K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 3 2023

Bốn câu thơ cuối bài “Khi con tu hú” của Tố Hữu đã khắc họa rõ nét tâm trạng của người tù cách mạng. Bằng việc sử dụng các biểu cảm trực tiếp với rất nhiều từ ngữ giàu sức gợi cảm,những câu cảm thán, tác giả đã thể hiện nổi bật tâm trạng ngột ngạt uất ức cùng niềm khao khát tự do cháy bỏng của người tù. Mùa hè tươi đẹp đầy sức sống tràn ngập ánh sáng, rực rỡ sắc màu, rộn rã âm thanh hiện ra trong tâm tưởng như lời mời gọi tha thiết với thế giới tự do khoáng đạt làm cho người tù càng cảm nhận rõ sự tù túng, ngột ngạt của bốn bức tường giam và càng khao khát tự do mạnh mẽ: “Ta nghe hè dậy bên lòng Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!”. Ôi, niềm khao khát tự do của người tù thật mãnh liệt! Niềm khao khát ấy thể hiện qua ý nghĩ táo bạo, ước muốn hành động mạnh mẽ: muốn đạp tan phòng, phá tan tù ngục để thoát ra ngoài cuộc sống tự do. Nhưng làm sao anh có thể thoát khỏi bốn bức tường khắc nghiệt chỉ với thân tù gầy yếu lại không một tấc sắt trong tay? Vì thế anh càng cảm thấy ngột ngạt uất ức: “Ngột làm sao chết uất thôi Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu”. Với cách sử dụng câu thơ với nhịp ngắt bất thường cùng những động từ mạnh, tính từ miêu tả trạng thái và các từ ngữ cảm thán có sức gợi tả lớn, tâm trạng người tù đã được khắc họa rõ nét. Người tù khao khát ước muốn thoát ra thế giới bên ngoài một cách mãnh liệt. Nhất là khi tiếng tu hú ngoài kia vẫn cứ thôi thúc, giục giã: “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu” Nếu như tiếng chim tu hú ở khổ đầu bài thơ là tiếng gọi thiết tha của thế giới thiên nhiên mùa hè đầy sức sống, khơi dậy trong lòng nhà thơ niềm yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết thì tiếng tu hú ở khổ cuối bài thơ lại gợi niềm chua xót đau khổ, thôi thúc hành động mạnh mẽ. *Câu nghi vấn: Ôi! niềm khao khát tự do của người tù thật mãnh liệt! *Câu cảm thán: Nhưng làm sao anh có thể thoát khỏi bốn bức tường khắc nghiệt chỉ với thân tù gầy yếu lại không một tấc sắt trong tay?

Bạn tham khảo nhé

9 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Giới thiệu về tác giả Tế Hanh 

Nêu lên vấn đề cần bàn luận 

TB: 

''Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã'' 

+ Nhà thơ đã sử dụng bptt so sánh để làm nổi bật hình ảnh con thuyền. Con thuyền lướt nhanh và mạnh mẽ trên mặt biển giống như đàn ngựa phi trên mặt đất khiến. Ôi! Chiếc thuyền gợi ra một khung cảnh đẹp biết bao (Câu cảm thán). Tác giả đã có một so sánh rất thú vị để làm rõ hình ảnh con thuyền lướt sóng.  

''Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang'' 

+ Con thuyền với đầy khí thế sẵn sàng cho một chuyến đi dài. ''Vượt trường giang'' là vượt qua sông dài, đi đến những vùng miền mới. Câu thơ thể hiện vẻ dũng mãnh của con thuyền trước sóng gió biển khơi, tinh thần hăng hái cùng ngư dân ra biển. 

''Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng'' 

+ Tác giả tiếp tục sử dụng phép so sánh cho thấy sự lớn lao của cánh buồm. Cánh buồm mang theo cả ''hồn làng'' ra khơi, cho thấy ước mơ vươn ra biển lớn của người dân làng chài.  

''Rướn thân trắng bao la thâu góp gió'' 

+ Câu thơ thể hiện sự hăng say của cánh buồm, ý chí vươn lên của cả ngôi làng. 

Đánh giá của em về khổ thơ? 

KB: Cảm nhận của em về khổ thơ 

_mingnguyet.hoc24_ 

19 tháng 5 2021

Tham khảo

Trong khung cảnh bình dị, no ấm của người dân, hình ảnh những người dân chài bình dị hiện lên. Hình ảnh gợi tả giàu sức biểu cảm "làn da ngăm rám nắng", "thân hình nồng thở vị xa xăm". Người đọc dường như thấy được sự chăm chỉ làm lụng cũng như tình yêu biển, tình yêu lao động của những người dân bám biển siêng năng. Xen lẫn những sự vất vả, họ hàng ngày vẫn bám biển vì miếng cơm manh áo và vì những thứ "xa xăm" trong đời sống tinh thần của họ. Chao ôi, những thứ xa xăm đó chính là tình yêu của họ dành cho biển cả, gia đình và quê hương! câu này chị tự thêm:v Tóm lại, qua bài thơ Quê hương, tác giả Tế Hanh đã miêu tả rất thành công hình ảnh của những người dân làng chài chăm chỉ làm lụng và có tình yêu lao động đáng khâm phục.

20 tháng 5 2021

ok ạ

 

 

22 tháng 3 2022

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

Nếu cảnh ra đi đã mang một khí thế, một vẻ đẹp đặc biệt thì khi trở về trong “ngày hôm sau”, đoàn thuyền mang đến một niềm náo nức qua khung cảnh “ồn ào trên bến đỗ”, được dân làng “tấp nập” đón tiếp. Ôi! (Câu cảm thán) Niềm vui như được nhân lên gấp bội khi những người đi biển đã trở về bình an và mang về những chiếc ghe đầy ắp cá mà ai cũng tâm niệm rõ ràng theo cách của dân gian: “Nhớ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”. Những chiếc thuyền đầy ắp “Những con cá tươi ngon thân bạc trắng” thể hiện cách đánh giá bằng cảm giác, bằng sự ngon miệng, rất thực nhưng cũng rất dân dã. Màu trắng của những con cá tương phản với màu “da ngăm rám nắng” của những người dân chài cho thấy nỗi cực nhọc hòa trộn cùng niềm vui lao động. Câu thơ “Cả thân hình nồng thở vị xa xăm” miêu tả chân thực hình ảnh của những người dân chài không những luôn phải phơi mình dưới nắng,luôn phải ngâm mình trong nước biển mà cònluôn phải đương đầu với mọi gian nan để mang về “những con cá tươi ngon”. Con thuyền gắn bó chặt chẽ với người đi biển. Nó cũng được nhân hóa bằng các cảm xúc như con người khi “nằm”, “im”, “nghe”: “Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm - Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ”. Cách miêu tả bằng sự cảm nhận các sự vật một cách sống động cho thấy tấm lòng gắn bó và tình yêu sâu nặng với quê hương của tác giả. Nhà thơ như muốn thốt lên : " Ôi ! Cảnh quê mình đẹp quá!" Cảm xúc trữ tình đó được bộc lộ qua những vần thơ với những cảm xúc chân thành. Cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về đúng là 1 đoạn thơ tuyệt hảo mang đầy những hình ảnh tươi đẹp và xúc cảm mãnh liệt in mãi trong tâm trí nhà thơ Tế Hanh.