K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2018

Câu ca dao trên có ý chỉ con cái khi bố mẹ về già đã không phụng dưỡng chu đáo,khi bố mẹ mất ,làm đám tang thật to để khoe khoang sự giàu có và hiếu thảo của mình.

13 tháng 3 2018

Phải có hiếu vs cha mẹ

Có nhiều cách hiểu khác nhau về câu ca dao này, lâu nay, cách hiểu thông thường nhất là: Muốn (đi) sang thì bắc cầu kiều/ Muốn con hay chữ (giỏi) thì yêu (quý trọng) lấy thầy. Nếu như ở câu thứ hai ý được thể hiện tương đối rõ ràng và hầu như chỉ có một cách hiểu thì ở câu thứ nhất, mọi chuyện có vẻ rắc rối hơn. Muốn đi sang (sông) thì phải bắc cầu, điều đó có lí, nhưng tại sao lại là cầu kiều? Có người giải thích đây là từ ghép của một yếu tố thuần Việt (cầu) với một yếu tố Hán (kiều). Đúng là trong tiếng Hán có một chữ kiều với nghĩa là cái cầu thật, nhưng giải thích như thế xem ra vẫn chưa thật ổn bởi trong tiếng Việt, cách ghép từ kiểu này không phải là hiện tượng phổ biến. Chúng tôi xin nêu một cách hiểu khác để các bạn tham khảo.
Trước hết về chữ kiều, trong tiếng Việt cổ có một từ kiều dùng để chỉ cái yên ngựa. Ca dao còn nhiều câu ghi lại từ kiều với nghĩa là cái yên ngựa: Sông sâu ngựa lội ngập kiều/ Dẫu anh có phụ còn nhiều nơi thương hay: Ngựa ô anh thắng kiều vàng/ Anh tra khớp bạc đón nàng về dinh
Còn trong tiếng Hán, cành cây cao và cong cũng được gọi là kiều.
Như vậy, cầu kiều là loại cầu hình cong như cái yên ngựa. Người ta coi đây là một loại cầu đẹp và sang trọng bởi trước đây chỉ có các nhà quyền quý, giàu sang mới có hồ sen trong vườn, giữa hồ có lầu ngồi hóng mát, ngâm thơ. Để đi ra lầu, họ thường xây một chiếc cầu cong như hình cái yên ngựa. Cây cầu ấy gọi là cầu kiều, việc tồn tại của cầu kiều trong vườn nhà như là một biểu tượng, một minh chứng về sự giàu sang, quyền quý với những thú vui tao nhã. Và như thế, câu này phải được hiểu theo nghĩa: Muốn được coi là sang (trọng) thì hãy bắc cầu kiều, còn muốn con giỏi giang, tiến tới thì phải biết quý trọng người thầy. Cũng cần phải nói thêm là ở câu ca dao này, lượng thông tin chủ yếu tập trung ở câu thứ hai, vì thế nên nếu câu thứ nhất có được hiểu chưa chính xác thì cũng không làm sai lệch nội dung của toàn bài.
Trên thực tế, câu ca như một minh chứng về truyền thống tôn sư trọng đạo, một truyền thống đẹp, đã có từ rất lâu đời của dân tộc ta.
Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), xin gửi các bạn một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về người thầy và đạo học:
Tiên học lễ, hậu học văn/ Không thầy đố mày làm nên/ Học thầy chẳng tầy học bạn/ Thuộc sách văn hay, mau tay tốt chữ/ Một kho vàng không bằng một nang chữ/ Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học/ Ăn vóc, học hay/ Ông bảy mươi học ông bảy mốt/ Dốt đến đâu, học lâu cũng biết/ Người không học như ngọc không mài/ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi

Bạn tham khảo nhé!

Việt Nam chúng ta được biết đến với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về những truyền thống đó như : "Bán tự vi sư, nhất tự vi sư", "Không thầy đố mày làm nên"… Nhưng câu ca dao mà đa số mọi người dân đều biết là
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ấy vậy mà giá trị của câu ca dao đã bị mai một dần trong quá trình phát triển của con người, tại sao vậy?
Câu ca dao trên rất phổ biến trong cộng đồng những người làm công tác giáo dục. Nó mang ý nghĩa động viên to lớn cho họ rằng họ-những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước. Bản đầy đủ hơn của câu ca dao này là :
"Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo" thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được "biện pháp" của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu.
Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng.
Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo luôn được xem trọng và được hưởng mức lương hằng tháng từ 50.000 USD đến 70.000USD.
Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy 18+… Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô.
Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc " Yêu lấy thầy". Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta.

Em hiểu thế nào về câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.  ...... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ..........
Đọc tiếp

Em hiểu thế nào về câu ca dao Muốn sang thì bắc cầu kiều / Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy.  ...... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... .......... ....... ....... ...... .... ....

1
2 tháng 4 2020

Việt Nam chúng ta được biết đến với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo. Có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về những truyền thống đó như : "Bán tự vi sư, nhất tự vi sư", "Không thầy đố mày làm nên"… Nhưng câu ca dao mà đa số mọi người dân đều biết là
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ấy vậy mà giá trị của câu ca dao đã bị mai một dần trong quá trình phát triển của con người, tại sao vậy?
Câu ca dao trên rất phổ biến trong cộng đồng những người làm công tác giáo dục. Nó mang ý nghĩa động viên to lớn cho họ rằng họ-những con người đào tạo ra lớp trẻ tài năng cho đất nước. Bản đầy đủ hơn của câu ca dao này là :
"Bồng bồng mẹ bế con sang
Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.
Muốn sang thì bắc Cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
Ở câu trên, câu ca dao là một lời ru nói lên những ngậm ngùi của người mẹ đối với đứa con. Mẹ bồng con đi dọc trên bờ sông vắng để tìm một chuyến đò qua sông, thế nhưng lại không có. "Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo" thì làm sao qua được. Qua câu sau, ta thấy rõ được "biện pháp" của người mẹ, tức là phải xây cầu để qua. Và khi đó, trong lời ru của người mẹ đã thấy được hình ảnh người thầy : "Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy". Từ xưa, quan niệm học tốt gắng liền với hình ảnh ông giáo-tiền thân của giáo viên sau này. Cha mẹ ai muốn con mình học giỏi đều mang biếu ông giáo gói xôi, con gà chỉ mong ông dạy con mình cái chữ cái câu.
Bây giờ xã hội đang ngày càng phát triển, sự tiên tiến của công nghệ thông tin khiến cho học sinh, sinh viên và cả phụ huynh tiếp xúc nhiều với nền văn hóa của các nước khác. Vì thế nên họ đã dần lãng quên hình ảnh người thầy luôn tận tụy giúp đem con chữ đến cho những đứa học trò của mình. Họ mải mê chạy theo những xu hướng hiện nay như tư tưởng tự học ở nhà, tự học bằng internet nhưng họ nào biết muốn giỏi thì cần phải có người chỉ dẫn, hướng cách học theo một con đường đúng.
Và điều điển hình trong việc xem nhẹ nghề giáo của nước ta đó là lương. Nghề giáo là một nghề đào tạo nhân tài cho đất nước trong tương lai nhưng lại với mức lương ít ỏi dưới ba triệu. Còn đối với những nước phát triển, nghề nhà giáo luôn được xem trọng và được hưởng mức lương hằng tháng từ 50.000 USD đến 70.000USD.
Vấn đề là tầng lớp học sinh hiện nay đang dần bị cuốn theo những trào lưu của nước ngoài như chơi game, xem phim bạo lực , văn hóa phẩm đồi trụy 18+… Nhưng thường những thói quen đó sẽ dẫn đến hậu quả xấu như bỏ học chơi game, đánh giáo viên, xem nhẹ việc học…Tuy nhiên phần lỗi không hoàn toàn thuộc về học sinh mà phụ huynh cũng cần có trách nhiệm trong việc quản lí việc học và việc chơi của con em mình, cần hướng chúng theo một con đường đúng đắn, và việc đầu tiên phải làm là dạy cho chúng biết tôn trọng và yêu thương thầy cô.
Tóm lại, nghề nhà giáo cần được giữ vững và phát huy hơn nữa. Học sinh và phụ huynh cũng cần có ý thức trong việc " Yêu lấy thầy". Hơn thế nữa, bản thân những người giáo viên cần phải khắc phục những khuyết điểm của mình, nâng cao chất lượng dạy học để học sinh có hứng thú trong việc học tập hơn. Có thế thì câu ca dao
"Muốn sang thì bắt cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy"
mới còn nguyên bản chất thật của nó là truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của người Việt ta.

8 tháng 7 2020

GIÚP MÌNH VỚI.

8 tháng 7 2020

 "Nhiễu điều" là một thứ hàng dệt cao cấp (vóc, nhiều, the, lụa...) màu đỏ thắm (điều)."Giá gương" là một vật dụng đặt trên bàn thờ gia tiên, một biểu tượng thiêng liêng của người đã khuất.Nhiễu điều và giá gương nếu để riêng lẻ từng thứ một thì chỉ là những vật bình thường không liên quan đến nhau, nhưng khi đặt tấm nhiễu điều vào giá gương thì cả 2 đều nâng nhau lên, trở thành vật đẹp đẽ và sang trọng.“Người trong một nước phải thương nhau cùng”: Đây là lời răn dạy trực tiếp của ông cha ta: phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.Tất cả người dân Việt Nam dù khác họ khác tên, dù ở miền Bắc hay miền Nam, dân tộc Kinh hay Mường,… thì đều là con cháu Rồng Tiên, mang trong mình dòng máu Lạc Việt, phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau xây dựng đất nước.Câu ca dao khuyên dạy chúng ta: Con người dù không chung huyết thống, máu mủ nhưng khi đã ở cùng trên một đất nước thì đều phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trên chặng đường mấy nghìn năm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

15 tháng 6 2019

Câu ca dao trên nói đến một tục truyền tốt đạp của dân tộc ta : Ngày 10 tháng 3 (âm lịch) hàng năm là ngày giôc Tổ Hùng Vương để tưởng nhớ các vua Hùng đã có công dựng nước. Và ngày trẩy hội đền Hùng cũng trở thành ngày hội chung đông vui của cả nước. Từ đó, câu ca dao còn nhắc mọi người hãy nhớ tổ tiên, nguồn cội của mình, biết ơn người dựng nước.

Cùng mang ý nghĩa đó, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm nhắn nhủ đồng bào nhớ :

   Dặn dò con cháu chuyện mai sau

   Hằng năm ăn đâu nằm đâu

   Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ.

27 tháng 11 2017

Những từ đồng âm được dùng để chơi chữ là:

a. đậu: bu, bay từ chỗ khác đến;

đậu: một loại ngũ cốc như đậu xanh, đậu đen.

bò: di chuyển bằng các chân ;

bò: động vật có sừng thuộc bộ guốc.

b. chín: chín chắn, giỏi, thành thạo;

chín: số chín.

c. bác: anh chị của ba mẹ.

bác: đánh nhuyễn ra sền sệt.

tôi: đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất.

tôi (vôi): cho vôi sống vào nước.

d. đá: vật chất cấu tạo nên vỏ trái đất, có cấu tạo từng mảng, từng hòn.

đá: dùng chân tạo ra một lực tác động lê vật gì đó.

5 tháng 2 2018

Con người ai sinh ra cũng có tổ tiên ông bà, nhân dân Việt Nam vẫn luôn tự hào khi Tổ Hùng Vương là những người tổ tiên cao cả.Chính vì thế mà bất kì một ai dù ở phương trời nào, hay dang cùng chung sống trên mảnh đất hình chữ S này đều cần phải biết ơn, ghi nhớ đến công lao của những vị anh hùng tổ tiên.

5 tháng 2 2018

có nghĩa là:

con người ai sinh ra cũng có tổ tiên ông bà, nhân dân Việt Nam vẫn luôn tự hào khi Tổ Hùng Vương là những người tổ tiên cao cả.Chính vì thế mà bất kì một ai dù ở phương trời nào, hay dang cùng chung sống trên mảnh đất hình chữ S này đều cần phải biết ơn, ghi nhớ đến công lao của những vị anh hùng tổ tiên.

bn nhớ k cho mk nhé!!!!

29 tháng 4 2020

a ) đậu

b ) bò

c ) đá

29 tháng 4 2020

Hãy tìm từ đồng âm trong những câu sau:

a) Ruồi "đậu" mâm xôi "đậu"

b) Kiến "bò" đĩa thịt "bò"

c) Con ngựa "đá" con ngựa "đá", con ngựa "đá" không đá con ngựa

29 tháng 4 2020

Các từ đồng âm là:

a, Ruồi đậu mâm xôi đậu.

b, Kiến đĩa thịt .

c, Con ngựa đá con ngựa đá, con ngựa đá không đá con ngựa đá.

29 tháng 4 2020

Những từ đồng âm trong các câu sau là :

a) Ruồi "đậu" mâm xôi "đậu"

b) Kiến "bò" đĩa thịt "bò"

c) Con ngựa "đá" con ngựa "đá", con ngựa "đá" không đá con ngựa

11 tháng 9 2018

Câu trả lời là đùng tưởng tượng nữa

k mk k lại

cảm ơn

11 tháng 9 2018

Bạn hãy ngừng tưởng tượng