K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 11 2023

- Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại và phát triển của con người và tự nhiên.

- Đặc điểm:

+ Môi trường sống của con người là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng đến đời sống và sự phát triển của con người, được phân thành:

Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố tự nhiên như đất, nước, không khí, sinh vật,…

Môi trường xã hội: Bao gồm các mối quan hệ giữa con người với con người như luật lệ, phong tục tập quán, cam kết, quy định,…

Môi trường nhân tạo: bao gồm các yếu tố con người tạo ra như cơ sở hạ tầng, các khu đô thị.

+ Môi trường có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.

10 tháng 1 2023

* Khái niệm: Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo, có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và tự nhiên.

* Đặc điểm

- Môi trường sống của con người bao gồm: môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội.

- Môi trường tự nhiên bao gồm đất, nước, khí hậu, sinh vật, sông ngòi, địa hình,... Các yếu tố này tồn tại và phát triển theo quy luật tự nhiên nhưng vẫn chịu tác động của con người.

- Môi trường nhân tạo bao gồm các yếu tố vật chất, kĩ thuật do con người tạo ra và chịu sự chi phối của con người. Các thành phần của môi trường nhân tạo sẽ bị huỷ hoại nếu không có sự chăm sóc của con người.

- Môi trường xã hội là các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối, trong giao tiếp với các luật lệ, thể chế, quy định, cam kết ở các cấp khác nhau. Nó định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định.

* Vai trò của môi trường

- Nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người.

- Giúp lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.

- Không gian sống và bảo vệ con người, sinh vật khỏi những tác động từ bên ngoài.

- Chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong sinh hoạt và sản xuất.

3 tháng 2 2023

- Khái niệm: Tài nguyên thiên nhiên là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cho cuộc sống.

- Đặc điểm:

+ Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đều trong không gian. Các tài nguyên có giá trị kinh tế cao thương hình thành qua quá trình phát triển lâu dài.

+ Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng. Có rất nhiều các để phân loại tài nguyên thiên nhiên. Cách phân loại tài nguyên thông dụng nhất là dựa vào khả năng tái sinh của tài nguyên so với tốc độ tiêu thụ của con người.

3 tháng 2 2023

Thủy quyển là toàn bộ lớp nước bao quanh Trái Đất, phân bố trong các đại dương, trên lục địa, trong các lớp đất đá, trong khí quyển và trong cơ thể sinh vật.

13 tháng 12 2022

* Khái niệm

- Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên (theo Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam, 2020).

- Theo UNESCO (năm 1981), môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, trong đó con người sống và lao động, khai thác tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo nhằm thoả mãn những nhu cầu của mình.

* Đặc điểm

Đặc điểm chung của môi trường là:

- Có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với con người.

- Môi trường có thể tác động và ảnh hưởng đến con người.

* Vai trò

- Tạo ra không gian sống cho con người và sinh vật. Ví dụ: Con người và sinh vật sống ở môi trường đới nóng, ôn hòa, đới lạnh; sống ở đồng bằng, miền núi, hải đảo,…

- Chứa đựng và cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời sống con người.

- Là nơi chứa đựng, cân bằng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra.

- Lưu giữ và cung cấp thông tin, nhờ đó con người có thể hiểu biết được quá khứ và dự đoán được tương lai cho chính mình.

14 tháng 12 2022

Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

3 tháng 2 2023

- Đất là lớp vật chất mỏng bao phủ bề mặt các lục địa và đảo, được tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá.

- Khác nhau giữa lớp vỏ phong hóa và đất:

+ Đất: tạo thành do quá trình phong hóa các loại đá; gồm tầng chứa mùn và tầng tích tụ.

+ Vỏ phong hóa: tạo thành bởi sự phong hóa của đá gốc; bao gồm cả đất (tầng chứa mùn, tầng tích tụ) và tầng đá mẹ.

3 tháng 2 2023

Đặc điểm của ngành công nghiệp:

- Gắn liền với sử dụng máy móc và áp dụng công nghệ.

- Có mức độ tập trung hóa, chuyên môn hóa và hợp tác hóa rất cao.

- Đòi hỏi tiêu thụ nguyên liệu đầu vào lớn nên lượng chất thải ra môi trường nhiều.

- Có tính linh động cao về mặt phân bố theo không gian.

- Nền công nghiệp hiện đại gắn liền với tự động hóa, ứng dụng công nghệ cao, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển.

14 tháng 12 2022

- Tỉ lệ tăng dân số thực tế là tổng số giữa tỉ lệ tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ tăng dân số cơ học (đơn vị tính là %).

- Đây là thước đo phản ánh đầy đủ về sự gia tăng dân số.

- Tuy nhiên, giữa hai bộ phận tạo nên gia tăng dân số thực tế thì gia tăng dân số tự nhiên vẫn là động lực phát triển dân số.

10 tháng 1 2023

* Khái niệm: Là toàn bộ giá trị vật chất có trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng để phục vụ cuộc sống của con người.

* Đặc điểm

- Tài nguyên thiên nhiên phân bố không đồng đều trong không gian, phụ thuộc vào cấu tạo địa chất, khí hậu,... của các lãnh thổ.

- Đại bộ phận các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triển lâu dài của lãnh thổ.

- Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, được phân loại dựa vào thuộc tính tự nhiên, dựa vào công dụng kinh tế và khả năng bị hao kiệt.

* Vai trò của tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên thiên nhiên là một trong những nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế.

- Yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, cơ sở để phát triển nông nghiệp và công nghiệp,...

- Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố quan trọng cho phát triển kinh tế ổn định và tích luỹ vốn.

- Khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể cung cấp nguyên, nhiên liệu ổn định cho sản xuất trong nước.

- Tài nguyên thiên nhiên có thể được khai thác để xuất khẩu, tích luỹ vốn thực hiện quá trình công nghiệp hoá, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống dân sinh,...