K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 8 2019

Dựa vào đoạn dữ liệu sau thực hiện những nhiệm vụ ở dưới:

“Năm 1908, 38 tỷ Phrang được xuất khẩu trong đó chỉ có 9,5 tỷ đầu tư vào công nghiệp trong nước, còn lại là cho vay nặng lãi. Năm 1914, số vốn xuất khẩu lên 50 – 60 tỉ phrang, trong đó 13 tỉ cho nước Nga vay, chỉ có 2 đến 3 tỷ được đưa vào thuộc địa. Tổng số lãi do vốn xuất khẩu năm 1913 lên tới 2,4 tỷ Phrang”.

Đoạn tư liệu trên đang nói về đế quốc Pháp. Đế quốc Pháp mang đặc điểm là đế quốc cho vay lãi.

27 tháng 5 2017

Đáp án B

16 tháng 6 2017

 Tác động:

- Tư bản Pháp chủ yếu đầu tư vốn cho các nước kém phát triển vay nặng lãi nên sản xuất công nghiệp nước Pháp phát triển chậm, làm thứ hạng của Pháp trên thế giới về sản xuất công nghiệp cũng giảm sút từ vị trí thứ hai xuống vị trí thứ tư.

- Tư bản chủ yếu đầu tư cho vay lãi nên không tập trung đầu tư vào các nước thuộc địa. → chủ yếu là vơ vét và bóc lột nên các nước thuộc địa của Pháp kinh tế không có cơ hội phát triển như thuộc địa Anh.

17 tháng 7 2019

Đáp án B

26 tháng 4 2018

Đáp án: A

14 tháng 8 2019

a) Chủ nghĩa đế quốc Anh

- Giai cấp thống trị Anh đẩy mạnh tốc độ xâm lược để mở rộng thuộc địa ở châu Âu và châu Phi. NĂm 1914, thuộc địa Anh trải khắp địa cầu, chiếm tới ¼ diện tích lục địa và ¼ dân số. Người ta ví nước Anh là nước “ Mặt trời không bao giờ lặn”

- Đế quốc Anh tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột tàn nhẫn một hệ thống thuộc địa bao la và giàu có nằm rải rác khắp hành tinh. Nhấn mạnh đặc điểm này, Lênin gọi chủ nghĩa đế quốc ở Anh là “chủ nghĩa đế quốc thực dân”

b) Chủ nghĩa đế quốc Pháp

- Thời kì nay ở Pháp hình thành nhiều tổ chức độc quyền dần dần chi phối đất nước. Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao

- Pháp là nước đứng thứ hai về xuất cảng tư bản sau Anh nhưng khác Anh ở chỗ chủ yếu vốn được đem cho các nước vay với lãi xuất nặng. Chính vì vậy, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc Pháp là chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi.

12 tháng 4 2017

Chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là "chủ nghĩa đế quốc thực dân” vì : Cho đến cuối thế kỉ XIX, cả hai đảng Tự do và Bảo thủ cầm quyền ở Anh đều thực hiện chính sách tích cực mở rộng hệ thống thuộc địa, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Đến trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, thuộc địa của Anh đã rải khắp Địa cầu, chiếm 1/4 diện tích lục địa (33 triệu km2) và 1/4 dân số thế giới (400 triệu người). Giai cấp tư sản Anh đã tự hào là "Mặt Trời không bao giờ lặn trên lãnh thổ Anh", Anh đã trở thành cường quốc thực dân hạng nhất. Khác với Pháp, Đức, phần lớn tư bản xuất cảng của Anh đều nằm ngoài châu Âu, chủ yếu là đầu tư sang các thuộc địa. Các công ti lũng đoạn thuộc địa của Anh đã dùng nhiều thủ đoạn bóc lột tinh vi, tàn nhẫn, nhân dân các nước thuộc địa và phụ thuộc, thu vẻ những khoản lợi nhuận kếch xù.
- Chủ nghĩa đế quốc Pháp là "chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi" vì : Đặc điểm nổi bật của tổ chức độc quyền ở Pháp là sự tập trung ngân hàng đạt mức cao : 5 ngân hàng lớn ở Pa-ri nắm 2/3 tư bản của các ngân hàng trong cả nước. Không giống với Anh, Đức, hầu hết tư bản của Pháp được đầu tư ngay tại châu Âu, dưới hai hình thức chủ yếu : quốc trái (cho các nhà tư bản châu Âu vay) và thị trái (cho các tỉnh châu Âu vay). Pháp xuất khẩu rất ít tư bản sang thuộc địa (khoảng 10%). Năm 1913, tổng số lãi của tư bản xuất khẩu là 2,3 tỉ phrăng. Trong hệ thống kinh tế thế giới, Pháp là một trong những chủ nợ lớn nhất. Vào năm 1914, Pháp có 2 triệu/39 triệu dân sống bằng nghề cho vay lãi.



6 tháng 11 2017

Chủ nghĩa đế quốc Pháp là “chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi” vì: Pháp chủ ý đến sản xuất cảng tư bản dưới hình thức cho các nước chậm phát triển vay lấy lãi nặng.

22 tháng 3 2017

Đây là câu nói của Bi-xmac (đại diện cho tầng lớp quý tộc quân phiệt phổ)

“Vấn đề lớn của thời đại” mà ông nói đến ở đây là vấn đề thống nhất đất nước, chấm dứt tình trạng chia cắt thành các vương quốc nhỏ.

Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của các bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới:“Chúng ta có ba câu hỏi để trả lời:1. Đẳng cấp thứ ba là gì?- Tất cả.2. Cho đến nay, đẳng cấp này có vị trí như thế nào trong trật tự chính trị?- Không là gì cả!3. Đẳng cấp thứ ba đòi hỏi gì?- Muốn có một địa vị nào đó trong trật tự này.Đẳng cấp thứ ba là một quốc gia hoàn...
Đọc tiếp

Dựa vào đoạn dữ liệu sau và hiểu biết của các bạn hãy hoàn thành các yêu cầu bên dưới:

“Chúng ta có ba câu hỏi để trả lời:

1. Đẳng cấp thứ ba là gì?

- Tất cả.

2. Cho đến nay, đẳng cấp này có vị trí như thế nào trong trật tự chính trị?

- Không là gì cả!

3. Đẳng cấp thứ ba đòi hỏi gì?

- Muốn có một địa vị nào đó trong trật tự này.

Đẳng cấp thứ ba là một quốc gia hoàn chỉnh.

Phải có gì để một quốc gia tồn tại phồn vinh?

Những lao động đặc biệt và những chức vụ chung.

Đó là những lao động làm nên xã hội:

Ai gánh vác?

Đẳng cấp thứ ba.

Đẳng cấp thứ ba bao gồm tất cả những cái gì của quốc gia và tất cả những cái gì không phải của đẳng cấp thứ ba đều không thể xem là của quốc gia.

Đẳng cấp thứ ba là gì?

Tất cả”.

(Trích Soboul (1960), Tài liệu lịch sử gốc, (tiếng Pháp), NXB xã hội Paris, tr.64-68)

Đẳng cấp thứ ba trong xã hội Pháp bao gồm có những giai cấp, tầng lớp nào?

A. Nông dân, tư sản, tăng lữ.

B. Công nhân, nông dân, thị dân.

C. Nông dân, tư sản, thị dân.

D. Nông dân, công nhân, nô lệ.

2
14 tháng 2 2017

Đáp án C

19 tháng 9 2021

là đáp án C