liên Sơn, về mùa đông chắn gió Đông Bắc, làm cho gió mùa Đông Bắc không xâm nhập trực tiếp vào Tây Bắc, làm cho nhiệt độ vùng này cao hơn ở Đông Bắc (ở những nơi có cùng độ cao).

- Các dãy núi dọc biên giới Việt - Lào hướng tây bắc - đông nam (Pu Sam Sao, Pu Đen Đinh) đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở sườn Tây, khi gió này vượt các dãy núi sang gây hiện tượng phơn ở các vùng phía nam Tây Bắc.

- Dãy núi Trường Sơn Bắc, về mùa hạ đón gió Tây Nam, gây nên hiện tượng phơn khi gió này vượt núi tràn xuống vùng đồng bằng phía đông; về mùa đông đón gió mùa Đông Bắc gây mưa từ Nghệ An vào đến Thừa Thiên Huế.

- Dãy núi Trường Sơn Nam, về mùa hạ đón gió Tây Nam gây mưa nhiều ở Tây Nguyên, gây hiện tượng phơn ở Duyên hải Nam Trung Bộ, về mùa đông đón gió Đông Bắc gây mưa ở sườn đông Trường Sơn Nam.

- Dãy Bạch Mã ngăn gió mùa Đông Bắc, làm cho phía nam nước ta không chịu tác động của mùa đông lạnh.

- Các đỉnh núi cao đón gió thường là nơi mưa nhiều nhất nước ta (các núi cao dọc biên giới Việt - Trung, các đỉnh núi cao trên 2000m ở Hà Giang, dãy Bạch Mã, Ngọc Lĩnh...). Ngược lại, những nơi trũng thấp, khuất gió (Mường Xén...) hoặc không đón được gió Tây Nam (Phan Rang) thường là nơi ít mưa.

12 tháng 11 2017

Sự phân hoá thiên nhiên ở miền đồi núi rất phức tạp, phổ biến ở nước ta là do tác động của gió mùa với hướng của các dãy núi.

   - Ở vùng núi thấp Đông Bắc có mùa đông lạnh đến sớm. ở vùng núi thấp Tây Bắc mùa đông bớt lạnh nhưng khô hơn, mùa hạ đến sớm, đôi khi có gió Tây, lượng mưa giảm. Khí hậu Tây Bắc lạnh chủ yếu do địa hình núi cao.

   - Trong khi sườn Đông Trường Sơn có mưa vào thu đông, thì vùng núi Tây Nguyên lại là mùa khô, nhiều nơi khô hạn gay gắt. Vào mùa mưa Tây Nguyên thì bên sườn Đông lại chịu tác động của gió Tây khô nóng.

3 tháng 2 2017

- Khí hậu: nhờ có Biển Đông, khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu hải dương, điều hoà hơn.

   + Biển Đông là nguốn dự trữ ẩm, làm cho độ ẩm tương đối của không khí thường trên 80%.

   + Biển Đông đã mang lại cho nước ta một lượng mưa lớn.

   + Các luồng gió từ biển thổi vào luổn sâu theo các thung lũng sông làm giảm độ lục địa ở các vùng ở phía tây đất nước.

   + Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta.

- Địa hình và giới sinh vật vùng hiển

   + Các dạng địa hình ven biển rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu thổ với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô... có nhiều giá trí về kinh tế biển (xây dựng cảng biển, khai thác và nuôi trổng thuỷ sản, du lịch,..).

   + Giới sinh vật vùng biển rất đa dạng và giàu có: thể hiện ở các hệ sinh thái (hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái trên đất phèn, nước mặn, nước lợ khác và hệ sinh thái rừng trên đảo) giàu tài nguyên sinh vật.

20 tháng 1 2022

+ Các dãy núi phía tây biên giới gây nên hiệu ứng “phơn”, tạo nên gió tây khô nóng.

- Gió phơn Tây Nam còn gọi là gió Lào vì gió thổi từ phía nước bạn Lào sang nước ta nên nó còn có tên gọi như vậy. Vùng ít chịu tác động nhiều nhất của loại gió này là vùng phía đông bắc, nơi giáp với miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.

- Sự tăng nhiệt của gió phơn Tây Nam: 

Gió mùa Tây Nam mát và ẩm bị dãy Trường Sơn chặn lại, không khí ẩm bị đẩy lên cao, nhiệt độ giảm, trung bình cứ lên cao 100m giảm 0,6 độ C. Vì nhiệt độ hạ, hơi nước ngưng tụ, mây hình thành, mưa rơi bên sườn Tây Trường Sơn, khi không khí vượt sang bên kia, hơi nước đã giảm đi nhiều, nhiệt độ tăng, trung bình là 100m tăng 1 độ C nên sườn Đông Trường Sơn (khu vực ven biển miền Trung) rất khô và nóng.

17 tháng 11 2021

Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình phần lớn là đồi núi thấp và vùng đồng bằng rộng lớn phía nam, địa hình với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo và có hướng mở rộng về phía bắc, đông bắc => tạo hành lang hút gió mùa Đông Bắc ảnh hưởng sâu rộng vào toàn bộ lãnh thổ của miền này.Đây là khu vực có mùa đông lạnh và kéo dài nhất nước ta.

17 tháng 11 2021

tôi lạy ông tham khảo đâu