K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 6 2021

2 câu thơ cho thấy tầm quan trọng của một tập thể, khi có một con người, mọi thứ trở nên nhỏ bé, lẻ loi, sống cũng mau lụi tàn như ''đốm lửa'' mà thôi!

16 tháng 2 2020

Được sống, được sinh ra trong cuộc đời là một điều hạnh phúc to lớn, bởi ở đó chúng ta có nhiều cơ hội sống, cơ hội phát triển và bắt đầu những mối quan hệ tốt đẹp. Đối với con người, sự sống là điều quan trọng nhất, đối lập với sự sống là cái chết – sự mất mát luôn ám ảnh trong cuộc sống của con người bởi khi ấy con người buộc phải dừng chân trong hành trình đi đến tương lai để trở về với cõi vĩnh hằng. Với nhiều người cái chết là điều kinh khủng nhất, con người đã và đang tìm mọi cách để chế ngự cái chết, giành giật sự sống. Tuy nhiên, bàn về những điều mất mát lớn nhất trong cuộc sống, bên cạnh những người cho rằng đó là cái chết thì cũng có không ít người cho rằng đó là sự lụi tàn của tâm hồn ngay khi sống như Norman Kusin đã từng nói “Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống”.

Câu nói “ Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống” là một lời đánh giá về giá trị đích thực của cuộc sống. Sống và chết vốn là những trạng thái đối lập, càng yêu cuộc sống con người sẽ càng sợ hãi, ám ảnh bởi cái chết. Đó là sự mất mát về mặt vật chất, tuy nhiên trong thực tế cuộc sống con người vẫn còn tồn tại một nỗi sợ hãi lớn lao hơn, khủng khiếp hơn cả cái chết, đó là khi còn sống nhưng con người lại đánh mất ý nghĩa, niềm tin vào cuộc sống, sống nhưng để tâm hồn của mình dần lụi tàn.

Cái chết không phải là điều mất mát lớn nhất trong cuộc đời. Sự mất mát lớn nhất là để tâm hồn lụi tàn ngay khi còn sống

Chết là chấm dứt sự sống, chấm dứt sự tồn tại hữu hình của con người trong cuộc đời. Khi đã chết con người sẽ phải rời xa vĩnh viễn những người yêu thương, những điều ta yêu quý, trân trọng mà trên hết là mất đi cơ hội sống, cơ hội hưởng thụ những điều tốt đẹp của cuộc sống. Mỗi người chỉ được sinh ra một lần, được sống một lần. Do vậy mà cái chết chính là sự mất mát lớn nhất khiến nhiều người ám ảnh, kinh sợ. Vậy tại sao Kusin lại có nhận định “Cái chết không phải điều mất mát lớn nhất”?

Câu nói là lời nhận định nhưng lại mang hình thức của một câu phủ định về một sự thật tưởng như chân lý ấy. Cuộc sống vốn là điều quý giá, là cơ hội để con người phát triển, hoàn thiện nhưng sự sống ấy lại là hữu hạn trong cái vô hạn của cuộc đời. Không một ai có thể tồn tại mãi trong cuộc đời. Tuy nhiên, sự mất mát về sự sống vật chất không phải dấu chấm hết cho cuộc đời của mỗi con người, bởi những giá trị sống tốt đẹp thì vẫn luôn sống mãi như Thomas Campbell từng nói: “Chúng ta không hề chết đi khi còn sống, trong sâu thẳm trái tim những người ở lại” .Bác Hồ vĩ đại của dân tộc Việt Nam dù đã mãi ra đi nhưng công lao, tấm lòng cao cả của bác vẫn sống mãi trong tiềm thức của mỗi con người Việt Nam.

Sự tàn lụi ngay khi sống mới là điều đáng sợ nhất. Sống chỉ thực sự ý nghĩa nếu như con người ý thức được về sự sống của mình, biết đặt ra những mục tiêu để cố gắng, theo đuổi. Nếu sống nhưng tâm hồn trống rỗng, vô cảm với bản thân, với đồng loại hay họ chỉ biết yêu bản thân mà không quan tâm đến những người xung quanh, sống không ước mơ thì cuộc sống ấy sẽ trở nên vô vị, nhàm chán, là “cái chết” về mặt tâm hồn. Cái chết ấy thậm chí còn đáng sợ, khủng khiếp hơn cả cái chết về thể chất. Chẳng những thế mà Trương Ba đã lựa chọn cái chết để được làm chính mình, được trọn vẹn là chính mà mà không phải chết mòn, lùi tàn dần trong cuộc sống vay mượn.

Xã hội hiện đại tạo điều kiện cho con người phát triển, khẳng định bản thân nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ sa vào lối sống hưởng thụ, vô cảm, đánh mất phương hướng. Do vậy hãy sống tích cực, lạc quan, sống có ý nghĩa để không rơi vào tình trạng tâm hồn tàn lụi.

     HỌC TỐT NHA ..LINK MÌNH VỚI

10 tháng 1 2021

-Trong câu thơ “cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu 

                       Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”

Câu thơ trên liên quan đến bút pháp tả cạnh ngụ tình của ng du trong truyện kiều

-Bút pháp tả cảnh ngụ tình là bút pháp thông qua cảnh vật thiên nhiên để khắc họa tư tưởng,tình cảm,suy nghĩ của con người một cách rõ nét nhất và đặc sắc nhất

 

30 tháng 12 2017

Hình ảnh ngọn lửa khái quát cao hơn, tác giả lớp nghĩa thực ra.

- Ngọn lửa ở đây là ngọn lửa của tình yêu thương của bà, nuôi dưỡng, chăm sóc người cháu

- Ngọn lửa là sự kết tinh tình yêu thương, niềm tin của bà truyền cho cháu

→ Tình yêu thương, hơi ấm tình cảm, niềm tin của bà truyền lại cho thế hệ mai sau sẽ không thể dập tắt

20 tháng 3 2020

1. Phương thức biểu đạt: biểu cảm.

2. Đây là lời của mẹ nói với con.

3. Câu hỏi tu từ

4. Biết sống vì người khác.

20 tháng 9 2017

Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ đạo lại là tình mẹ

   + Hình ảnh con cò gợi ý nghĩa về biểu tượng về lòng mẹ, sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng của người mẹ

Những câu thơ mang tính khái quát đều là những câu thơ chứa chan tình cảm yêu thương của mẹ

   + Quy luật tình cảm bền vững, sâu nặng, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ của mẹ

   + Mẹ theo con tới bất cứ phương trời nào, luôn che chở, động viên con

- Lời ru là khúc hát chan chứa tình yêu thương của mẹ

   + Mẹ hóa thân vào cánh cò mang ý nghĩa sâu xa: sự hi sinh, nhọc nhằn để bảo vệ con

- Hình ảnh kết bài như tiếng lòng tha thiết, kết tinh cao nhất của tình mẫu tử

Những câu thơ trên cho em hiểu rằng: thành công và những điều chúng ta muốn có không phải thứ sẽ đến trong ngày một ngày hai mà cần có thời gian nỗ lực và tích lũy kinh nghiệm. Vạn vật đều có thời gian thích hợp của nó, thành công của con người cũng vậy. Những gì đến quá nhanh có thể không chắc chắn dẫn đến đổ vỡ. Nhưng ngược lại khi chúng ta đợi đến một độ "chín" phù hợp rồi gặt hái nó, ta sẽ có thành quả như ý. Và để đi đến ngày hôm đó ta phải chấp nhận mọi khó khăn thử thách ở trước mắt.