K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2023

 Không khí đầy sự yên bình, tĩnh mịch cùng với tiếng dẻ lao xao, rì rào tạo nên khung cảnh thiên nhiên đẹp và đầy thú vị. Qua đoạn văn em có thể hình dung được, cảnh được tả ở đây chính là nói về sự trù phú của hạt dẻ Trùng Khánh.

11 tháng 3 2023

Em hình dung về hình ảnh cô gái làng Vòng gánh Cốm đi bán là những cô gái trẻ trung, mộc mạo, ưa nhìn và tràn đầy sức sống. Những cô gái quẩy hai bên gánh bước đi nhẹ nhàng dưới ánh ban mai, phảng phất theo sau hương cốm nồng nàn.

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạa) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào...
Đọc tiếp

Làm ơn giúp em với, em đang cần gấp ạ

a) Bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh được viết theo thể thơ nào? Các câu thơ có đặc điểm gì về vần, nhịp? Cảm xúc bao trùm của bài thơ là gì?

b) Đọc hai câu thơ mở đầu và cho biết:

-Cảnh đêm được gợi tả bằng hình ảnh nào?

-Hình ảnh đó đã được cảm nhận như thế nào?

c) Đọc hai câu thơ cuối, dựa vào phần Chú thích giới thiệu về Lí Bạch và cho biết:

- vì sao nhìn trăng nhà thơ lại nhớ tới quê hương?

-so sánh về các từ loại của các chữ tương ướng ở hai câu cuối để bước đầu hiểu được thế nào là phép đối. nêu tác dụng của phép đối đó trong việc biểu hiện tình cảm quê hương của tác giả?

d) có người nói rằng trong bài tĩnh dạ tứ, hai câu đầu thuần tuý tả cảnh, hai câu sau thuần tuý tả tình? em có tán thành với ý kiến đó ko? vì sao? từ đó rút ra kết luận về mối quan hệ giứa cảnh và tình trong bài thơ này.

em xin cảm ơn ạ

2
27 tháng 10 2016

d,Ý kiến cho hai câu đầu của bài thơ thuần tuý tả cảnh, hai câu sau của bài thơ thuần tuý tả tình là chưa chính xác, bởi:
Ta hãy chú ý đến chữ “sàng” trong câu thơ thứ nhất (sàng ở đây có nghĩa là giường). Như thế chữ sàng gợi cho ta nghĩ rằng nhà thơ đang nằm mà không ngủ được. Và cũng vì nằm trên giường không ngủ thì mới thấy ánh trăng xuyên qua cửa. Hơn thế nữa chắc chắn phải có một chủ thể trữ tình ở đây thì mới có cái sự “nghi” (Ngỡ mặt đất phủ sương) được. Nhân vật trữ tình rất có thể là chưa ngủ, hoặc ngủ rồi nhưng tỉnh dậy và không ngủ được nữa. Trong trạng thái mơ màng ấy mới có cái sự nghi ngờ rất đẹp (trăng sáng mà ngỡ là sương). Như thế dù không trực tiếp tả người, câu thơ vẫn gợi lên được trạng thái và tình cảm của con người.

- Hai câu thơ sau cũng vậy. Thực ra chỉ có đúng ba chữ trực tiếp tả tình, đó là: tư cố hương (nhớ về quê cũ), còn lại đều tả cảnh, tả người. Hay nói chính xác hơn cảnh được tả để chuyển tải cái tình quê hương da diết.

Như thế, từ đây có thể rút ra kết luận: trong bài thơ này (và cả một số bài thơ Đường khác nữa), hai câu đầu (hoặc nửa trên) thường thiên về tả cảnh (trong cảnh có tình), ngược lại hai câu sau thiên về tả tình (trong tình có cảnh).

27 tháng 10 2016

/hoi-dap/question/108228.html

ấn theo link này là có câu trả lời
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

Qua cuộc trò chuyện giữa các bạn nhỏ và thầy Đuy-sen ở phần (2), An-tư-nai là trẻ mồ côi, ở với chú thím, cuộc sống thiếu thốn cả về vật chất và tình cảm, không được chăm sóc, yêu thương.

25 tháng 9 2016

- Cảnh tượng Qua Đèo Ngang được tác giả miêu tả vào lúc trời đã về chiều “bóng xế tà”, đây là thời điểm cuối của một ngày.

- Thời điểm này, thường gợi lên trong lòng người một nỗi buồn man mác. Đặc biệt, với tác giả vừa là một thi sĩ vừa là người lữ khách đang trên đường đi qua đèo Ngang - một địa điểm khá hoang sơ.

=> Cách miêu tả đó dễ gợi buồn, gợi nhớ qua đó giúp cho tác giả dễ dàng bộc bạch những tâm sự sâu kín của người khách tha hương.

25 tháng 9 2016

c​ảnh tượng đèo ngang được miêu tả vò buổi xế tà (buổi chiều)

Giúp tác giả dễ bộc lộ cảm xúc : buồn ,cô đơn

11 tháng 3 2023

* Cảm nhận của em về những âm thanh, màu sắc được miêu tả trong bài thơ

Bức tranh thu sang có sự kết hợp hài hòa giữa màu sắc và âm thanh của bức tranh thiên nhiên. Ta có thể thấy âm thanh ở đây vô cùng rộn rã, náo nhiệt  kết hợp cùng những gam màu tươi sáng, rực rỡ. Qua đó thể hiện được rõ nét vẻ đẹp của mùa thu với sự sinh động, có hồn và tràn ngập sức sống.

* Những từ ngữ, hình ảnh nào đã mang lại cho em cảm nhận đó là:

– Từ ngữ: “tràn ngập nỗi mong manh”, “kiệt sức hè”, “nắng nồng”, “rộn”, “ngậm”, “rong chơi”, “khoảng ngày xanh”…

– Hình ảnh: “tiếng chim đẩy khoảng ngày xanh sang mùa”; hình ảnh về “nắng”, hình ảnh “vườn chiều”, “mảnh trăng vàng”,…

10 tháng 10 2018

Quê em là một làng nhỏ nằm bên bờ sông Đáy hiền hòa, mềm mại uốn lượn giữa bạt ngàn ruộng mía, bờ dâu tươi tốt. Đám trẻ xóm Thượng chúng em thường hẹn nhau dắt trâu ra bãi cỏ xanh mượt cuối làng để chăn. Đây là thế giới kì thú của tuổi thơ với bao trò chơi hấp dẫn như đánh đáo, đánh khăng, đúc dế, đánh trận giả, thả diều… Nhưng dù chơi vui tới đâu thì đến lúc mặt trời lặn sau dãy núi Ba Vì tím biếc phía Tây, chúng em cũng bảo nhau dong trâu về nhà. Dẫn đầu là con trâu đực của Thắng. Nhìn nó ai cũng thích. Cặp sừng to và cong vút nghênh nghênh kiêu hãnh. Đôi mắt ốc nhồi đen ướt, hai cái tai lá mít ve vẩy, bốn chân vững chãi đỡ tấm thân đồ sộ với nước da đen bóng. Trên tấm lưng rộng của nó, Thắng ngồi vắt vẻo, tay nhịp chiếc roi tre, thỉnh thoảng lại phất nhẹ vào mông thúc trâu rảo bước.

Nối theo sau là chú trâu tơ của Đức, vóc dáng mập mạp, cái bụng no cỏ tròn căng. Vừa đi nó vừa ve vẩy đuôi, đôi mắt lim dim ra chiều thích thú. Đức ngồi vắt chân qua một bên, mải mê thổi sáo. Đức được bố dạy cho từ bé nên cậu ta thuộc nhiều bài và thổi khá hay. Tiếng sáo réo rắt, du dương ngân lên trong không gian êm đềm, tĩnh lặng. Hai bên đường, đồng lúa dập dờn như sóng biển trước cơn gió nồm nam mát rượi.

Đàn trâu vẫn thong thả bước. Tiếng móng trâu gõ lộp cộp đều đều như những nốt nhạc trầm làm nền cho tiếng sáo vút cao; Xa xa, chân trời mênh mông tím sẫm, điểm những cánh cò trắng đang vội vã bay vệ tổ sau một ngày lặn lội kiếm ăn.

Em thả hồn theo tiếng sáo véo von của Đức. Tiếng sáo như lời tâm tình thủ thỉ của người dân quê em. Em lẩm nhẩm hát theo: Có ai hỏi vì sao, quê hương chúng ta nhiều ngói mới. Rằng có đắng cay nên chừ mới có ngọt bùi… Hết bài này, Đức thổi sang bài khác. Nào là Việt Nam quê hương tôi, rồi lại Trường em, Em là búp măng non… Mấy bạn dong trâu sau lưng em cũng vui vẻ hát lên theo điệu sáo.

Trong bóng chiều nhập nhoạng, chiếc cổng làng bằng gạch cũ kĩ rêu phong đã hiện ra sau làn sương mỏng. Hai bên cổng, lũy tre ken dày kéo dài thành bức tường tự nhiên che chở xóm thôn. Ngọn tre uốn cong, đung đưa theo gió, thân tre cọ vào nhau phát ra âm thanh kẽo kẹt tựa tiếng võng trưa hè.

Đàn trâu vẫn đủng đỉnh bước trên con đường làng lát gạch vương vãi rơm rạ. Mùi béo dưới ao bốc lên ngai ngái hòa lẫn mùi khói bếp ấm nồng. Mùi lá cây tươi quyện lẫn mùi hoa cau, hoa bưởi thơm ngát… Tất cả tạo thành mùi vị quen thuộc của mảnh đất này.

Chúng em chia tay nhau dưới gốc đa trước sân đình rồi tản về các ngả, không quên hẹn gặp nhau vào chiều mai. Đức dắt chiếc sáo vào thắt lưng rồi nhảy xuống đất, ngoái lại bảo em: – Ăn cơm xong, cậu sang nhà tớ nhé ! Chúng mình sẽ giải nốt mấy bài toán thầy cho buổi sáng. À, mai đi chăn trâu, nhớ mang theo sáo. Tớ sẽ dạy cậu thổi, chẳng khó lắm đâu ! Nghĩ đến lúc mình cũng thổi sáo hay như Đức, lòng em rộn lên một niềm vui khó tả. Phải! Em sẽ mượn tiếng sáo để bày tỏ tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương yêu dấu!

10 tháng 10 2018

Ông mặt trời đã lặng lẽ lùi vào sau dãy núi. Những cánh cò trắng ngần chao nghiêng trên bầu trời, rồi từng đôi một đáp xuống cánh đồng. Bức tranh quê man mác, huyền ảo trong làn sương mỏng nhẹ nhàng giăng mắc. Xa xa, tiếng sáo vi vu, ngân nga của những mục đồng ngồi trên lưng trâu. Tiếng sáo ấy như khúc nhạc êm ả của đồng quê thôn dã dần nhừng chú trâu no kềnh về nhà nghỉ ngơi sau một ngày ăn cỏ thoả thích trên cánh đồng.

Cho đoạn văn sau: “ Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường. Thói quen này thành tệ nạn…Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác…Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau: “ Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường. Thói quen này thành tệ nạn…Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác…Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề. Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế cụ già, trẻ nhỏ giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm..”

1. Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt gì?

2. Nội dung của đoạn viết về điều gì?

3. Những thói quen nào đã được người viết nói đến trong đoạn văn?

4. Từ những biểu hiện cụ thể trong đoạn văn em co suy nghĩ gì về tệ nạn vứt rác bừa bãi ở địa phương em?

giúp mình trong hôm nay nha mn

1

Cho đoạn văn sau: “ Một thói quen xấu ta thường gặp hàng ngày, ở bất cứ đâu là thói quen vứt rác bừa bãi. Ăn chuối xong cứ tiện tay là vứt toẹt ngay cái vỏ ra cửa, ra đường. Thói quen này thành tệ nạn…Một xóm nhỏ, con mương sau nhà thành con sông rác…Những nơi khuất, nơi công cộng, lâu ngày rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề. Tệ hại hơn có người có cái cốc vỡ, cái chai vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế cụ già, trẻ nhỏ giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm..”

1. Đoạn văn trên viết theo phương thức biểu đạt gì? 

- Nghị luận

2. Nội dung của đoạn viết về điều gì?

- Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (đầu đề)

3. Những thói quen nào đã được người viết nói đến trong đoạn văn?

+ Vứt rác bừa bãi

+ Vứt vỏ chuối ra cửa, ra đường

+ Vứt rác ra kênh mương

+ Cốc vỡ, chai vỡ cũng ném ra đường...

4. Từ những biểu hiện cụ thể trong đoạn văn em co suy nghĩ gì về tệ nạn vứt rác bừa bãi ở địa phương em?

   Vứt rác bừa bãi là vứt rác không đúng nơi quy định, không đúng chỗ, gây nên ô nhiễm môi trường. Bất cứ lúc nào có rác là vứt, mọi nơi mọi lúc. Vứt theo thói quen, tiện đâu vứt đó, không cần biết chỗ mình là ở đâu, thùng rác nằm ở chỗ nào. Những  hành động vứt rác bừa bãi và cầu, cống, đường xá bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chủ yếu do sự thiếu ý thức của mỗi người trong cuộc sống, thùng đựng rác nơi công cộng còn thiếu hoặc đặt ở vị trí không thuận tiện cho việc vứt rác và một phần cũng do cán bộ địa phương xử lí vi phạm còn nhẹ, chưa thường xuyên. Hành động này sẽ gây ô nhiễm môi trường, bên cạnh đó còn có thể phát sinh hàng loạt các dịch bệnh nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống con người, gây tổn hại tiền của cho nhà nước. Tạo ra một thói quen xấu trong đời sống văn minh hiện đại. Để giữ gìn cho địa phương chúng ta xanh-sạch-đẹp cần :  Tuyên truyền giáo dục và nâng cao ý thức người dân trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng. Tổ chức các hoạt động thu gom rác thải, bảo vệ môi trường như: Ngày thứ bảy tình nguyện, ngày chủ nhật xanh,... Có biện pháp xử lí nghiêm khắc đối với những trường hợp xả rác bừa bãi......