K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 10 2016

Vì nhân vật Giôn-xi trong truyện nói nếu như chiếc lá cuối cùng trên cây rơi xuống đồng nghĩa cô sẽ lìa đời. Cụ Bơ-men đã vẽ một chiếc lá giả để Giôn-xi tiếp tục có niềm tin sống tiếp.

14 tháng 10 2016

Sự sống và cái chết: Vì nó bao quát toàn nội dung của truyện xoay quanh giữa sự sống và cái chết mà Giôn-xiu dành cho mình khi tự gán số phận của mình vào khoảnh khắc bất ngờ, choáng ngợp để rồi  khi cô vượt qua cái chết chóc mà cô từng nghĩ lại thấy yêu quý và tôn trọng cuộc đời.

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

- Giải thích: Nghĩa đen tức là nước lớn, nhiều thì ắt sẽ vỡ bờ. Trong đoạn trích này kinh nghiệm dân gian được thể hiện trong thành ngữ bắt gặp sự khám phá đời sống của cây bút hiện thực Ngô Tất Tố. Đoạn trích chẳng những làm toát lên cái lô-gic hiện thực: tức nước vỡ bờ, có áp bức có đấu tranh, mà còn toát lên cái chân lí: Con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng, không có con đường nào khác.

- Nhan đề như vậy đã thỏa đáng rồi vì đã nói được lên nội dung của tác phẩm.

13 tháng 1 2017

- Nhan đề “Tức nước vỡ bờ” đặt cho đoạn trích này rất thoả đáng. Trước hết, đây là một thành ngữ dân gian; với đặc điểm súc tích, giàu ý nghĩa của những cụm từ cấu trúc kiểu này, nhan đề “Tức nước vỡ bờ” vừa thống nhất, vừa bổ sung, làm nổi bật ý nghĩa của đoạn trích.

- Thành ngữ “Tức nước vỡ bờ” là một kinh nghiệm mà ông cha ta đã đúc kết, nêu lên một chân lí khách quan: Một sự vật khi bị dồn nén đến một mức độ nhất định tất yếu sẽ phá vỡ khuôn khổ ấy.

- Có thể nói hành động của chị Dậu được thể hiện trong đoạn trích chính là điểm gặp gỡ giữa Ngô Tất Tô và tư tưởng người xưa khi cùng thể hiện logic cuộc sống: có áp bức tất có đấu tranh.

- Hành động đấu tranh của chị Dậu đã biểu hiện rõ được cái nhan đề. Khi con người bị áp bức bóc lột tới một giới hạn nhất định con người sẽ vùng lên đấu tranh để đòi lại công lý, “con giun xéo lắm cũng quằn”. Hành động của chị Dậu đã làm tăng lên ý nghĩa của hành động biết đấu tranh chống lại cái ác và cái xấu.

- Mặc dù tự phát, song hành động của chị cho thấy sức mạnh tiềm tàng của người nông dân. Sức mạnh ấy bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, từ tình yêu thương. Đây là đoạn văn sảng khoái nhất trong hơn một trăm trang “Tắt đèn”.

7 tháng 7 2017

Nhan đề tức nước vỡ bờ phản ánh quy luật: có áp bức sẽ có đấu tranh.

- Xét toàn bộ nội dung tác phẩm thì Tức nước vỡ bờ là tên gọi hợp lý phù hợp với diễn biến truyện.

- Tên nhan đề có ý nghĩa khi con người bị áp bức, bóc lột sẽ phản kháng mạnh mẽ. Sức mạnh đó bắt nguồn từ ý thức nhân phẩm, tình yêu thương gia đình.

8 tháng 7 2021

Câu 1:

- Chi tiết "cái chết của lão Hạc khi ăn bã chó".

Câu 2:

- Phân tích ý nghĩa của chi tiết "cái chết của lão Hạc khi ăn bã chó":

+ Là một sự chuộc lỗi ông dành cho cậu Vàng.

+ Cái chết ấy là sự chấm dứt một đời con người nhưng nó đôi khi lại là sự giải thoát cho số phận bi kịch của một đời người.

+ Cái chết ấy vừa bộc lộ rõ phẩm chất lòng tự trọng của ông, vừa thể hiện được hoàn cảnh khốn khó của người nông dân nghèo trong xã hội.

+ Thể hiện được giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực mà nhà văn muốn truyền tải.

(em phân tích theo các ý chị liệt kê nhé!)

- Nếu được chọn đặt nhan đề khác, em sẽ đặt nhan đề cho truyện là "Cái chết của lão Hạc". Vì đây là chi tiết đắt của câu chuyện, vừa gợi được nội dung, gợi được cảm giác tò mò cho độc giả "vì sao lão Hạc chết?".

Câu 3:

- Tác giả chọn nhan đề cho truyện ngắn là "Lão Hạc", bởi vì lão Hạc chính là nhân vật trung tâm của câu chuyện. Ông là hình ảnh tiêu biểu đại diện cho người nông dân hiền lành, chân chất, ngay. Thế nhưng phải chịu cảnh đói nghèo đến bần cùng của nạn sưu cao thuế nặng của thời kì nửa thực dân phong kiến. Cái tên truyện gói gọn trong hai từ nhưng vẫn đủ sức làm nổi bật, gợi sự hứng thú, tò mò về nội dung của truyện ngắn. Gợi liên tưởng về người cha già gần gũi, có số phận đau thương, bất hạnh.

5 tháng 10 2021

chưa làm hả Hưng :)

 

23 tháng 1 2022

TK:

Em bé bán diêm thật tội nghiệp. Người đời đối xử tàn nhẫn với em biết mấy. Họ chẳng thèm để ý đến những lời chào hàng tha thiết của em thậm chí đến lúc chết, cái thi thể lạnh cóng của em cũng chỉ nhận được những ánh nhìn lạnh nhạt. Trong cái xã hội thiếu tình thương ấy, nhà văn An-đéc-xen đã tỏ lòng thương cảm sâu sắc đối với em bé bất hạnh. Chính tình yêu ấy đã khiến nhà văn miêu tả thi thể em với đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, đồng thời tưởng tượng ra cảnh huy hoàng của hai bà cháu lúc về trời. Song nhìn chung cả câu chuyện nói chung và đoạn kết của truyện nói riêng là một cảnh tượng thương tâm thực sự. Nó gợi lên ở chúng ta bao nỗi xót xa cho những kiếp người nghèo khổ.