K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 6 2016

- Giải thích: Mùa đông gần biển sẽ ấm hơn, mùa hạ gần biển sẽ mát hơn trong đất liền do đặc tính hấp thu nhiệt của đất và nước khác nhau.

+ Mặt đất hấp thụ nhiệt nhanh và toả nhiệt cũng nhanh.

+ Mặt nước hấp thụ nhiệt chậm và toả nhiệt cũng chậm hơn so với mặt đất

2 tháng 6 2016

Khí hậu trong đất liền là loại khí hậu khô ráo , hè rất nóng còn đông thì rất lạnh ,chênh lệch nhiệt độ trong năm và trong ngày rất lớn .Đặc điểm khí hậu của biển là màu hè mát còn mùa đông không lạnh mà ấm ,nhiệt độ ngày đêm chênh lệch ít .

Nên mùa đông gần biển sẽ ấm hơn, mùa hạ gần biển sẽ mát hơn trong đất liền. 

23 tháng 11 2021

Tham khảo :

Do miền Tây Bắc - Bắc Trung Bộ và miền Bắc - Đông Bắc Bộ bị ngăn cách giữa dãy núi Hoàng Liên Sơn nên vào mùa đông, các đợt gió mùa đông bắc lạnh đã bị chặn lại bởi Hoàng Liên Sơn và nóng dần lên khi đi xuống phía nam.

23 tháng 11 2021

Vị trí tiếp giáp khu vực ngoại chí tuyến.

Núi thấp, hướng vòng cung mở rộng về phía Bắc và đông Bắc.

Nhiều đợt gió mùa đông bắc tran về (trên 20 đợt), ít bị biến tính.

7 tháng 10 2019

- Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền:

      + Đặc điểm tự nhiên: địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thuỷ sinh tốt.

      + Tiềm năng kinh tế: mặt bằng xây dựng tốt; các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.

- Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển, vì:

      + Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác.

      + Nguồn thuỷ sản phong phú.

      + Điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo).

Do chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén, sau chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, 

30 tháng 12 2020

1:Vì

Đây là miền có vị trí địa đầu tổ quốc, là nơi đón những đợt gió mùa Đông Bắc sơm nhất và cũng là muộn nhất cả nước. Tại Đông Bắc với các cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) mở rộng ở phía Bắc và phía Đông, chụm lại ở Tam Đảo càng thêm tăng cường sự hút gió mùa Đông Bắc khiến mùa đông ở Đông Bắc lạnh nhất, đến sớm và kết thúc muộn.

Tây Bắc có dãy Hoàng Liên Sơn cao đồ sộ, càng vào nam các dãy núi theo hướng tây bắc- đông nam (Hoành Sơn, Bạch Mã) tăng sức ngăn cản, làm suy yếu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (lạnh, khô) khiến mùa đông ở Tây Bắc và khu vực phía nam bớt lạnh hơn, đến muộn và kết thúc sớm hơn. Từ Bạch Mã trở vào không có mùa đông lạnh.

2: 

- Với điều kiện thời tiết mùa đông lạnh, hầu hết các tỉnh đồng bằng châu thổ sông Hồng đều phát triển một số cây ưa lạnh đem lại hiệu quả kinh tế lớn như: ngô đông, khoai tây, su hào, bắp cải, cà rốt….

- Do đó vụ đông đã trở thành vụ sản xuất, lương thực chính ở một số địa phương với nhiều sản phẩm đa dạng giải quyết vấn đề lương thực cho đồng bằng sông Hồng và xuất khẩu một số rau quả ôn đới.

3:

- Nói kinh tế biển là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ là do: 

+)Bắc Trung Bộ và Nam Trung Bộ có diện tích giáp biển dài với đồng bằng Sông Hồng và chịu ảnh hưởng mạnh trong quá trình phát triển.

+)Có nhiều các chuỗi đô thị và các trung tâm ven biển: Thanh Hóa, Bình Sơn, Huế..

+ Biển : khai thác khoáng sản, thủy sản phát triển .

+ giúp ngành du lịch, thăm quan, dịch vụ phát triển mạnh: bãi tắp, khách sạn cho khách đi biển...

--> vì vậy có thể nói biển là thế mạnh của vùng

4:

+ Nghề muối và làm mắm phát triển mạnh ở ven biển Nam Trung Bộ do:

- Nước biển của vùng biển Nam Trung Bộ có độ muối cao.

- Lượng mưa trung bình hàng năm ít, nắng nhiều (khu vực cực nam của vùng trong năm có khỏang 300 ngày không mưa).

- Địa hình ven biển có nhiều nơi thuận lợi cho việc sản xuất muối.

– Biển giàu hải sản, nhất là các tỉnh cực Nam Trung Bộ và có ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa; sản lượng đánh bắt lớn, nhất là cá biển.– Bờ biển có nhiều vụng, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản; việc nuôi trồng được phát triển ở nhiều tỉnh.– Hoạt động chế biến thủy sản đa dạng, phong phú là nguồn nguyên liệu dồi dào cho nghề làm mắm 

5:

* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú tạo nên cơ sở phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng

- Vị trí cầu nối có điều kiện thực hiện chiến lược mở cửa

- Địa hình có vùng núi, gò đồi, đồng bằng, biển hải đảo thuận lợi phát triển nhiều ngành

- Đất: Phần lớn dải đất cát pha ven biển giúp phát triển cây công nghiệp hàng năm, cây lương thực thực phẩm, chăn nuôi gia súc. Đất feralit ở miền núi thuận lợi phát triển nghề rừng, đồng cỏ, chăn nuôi gia súc, cây công nghiệp lâu năm.

- Rừng: giàu loài gỗ quý, lâm đặc sản

- Một số sông có giá trị về thủy điện, có thể xây dựng nhiều nhà máy thủy điện có công suất trung bình

- Khoáng sản: Một số loại có trữ lượng khá lớn như: Đá vôi, sắt, thiếc,...

- Tài nguyên du lịch khá phong phú, có nhiều địa danh nổi tiếng

* Ý nghĩa vị trí địa lí:

Bắc Trung Bộ có vị trí tiếp giáp vùng biển kéo dài, tất cả các tỉnh đều có thế mạnh về phát triển kinh tê biển => đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời cải tạo chất lượng đời sống người dân vùng biển, thúc đẩy sự phát triển dân cư - xã hội vùng ven biển.

Đặc điểm nào sau đây không đúng về khí hậu và hải văn của biển Đông?

A. Biên độ nhiệt năm ở biển nhỏ hơn trên đất liền.

B. Các vùng biển ven bờ đều có chế độ nhật triều.

C. Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền.

D. Gió hướng đông bắc chiếm ưu thế vào mùa đông.

15 tháng 12 2022

C

6 tháng 6 2017

- Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền: + Đặc điểm tự nhiên: địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thuỷ sinh tốt. + Tiềm năng kinh tế: mặt bằng xây dựng tốt; các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả. - Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển: + Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác. + Nguồn thuỷ sản phong phú. + Điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo).

6 tháng 6 2017

- Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền:

+ Đặc điểm tự nhiên: địa hình thoải, có độ cao trung bình, đất badan, đất xám; khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn thuỷ sinh tốt.

+ Tiềm năng kinh tế: mặt bằng xây dựng tốt; các cây trồng thích hợp: cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía đường, thuốc lá, hoa quả.

- Vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển, vì:

+ Thềm lục địa có nguồn dầu khí lớn đang được khai thác.

+ Nguồn thuỷ sản phong phú.

+ Điều kiện giao thông vận tải, du lịch biển (bãi biển Vũng Tàu, khu di tích lịch sử nhà tù Côn Đảo).

Câu 7:Tiềm năng du lịch biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ?Câu 8: Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ ?Câu 9: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ  ?Câu 10: Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do đâu ?Câu 12: Kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ ?Câu 13:   Vị trí của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa ...
Đọc tiếp

Câu 7:Tiềm năng du lịch biển vùng Duyên hải Nam Trung Bộ ?

Câu 8: Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ ?

Câu 9: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ  ?

Câu 10: Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do đâu ?

Câu 12: Kể tên các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung Bộ ?

Câu 13:   Vị trí của vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ có ý nghĩa  thế nào trong việc phát triển kinh tế, xã hội ?

Câu 14; Đặc điểm nổi bật của việc sản xuất nông nghiệp ở vùng ĐBSH ?

Câu 15 Kể tên Tam giác tăng trưởng kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ?

Câu 16: Kể tên các loại  tài nguyên khoáng sản có giá trị ở vùng ĐBSH?

Câu 17: Nêu Vị trí, ĐKTN vùng trung du và miền núi Bắc Bộ ?

Câu 18: Bài Thương mại và du lich ( chỉ tìm hiểu phần du lịch) , liên hệ du lịch địa phương?

2
14 tháng 1 2022

7 ; Du lịch biển, đảo là một trong những thế mạnh lớn nhất của vùng duyên hải Nam Trung Bộ.  

8: Khó khăn đáng kể về đất để phát triển nông nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ là quỹ đất nông nghiệp hạn chế do vùng hẹp ngang, nhiều đồi núi ăn sát ra biển.

9: Các trung tâm kinh tế quan trọng ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là Thái Nguyên, Việt Trì, Hạ Long  Lạng Sơn.

10: Vào mùa hạ có hiện tượng gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do sự  mặt của: Hệ thống đang tự động kết nối lại.

12:

1Thanh Hóa11.120,60
2Nghệ An16.493,70
3Hà Tĩnh5.990,70
4Quảng Bìn

 

13:Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tiếp giáp Đông Nam Bộ ở phía nam, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đông Nam Bộ trong quá trình phát triển; giáp với Tây Nguyên và là cửa ngõ ra biển của Tây Nguyên, Campuchia, Thái Lan, thuận lợi giao lưu phát triển kinh tế và hình thành nền kinh tế ...

15 tháng 1 2022

câu 14:

 

Những đặc điểm nổi bật của ngành công nghiệp ở ĐBSCL là:

Công nghiệp của vùng mới phát triển, chiếm tỉ trọng thấp trong cơ cấu GDP (27,3%) năm 2014.
Các ngành công nghiệp chính của vùng là: chế biến lương thực thực phẩm, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí nông nghiệp và một số ngành khác.
Sản xuất điện và sản xuất hoá chất phát triển nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của vùng.

câu 15: Tam giác tăng trưởng kinh tế cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ là Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long (Quảng Ninh).

câu 16: Đồng bằng sông Hồng ít tài nguyên khoáng sảncó giá trị nhất đáng kể là đá vôi, sét cao lanh, than nâu và khí tự nhiên

câu 17:

 Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

 

- Là vùng lãnh thổ phía bắc đất nước, nằm sát chí tuyến bắc. Phía Bắc giáp Trung Quốc , Tây giáp Lào, Đông giáp Đồng bằng sông Hồng và biển, Nam giáp Bắc Trung Bộ.

- Chiếm 30,7% diện tích cả nước và gồm 15 tỉnh.

- Trung du và miền núi Bắc bộ nằm liền kề với đồng bằng sồng Hồng là cái nôi của nền văn hoá Việt Nam, giáp một vùng biển giàu tiềm năng .

- Vị trí vùng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc giao lưu kinh tế trao đổi hàng hoá với các vùng trong nước, với nước bạn Trung Quốc, Lào (qua các cửa khẩu …) và các nước trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương và thế giới (qua các cảng …)