K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- So sánh:

+ Khu vực Tây Bắc: sông ngòi chảy theo hướng tây bắc - đông nam;

+ Khu vực Đông Bắc: sông ngòi chảy theo hướng vòng cung

- Nguyên nhân: giữa khu vực Tây Bắc và Đông Bắc có sự khác nhau về hướng nghiêng của địa hình.

15 tháng 8 2023

tham khảo:

Đặc điểm

Vùng núi Đông Bắc

Vùng núi Tây Bắc

Phạm vi

Tả ngạn sông Hồng là từ dãy Con Voi đến vùng đồi ven biển Quảng Ninh.

Hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả

Hướng núi

Chủ yếu là hướng vòng cung bao gồm: cánh cung sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều

Tây Bắc – Đông Nam như dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Bạch Mã

Độ cao

Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, độ cao TB 500 – 1000m, chỉ có một số đỉnh cao trên 2000m phân bố ở thượng nguồn sông Chảy.

Cao đồ sộ nhất Việt Nam, nhiều đỉnh trên 2000m, đỉnh Phanxipang cao nhất Việt Nam

Các bộ phận địa hình

– Có 4 cánh cung lớn: sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

– Một số núi cao nằm ở thượng nguồn sông Chảy.

– Gíap biên giới Việt – Trung là địa hình cao của các khối núi đá vôi Hà Giang, Cao Bằng.

– Trung tâm là vùng đồi núi thấp 500 – 600m

– Giữa đồng bằng là vùng đồi trung du thấp dưới 100m.

– Các dòng sông chảy theo hướng cánh cung là sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

 

– Có 3 mạch núi chính:

+ Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn

+ Phía Tây: núi cao trung bình dãy sông Mã dọc biên giới Việt – Lào.

+ Ở giữa thấp hơn là các dãy núi xen lẫn các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi,…

– Nối tiếp là vùng đồi núi Ninh Bình, Thanh Hóa.

– Các bồn trũng mở rộng thành các cánh đồng,…

– Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam: sông Đà, sông Mã, sông Chu.

Hình thái

Đỉnh tròn, sườn thoải, thung lũng mở rộng

Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng sâu.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nguyên nhân bùng nổ xung đột Nam - Bắc triều:

+ Nhà Mạc được thành lập nhưng một bộ phận quan lại trung thành với triều Lê ra sức chống lại nhằm khôi phục lại vương triều này.

+ Năm 1533, ở vùng Thanh Hóa, nhiều cựu thần của nhà Lê (đứng đầu là Nguyễn Kim) đã đưa Lê Duy Ninh lên làm vua, đối đầu với nhà Mạc (sử gọi là Nam triều).

=> Năm 1533 xung đột Nam - Bắc triều xảy ra, kéo dài đến năm 1592 mới chấm dứt, chiến trường chính là vùng Thanh Hóa - Nghệ An.

- Nguyên nhân bùng nổ xung đột Trịnh - Nguyễn:

+ Năm 1545, Nguyễn Kim qua đời, vua Lê trao toàn bộ binh quyền cho Trịnh Kiểm.

+ Năm 1558, Nguyễn Hoàng, được cử vào trấn thủ Thuận Hóa. Họ Nguyễn từng bước xây dựng thế lực và mở rộng dần đất đai về phương Nam.

+ Năm 1613, Nguyễn Hoàng mất, con là Nguyễn Phúc Nguyên lên thay, đã tỏ rõ thái độ đối lập và chấm dứt việc nộp thuế cho họ Trịnh.

=> Xung đột Trịnh - Nguyễn bùng nổ vào năm 1627, kéo dài đến năm 1672 mới chấm dứt.

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Dòng biển ven bờ nước ta có sự thay đổi theo mùa về hướng chảy:

+ Mùa đông, dòng biển có hướng đông bắc - tây nam;

+ Mùa hạ, dòng biển chảy theo hướng ngược lại, là tây nam - đông bắc.

14 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Địa hình đồi núi ở nước ta có sự phân hoá đa dạng thành các khu vực: vùng núi Đông Bắc, vùng núi Tây Bắc, vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

* Khu vực Đông Bắc:

+ Phạm vi: nằm ở tả ngạn sông Hồng, từ dãy núi Con Voi đến vùng đồi núi ven biển Quảng Ninh.

+ Đặc điểm địa hình: chủ yếu là đồi núi thấp, có 4 dãy núi hình cánh cung (Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều) chụm lại ở Tam Đảo. Ngoài ra, khu vực Đông Bắc còn có địa hình cac-xtơ (cao nguyên đá Đồng Văn; hệ thống đảo đá vôi trong vịnh Hạ Long).

* Khu vực Tây Bắc:

+ Phạm vi: từ hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả.

+ Đặc điểm địa hình: địa hình cao nhất nước ta, với các dãy núi lớn có hướng tây bắc - đông nam như Hoàng Liên Sơn, Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao. Trong khu vực còn có các dãy núi thấp, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi; các cánh đồng thung lũng,...

* Khu vực Trường Sơn Bắc:

+ Phạm vi: từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã.

+ Đặc điểm địa hình: là vùng núi thấp, hướng tây bắc - đông nam, gồm nhiều dãy núi song song, so le nhau, sườn phía đông hẹp và dốc hơn so với sườn phía tây.

* Khu vực Trường Sơn Nam:

+ Phạm vi: từ phía nam dãy Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.

+ Đặc điểm địa hình: gồm các khối núi Kon Tum, khối núi cực Nam Trung Bộ, nghiêng về phía đông và nhiều cao nguyên xếp tầng.

- Ngoài ra còn dạng địa hình chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng:

+ Ở Bắc Bộ có vùng đồi trung du;

+ Ở Đông Nam Bộ là dạng địa hình bán bình nguyên.

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

Địa hình đồng bằng ở nước ta được chia thành hai loại là đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

* Đồng bằng châu thổ: điển hình nhất là đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

- Đồng bằng sông Hồng:

+ Diện tích: khoảng 15.000 km2, do phù sa sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp.

+ Đặc điểm địa hình: phía bắc còn nhiều đồi, núi sót; ở phía nam có nhiều ô trũng. Đồng bằng sông Hồng có hệ thống đê ven sông ngăn lũ nên chỉ có khu vực ngoài đê được bồi đắp phù sa hằng năm, trong khi khu vực trong đê không được bồi đắp.

- Đồng bằng sông Cửu Long:

+ Diện tích: khoảng 40.000 km2, do phù sa của hệ thống sông Mê Công bồi đắp.

+ Đặc điểm địa hình: có hệ thống kênh rạch chằng chịt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thuỷ triều. Ngoài ra, đồng bằng còn có một số vùng trũng lớn như Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên và đầm lầy như vùng U Minh,…

* Đồng bằng ven biển miền Trung:

- Diện tích: khoảng 15.000 km2, được hình thành từ phù sa sông hoặc kết hợp giữa phù sa sông và biển.

- Đặc điểm: Dải đồng bằng này kéo dài từ Thanh Hoá đến Bình Thuận với nhiều đồng bằng nhỏ, hẹp. Một số đồng bằng có diện tích lớn như đồng bằng Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Nam, Tuy Hoà.

15 tháng 8 2023

THAM KHẢO:

1.Một số dãy núi có hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung

- Các dãy núi chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam: Dãy Hoàng Liên Sơn, dãy Trường Sơn (Trường Sơn Bắc),…

- Các dãy núi chạy theo hướng vòng cung gồm các cánh cung lớn ở vùng núi phía Đông Bắc, như: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều,…

2.Lựa chọn: Trình bày đặc điểm: Đất nước nhiều đồi núi

 Trình bày:

Đồi núi chiếm tới 3/4 diện tích phần đất liền, nhưng chủ yếu là đồi núi thấp. Địa hình núi cao trên 2.000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.

- Đồi núi nước ta chạy dài 1 400 km, từ Tây Bắc tới Đông Nam Bộ. Nhiều vùng núi lan ra sát biển hoặc bị biển nhấn chìm thành các quần đảo (như vùng biển Hạ Long, Quảng Ninh trong vịnh Bắc Bộ).

- Địa hình đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích phần đất liền và chia thành nhiều khu vực; điển hình là dải đồng bằng duyên hải miền Trung, bị đồi núi ngăn cách thành nhiều đồng bằng nhỏ.

3.Lấy ví dụ thể hiện tác động của con người đến địa hình nước ta.

Quá trình con người khai thác tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế,… đã làm biến đổi các dạng địa hình tự nhiên, đồng thời tạo ra ngày càng nhiều các dạng địa hình nhân tạo, như: đê (ví dụ: đê sông Hồng,…), đập (ví dụ: đập thủy điện Hòa Bình, đập thủy điện Trị An,…), các công trình kiến trúc đô thị (ví dụ: khu đô thị Ecopark; khu đô thị Ciputra Hà Nội,…),…

 

NG
15 tháng 8 2023
NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Nguyên nhân: do ảnh hưởng của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ và địa hình nên khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng.

* Chứng minh:

- Khí hậu nước ta phân hoá từ Bắc vào Nam:

+ Miền khí hậu phía Bắc (từ dãy Bạch Mã về phía bắc):khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, tương đối ít mưa, nửa cuối mùa đông ẩm ướt; mùa hè nóng, ẩm và mưa nhiều.

+ Miền khí hậu phía Nam (từ dãy Bạch Mã trở vào nam):khí hậu cận xích đạo gió mùa, nhiệt độ quanh năm cao và hầu như không thay đổi trong năm, mùa mưa và mùa khô tương phản sâu sắc.

Khí hậu nước ta phân hóa theo chiều Đông - Tây:

+ Khí hậu có sự phân hóa giữa hai sườn của dãy Hoàng Liên Sơn; Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, tạo nên sự khác biệt về chế độ nhiệt và ẩm giữa hai sườn.

+ Vùng Biển Đông, khí hậu có tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương.

Khí hậu nước ta phân hóa theo độ cao:ở những miền núi cao, khí hậu có sự phân hóa rõ rệt theo độ cao, điển hình nhất ở vùng núi Tây Bắc với 3 đai khí hậu là: nhiệt đới gió mùa; cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.

+ Đai nhiệt đới gió mùa trên núi:(miền Bắc đến độ cao 600 - 700 m, miền Nam đến độ cao 900 - 1000 m); Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình các tháng mùa hạ đều trên 25°C. Độ ẩm và lượng mưa thay đổi tuỳ nơi.

+ Đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi:(từ độ cao 600 - 700m, hoặc 900 - 1000 m đến dưới 2 600 m); Khí hậu mát mẻ, nhiệt độ trung bình các tháng đều dưới 25°C, lượng mưa và độ ẩm tăng lên.

+ Đai ôn đới gió mùa trên núi: (từ độ cao 2600 m) quanh năm nhiệt độ dưới 15°C, mùa đông nhiệt độ dưới 5°C.

- Ngoài ra, khí hậu Việt Nam còn có sự phân hóa theo mùa:

Mùa hạ có sự hoạt động của rõ mùa Tây Nam.

+ Mùa đông có sự hoạt động của gió mùa Đông Bắc.

Tham khảo

Đặc điểm sông ngòi:

-Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, phân bố rộng khắp trên cả nước, chủ yếu là sông nhỏ.

-Sông chảy theo hai hướng chính là tây bắc - đông nam và vòng cung, một số sông chảy theo hướng tây - đông,...

-Chế độ dòng chảy của sông ngòi nước ta phân hai mùa rất rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn, do ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trung bình lượng nước trong mùa lũ chiếm tới 70 ~ 80% tổng lượng nước cả năm.

-Sông ngòi nước ta có nhiều nước (hơn 800 tỉ m)/năm) và lượng phù sa khá lớn (tổng lượng phù sa khoảng 200 triệu tấn/năm).

16 tháng 8 2023

tham khảo

 Địa hình đồi núi nước ta chia thành 4 khu vực: Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ.

- Hệ thống núi: Hệ thống núi chạy dọc bên bờ Biển Đông, kéo dài trên 1 400 km từ biên giới Việt - Trung đến Đông Nam Bộ. Các dãy núi lan ra sát biển thu hẹp diện tích đồng bằng.

+ Hướng dãy núi: Các dãy núi nước ta có hai hướng chính: hướng tây bắc - đông nam và hướng vòng cung.

+ Phân bậc rõ rệt: Hệ thống núi ở nước ta có sự phân bậc rõ ràng, trong đó đồi núi thấp chiếm ưu thế với 60% diện tích cả nước, núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm khoảng 1%. Những vùng núi cao địa hình rất hiểm trở, lắm đèo dốc như vùng Tây Bắc, Tây Nguyên,…

NG
13 tháng 8 2023