K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Thông tin về cuốn sách “Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay”

"Khi ta thay đổi, thế giới sẽ đổi thay" đưa ra luận điểm: chúng ta chỉ có hai lựa chọn thật sự trong đời. Lựa chọn thứ nhất là rơi vào thất vọng, tê liệt và để mặc nỗi sợ hãi lấn lướt. Lựa chọn thứ hai là mở rộng trái tim với thế giới xung quanh, hàn gắn bản thân và người khác bằng cách thay đổi thói quen hành động trong các mối quan hệ. Chúng ta không thể thay đổi một ai đó. Chúng ta thường cũng không thể thay đổi hoàn cảnh. Nhưng chúng ta có thể thay đổi chính cách ứng xử của mình. Chúng ta có thể học cách suy nghĩ trước khi hành động. Chúng ta có thể học cách hành động bằng trái tim yêu thương thay vì phản ứng bằng thái độ tức giận hay tổn thương. Chúng ta hãy ghi nhớ là mình nắm quyền kiểm soát mọi thứ. Khi chúng ta ngừng chú tâm vào khó khăn, cách giải quyết sẽ xuất hiện.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Mục đích viết của tác giả là khẳng định lịch sử lâu đời, sự phong phú và giá trị độc đáo trong nghệ thuật truyền thống của người Việt. 

- Mục đích đó được thể hiện ở hầu hết các đoạn trong văn bản.

8 tháng 3 2023

- Mục đích viết của tác giả là viết về những nét nổi bật trong nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.

- Mục đích viết được thể hiện rõ trong đoạn thứ nhất của văn bản, câu văn “Như ta thấy về sự phát triển văn học, dân tộc này có khiếu thưởng thức cái thanh và cái đẹp, biết biểu lộ về phương diện nghệ thuật một thị hiếu chắc chắn và không phải là không sâu sắc.”

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

“Đừng để người thân bị tổn thương vì sự vô tâm của bạn”. Đã bao giờ bạn tự hỏi liệu mình đã từng vô tình làm tổn thương người khác? Đã bao giờ bạn thực sự biết yêu thương một người? Bạn có thể là một người khó để bày tỏ lòng mình hoặc không biết cách thể hiện tình cảm của mình với người khác. Vì vậy, bạn thường chọn cách lơ đi, miễn là không làm ảnh hưởng đến họ. Nhưng bạn có biết rằng, chính cách suy nghĩ ấy lại khiến bạn trở nên vô tâm và vô tình làm tổn thương những người bạn yêu quý. Đôi khi, chỉ cần một lời hỏi han, một hành động quan tâm cũng đủ khiến người thân yêu của bạn ấm lòng. Bạn biết đấy, thời gian sẽ chẳng đợi chờ một ai cả. Vì vậy, hãy yêu thương, hãy quan tâm, hãy sẻ chia, đừng ngần ngại bộc lộ tình cảm của mình với những người thân yêu!

17 tháng 8 2018

Chữ ta của Hữu Thọ:

a, Bài viết bàn về: giữ gìn bản sắc văn hóa ngôn ngữ trong thời kì mở cửa

    + Phê phán thói sử dụng từ ngữ nước ngoài bừa bãi

b, Luận điểm

    + Tiếng nước ngoài lấn lướt tiếng Việt trong bảng hiệu, biển hiệu ở nước ta

    + Lạm dụng tiếng nước ngoài được đưa vào báo chí

- Đọc trước đoạn trích Hồi trống Cổ Thành; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả La Quán Trung, tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử dài 120 hồi. Tác phẩm chủ yếu kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Tào, Ngụy, Lưu, Thục và Tôn Ngô trong gần 100 năm...
Đọc tiếp

- Đọc trước đoạn trích Hồi trống Cổ Thành; tìm hiểu thêm thông tin về tác giả La Quán Trung, tác phẩm Tam quốc diễn nghĩa

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh đoạn trích:

Tam quốc diễn nghĩa là bộ tiểu thuyết diễn nghĩa lịch sử dài 120 hồi. Tác phẩm chủ yếu kể lại quá trình hình thành, phát triển và diệt vong của ba tập đoàn phong kiến Tào, Ngụy, Lưu, Thục và Tôn Ngô trong gần 100 năm (184-280) của nước Trung Hoa thời cổ.

Ở phần đầu bộ tiểu thuyết, ba nhân vật Lưu Bị, Quan Vân Trường (Quan Công) và Trương Phi, những người lập nên nhà Lưu Thục sau này, gặp nhau, kết nghĩa anh em ở vườn đào, thề cùng nhau sống chết để khôi phục nhà Hán. Ở thời kì đầu loạn lạc, ba anh em gặp rất nhiều khó khăn, mỗi người một ngả. Lưu bị phải theo Viên Thiệu, Quan Công bất đắc dĩ theo Tào Tháo, còn Phương Phi lưu lạc ở Cổ Thành. Đoạn trích sau đây kể lại chuyện quan công sau khi biết Lưu Bị đang ở bên phía Viên Thiệu đã đem hai chị dâu chạy khỏi doanh trại của Tào Tháo, trên đường đi biết tin Trương Phi đã lấy được Cổ Thành nên tìm về đoàn tụ.

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

Tác giả La Quán Trung

1. Tiểu sử

- La Quán Trung (1330 – 1400), tên La Bản, hiệu Hồ Hải tản nhân.

- Người vùng Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây cũ.

- La Quán Trung sinh ra trong một gia đình quý tộc, tuổi thanh niên ông nuôi chí phò vua giúp nước nhưng đúng khi nhà Nguyên đang suy tàn. Chí lớn không thành, ông bỏ đi phiêu lãng nên có biệt hiệu là Hồ Hải tản nhân.

- Tính tình: cô độc, lẻ loi, thích một mình ngao du đây đó.

- Người có chí lớn, ôm mộng “mưu đồ sự nghiệp bá vương” nhưng không thành.

2. Sự nghiệp văn học

a. Phong cách nghệ thuật

- La Quán Trung nổi tiếng có tài văn chương, giỏi từ khúc, câu đối và kịch nhưng thể hiện rõ nhất ở tiểu thuyết.

- Ông chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.

b. Tác phẩm chính

- Những tác phẩm nổi bật : “Tam quốc diễn nghĩa”, “Tùy Đường lưỡng triều chí truyện”, “Tấn Đường ngũ đại sử diễn nghĩa”, “Bình yêu truyện”,…

→ Là người đầu tiên có đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử Minh – Thanh. 

7 tháng 5 2023

a. Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp người đọc hiểu thêm về lời thuyết mình, hình dạng cây đàn ra sao; sự khác nhau giữa cần đàn ghi-ta thường và cần đàn ghi-ta lõm; nó được sử dụng rộng rãi trong môi trường nào; dàn nhạc cải lương bao gồm những nhạc cụ nào.

b. Cách tác giả văn bản chú thích các hình ảnh đi kèm:

- Độ dài chú thích vừa phải, tương ứng với chiều dài của ảnh.

- Nội dung của phần chú thích và ảnh đồng nhất với nhau.

- Hình ảnh và phần chú thích giúp lời thuyết minh trong văn bản chính rõ ràng hơn.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

a. Các hình ảnh được sử dụng trong văn bản Đàn ghi-ta phím lõm trong dàn nhạc cải lương giúp chúng ta hình dung được về vẻ ngoài của chiếc đàn ghi ta phím lõm.

b. Văn bản chú thích các hình ảnh đính kèm: ngắn gọn, dễ hiểu, có liên quan trực tiếp và biểu thị nội dung của hình ảnh

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Sau quá trình học tập, tự rút ra những lưu ý cho bản thân.

Lời giải chi tiết:

Bài học

Một số điều thu nhận được

Cách đọc một văn bản thơ.

- Đọc dựa vào mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

- Đọc diễn cảm.

- Để ý các dấu hiệu nghệ thuật như vần, nhịp, thanh, thể thơ, các biện pháp tu từ,...

Cách sắp xếp trật tự từ trong câu.

- Đảm bảo đúng ngữ pháp và lô-gíc ngữ nghĩa.

- Giúp câu văn, bài văn của mình hay và tránh lặp từ cũng như thừa từ.

- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

- Cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học.

- Giới thiệu rõ ràng tác phẩm sẽ phân tích, đánh giá.

- Xác định rõ, đúng đối tượng viết và người nghe.

- Hiểu được các sự kiện chính có trong tác phẩm.

- Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.

- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.

Cách nghe người khác trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi, nhận xét, đánh giá về các ý kiến đó.

- Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến vấn đề sẽ được nghe.

- Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.

- Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá.

- Đưa ra những lời nhận xét, thắc mắc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng.

6 tháng 5 2023

Bài học

Một số điều thu nhận được

Cách đọc một văn bản thơ.

- Đọc dựa vào mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

- Đọc diễn cảm.

- Để ý các dấu hiệu nghệ thuật như vần, nhịp, thanh, thể thơ, các biện pháp tu từ,...

Cách sắp xếp trật tự từ trong câu.

- Đảm bảo đúng ngữ pháp và lô-gíc ngữ nghĩa.

- Giúp câu văn, bài văn của mình hay và tránh lặp từ cũng như thừa từ.

- Cách viết một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.

- Cách giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học.

- Giới thiệu rõ ràng tác phẩm sẽ phân tích, đánh giá.

- Xác định rõ, đúng đối tượng viết và người nghe.

- Hiểu được các sự kiện chính có trong tác phẩm.

- Phân tích, đánh giá chủ đề của tác phẩm.

- Đánh giá tác dụng của những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm.

- Có lí lẽ thuyết phục và bằng chứng tin cậy lấy từ tác phẩm.

Cách nghe người khác trình bày ý kiến, quan điểm và trao đổi, nhận xét, đánh giá về các ý kiến đó.

- Tìm hiểu về các kiến thức liên quan đến vấn đề sẽ được nghe.

- Chuẩn bị giấy, bút để ghi chép.

- Ghi chép ngay những thắc mắc, những câu hỏi muốn trao đổi với người nói về bài đánh giá.

- Đưa ra những lời nhận xét, thắc mặc, trao đổi của mình với người nói bằng một giọng điệu nhẹ nhàng và thái độ tôn trọng.