K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Nguyên nhân sâu xa:

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu:

+ Các nước ít thuộc địa là Đức, Áo - Hung và I-ta-li-a, hình thành nên khối Liên minh vào năm 1882

+ Các nước có nhiều thuộc địa là Anh, Pháp và Nga hình thành nên khối Hiệp ước vào năm 1907.

=> Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa.

* Nguyên nhân trực tiếp:

- Trong những năm 1912 - 1913, tình hình trên bán đảo Ban-căng trở nên phức tạp, căng thẳng.

- Ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị nhóm dân tộc chủ nghĩa Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội này, ngày 28/7/1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),.. => Tháng 8/1914, Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

14 tháng 9 2023

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu:

+ Các nước ít thuộc địa là Đức, Áo - Hung và I-ta-li-a, hình thành nên khối Liên minh vào năm 1882

+ Các nước có nhiều thuộc địa là Anh, Pháp và Nga hình thành nên khối Hiệp ước vào năm 1907.

\(\Rightarrow\) Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa.

* Nguyên nhân trực tiếp

- Tình hình căng thẳng ở Ban-căng trong những năm 1912 - 1913 đã châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Lợi dụng sự kiện: ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi, giới cầm Áo - Hung đã tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),..

\(\Rightarrow\) Đầu tháng 8/1914, Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

* Nguyên nhân sâu xa:

- Sự phát triển không đều về kinh tế đã làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc.

- Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu:

+ Các nước ít thuộc địa là Đức, Áo - Hung và I-ta-li-a, hình thành nên khối Liên minh vào năm 1882

+ Các nước có nhiều thuộc địa là Anh, Pháp và Nga hình thành nên khối Hiệp ước vào năm 1907.

=> Cả hai khối quân sự này đều ra sức kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chạy đua vũ trang, tìm cớ gây chiến tranh để phân chia lại thị trường, thuộc địa.

* Nguyên nhân trực tiếp

- Tình hình căng thẳng ở Ban-căng trong những năm 1912 - 1913 đã châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Lợi dụng sự kiện: ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị ám sát tại Xéc-bi, giới cầm Áo - Hung đã tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),..

=> Đầu tháng 8/1914, Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
13 tháng 9 2023

* Nguyên nhân sâu xa: Những chuyển biến quan trọng trong đời sống kinh tế - chính trị - xã hội và tư tưởng ở Pháp cuối thế kỉ XVIII là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự bùng nổ của cách mạng tư sản Pháp.

- Về kinh tế:

+ Cuối thế kỉ XVIII, Pháp vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu.

+ Nền công, thương nghiệp của Pháp có bước phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa, nhưng bị kìm hãm nặng nề bởi những quy định ngặt nghèo của chế độ phường hội.

- Về chính trị:

+ Vào nửa sau thế kỉ XVIII, chế độ quân chủ chuyên chế ở Pháp đã lâm vào tình trạng khủng hoảng.

+ Sự chuyên chế và hà khắc của vua Lu-i XVI và sự quan liêu, tham nhũng của tầng lớp quan lại đã gây nên nhiều bất bình trong nhân dân.

- Về xã hội: Xã hội Pháp phân chia thành ba đẳng cấp: Quý tộc, Tăng lữ và Đảng cấp thứ ba. Trong đó:

+ Quý tộc và Tăng lữ là hai đẳng cấp nắm mọi chức vụ cao nhất trong bộ máy nhà nước, quân đội và giáo hội; có mọi đặc quyền, được miễn các loại thuế.

+ Đẳng cấp thứ ba gồm nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau và chịu nhiều áp bức, bóc lột.

- Về tư tưởng: Thông qua trào lưu Triết học Ánh sáng (thế kỉ XVIII), các nhà tư tưởng của giai cấp tư sản đã đả phá chế độ phong kiến và Giáo hội, mở đường cho cách mạng bùng nổ.

* Nguyên nhân trực tiếp: Ngày 5/5/1789, vua Lu-i XVI triệu tập Hội nghị ba đẳng cấp để tăng thuế cũ và đặt thuế mới, nhưng không đạt được sự đồng ý của Đẳng cấp thứ ba. Mâu thuẫn giữa Đẳng cấp thứ ba với chính quyền phong kiến chuyên chế lên cao.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ nhất (1873 - 1874):

+ Cuối năm 1873, thực dân Pháp của Ph.Gác-ni-ê đưa quân ra Bắc, dùng vũ lực chiếm thành Hà Nội. Sau đó quân Pháp tỏa đi đánh chiếm các tỉnh Bắc Kỳ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy (tháng 12/1873), khiến tướng Ph.Gác-ni-ê của Pháp tử trận, quân Pháp hoang mang.

+ Giữa lúc tinh thần kháng chiến của nhân dân đang lên cao, năm 1874, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Giáp Tuất, thừa nhận chủ quyền của Pháp ở 6 tỉnh Nam Kì và nhiều điều khoản bất lợi khác.

- Kháng chiến chống Pháp xâm lược Bắc Kì lần thứ hai (1882 - 1883):

+ Tháng 4/1882, Pháp xâm lược Bắc Kỳ lần 2, chiếm được thành Hà Nội và dần dần kiểm soát được toàn bộ các tỉnh thuộc Đồng bằng Bắc Bộ.

+ Quân triều đình ở thành Hà Nội dưới sự chỉ huy của Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chiến đấu nhưng thất bại.

+ Nhân dân Bắc Kỳ ở khắp nơi nổi dậy đấu tranh chống Pháp, tiêu biểu là: chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (tháng 5/1883).

- Thực dân Pháp tấn công Thuận An, nhà Nguyễn đầu hàng (1884):

+ Lợi dụng triều đình lục đục khi vua Tự Đức mất, Pháp quyết định đánh thẳng vào Huế, buộc triều Nguyễn phải đầu hàng.

+ Tháng 8/1883, Pháp đánh chiếm cửa biển Thuận An (sát kinh thành Huế).

+ Triều đình nhà Nguyễn hoảng hốt, cử người tới điều đình và kí với Pháp bản Hiệp ước Hác-măng. Tới tháng 6/1884, nhà Nguyễn tiếp tục kí với Pháp bản Hiệp ước Pa-tơ-nốt.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.

- Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương

- Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...

- Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.

* Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất:

- Các nước đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung, Ốt-tô-man tan rã, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu,… khiến cho bản đồ châu Âu được phân định lại.

- So sánh lực lượng giữa các nước tư bản có sự thay đổi:

+ Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản

+ Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…

+ Các nước châu Âu khác, như: Anh, Pháp,… bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”

- Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước tư bản (1918 - 1923) và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Trong giai đoạn hai của cuộc chiến, thành công của cách mạng tháng Mười Nga (năm 1917) đã đánh dấu sự chuyển biến lớn lao trong cục diện chính trị thế giới.

 
14 tháng 8 2023

Tham khảo

 Nguyên nhân dẫn đến cách mạng tư sản Anh

- Đến thế kỉ XV - XVI, đời sống kinh tế - chính trị - xã hội ở Anh có nhiều chuyển biến:

+ Nền kinh tế Anh chuyển sang thời kì phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa

+ Xã hội có nhiều biến động, như: nông dân bất bình với nhà nước phong kiến; tầng lớp quý tộc mới ra đời, có thể lực về kinh tế nhưng không có địa vị chính trị tương xứng,…

+ Nền cai trị chuyên chế của vua Sác-lơ I đã tạo ra nhiều bất ổn về chính trị.

- Năm 1640, do cần tiền để đàn áp cuộc nổi dậy ở Xcốt-len, vua Sác-lơ I triệu tập Nghị viện để đặt thêm thuế mới, nhưng bị từ chối. Mâu thuẫn giữa nhà vua với nghị viện ngày càng sâu sắc.

=> Tháng 8/1642, Vua Sác-lơ I tuyên chiến với Nghị viện, cách mạng bùng nổ.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nguyên nhân sâu xa

+ Sự phát triển không đồng đều của chủ nghĩa tư bản đã làm nảy sinh những mâu thuẫn không thể điều hoà giữa các nước đế quốc, trong đó mâu thuẫn lớn nhất liên quan đến vấn đề thị trường và thuộc địa.

+ Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thị trường và thuộc địa ngày càng gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự đối đầu nhau ở châu Âu: phe Liên minh gồm Đức, Áo - Hung, I-ta-li-a (1882) và phe Hiệp ước gồm Anh, Pháp, Nga (1907). Cả hai khối đều ráo riết chuẩn bị chiến tranh để tranh giành thuộc địa.

- Nguyên nhân trực tiếp: ngày 28/6/1914, Thái tử Áo - Hung bị nhóm dân tộc chủ nghĩa Xéc-bi ám sát. Nhân cơ hội này, ngày 28/7/1914, Áo - Hung tuyên chiến với Xéc-bi; Đức tuyên chiến với Nga (1/8/1914),..

=> Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng lan rộng thành chiến tranh thế giới.

-Xuất phát từ sự phát triển ko đồng đều giữa các nước tư bản. Bên thì có quá nhiều thuộc địa(Đế quốc gia Anh,Pháp,Mĩ), bên thì có quá ít thuộc địa(Ý, Đức, Áo-Hung)

-Hai khối quân sự đối lập hình thành bao gồm Phe Liên Minh(Đức-Ý-Áo Hung) và Phe Hiệp ước(Anh,Pháp,Liên Xô)

-28-6-1914: hoàng tử Serbia bị ám sát

13 tháng 8 2023

Tham khảo

♦ Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918):

- Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại thuộc về phe Liên minh. Chiến tranh đã để lại những hậu quả nặng nề cho nhân loại. Cụ thể là:

+ Lôi cuốn 70 quốc gia (trong đó có 38 nước trực tiếp tham chiến) và hàng triệu dân thường vào vòng khói lửa.

+ Khiến 10 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị thương.

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, nhà máy bị phá huỷ...

+ Thiệt hại về vật chất ước tính khoảng 388 tỉ USD.

♦ Tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918): Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc đã dẫn đến những tác động sâu sắc đối với tình hình thế giới. Cụ thể là:

- Bản đồ chính trị thế giới có sự thay đổi với sự tan rã của các đế quốc: Đức, Nga, Áo - Hung và Ốt-tô-man, hàng loạt các quốc gia mới ra đời ở châu Âu;…

- Làm thay đổi so sánh lực lượng giữa các nước tư bản:

+ Mỹ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất trong thế giới tư bản.

+ Nhật Bản được nâng cao vị thế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

+ Đức bị mất hết thuộc địa và một phần diện tích lãnh thổ; đồng thời phải gánh chịu những khoản bồi thường chiến phí khổng lồ,…

+ Các nước châu Âu khác (Anh, Pháp,…) bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ, nhiều nước trở thành con nợ của Mỹ.

- Một trật tự thế giới mới được thiết lập, thường gọi là “hệ thống Vécxai - Oasinhtơn”.

- Sự suy yếu của các nước tư bản (trừ Mĩ) sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tạo những điều kiện khách quan thuận lợi thúc đẩy sự phát triển của cao trào cách mạng ở các nước tư bản (1918 - 1923) và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc.

- Thành công của cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập nhà nước Xô viết đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện chính trị thế giới.

Hậu quả:

-Có hơn 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

-Rất nhiều nhà cửa, làng mạc bị phá hủy

-Các nước Châu Âu dù thắng hay thua trận đều nợ Mỹ một khoản tiền khổng lồ vì đã mua vũ khí

Tác động:

-Trong thời gian diễn ra chiến tranh, CMT10 Nga thành công dẫn tới sự thay đổi lớn trên bản đồ chính trị thế giới

-Hiệp ước Vecxai-Washington đã thiết lập ra một trật tự thế giới mới nhưng ko giải quyết được mâu thuẫn giữa các nước tư bản với nhau. Hậu quả là sau đó xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 còn nặng nề hơn

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử làm trấn thủ Thuận Hoá. Tới năm 1570, ông kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn Thuận Hóa, Quảng Nam đã trở thành một vùng đất yên bình, kinh tế phát triển, dân cư đông đúc.

+ Năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn (nay thuộc Bình Định) vào đất Phú yên ngày nay để khai hoang, lập ấp. Năm 1611, phủ Phú yên được thành lập.

+ Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Nghé, Sài Gòn,… khai hoang mở đất.

+ Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành (Ninh Thuận, Bình Thuận) sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.

+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt Phủ Gia Định. Vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này sau đó.

+ Đến giữa thế kỉ XVIII, tại vùng đất phương Nam đã xuất hiện thêm nhiều thôn ấp mới, nhiều trung tâm giao thương phát triển như: Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên,…

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Quá trình khai phá vùng đất phía Nam từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XVIII:

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng được cử làm trấn thủ Thuận Hoá. Tới năm 1570, ông kiêm luôn trấn thủ Quảng Nam. Chỉ trong một thời gian ngắn Thuận Hóa, Quảng Nam đã trở thành một vùng đất yên bình, kinh tế phát triển, dân cư đông đúc.

+ Năm 1597, Nguyễn Hoàng sai Lương Văn Chánh tổ chức đưa dân từ Tuy Viễn (nay thuộc Bình Định) vào đất Phú yên ngày nay để khai hoang, lập ấp. Năm 1611, phủ Phú yên được thành lập.

+ Từ cuối thế kỉ XVI, người Việt tiếp tục di cư về phía nam, tới Mô Xoài (Bà Rịa - Vũng Tàu), Bến Nghé, Sài Gòn,… khai hoang mở đất.

+ Năm 1693, phần đất của Chiêm Thành (Ninh Thuận, Bình Thuận) sáp nhập thành một trấn của Đàng Trong.

+ Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam, đặt Phủ Gia Định. Vùng đất Mỹ Tho, Hà Tiên cũng được sáp nhập vào phủ này sau đó.

+ Đến giữa thế kỉ XVIII, tại vùng đất phương Nam đã xuất hiện thêm nhiều thôn ấp mới, nhiều trung tâm giao thương phát triển như: Nông Nại Đại Phố, Gia Định, Bến Nghé, Hà Tiên,…

 

 

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Mô tả chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút:

+ Tháng 1/1785, Nguyễn Huệ đưa 2 vạn quân vào Gia Định, bố trí mai phục trên sông Tiền, đoạn từ Rạch Gầm tới Xoài Mút (Tiền Giang).

+ Sáng ngày 19/1/1785, quân Tây Sơn dụ quân Xiêm vào trận địa mai phục, rồi đồng loạt tấn công vào đội hình quân Xiêm.

+ Kết quả: chỉ trong vòng một ngày, gần 4 vạn quân Xiêm bị tiêu diệt. Quân Tây Sơn đã làm chủ được vùng Gia Định.