K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2019

1.Nội dung học tập chủ yếu của nền giáo dục thời Lý là chữ Hán và đạo Nho, vì chữ Hán và đạo Nho đã được sử dụng từ thời Bắc thuộc, cho nên sử dụng chữ Hán, học sách Nho giáo trở thành một việc làm thuận tiện đô'i với giai câ'p thông trị lúc bấy giờ

. Những sự kiện nào chứng tỏ giáo dục thời Lý phát triển hơn thời Đinh Tiền Lê ?

Những sự kiện chứng tỏ giáo dục thời Lý phát triển hơn thời Đinh Tiền Lê là:

- Năm 1070, Văn miếu được xây dựng ở Thăng Long để thờ Khổng Tử. Đây cũng là nơi dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan.

- Năm 1076, Nhà Lý mở Quốc Tử Giám cho các con em quý tộc đến học. Sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong nước vào đây học tập, tổ chức thêm 1 số kì thi.

2.

Vì cuộc chiến đấu này chỉ :
+ Tiến công vào các căn cứ quân sự của địch để đánh nước ta .

+ Trên đường đi không hề tàn sát người dân vô tội

+ Khi hoàn thành nhiệm vụ lập tức trở về

Thực hiện chiến thuật “Tiên phát chế nhân”: Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật “công tâm”: đánh vào tâm lí của địch, làm cho địch hoang mang đồng thời khích lệ, động viên tinh thần quân sĩ bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tiến công khi thời cơ đến: nhận thấy quân địch đã suy yếu, hoang mang Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

3.

Kinh đô Hoa Lư với địa thế hiểm trở, thích hợp trong thời chiến và khi thế lực quốc gia còn yếu.

- Nay, khi đất nước đã thái bình, yêu cầu đặt ra là phải lựa chọn một nơi có địa thế thích hợp nhất để làm căn cứ đóng đô, ổn định về kinh trị làm cơ sở để phát triển kinh tế, đưa đất nước đi lên.

- Thăng Long là nơi có vị trí thích hợp nhất “xem khắp đất Việt đó là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương. Đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời”.

ý nghĩa :việc định đô phải nhằm "Mưu toan nghiệp lớn, tính kế cho con cháu muôn vạn đời". Ông nhận thấy "thành Hoa Lư ẩm thấp, chật hẹp, không đủ làm chỗ ở của đế vương, muốn dời đi nơi khác".

Nguyên nhân thắng lợi:

- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc.

- Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt.

- Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng.

* Ý nghĩa lịch sử:

- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

- Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược.

- Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau



 

12 tháng 11 2019

-Cảm ơn cậu nhé

5 tháng 1 2020

1. / - Lý Thường Kiệt thực hiện chủ trương độc đáo, sáng tạo "tiến công trước để tự vệ". 

      - Ý nghĩa lịch sử:

    + Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược Tống bảo vệ vững chắc nền độc lập của Tổ quốc, trong đó có đồng bào các dân tộc ít người.

    + Kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần đoàn kết của nhân dân ta trên dưới một lòng, dưới sự chỉ huy tài giỏi của Lý Thường Kiệt. Chiến công của ông xứng đáng được sử sách dân tộc lưu mãi muôn đời.

    + Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ hoàn toàn mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình.

2./

Xã hội

- Bộ máy thống trị: vua quan, quý tộc.

- Những người bị trị: nông dân, thợ thủ công, người buôn bán, nô tì.

- Nông dân là lực lượng lao động chủ yếu.

Văn hóa

- Xây dựng Văn Miếu để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Tổ chức khoa thi để chọn người làm quan.

- Phật giáo rất phát triển, hầu hết các vua thời Lý đều sùng Phật giáo.

 Giáo dục :

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học, sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong cả nước, tổ chức thêm một số kì thi.

=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

5 tháng 1 2020

Nhớ k cho mk nha

2. * Giáo dục và văn hoá - Năm 1070, Văn Miếu được xây dựng ở Thăng Long. Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại. Nhà nước quan tâm đến giáo dục, khoa cử. Năm 1076, mở Quốc tử giám - trường đại học đầu tiên của nước ta. Chế độ thi cử chưa đi vào nền nếp và quy củ. Việc xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám đánh dấu sự ra đời của nền giáo dục Đại Việt. - Văn học chữ Hán bước đầu phát triển. -Các vua Lý rất sùng đạo Phật, khắp nơi đều dựng chùa, tỏ tượng, đúc chuông... - Hoạt động ca hát. nhảy múa, trò chơi dân gian, kiến trúc, điêu khắc... đều phát triển, với phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo và linh hoạt, tiêu biểu là chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà, hình rồng thời Lý. - Kiến trúc rất phát triển, tiêu biểu là tháp Báo Thiên, chùa Một Cột... - Nghệ thuật tinh xảo, thanh thoát, tiêu biểu là rồng thời Lý... Những thành tựu về văn hoá, nghệ thuật đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hoá riêng biệt của dân tộc — Vân hoá Thăng Long. 

 

19 tháng 11 2017

1. - Khác nhau : Thời Lý - Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội. 

- Giống nhau : giai cấp thống trị và giai cấp bị trị với các tầng lớp quý tộc, địa chủ tư hữu (giai cấp thống trị), nông dân, thợ thủ công, thương nhân, nô tì. - Khác nhau : Thời Lý - Trần, tầng lớp quý tộc vương hầu rất đông đảo, nắm mọi quyền lực, tầng lớp nông nô nô tì có số lượng lớn, rất đông đảo trong xã hội. Thời Lê sơ, tầng lớp nông nô không còn, nô tì giảm dần về số lượng và được căn bản giải phóng vào cuối thời Lê sơ, tầng lớp địa chủ tư hữu phát triển rất mạnh.

4 tháng 12 2019

Lập bảng ngắn gọn, đủ ý nhé!

 Trần
Kinh tế

.............................................

...............................................
Văn hóa

.............................................

...............................................
Giáo dục

.............................................

...............................................
Khoa học, nghệ thuật

.............................................

...............................................
1 tháng 1 2019
1.Về văn hóa: Va2n học chữ Hán đc phát triển Rất sùng đạo phật,xây dựng nhiều chùa Về giáo dục Năm 1070 Văn Miếu đc xây dựg ở Thăg Long Năm 1075 mở khoa thi đầu tiên Năm 1076 mở Quốc Tử Giám 2.Quân đội:2 bộ phận +Cấm quân +Quân các lộ Chính sach'Ngụ binh ư nôg' Chủ trươg'Quaan lính cốt tinh nhuệ ko cốt đông'.Xây dựg tinh thần đoàn kết,luyện tập võ nghệ,học binh pháp. Cử tướng giỏi đóng giữ nơi hiểm yếu.Nhất là biên giới phía Bắc 》Quân đội mạnh,luyện tập chu đáo 3.Nguyên nhân:Sự đoàn kết,ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập Cách đánh sáng tạo Chỉ huy tài giỏi của Trần Thủ Độ,vua Trần Ý nghĩa:Đạp tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việtcuar đế chế Nguyên bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ Góp phần xây đắp truyednf thống quân sự Việt Nam Để lại bài học vô cùng quí giá Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác

1,Giáo dục :

-Năm 1070,xây dựng Văn Miếu

-Năm 1075,nhà Lý mở khoa thi đầu tiên

-Năm 1076,Quốc Tử Giám thành lập

Văn hóa :

-Đạo Phật phát triển với nhiều công trình,kiến trúc như chùa Phật Tích,chùa Một Cột,...

-Các ngành nghệ thuật : kiến trúc,điêu khắc,ca nhạc phát triển

-Hình rồng thời Lý được coi là 1 nghệ thuật độc đáo mang đậm tính dân tộc

2,Chủ trương quân đội của nhà Trần : "Quân lính cốt tinh nhuệ,không cốt đông"

3,Nguyên nhân thắng lợi :

-Do truyền thống yêu nước của nhân dân ta 

-Do nhà Trần có chủ trương đường lối kháng chiến đúng đắn

-Do có sự hi sinh và quyết tâm của toàn quân,toàn dân

-Do có nhiều danh tướng tài giỏi 

+Ý nghĩa :

-Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Mông-Nguyên

-Bảo vệ nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ

-Góp phần xây đắp truyền thống quân sự

25 tháng 11 2019

Giáo dục:

- Năm 1070, xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long để thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.

- Năm 1076, mở Quốc tử giám cho con em quý tộc đến học, sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người giỏi trong cả nước, tổ chức thêm một số kì thi.

=> Như vậy, nhà Lý đã bắt đầu quan tâm đến giáo dục, khoa cử song chế độ thi cử chưa có nền nếp, quy củ, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

* Văn hóa:

- Văn học chữ Hán bước đầu phát triển.

- Tư tưởng:

+ Phật giáo phát triển thịnh trị, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi, nhiều công trình Phật giáo nổi tiếng ra đời.

+ Nho giáo đã được du nhập vào từ trước, tuy nhiên chưa được phát triển rộng rãi.

+ Đạo giáo: tiếp tục duy trì và phát triển.

- Nghệ thuật: Hát chèo, múa rối nước đều phát triển. Dàn nhạc có trống, đàn, sáo, nhị.

- Đời sống tinh thần: nhân dân ưa thích ca hát, nhảy múa. Nhiều trò chơi dân gian như đá cầu, vật, đua thuyền rất được ham chuộng. Mùa xuân, khắp nơi đều mở hội.

- Kiến trúc, điêu khắc: rất phát triển. Các công trình có quy mô tương đối lớn và mang tính cách độc đáo.

+ Nhiều công trình nghệ thuật nổi tiếng và đặc sắc được xây dựng như: Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên (Thăng Long), tháp Chương Sơn (Nam Định), chuông chùa Trùng Quang (Bắc Ninh),…

+ Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát được thể hiện trên các tượng Phật, các hình trang trí rồng, bệ đá hình hoa sen,… Rồng mình trơn, toàn thân uốn khúc, uyển chuyển như một ngọn lửa là hình tượng nghệ thuật độc đáo, phổ biến ở thời Lý.

+ Phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo, linh hoạt của nhân dân ta thời Lý đã đánh dấu sự ra đời của một nền văn hóa riêng của dân tộc - văn hóa Thăng Long.


 

25 tháng 11 2019

 kinh te :

nong nghiep:-ruong dat tu ngay cang nhieu , xuat hien dien trang , thai ap

                       -thi hanh chinh sach '' ngu binh u nong ''

thu cong nghiep : -xuat hien nghe gom Bat Trang

thuong nghiep : -day manh ngoai thuong

                            -Thang Long la trung tam kinh te sam uat

giao duc : xay dung Quoc Tu Giam

van hoa : sorry chua biet

                         CHUC HOC VUI !!!!

                            -

13 tháng 3 2018

Năm 1429, Lê Lợi đã xuống chiếu yêu cầu “những người văn võ hào kiệt hoặc bị bỏ sót trầm trệ, không có chức tước, không ai tiến cử, hoặc vì thù hằn mà bị đè nén che giấu thì đến ngay chỗ thiếu phó Lê Văn Linh mà tự tiến cử, xét ra thực có tài đức thì tấu trình để cất dùng, không kể là ngụy quan hay là sĩ thứ, lấy tài đức là hơn”(1). Vua mở ra khoa thi minh kinh bác học để chọn người tài giỏi, thông thạo kinh sử, đồng thời bắt các quan văn võ từ tứ phẩm trở xuống phải thi kinh sử. Đến năm 1431, vua lại cho mở khoa thi hoành từ để chọn những người văn hay, học rộng bổ làm quan. 

Bằng những chiếu dụ đó, mặc dù Lê Lợi chưa mở được các khoa thi tiến sĩ nhưng ông đã tập hợp được một tầng lớp nho sĩ trí thức tiến bộ giúp triều đình dựng nước, an dân, ổn định xã hội sau nhiều năm binh lửa chiến tranh. 
Tiếp tục sự nghiệp của vua cha, Lê Thái Tông (1434-1442) đã không ngừng củng cố nhà nước phong kiến mới được hình thành bằng cách tăng cường đào tạo con cháu các quan văn võ từ lục phẩm trở lên, các quan phù đạo, thủ lĩnh ở các phiên trấn thông qua hình thức ưu tiên lập danh sách, cho đến Quốc Tử giám đọc sách chờ tuyển dụng. Cùng với việc sử dụng con em trong gia đình quan lại, quý tộc, vua cũng tổ chức ngay cuộc thi học sinh trong nước, lấy đỗ hơn 1.000 người và chia làm 3 hạng: hạng nhất, nhì được vào Quốc Tử giám tiếp tục học tập, hạng ba cho về học ở các nhà học địa phương, tất cả đều được miễn lao dịch để toàn tâm, toàn ý học tập. Những nho sinh ở các nhà lộ học từ 25 tuổi trở lên mà thi không đỗ phải về quê làm dân thường và chịu mọi lao dịch. Năm 1437, vua cho khảo sát thi viết và tính lấy đỗ 690 người bổ làm thuộc lại các nha môn. Nối theo chí hướng một lòng cầu hiền và hết mực sùng nho, trọng đạo của tiền nhân, Lê Thái Tông vẫn ngày đêm tìm kẻ anh tài, dùng người tuấn kiệt và ông nhấn mạnh muốn có người giỏi trước hết phải chọn người văn học, trong đó lấy khoa mục, thi tuyển làm đầu. 
Sau 10 năm hòa bình, ổn định, vua Lê Thái Tông quyết tâm thúc đẩy việc học hành thi cử vì chỉ có thông qua thi tuyển mới chọn được người thực tài, đó là một nhân tố rất quan trọng giúp nhà vua dựng xây đất nước. Năm 1438, vua cho tổ chức thi hương ở các đạo, năm 1439, thi hội tại sảnh đường kinh đô, ai trúng kỳ thi hội được gọi là tiến sĩ xuất thân (đỗ tiến sĩ được ra làm quan). Vua cũng định lệ 3 năm mở 1 khoa thi. 
Năm 1442, vua mở khoa thi đình tại kinh đô Thăng Long cho những người thi hội đã đỗ 4 trường. Đề thi do nhà vua đích thân ra, ai đỗ kỳ thi này được gọi là tiến sĩ và chia ra 3 bậc. Đệ nhất giáp tiến sĩ cập đệ gồm 3 người xuất sắc nhất được vinh danh tam khôi: trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa. Đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân được gọi là hoàng giáp và cuối cùng là đệ tam giáp đồng tiến sĩ xuất thân được gọi là tiến sĩ. Cách phân cấp này gần giống như dưới thời vua Trần Duệ Tông (1374) nhưng cụ thể, tỉ mỉ hơn, đánh giá trình độ tiến sĩ xác đáng hơn. 
Ở buổi đầu thời Lê sơ, vua tôi chăm lo việc nước, chú trọng việc học hành thi cử, nhiều nhân tài được thể hiện và trọng dụng, tạo ra nền tảng vững vàng cho đất nước phát triển. Khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi (1460-1497), việc học hành khoa cử càng được đề cao, nhà nước phong kiến Đại Việt bước vào giai đoạn cực thịnh. 
Nhằm kiểm soát chặt chẽ đạo đức của nho sinh và củng cố lòng trung thành của quan lại với nhà nước phong kiến, năm 1462, vua Lê Thánh Tông đặt ra lệ “bảo kết hương thí” và “cung khai tam đại”. Quy định này yêu cầu các sĩ tử muốn tham dự các kỳ thi phải có sự đảm bảo và cam kết của quan lại địa phương về tư cách của thí sinh, đồng thời mỗi thí sinh phải có một bản khai lý lịch 3 đời. Nếu ai xuất thân trong những gia đình làm nghề cầm ca hát xướng thì không được dự thi. 
Quy chế tuyển chọn từ địa phương này đã chặt chẽ hơn trước và góp phần ổn định trật tự xã hội bởi vì nó đã loại bỏ được những người yếu kém về nhân cách và bắt buộc các gia đình muốn cho con cháu được học hành tấn tới thì phải tự giác chấp hành những quy định của nhà nước và của hương thôn, làng xã. Người nào bị xếp vào loại bất hiếu, bất mục, bất nghĩa, loạn luân, điêu toa thì tuy có học vấn, giỏi văn bài cũng không được tham dự các kỳ thi. Tiếc rằng, quy định mang tính tích cực đó của Lê Thánh Tông sau này đã bị các quan lại địa phương lợi dụng để nhũng nhiễu người dân, mặt khác quy định đó cũng thể hiện những hạn chế vì nó đã phân biệt đẳng cấp quá khắt khe, coi thường những người làm nghề ca hát và có nhiều trường hợp ông, cha làm sai mà con con cháu phải gánh tội nên có nhiều nhân tài lỡ mất cơ hội cống hiến cho dân, cho nước.

13 tháng 3 2018

Giáo dục thời Lê Sơ phát triển, vì:

-Nhà Lê luôn đề cao vai trò của giáo dục trong hình thức và hành động. Giáo dục tri thức phải đi đôi với giáo dục đạo đức.

-Nhà Lê luôn thay đổi và sáng tạo sao cho phù hợp với thực tế xã hội và khả năng người học, nhằm khơi gợi tính chủ động của người học.

-Thường xuyên đẩy mạnh việc thực hiện thi cử nghiêm túc nhằm chọn được người tài. Tuy nhiên hạn chế những quy định khắt khe, không cần thiết trong hoạt động dạy học để học sinh có thể dễ dàng nắm bắt và thực hiện.

-Khi nghiên cứu luôn đề ra những yêu cầu cho giáo dục phải gắn liền với những điều kiện lịch sử cụ thể.

-Việc xác định mục tiêu giáo dục phải phù hợp với thực tế và kết hợp hài hòa lợi ích.

-Nội dung giáo dục phải kết hợp hài hòa giữa lí thuyết và thực tiễn, mang tính cập nhật.

-Có những chính sách đãi ngộ học tập.

-Xây dựng, đa dạng hóa các loại hình nhà trường, đáp ứng nhu cầu học tập mọi tầng lớp nhân dân. Tránh tình trạng phân biệt giáo dục đẳng cấp, hướng đến nền giáo dục bình đẳng.

-Tiếp tục đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, nhằm huy động được sự đóng góp của toàn xã hội cho giáo dục. Đồng thời kịp phát hiện, ngăn chặn, xử lí các tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

24 tháng 5 2020

Câu 1 

1. Tổ chức bộ máy chính quyền

  • Bộ máy trung ương

Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 – 1537) – Tiết 1

  • Bộ máy địa phương

Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 – 1537) – Tiết 1

=>Bộ máy nhà nước tổ chức chặt chẽ, quy củ, hoàn chỉnh nhất.

2. Tổ chức quân đội

  • Tổ chức:
    • Theo chế độ: “Ngụ binh ư nông” => Phục vụ sản xuất và chiến đấu
  • Đặc điểm:
    • Quân đội: Quân triều đình, quân địa phương
    • Binh chủng: Bộ - thủy – kị - tượng binh
    • Thường xuyên luyện tập võ nghệ và có năng lực chiến đấu
    • Vũ khí: Đao, kiếm, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo…
    • Bố trí canh phòng nhất là những nơi hiểm yếu.

3. Luật pháp

  • Đặc điểm: Năm 1483 ban hành luật Hồng Đức
  • Nội dung:
    • Bảo vệ chủ quyền quốc gia
    • Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc
    • Bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị
    • Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống dân tộc, bảo vệ quyền lợi phụ nữ.
  • Tác dụng:
    • Củng cố chế độ phong kiến tập quyền
    • Thúc đẩy kinh tế phát triển, ổn định trật tự xã hội.

Câu 2

I. Kinh tế

1. Nông nghiệp

Đàng Ngoài:

  • Kinh tế nông nghiệp giảm sút:
    • Ruộng đất bỏ hoang
    • Thiên tai xảy ra
  • Đời sống nông dân đói khổ

Đàng Trong:

  • Kinh tế nông nghiệp phát triển rõ rệt:
    • Tổ chức khai hoang
    • Điều kiện tự nhiên thuận lợi
    • Đời sống nhân dân ổn định hơn.
  • Năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh đặt phủ Gia Định

2. Sự phát triển của nghề thủ công và buôn bán

a. Thủ công nghiệp:

  • Phát triển, xuất hiện nhiều làng nghề thủ công với những sản phẩm có giá trị.

b. Thương nghiệp:

  • Thế kỉ XVII, buôn bán phát triển, xuất hiện nhiều chợ, phố xã, các đô thị.
  • Thương nhân nước ngoài vào buôn bán tấp nập
  • Hạn chế ngoại thương -> đô thị suy tàn.

II. Văn hóa

1. Tôn giáo

  • Nho giáo vẫn được đề cao trong học tập và thi cử.
  • Phật giáo, Đạo giáo được phục hồi.
  • Năm 1533 xuất hiện đạo Thiên chúa, nhưng bị chúa Trịnh- Nguyễn ngăn cấm.
  • Nhân dân vẫn giữ văn hóa truyền thống qua các lễ hội.

2. Sự ra đời của chữ Quốc ngữ.

  • Cuối thế kỉ XVII giáo sĩ A-lếc-xăng-đơ Rốt dùng chữ cái Latinh ghi âm tiếng Việt để sử dụng cho việc truyền đạo.
  • Đây là chữ viết tiện lợi, dễ phổ biến, lúc đầu dung trong truyền đạo, sau lan rộng trong nhân dân => trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta.

3. Văn học và nghệ thuật dân gian.

a. Văn học:

  • Chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm phát triển mạnh, có truyện Nôm dài 8.000 câu (Thiên Nam lục ngữ).
  • Tiêu biểu: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ.
  • Sang thế kỉ XVIII văn học dân gian phát triển với nhiều thể loại phong phú, có truyện Nôm dài như Phan Trần, Nhị Độ Mai…truyện Trạng Quỳnh, trạng Lợn…

b. Nghệ thuật dân gian:

  • Múa trên dây, múa đèn, ảo thuật, điêu khắc.
  • Sân khấu chèo tuồng, hát ả đào….

=> Nghệ thuật dân gian được phục hồi và phát triển.