K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2023

Theo quan sát của em, kinh tế Đông Nam Á đã có những thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Các nước trong khu vực như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ và đang trở thành điểm đến thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Tuy nhiên, cũng có những thách thức đối với kinh tế Đông Nam Á, bao gồm các vấn đề như kém cạnh tranh, tăng trưởng kinh tế chậm, cơ cấu kinh tế chưa phát triển đồng đều và khả năng ứng phó với những thay đổi trong tình hình thế giới.

Vì vậy, kinh tế Đông Nam Á cần tiếp tục cải cách, nâng cao năng lực cạnh tranh và đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao để tăng trưởng kinh tế bền vững trong tương lai.

14 tháng 3 2022

giúp em vs ạ

14 tháng 3 2022

giúp em vs mai thi rồi gianroi

14 tháng 2 2022

B

14 tháng 2 2022

B

18 tháng 10 2018

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011

 + Tính bán kính đường tròn  ( r 1990 , r 2011 ) :

r 1990 = 1 , 0   đvbk

r 2011 = 1553 , 9 1327 , 8 = 1 , 08   đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011

 b) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2011:

* Về sự thay đổi dân số

- Dân số các quốc gia Đông Á và tổng số dân toàn khu vực đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau giữa các quốc gia.

+ CHDCND Triều Tiên có tốc độ tăng trưởng dân số cao nhất (tăng gấp 1,22 lần), tiếp đến là CHND Trung Hoa (tăng gấp 1,18 lần), Hàn Quốc (tăng gấp 1,16 lần).

+ Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng dân số thấp nhất (tăng gấp 1,03 lần).

- Các quốc gia có tốc độ tăng trưởng dân số cao hơn tốc độ tăng trưởng tổng dân số toàn khu vực là CHDCND Triều Tiên, CHND Trung Hoa.

- Hàn Quốc, Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng dân số thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng dân số toàn khu vực.

* Về cơ cấu dân số:

- Trong cơ cu dân s các nước Đông Á năm 1990 và năm 2011, chiếm tỉ trọng cao nht là CHND Trung Hoa, tiếp đến là Nhật Bản, Hàn Quc và chiếm tỉ trọng thấp nhất là CHDCND Triều Tiên.

- Cơ cấu dân số các nước Đông Á có sự thay đổi trong giai đoạn 1990 - 2011. Cụ thể:

+ Tỉ trọng dân số CHND Trung Hoa tăng từ 86,0% lên 87,0%, tăng 1,0%.

+ Tỉ trọng dân số Nhật Bản giảm từ 9,3% xuống còn 8,2%, giảm 1,1%.

+ Tỉ trọng dân s CHDCND Triều Tiên tăng từ 1,5% lên 1,6%, tăng 0,1%.

+ Tỉ trọng dân sHàn Quốc không có sự thay đổi, duy trì ở mức 3,2%.

30 tháng 3 2018

a) Vẽ biểu đồ - Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 1990 và năm 2010

 + Tính bán kính hình tròn  ( r 1990 , r 2010 ) :

r 1990 = 1 , 0   đvbk

r 2010 = 204306 111378 = 1 , 35   đvbk

-Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 1990 và năm 2010 (%)

b) Nhận xét

- Cơ cấu:

+ Trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 1990, chiếm tỉ trọng cao nhất là In-đô-nê-xi-a, tiếp đến là Việt Nam, sau đó là Thái Lan, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia, Ma-lai-xi-a, Lào (dẫn chứng).

+ Trong cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á năm 2010, chiếm tỉ trọng cao nhất là In-đô-nê-xi-a, tiếp đến là Việt Nam, sau đó là Thái Lan, Mi-an-ma, Phi-lip-pin, Cam-pu-chia, Lào, Ma-lai-xi-a (dẫn chứng).

- Sự chuyển dịch cơ cấu:

Giai đoạn 1990 - 2010, cơ cấu sản lượng lúa phân theo các nước ở Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Tỉ trọng sản lượng lúa của Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma, Thái Lan, Việt Nam và các nước khác tăng (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng sản lượng lúa của In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin giảm (dẫn chứng).

4 tháng 5 2017

Do hướng của địa hình Đông Nam Á lục địa chủ yếu là hướng tây bắc - đông nam hoặc bắc - nam nên việc phát triển giao thông theo hướng đông - tây gặp nhiều trở ngại như: phải làm cầu nhiều, hầm đường bộ để vượt qua sông, núi (chủ yếu có hướng Bắc - Nam). Tuy nhiên việc phát triển giao thông là hết sức cần thiết - đặc biệt đối với các nước Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam-pu-chia và Việt Nam. Các nước này có chiều dài lãnh thổ gần như theo hướng bắc - nam, nên cần thiết phải phát triển các dự án phát triển giao thông theo hướng đông - tây để tạo sự thuận lợi trong thông thương, hợp tác cùng phát triển.