K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 10 2017

Du khách đến Biên Hòa không thể không ghé thăm công viên thành phố quê em. Công viên nằm cạnh dòng sông Đồng Nai nước trong xanh, êm ả chảy bốn mùa.

Từ xa nhìn lại, công viên thành phố em giống như một tấm thảm nhiều màu. Nổi bật trên đó là hàng dừa cao vút, đong đưa tàu lá trong gió, soi mình xuống dòng nước lững lờ. Bước chân vào vườn hoa, ta thấy những lối đi viền gạch đỏ được trải đá bột, tỏa ra khắp công viên như một búi rễ khống lồ. Dọc theo lối đi, những bồn hoa lớn được trồng đủ các loại hoa: hoa cúc vàng tươi, hoa hồng đỏ thắm, hoa hướng dương vàng rực… nổi bật dưới ánh nắng chói chang. Xen kẽ trong những bồn hoa là những cụm dền xanh đỏ được sắp thành hàng chữ “Công viên Đồng Nai”. Đứng cạnh muôn hoa là những cây kiểng được cắt xén thành hình muông thú, trông thật đẹp mắt. Đây là chú nai tơ đang tròn mắt ngơ ngác nhìn du khách. Kia là chú chim sâu đang chúi mỏ xuống đám cỏ non như tìm mồi. Kia là những cô công, chàng công xòe cái đuôi như chào khán giả trước lúc biểu diễn. Chính giữa công viên là một hòn non bộ đứng sừng sững như thách thức với gió mưa. Phía dưới, đàn cá hồng lượn lờ quanh những bông súng tím hồng. Rải rác khắp công viên là những băng ghế đá nhiều màu, nằm dưới tán cây mát rượi làm chỗ nghỉ chân cho mọi người. Nhô ra ngoài bờ sông là nhà thủy tạ kiên cố với kiểu cấu trúc hoa mĩ. Đứng trên đó, phóng tầm mắt ra xa, ta sẽ nhìn thấy hai cây cầu nằm về hai hướng, cầu Mới và cầu Ghềnh. Ta còn thấy được cả những mái nhà ngói đỏ thấp thoáng sau hàng cây xanh ngắt. Xa hơn nữa, ngọn núi Châu Thới mờ mờ trong ráng chiều đỏ ối. Chiều xuống mặt trời ngả về tây, mặt sông ánh lên màu đỏ pha sắc vàng rực rỡ. Lúc này, công viên rộn rã hẳn lên bởi bước chân người, bởi tiếng cười đùa ríu rít của trẻ con. Đông vui nhất phải kể đến ngày chủ nhật, du khách đến chơi, chụp hình kỉ niệm nhiều vô kể. Các em nhỏ tung tăng líu lo bên ba mẹ. Các anh chị lớn ngồi trên ghế đá đọc sách trò chuyện…

Được ngồi trên ghế đá đón gió sông mát rượi, ngắm nhìn trời nước mênh mông, vui chuyện cùng chúng bạn thì không- còn gì thích thú cho bằng. Em mong công viên thành phố quê hương em giữ mãi được vẻ đẹp thơ mộng này.


 

30 tháng 10 2017

Mùa hè năm ngoái, trong chuyến đi nghỉ mát ở Nha Trang cùng gia đình, em đã được thưởng thức những vẻ đẹp diệu kì của biển.

Thành phố Nha Trang trước mặt là biển, sau lưng là núi nên phong cảnh đẹp vô cùng! Bãi biển Nha Trang được xếp loại là một trong những bãi biển đẹp nhất thế giới.

Lúc chiếc xe chở du khách còn đang bon bon trên đường, em đã nhận ra làn gió mát mang hương vị mặn mà của biển. Có ai đó reo lên mừng rỡ: Biển kìa! Nhìn ra phía chân trời, em chỉ thấy một vệt xanh mờ mờ xa tít. Đến lúc xe dừng lại thì mặt biển bao la đã hiện ra trước mắt em.

Bờ biển cong cong mềm mại, thoai thoải dần xuống mép sóng. Bãi cát trắng phau, mịn màng dưới chân. Ven bờ, hàng dừa nghiêng nghiêng. Tàu dừa giống như những cánh tay dài vẫy gió.

Chưa bao giờ em được nhìn thấy một vùng trời nước mênh mông nhường ấy. Phóng tầm mắt ra xa, em thấy biển có màu xanh thẫm. Nhìn xuống mặt nước gần ngay bờ cát, em lại thấy nước biển màu xanh da trời. Từng đợt, từng đợt sóng trắng nối nhau ào ạt vỗ bờ rồi lại rút ra xa, chẳng khác chi đám trẻ mê mải nô đùa không biết mệt. Mặt trời trên cao toả nắng vàng rực rỡ xuống biển xanh. Hàng ngàn người vui vẻ, ồn ào trên bãi tắm, tận hưởng không khí trong lành và làn nước mát lạnh của đại dương. Những chiếc phao nhiều màu dập dềnh trên sóng biếc.

Đến chiều, em được cha mẹ cho đi thăm các đảo bằng ca-nô. Chiếc ca-nô sơn hai màu xanh trắng, trước buồng lái cắm một lá cờ đỏ sao vàng phần phật tung bay. Bốn năm chục du khách thích thú cười vang giữa tiếng sóng xô dào dạt. Chiếc ca-nô lướt như bay, đuôi rẽ nước thành hai luồng rẻ quạt, bọt tung trắng xoá.

Khung cảnh thiên nhiên ở đảo nào cũng đẹp! Em như choáng ngợp trước một không gian toàn một màu xanh: xanh trời, xanh biển và xanh cây lá hoà quyện vào nhau, tạo nên thế giới thần tiên. Em thích nhất là khu đảo cá Trí Nguyên với những chiếc hồ nhân tạo được xây ngay trên mặt biển. Trong đó có rất nhiều loài cá quý hiếm của biển khơi: hàng chục loại cá heo, cá mập, cá kiếm, cá song, hàng trăm loại cá cảnh biển đủ màu sắc và hình thù lạ mắt khiến cho người xem mê mải. Em mua một túi bỏng ngô rồi bước xuống bậc tam cấp dẫn xuống hồ nuôi vích. Những chú rùa biển khổng lồ và hiền lành nhẹ nhàng đớp từng hạt ngô từ lòng bàn tay em rồi đủng đỉnh bơi đi.

Ngày hôm sau, đoàn du khách được đưa đi thăm Tháp Bà, bãi biển Hòn Chồng và Viện Hải dương học. Lần đầu tiên, em được tận mắt nhìn thấy những sinh vật kì lạ của đại dương. Trước khi về, em đứng cạnh bộ xương chú cá voi dài như chiếc thuyền, chụp một kiểu ảnh làm kỉ niệm.

Sau hai ngày tham quan Nha Trang, em biết thêm được bao điều mới mẻ và thú vị. Thiên nhiên xung quanh ta quả là đẹp đẽ, hấp dẫn vô cùng! Tạm biệt Nha Trang với biển xanh, cát trắng, voi những con đường vàng rực màu hoa Nữ hoàng và lồng lộng làn gió đại dương, em thấy trong lòng dâng lên một cảm xúc rưng rưng khó tả. Tạm biệt nhé Nha Trang! Hẹn mùa hè sang năm, ta sẽ gặp lại nhau!


 

26 tháng 5 2018

Dịp hè vừa rồi, ba dẫn em đi thảm thác Đam-bri, cảnh đẹp nơi đây đã để lại cho em một ấn tượng sâu sắc về đất trời cao nguyên.

Từ chợ huyện Bảo Lâm thuộc tỉnh Lâm Đồng, con đường đất đỏ dẫn vào thác ngoằn ngoèo uốn quanh đồi chè đều tăm tắp, xanh mướt. Bên lề đường, từng hàng dã quỳ, hoa nở vàng, rực rỡ, lấn át đám cúc dại lan trên mặt đất. Không khí mát mẻ, dễ chịu.

Để lên thác, em phải cùng ba trèo qua hàng trăm bậc thang đá ẩm ướt. Hai bên vệ đường, từng tán lá cây lòe xòe như níu chân du khách.

Con đường đá dẫn lên một cây cầu bắc ngang hai bờ thác. Nhìn từ trên xuống dòng thác thật dữ dội, nước chảy ầm ầm. Dòng nước trắng xóa đổ xuống như một dải băng trắng khổng lồ. Bụi nước li ti mát lạnh, bọt tung trắng xóa. Dưới chân dòng thác, những tảng đá lớn bị nước bào mòn, nhẵn nhụi, đón dòng nước cuồn cuộn chảy qua. Nhưng chỉ dữ dội một đoạn, chảy thêm vài chục mét nữa, con nước đã hiền hòa trở lại, uốn mình theo các quả đồi, len vào các lạch nhỏ dẫn nước về đồi chè, nương dâu.... Phía dưới chân thác, du khách thay nhau chụp ảnh, người ngồi thả chân xuống nước để cảm nhận sự mát lạnh của dòng nước thấm vào, xua tan mệt mỏi, người quay phim ... Em thấy một bạn gái tóc vàng, chắc là người ngoại quốc đang cười thích thú trên lưng ngựa. Chú ngựa được cho thuê để du khách chụp hình, quen khách, hiền lành đứng im cho bác thợ chụp ảnh tạo kiểu.

Nhưng rực rỡ nhất khi nhìn từ dưới lên, hơi nước bốc lên mù mịt như sương khói, ánh nắng mặt trời chiếu xuống tạo thành một dải cầu vồng bảy sắc, rực rỡ vô cùng ... Đứng phía dưới nhìn lên, em thấy mình thật nhỏ bé, dòng thác như muốn đổ sập xuống, cuốn phăng đi tất cả.

Chuyến đi thăm thác để lại cho em một ấn tượng mạnh mẽ về sự hùng vĩ của đất trời cao nguyên. Bây giờ thì em đã tin rằng "cảnh đẹp có thể làm say lòng người”! Nếu có cơ hội, nhất định em sẽ xin ba được đi thăm một lần nữa ...


 

26 tháng 5 2018

1. Nội dung:
- Viết đúng thể loại văn miêu tả ( kiểu bài tả cảnh).
- Tuỳ theo cảnh đẹp hoặc di tích lịch sử học sinh chọn tả để làm rõ, nổi bật nội dung cần tả. Đối với tả cảnh, biết chọn những nét tiêu biểu nhất làm nổi bật vẻ đẹp chung song cũng thể hiện rõ những nét riêng, đặc sắc của cảnh đẹp. Đối với di tích lịch sử, ngoài yêu cầu chung về văn tả, cần làm rõ giá trị của di tích lịch sử đó.
- Thể hiện được tình cảm yêu mến, gắn bó với cảnh đẹp hoặc di tích được tả và gây ấn tượng cho người đọc.

Cuộc sống có biết bao cái đẹp. Có những cái đẹp bình dị nhưng cũng có bao cái đẹp khuất lấp, ẩn sau bao lớp bụi cuộc đời. Những cái đẹp đó thường làm thanh lọc tâm hồn người. Tôi yêu biết bao một cảnh đẹp bình dị của quê hương mình- đó là dòng sông.

Dòng sông quê tôi có tự bao giờ, tôi cũng chẳng nhớ nữa. Chỉ biết rằng, khi tôi lớn thì dòng sông đã có rồi. Tôi còn nhớ, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã nhìn dòng sông Hương có lúc như một cố nhân, có lúc như một “ người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”, có lúc như một cô gái đang phóng khoáng và man dại....và tôi thấy dòng sông quê tôi như một chứng nhân. Nó có từ rất lâu rồi, cho nên như một lẽ tự nhiên, bao đổi thay của quê hương, dòng sông đã chứng kiến tất cả.

Dòng sông ở đó, nước chảy lững lờ. Dọc bên bờ sông là những hàng cây xanh mát như làm đẹp, làm duyên thêm cho dòng sông. Mùa xuân về, dòng chảy chậm như muốn cố ngắm nhìn dòng người náo nức qua lại đi sắm Tết, mua những cành đào, cành mai, đi chúc Tết nữa.

Mùa hè đến, dòng chảy như nhanh hơn, gấp hơn để ngày ngày đưa phù sa về bồi đắp cho những cánh đồng, những vườn tược quê hương thêm xanh tốt. Cũng tại dòng sông này, có biết bao đứa trẻ thơ ngày ngày ra tắm mát. Dòng sông quê hương đã thấm vào từng làn da, thớ thịt của người dân quê tôi một cách tự nhiên như thế đó.

Thu về, những cây tre xào xạc lá ven sông như hình ảnh của những thiếu nữ đang làm đẹp, làm duyên. Những đêm trăng thu thơ mộng, dòng sông như tấm gương soi bóng vẻ đẹp của bầu trời. Khi đó, tôi có cảm tưởng như dòng sông đã trở thành một bức tranh tuyệt đẹp của một danh hoạ nào đó.

Đông về, vẫn là nhịp chảy từ từ như nhịp sống bình yên của người dân quê tôi, dòng sông vẫn cần mẫn làm nhiệm vụ của mình, một cách thầm lặng...

Tôi yêu biết bao dòng sông quê mình. Khi cuộc sống ngày càng văn minh, những dòng sông quê dường như ít đi, thay vào đó là những toà nhà cao chọc trời. Nhưng dòng sông quê tôi mãi là một cảnh đẹp, là nơi gắn bó máu thịt, là một phần trong trái tim của bao người con quê tôi...

25 tháng 3 2020

Em thích ăn rất nhiều loại quả nhưng em thích quả xoài nhất. Quả xoài khi non có màu xanh tươi, còn lúc chín lại màu vàng đậm. Nhìn bên ngoài, quả xoài như một bàn tay mập mạp, mình dày ở giữa và thuôn dần sang hai bên. Mỗi khi mẹ bổ xoài, em rất thích được nhìn hai cái má xoài vàng ươm. Chiếc hột rất to nằm ở chính giữa chiếm khoảng một phần năm khối lượng của quà xoài. Mẹ em bảo: "Tùy từng giống xoài mà khi thưởng thức ta sẽ thấy vị ngọt khác nhau. "Xoài Cát Chu ngọt lịm, xoài Nha Trang thì thơm, mềm lại có rất nhiều nước, xoài Thái hơi cứng, vỏ xanh nhưng ruột lại chín vàng... Em thấy quả xoài thật tuyệt. Nó là một món tráng miệng thật bổ dưỡng và thơm ngon.

28 tháng 11 2021

Tả cánh đồng làng em

Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình cả. Quê hương là chùm khế ngọt. Mẹ về nón lá nghiêng che...”. Nơi để lại những kỉ niệm đẹp nhất của cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.

Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng lúa thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thối, sóng nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát với những người thanh niên nam nữ.

Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những ngày mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông chói lọi. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô. Chiều đến khi gió nồm thổi nhẹ, lúa khẽ lay động rì rào như đang thầm thì tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa. Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạt sương, tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu muôn vẻ trông rất đẹp. Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm ngắm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên đồng lúa. Thỉnh thoảng nó đậu hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.

Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên trên cõi đời này. Giờ đây, vùng chiêm trũng này đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy ngang cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang tràn đầy trên con đường hạnh phúc.

28 tháng 11 2021

Quê hương em đang vào độ lúa chín, những thửa ruộng được phủ màu vàng bát ngát tận cuối chân trời. Vừa thanh bình lại vừa đẹp làm sao.

Mới ngày nào còn là những bông lúa non đang thời kỳ trổ bông, vậy mà hôm nay đã chín vàng hết cả. Nhìn từ xa, những cánh đồng lúa như một tấm thảm vàng óng khổng lồ trải dài khắp xóm làng. Đến gần, ngắm nghía từng bông lúa mẩy hạt đã chín hẳn, bông nặng trĩu kéo cành lúa cong xuống. Một làn gió thổi qua, những bông lúa nhấp nhô như những đợt sóng mềm mại và dịu dàng. Đây cánh đồng lúa chín vàng, kia những con đường làng phủ đầy hoa đẹp đẽ, một không gian ngày mùa rực rỡ sắc màu. Thỉnh thoảng có tiếng mấy chú chim chiền chiện bay ngang qua cánh đồng. Những bông lúa chụm đầu vào nhau như đang trò chuyện. Bà con í ới gọi nhau đi gặt lúa, những chiếc nón, những tấm lưng nhấp nhô và tiếng cười nói vui vẻ của mọi người và tiếng xe công nông chở lúa về hợp tác xã để tuốt. Không gian thật nhộn nhịp và vui vẻ. Ánh nắng trên cao hắt xuống, hắt xuống cánh đồng lúa vàng ươm lấp lánh như những hạt vàng hạt ngọc. Hắt cả lên khuôn mặt của những người dân quê mình chân lấm tay bùn. Ngắm cánh đồng lúa luôn khiến em có một cảm giác yên bình, giản dị, đây là công sức lao động vất vả cần cù của người dán, màu lúa chín vàng ươm là một mùa màng bội thu đã về. Nhìn cánh đồng lúa bát ngát, bóng mẹ gặt, bóng cha chở lúa về và xa xa những đàn cò trắng thẳng cánh bay, thấy quê hương mình thật đẹp. Những hạt lúa là hạt vàng, hạt ngọc quý giá vô ngần, chứa đựng tinh hoa của trời đấy. Hạt lúa to và mẩy nhìn thật thích. Sao quên được những ngày thả diều cùng lũ bạn, ngồi chơi cỏ gà bên bờ mương và những ngày cùng cha phơi thóc.

Cánh đồng lúa bình dị và quen thuộc, nhưng với em đây là một cảnh đẹp, một không gian yên bình mà em yêu nhất. Nhìn cánh đồng lúa, em càng yêu thêm quê hương, yêu bàn tay lao động cần cù của người dân quê mình.

nhớ tk nha

2 tháng 5 2018

"Cuộc đời mỗi con người có vô vàn những kỷ niệm, song những kỷ niệm thơ ấu của thời học sinh bao giờ cũng in đậm trong ký ức, được người ta khắc ghi, nâng niu trân trọng nhất. Nó có buồn, có vui song cũng rất hạnh phúc mỗi khi hồi tưởng lại. Sau 23 năm rời xa ngôi trường thân yêu, tôi mới thấu hiểu tình cảm ấy khi trở về dự lễ hội kỷ niệm 40 năm (1996-2036) thành lập ngôi trường cũ của tôi mang tên tiểu học Trưng Vương.

Tôi là Lê Thái Hà, nhà thiết kế cao cấp ngành thời trang đang làm việc tại Tokyo (Nhật Bản). Xưa kia, tôi là học sinh lớp 6 của trường tiểu học Trưng Vương, TP Vũng Tàu. Từ 23 năm trước, khi còn là học sinh lớp 5 tôi đã rất tự hào với thành tích của trường. Được thành lập từ năm 1996 nhưng bấy giờ cơ sở vật chất vẫn còn đơn sơ, nhiều dãy phòng xuống cấp, chỉ có tình thương của thầy cô, bạn bè cùng môi trường giáo dục thân thiện là không thể chê được.

Chiều ngày 16/11/2036, khi được nhận thư mời qua fax, tôi thu xếp công việc trở về Việt Nam. Từ Tokyo, sau 4 giờ bay thẳng trên máy bay phản lực siêu thanh của hãng hàng không quốc gia Nhật Bản, vượt qua gần 8000 km, tôi hạ cánh xuống sân bay quốc tế Vũng Tàu. Tôi nghỉ ngơi tại khách sạn 6 sao mang tên Cap Saint Jacque để về thăm trường cũ vào sáng hôm sau. Sau 23 năm xa cách, tình cảm năm xưa về ngôi trường, thầy cô, bạn bè dồn dập kéo về, hiện hữu trong suy nghĩ của tôi như thời gian quay ngược.

Vũng Tàu khác xưa nhiều lắm, hiện đại không kém gì Tokyo nhưng nhỏ hơn nhiều. Xe dừng, tôi sững sờ khi nhìn thấy cổng trường nay đồ sộ và hoành tráng ngoài sức tưởng tượng với tấm biển đồng rất lớn ghi dòng chữ : “Trường tiểu học nội trú số 1 Trưng Vương”.

Ngay cả những cổng của các học viện thời trang cao cấp Paris ở Pháp và Milan ở Ý - nơi tôi đã từng học khó có thể đẹp như thế này. Ngỡ ngàng và sung sướng, tôi hồi hộp bước qua cổng trường, nhớ lại câu nói của thầy: “Đằng sau chiếc cổng này là một thế giới kỳ diệu của trẻ thơ đang chờ đợi các con”.

Tôi ngạc nhiên vì sân trường không còn là gạch vương giả đá màu xám đen mà được lát đá hoa cương cao cấp màu sắc đỏ hồng tuyệt đẹp. Những hàng cây phượng, lim cổ thụ, to lớn, xanh mượt đến nao lòng. Tán lá của chúng xòe kín đan chéo vào nhau tạo nên những chiếc dù khổng lồ che mát cả sân trường. Tượng đài Hai Bà Trưng cưỡi voi ra trận, uy nghi nép bên cây vạn tuế - giờ đã cao lớn hơn xưa như dõi theo các thế hệ học trò. Lá cờ Tổ quốc phần phật bay trong gió nhưng tươi hơn trong nắng mới.

Ngắm nhìn sân trường, lòng tôi trào dâng những cảm xúc thật lạ lùng. Sau 23 năm, cảnh vật có đổi khác rất nhiều nhưng không hề xưa cũ, vẫn tràn trề sức sống như chứa đựng mãi niềm tự hào của ngôi trường nổi tiếng ngày nào.

Tuy nhiên, trường Trưng Vương đã được xây mới lại hoàn toàn. Trên khu đất rộng của trường khi xưa, giờ đây đứng sừng sững hai tòa nhà như tòa tháp đôi cao mười ba tầng phủ toàn nhôm và kính sáng choang theo kiến trúc hiện đại và đậm màu sắc dân tộc. Nối liền hai tòa tháp là một chiếc cầu vững chãi ở lưng chừng tầng tám. Đứng trên đây ngắm xuống toàn cảnh sân trường mới thơ mộng làm sao. Mỗi bên tháp có bốn thang máy cảm ứng điều khiển bằng giọng nói và một thang cuốn hiện đại sử dụng nguồn điện mặt trời vĩnh cửu đảm bảo đưa toàn bộ học sinh toàn trường ra vào lớp hay xuống sân chỉ trong vòng 5 phút nếu có sự cố xảy ra.

Thiết kế của ngôi trường thật là đẹp, cứ cách ba tầng lại có một tầng để trống làm sân chơi cho học sinh. Các tầng này đặt đầy bồn hoa như một công viên nên trường lúc nào cũng thoang thoảng mùi hoa. Các lớp học cũng rất khang trang, hiện đại theo tiêu chuẩn châu Âu. Vì là trường nội trú, cuối mỗi tuần, cha mẹ học sinh mới đón về chơi ngày nghỉ nên điều kiện học tập và sinh hoạt của học sinh rất đầy đủ. Trường bao gồm phòng học, phòng ăn, phòng ngủ, khu thể thao, giải trí với bể bơi xanh 18 đường đua, phòng chơi bowling, chơi game, thính phòng hòa nhạc, nơi thi đấu cờ vua và các phòng chức năng như tin học, mỹ thuật.

Đặc biệt, trường sử dụng năng lượng sạch của tương lai, không dùng bóng đèn mà cửa sổ là các tấm pin mặt trời. Tại đây tế bào quang điện sẽ biến đổi ánh sáng thành điện năng và tự điều chỉnh theo thời tiết để chống cận thị cho học sinh.

Việc dạy học ngày nay khác xưa nhiều lắm. Tôi không thể tìm thấy dấu vết gì của thời trước đây. Tấm bảng xanh Hàn Quốc khi xưa thầy viết phấn giờ đã thay bằng màn hình cảm ứng từ xa 143 inch. Dưới chỗ ngồi của học sinh và thầy giáo cũng không còn sách vở lỉnh kỉnh, thay vào đó là máy tính cảm ứng nối mạng không dây, chỉ to bằng tờ A4 nhưng chứa kho dữ liệu khổng lồ. Học sinh không còn phải lên bảng, chỉ ngồi dùng ngón tay lướt trên máy tính bảng. Khi thầy nhấn số của bạn nào là bài làm của bạn ấy hiện lên màn hình lớn cho cả lớp cùng xem và nhận xét. Thầy và trò sử dụng hoàn toàn công nghệ thông tin kỹ thuật cao trong dạy và học. Người thầy ngày nay không còn gân cổ giảng bài như xưa nữa mà là người đứng ra tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh tự mình chiếm lĩnh tri thức.

Học sinh lớp 4 và 5 ngày nay sử dụng thành thạo đồ họa vi tính không gian ba chiều trong giờ học vẽ hay học toán hình. Cách đây hơn hai mươi năm, thời tôi học, đó là công việc của các kỹ sư tin học hay chuyên viên thiết kế. Tôi cứ nghĩ, được học trong một ngôi trường hiện đại và nổi tiếng như thế này - những thế hệ học sinh ngày nay lại không tự hào sao được?

Ở đây, tôi gặp lại rất nhiều bạn bè cũ ngày xưa giờ phần lớn đều đã thành đạt, tay bắt mặt mừng. Nguyễn Đình Hoàng yêu thích môn Toán giờ là tiến sĩ ở viện Toán quốc gia. Trần Lê Hiếu là tổng giám đốc công ty kinh doanh địa ốc. Đỗ Huy Hoàng bệ vệ là phó giám đốc xí nghiệp khoan dầu khí. Đặng Khánh Mai có tố chất lãnh đạo giờ là bí thư Thành đoàn. Nguyễn Hoàng Duy là bếp trưởng tại khách sạn Cap Saint Jacque Vũng Tàu. Ngô Thanh Tâm là bà chủ nhà hàng Vườn treo nổi tiếng. Việt Hà là nghệ sĩ múa ưu tú. Phan Việt Quang là huấn luyện viên trưởng đội tuyển Game thủ quốc gia…

Nhưng ấn tượng nhất chính là tôi gặp lại những thầy cô cũ xưa giảng dạy tại trường giờ đã nghỉ hưu. Từ những thầy cô là hiệu trưởng đầu tiên đến giáo viên từ cũ đến mới. Dù nhiều thầy cô mái tóc đã bạc trắng, lưng còng, dáng đi mệt nhọc của các cụ già lớn tuổi nhưng nụ cười, ánh mắt của các thầy cô giáo vẫn tinh anh rạng rỡ và tràn đầy tâm huyết. Nhìn vào đôi mắt già nua của thầy giáo chủ nhiệm lớp tôi sau 23 năm đã qua đi, tôi vẫn thấy tỏa ra ánh sáng của lòng nhân từ của những ước mơ mà thầy đã chắp cánh cho tôi. Giọng thầy vẫn trầm ấm chậm rãi, vẫn rất chu đáo, đầy quan tâm khi hỏi chúng tôi về con đường sự nghiệp, gia đình. Quả thật tôi như được sống lại trong những năm tháng là học sinh của thầy.

Tôi tự hào khoe với thầy sự trưởng thành của mình. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế thời trang cao cấp tại học viện Thời trang Mod Art Paris, tôi học tiếp sau đại học tại học viện Domus Academy Milan (Italia) - nơi nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường đã từng theo học. Nhận bằng thạc sĩ xuất sắc, tôi về đầu quân cho hãng một hãng thời trang Pháp. Hiện giờ, tôi là giám đốc thiết kế trang phục mùa đông khu vực châu Á của hãng tại Nhật Bản. Tôi có công việc làm phù hợp với sở thích, có một mái ấm gia đình hạnh phúc và tên tôi thỉnh thoảng lại xuất hiện đều đặn trong tạp chí chuyên ngành thời trang thế giới. Vậy có thể coi tôi là một phụ nữ thành đạt.

Thầy vui mừng chúc cho sự thành công của tôi. Tôi xúc động cảm ơn thầy, kính chúc thầy sức khỏe và xin phép thầy bước vào thang máy lên tầng mười ba đi về phía hội trường. Bước ra khỏi thang máy, tôi gặp một phụ nữ lớn tuổi, tóc đã hoa râm nhưng vẫn giữ được nét đẹp của tuổi thanh xuân trông rất quen.

Thấy tôi, bà cười thật tươi và tôi nhận ra đó là cô Nguyễn Thị Thu Thủy, hiệu trưởng khi tôi học lớp 5 tại trường. Tôi đến chào cô rồi tự giới thiệu về mình. Cô ồ lên: “Thái Hà đấy à? Trông sang trọng quá nhỉ? ”. Cô hỏi chuyện tôi rất nhiều và cô còn nhớ cả tiết mục văn nghệ nhảy Gangnam Style mà chúng tôi biểu diễn cách đây 23 năm.

Lễ hội trường sôi nổi và đầy ắp cảm xúc rồi cũng đến lúc kết thúc và chúng tôi chia tay ngôi trường cùng mọi người trong tình cảm lưu luyến.

Một ngày không xa, chúng tôi sẽ trở về thăm lại ngôi trường cũ của mình và chắc chắn sẽ làm một điều gì đó dù bé nhỏ để góp phần tô điểm thêm truyền thống của ngôi trường mà tôi yêu dấu, tôi tự hào về nó trong mỗi bước chân, mỗi ngả đường đi đến thành công.

Bóng ngôi trường mỗi lúc một nhòa dần và tôi giật mình bừng tỉnh – thì ra đó chỉ là một giấc mơ báo trước tương lai, nhưng tôi tin rằng giấc mơ đó sẽ trở thành hiện thực".

2 tháng 5 2018

bạn hãy gõ :"những bài văn mẫu về một người bạn thân ." trên google nhé

3 tháng 3 2018

Mỗi ngày đi học, tôi đều ngủ dạy từ rất sớm. Đứng trước nhà, tôi cảm nhận được cái sự trong lành tươi mát, thoang thoảng lạnh từ những giọt còn đọng trên chiếc lá. Tôi cứ đứng đấy, chờ xe buýt.
Xe buýt đối với tôi vô cùng quen thuộc, nhưng mấy ai biết rằng, lần đầu tiên tôi đi xe buýt như thế nào. Cái cảm giác ấy vô cùng xa lạ. Tôi nghĩ rằng mình đang lạc vào một tế giới khác. Có lẽ tôi gần như khóc, nhưng bản thân tự nhủ, không được khóc, không được khóc. Nhưng rồi tôi đã khóc. Tôi yếu đuối, tôi hiểu bản thân mình chỉ là một thành phần nhỏ bé trong cuộc sống. Trong đầu của một đứa trẻ như tôi lúc đó chỉ nghĩ được như vầy thôi. Tôi khóc, và nhưng giọt nước mắt dường như tan biến khi tôi nghe cái giọng ấm áp, trầm an ủi tôi. Đó chính là bác lai xe. Ấn tượng mà có lẽ trong đời tôi không bao giờ quên được.

Bác lái xe có thân hình cao cao, gầy gầy. Đôi mắt bác ánh lên vẻ triều mến, phúc hậu. Tóc bác điểm nhưng sợi trắng. Khuôn mặt hình điền, ánh lên vẻ đẹp của một con người làm việc cho nhân dân, làm việc tốt. Thỉnh thoảng, tôi thường nắm lấy bàn tay bác để đi xuống dễ dàng hơn, tôi cảm thấy đôi bàn tay của bác ram rám những vết chai. Tôi hiểu khi làm một việc gì đó, phải thật sự yêu nghề mới có thể làm được.
Ngày nào cũng vậy, 5 ngày 1 tuần, tôi đi học bằng xe buýt của bác. Thời gian trôi qua mãi, tình cảm của tôi và bác càng thắm thiết hơn.
Như in trong đầu tôi, không bao giờ có thể quên được. Hôm đó tôi bị bệnh, cả 1 tuần tôi không đi học. Vì thời gian bận rộn, bác không thể đến thăm tôi, bác chỉ viến lá thư hỏi thăm sức khỏe tôi thôi. Tôi không buồn, vì tôi hiểu công việc của bác.
Xuân, Hạ, Thu, Đông,...Bốn mùa như vòng tuần hoàn, trôi mãi, trôi nhanh, trôi va trôi. Và mùa hè cũng đã đến, tôi không biết nên vui hay buồn. Ba tháng hè dài dằng dặt xa trường, xa bạn, va...xa bác.Trong cuộc sống, sự việc gì đến rồi cũng đến, sự việc gì đi rồi cũng đi. Ba thang hè kết thúc. Tôi đã chuẩn bị rất kĩ cho năm học mới.
Lại như mọi hôm, tôi đứng trước nhà, xe buýt tới. Một sự thật phũ phàng, bác lái xe đã nghỉ việc,bác không làm nữa, bác nghỉ để dưỡng bệnh. Tôi biết những điều đó la từ bác lái xe mới. Vậy là từ nay, tôi không bao giờ được gặp người cha thứ 2 của tôi nữa. Tệ hại hơn, bác bệnh mà tôi thì không biết làm như thế nào. Bác lái xe mới không như người cha thứ 2 của tôi. Bác khó chịu, tôi hỏi gì cũng cằn nhằn. Và từ đó, tôi không bao giờ nói chuyện tren xe buýt nữa.
Một hôm tình cờ, ngồi trên xe buýt, tôi hỏi chuyện về bác lái xe cũ. Thật ra bác đa chết vì căn bệnh gan. Tôi buồn. Tôi nhớ. Từ nay về sau, chỉ có thời gian mới chũa được vết thương của tôi.
Tôi thật sự nhớ bác.

Đó là kỉ niệm mà tôi nhớ nhất. Không bao giờ có thể quên được. Người cha thứ 2 của tôi bây giờ đang ở đâu. Thiên đường chăng?
( Mạng sinh ra để làm j z?)

3 tháng 3 2018

- Vé số đây! Vé số đây! Đang ngồi uống nước cùng tụi bạn ở bên vệ đường, bất chợt nghe tiếng rao lanh lảnh, tôi quay lại nhìn thì thấy một em bé bán vé số. Em bé ước chừng tám, chín tuổi. Dáng người em dong dỏng cao. Em mặc chiếc áo sơ mi ngắn tay màu nâu giống như mấy đứa trẻ chăn trâu ở quê tôi. Chiếc quần bò lửng em mặc cũng đã bạc phếch, sờn cả hai đầu gối. Một vài tia nắng của buối xế chiều còn vương lại khẽ rọi qua cái mũ phớt em đội để lộ ra khuôn mặt chữ điền vuông vức. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt tròn to, đen lay láy, trông lanh lợi, thông minh nhưng thoáng chút u buồn. Em chạy dọc trên đường phố, đến các sạp bán báo, bán hoa quả, mồm không ngớt lời mời chào. Nhưng em bị từ chối bởi thái độ thờ ơ, lạnh lùng, ánh mắt dửng dưng cùa mọi người, thậm chí đáp lại em là những câu quát tháo. Khi đó, đôi mắt em rũ xuống, nét mặt đầy u buồn. Em lững thững, bước từng bước nặng nề. Có lẽ em nghĩ: “Nếu không bán hết xấp vé số này thì tối lấy gì mà ăn đây”. Bất chợt, một ông khách có dáng người to, cao, bệ vệ ngồi trong quán gọi em vào. Ông nhích nhích từng tờ để dò số. Nét mặt ông hào hứng như sắp được trúng độc đắc. Em bé vẫn đứng đó, đôi mắt sáng lên, khuôn mặt rạng rỡ đến lạ thường. Chắc em đang cầu mong cho ông khách kia mua vé thật nhiều, trúng thật nhiều để vé số của mình đắt hàng hơn. Ông khách trả tiền xong, như được tiếp thêm nguồn năng lượng dồi dào, em bé lại nhanh nhẹn đi, miệng không ngớt lời rao mời. Thấy thế, tôi dừng lại rút số tiền ba cho sáng nay, gọi em lại mua một vé. Em xoè cả xấp vé số cho tôi chọn, miệng em cười để lộ ra hàm răng trắng, đều đặn, rồi nói: - Anh Hai mua số nào? Hay để em chọn cho nghe! Em chọn là may mắn lắm đó. Nói rồi, nhanh như cắt em rút cho tôi một tờ. Tôi gửi tiền và không quên chúc em bán được nhiều vé số, em gật đầu cảm ơn lia lịa. Tuy biết rằng có thể chẳng trúng gì nhưng tôi vẫn mua vì tôi thấy thương em mới có chừng ấy tuổi đã phải chịu cực khổ, phải làm việc vất vả hàng ngày. Tuổi của em lẽ ra phải được vui chơi, được học hành. Tôi đi về nhà nhưng hình ảnh em bé bán vé số chiều nay khiến tôi phải suy nghĩ mãi. Cùng lứa tuổi như tôi, có biết bao trẻ em thiếu may mắn phải lặn lội trong sương gió kiếm tiền sinh sống. Nếu lúc này ai hỏi tôi ước gỉ. Tôi sẽ nói: “Ước gì cho mọi trẻ em đều được đến trường”.

k mik nha !

25 tháng 4 2018

- Vé số đây! Vé số đây! Đang ngồi uống nước cùng tụi bạn ở bên vệ đường, bất chợt nghe tiếng rao lanh lảnh, tôi quay lại nhìn thì thấy một em bé bán vé số. Em bé ước chừng tám, chín tuổi. Dáng người em dong dỏng cao. Em mặc chiếc áo sơ mi ngắn tay màu nâu giống như mấy đứa trẻ chăn trâu ở quê tôi. Chiếc quần bò lửng em mặc cũng đã bạc phếch, sờn cả hai đầu gối. Một vài tia nắng của buối xế chiều còn vương lại khẽ rọi qua cái mũ phớt em đội để lộ ra khuôn mặt chữ điền vuông vức. Nổi bật trên khuôn mặt ấy là đôi mắt tròn to, đen lay láy, trông lanh lợi, thông minh nhưng thoáng chút u buồn. Em chạy dọc trên đường phố, đến các sạp bán báo, bán hoa quả, mồm không ngớt lời mời chào. Nhưng em bị từ chối bởi thái độ thờ ơ, lạnh lùng, ánh mắt dửng dưng cùa mọi người, thậm chí đáp lại em là những câu quát tháo. Khi đó, đôi mắt em rũ xuống, nét mặt đầy u buồn. Em lững thững, bước từng bước nặng nề. Có lẽ em nghĩ: “Nếu không bán hết xấp vé số này thì tối lấy gì mà ăn đây”. Bất chợt, một ông khách có dáng người to, cao, bệ vệ ngồi trong quán gọi em vào. Ông nhích nhích từng tờ để dò số. Nét mặt ông hào hứng như sắp được trúng độc đắc. Em bé vẫn đứng đó, đôi mắt sáng lên, khuôn mặt rạng rỡ đến lạ thường. Chắc em đang cầu mong cho ông khách kia mua vé thật nhiều, trúng thật nhiều để vé số của mình đắt hàng hơn. Ông khách trả tiền xong, như được tiếp thêm nguồn năng lượng dồi dào, em bé lại nhanh nhẹn đi, miệng không ngớt lời rao mời. Thấy thế, tôi dừng lại rút số tiền ba cho sáng nay, gọi em lại mua một vé. Em xoè cả xấp vé số cho tôi chọn, miệng em cười để lộ ra hàm răng trắng, đều đặn, rồi nói: - Anh Hai mua số nào? Hay để em chọn cho nghe! Em chọn là may mắn lắm đó. Nói rồi, nhanh như cắt em rút cho tôi một tờ. Tôi gửi tiền và không quên chúc em bán được nhiều vé số, em gật đầu cảm ơn lia lịa. Tuy biết rằng có thể chẳng trúng gì nhưng tôi vẫn mua vì tôi thấy thương em mới có chừng ấy tuổi đã phải chịu cực khổ, phải làm việc vất vả hàng ngày. Tuổi của em lẽ ra phải được vui chơi, được học hành. Tôi đi về nhà nhưng hình ảnh em bé bán vé số chiều nay khiến tôi phải suy nghĩ mãi. Cùng lứa tuổi như tôi, có biết bao trẻ em thiếu may mắn phải lặn lội trong sương gió kiếm tiền sinh sống. Nếu lúc này ai hỏi tôi ước gỉ. Tôi sẽ nói: “Ước gì cho mọi trẻ em đều được đến trường”.

 

25 tháng 4 2018

ường như ai cũng cảm thấy buồn khi trời đổ mưa. Còn 1 số người thì lại thích rong chơi giữa tròi mưa.Nhưng riêng tôi mỗi khi nhìn thấy mưa, tôi lại nhớ về đêm mưa hôm ấy-1 đêm mưa mà tôi đã tình cờ bắt gặp 1 cậu bé rất đáng thương và cũng chính cái đêm hôm đó đã làm tôi không thể kìm nén nỗi xúc động trong lòng, những giọt lệ từ khoé mi của tôi đã lăn dài trên má tôi tựa lúc nào. Lúc ấy, tôi đang đứng nấp mưa dưới hiên của 1 căn nhà nằm trên đường Trần Phú- 1 con đường nổi tiếng là đầy đủ và sung túc nhất thành phố.Cơn mưa làm cho thành phố trở nên buồn tẻ và hiu quạnh.Bất chợt dưới màn mưa lạnh giá kia , bỗng xuất hiện 1 cậu bé.Tôi giật mình và quan sát thật kĩ cậu ta thì phát hiên ra cậu ấy đã mất đi 2 bên cánh tay và đang đi lang thang dưới con đường mưa lạnh buốt ko có 1 mảnh áo mưa che thân.Thì ra đó là 1 cậu bé tật nguyền với 1 thân hình kì dị.Cơn mưa đã làm ướt sũng thân hình nhỏ bé kia.Cậu mặc trên người 1 bộ đồ rách rưới có nhiều chỗ vá trông thật tội nghiệp.Tôi tự hỏi bản thân rằng tại sao ông trời lại sinh ra những đứa trẻ đáng thương như thế? Thắc mắc muốn biết về hoàn cảnh của cậu, khi về tới nhà tôi đã hỏi mẹ ngay. Mẹ tôi kể rằng đấy là 1 cậu bé bị nhiễm chất độc màu da cam.Bố mẹ của cậu ta là những người đã góp phần xây dựng đất nước ta tốt đẹp như ngày hôm nay.Bố mẹ cậu đều là thương binh liệt sĩ  và họ đã hi sinh vì tổ quốc ngay tại chiến trường.Cậu bé tật nguyền ấy là đứa con mà họ đã để lại sau khi họ qua đời.Cậu được nuôi dưỡng ở 1 trung tâm trại trẻ mồ côi.Hằng ngày, cậu tự lấy đôi bàn chân của mình để làm ra những cây tăm rồi mang đi bán.Khi nghe xong, tôi cảm thấy cậu bé ấy quá bất hạnh.Có lẽ khi nãy cậu chăm chú nhìn những ngôi nhà ấy vì cậu ao ước mình sẽ có 1 mái ấm gia đình trọn vẹn có cha có mẹ kề bên ko còn cô đơn lẻ loi 1 mình.Tuy tôi đã mất đi 1 người cha nhưng tôi vẫn còn được mẹ nuông chiều và chăm sóc. Tôi đã từng nghĩ cuộc đời tôi mất đi cha thì thật buồn và bất hạnh nhưng tôi nào ngờ có những con người còn bất hạnh hơn tôi nhiều. Các bạn có biết ko chắc cậu bé bị nhiễm chất độc màu da cam kia đã tự mình vượt qua nỗi xót xa khi mất đi gia đình ấm cúng và bị tật nguyền.Những việc ấy đã ko đẩy lùi quyết tâm của cậu mà cậu đã vươn lên chống chọi mọi khó khăn.Thế rồi cả đêm đó tôi đã khóc thầm vì 1 người mà tôi chưa từng quen biết. Tôi thật nể phục cậu bé ấy. Tôi mong 1 ngày nào đó nụ cười hạnh phúc sẽ hé nở trên đôi môi của cậu bé tội nghiệp kia.

 

18 tháng 5 2018

Mùa hè năm ngoái, nhân dịp sinh nhật của em, bố mẹ đã tặng cho em một chuyển đi ở Cát Bà. Đó là chuyến du lịch rất đáng nhớ nhất  của em. Em kể cho mọi người cùng nghe nhé.

Sinh nhật của em đúng vào dịp nghỉ hè năm ngoái, bố mẹ đã mua vé tàu đi du lịch Cát Bà để em có một dịp sinh nhật tuyệt với. Đây là dịp đầu tiên em được đi xa cùng bố mẹ. Buổi tối hôm trước em háo hức lắm, nên nằm mãi mới ngủ được. Sáng hôm sau, cả nhà dậy sớm để khởi hành. Em và bố mẹ ngồi trên xe những ba tiếng đồng hồ mới tới nơi.

Cát Bà có những bãi biển dài rất đẹp, bờ cát trắng và nước biển xanh ngắt. Em được bố mẹ cho đi tắm biển vào lúc chiều mát. Sóng biển vỗ rì rào nghe rất vui tai. Mẹ dắt em đi dạo quanh bờ biển nhặt vỏ sò, còn bố thì dạy em cách xây lâu đài cát. Ở Cát Bà, em được ăn rất nhiều món hải sản ngon như tôm, ốc, mực…Ngày hôm sau, bố mẹ còn đưa em đi vườn quốc gia Cát Bà chơi. Ở đó có rất nhiều cây xanh và con vật. Con vật em thích nhất  là những chú khỉ tinh nghịch. Trước khi ra về, em còn được mua một vài món đồ lưu niệm biếu ông bà và người thân.

18 tháng 5 2018

Em đã có rất nhiều chuyến đi xa cùng gia đình và mỗi chuyến đi là một kỉ niệm ngọt ngào, đẹp đẽ trong tuổi thơ. Nhưng chuyến đi trải nghiệm thực tế đến Đền Hùng - Văn Miếu - Quốc Tử Giám và Lăng Bác (Hà Nội) do trường THCS Lê Quý Đôn thân yêu của em tổ chức đã để lại cho em ấn tượng hơn cả.  Đó thực sự là một chuyến trải nghiệm bổ ích, lí thú và đáng nhớ đối với mỗi học sinh đã được tham gia.
             Đúng 5h30' ngày 11/11/2015, học sinh khối 7 đều tập trung đông đủ tại trường để chuẩn bị lên xe bắt đầu chuyến đi. Ai trông cũng vui vẻ, háo hức trước chuyến đi trải nghiệm đầu tiên. Trước ngày đi, chúng em đã được cô giáo chủ nhiệm dặn dò kĩ càng về quy định của nhà trường trong suốt chuyến đi cũng như các đồ dùng cần chuẩn bị nên các bạn đều đã có những hành trang cần thiết.
 


 

              Đến 6h00 chiếc xe bắt đầu lăn bánh chở chúng em đến Đền Hùng (Phú Thọ) - mảnh đất cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Sau gần 4 giờ đi đường, chúng em đã đến nơi. Một số bạn bị mệt sau chặng đường dài trên ô tô nhưng điều đó không làm giảm đi sự háo hức về với cội nguồn của các bạn. Đầu tiên, chúng em được tham quan Đền Hạ, chùa Thiên Quang. Qua sự giới thiệu của chị hướng dẫn viên, chúng em biết Đền Hạ là nơi được dân gian tương truyền rằng mẹ Âu Cơ đã sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành trăm người con là nguồn gốc của cộng đồng người Việt. Chùa Thiên Quang tọa lạc gần Đền Hạ, được xây dựng vào thời Trần. Trước cửa chùa còn có cây vạn tuế đã gần 800 năm tuổi. Sau đó, chúng em được tham quan Đền Trung. Tương truyền đây là nơi các Vua Hùng cùng Lạc Hầu, Lạc Tướng ngắm cảnh và họp bàn việc nước. Nơi đây vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu, người con hiếu thảo làm ra bánh chưng, bánh dầy. Trên cao hơn nữa là Đền Thượng nơi thờ 18 vị vua Hùng. Cuối cùng, chúng em đến tham quan Đền Giếng Ngọc. Đây là nơi hai nàng công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa là con gái Vua Hùng thứ 18 thường soi gương chải tóc khi theo cha đi kinh lý qua vùng này. Mọi thứ tạo nên một bức tranh phong cảnh thật hoang sơ, rộng lớn nhưng không kém phần linh thiêng, trang trọng. Trước những quang cảnh hùng vĩ đó và những trang lịch sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc, chúng em càng thêm yêu quý và tự hào về dân tộc ta, đất nước ta.
 


 

             Sự yêu quý và niềm tự hào đó dường như được nhân lên rất nhiều khi  đến khu di tích lịch sử Văn Miếu - Quốc Tử Giám, nơi đã cho chúng em thấy được truyền thống hiếu học của dân tộc ta. Với thông tin truyền thông trên báo, đài và sự hướng dẫn cụ thể của chị hướng dẫn viên, chúng em đã có rất nhiều thông tin cần thiết, bổ ích về nơi đây. Chúng em biết vào năm 1070, vua Lý Thánh Tông đã cho khởi công xây dựng Văn Miếu để thờ Khống Tử - người sáng lập ra nền nho giáo phương Đông. Đến năm 1076, vua Lý Nhân Tông cho xây dựng Quốc Tử Giám - nơi được coi là trường đại học đầu tiên của nước ta. Hiện trong khu di tích còn 82 tấm bia đá, khắc tên của 1306 vị tiến sĩ đỗ đạt trong 82 kì thi. Qua chuyến tham quan, chúng em còn thấy được nước ta là một đất nước coi trọng giáo dục và có nền giáo dục rất lâu đời.
 


 

              Ngày hôm sau, chúng em được đi thăm lăng Bác. Để tham dự lễ chào cờ diễn ra vào mỗi buổi sáng tại quảng trường Ba Đình, chúng em phải dậy sớm hơn thường ngày. Buổi chào cờ theo nghi thức quốc gia diễn ra thật trang trọng, đầy tự hào. Sau đó, chúng em đi tham quan chùa Một Cột như hình bông hoa sen nở rộ giữa mặt hồ phẳng lặng. Tiếp đến, chúng em nhanh chân xếp hàng để làm lễ báo công dâng Bác với sự kính trọng và niềm tự hào về những kết quả mà nhà trường đã đạt được trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Rồi đoàn chúng em vào lăng viếng Bác. Không khí trang nghiêm trong lăng dường như làm thời gian ngừng trôi, không gian như dừng lại để chúng em được ngắm nhìn Bác lâu hơn. Chúng em còn được đi tham quan Phủ Chủ Tịch, ao cá, nhà sàn và khu nhà 58 nơi Bác từng sống và làm việc. Cuối cùng, khi được xem tư liệu về những giây phút cuối đời Bác, rất nhiều bạn đã không cầm được nước mắt mà bật khóc vì nhân cách, lẽ sống chan hòa, giản dị của Bác. Hành trình tham quan lăng Bác kết thúc với những cảm xúc khó quên.


 

                Địa điểm cuối cùng chúng em được tham quan trong chuyến đi là Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn và vườn hoa Lý Thái Tổ. Hồ Hoàn Kiếm rộng lớn với tháp Rùa ở giữa từ lâu đã là biểu tượng của thủ đô Hà Nội. Phía trên hồ là cầu Thê Húc cong cong như con tôm dẫn vào đền Ngọc Sơn. Còn vườn hoa Lý Thái Tổ thì thật lung linh với rất nhiều loài hoa khác nhau đang khoe sắc. Đứng trước những khung cảnh đẹp đẽ đó, không ít bạn đã phải thốt lên rằng: "Ôi! Hà Nội thật đẹp quá!"
                Chuyến trải nghiệm kết thúc để lại cho chúng em rất nhiều sự lưu luyến và tiếc nuối. Qua chuyến đi, chúng em đã biết thêm được nhiều điều bổ ích và có những kỉ niệm thật khó quên.