K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2018

- Sản lượng cà phê tàng từ năm 1980, có liên quan đến sự hình thành các vùng chuyên canh cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

- Sản lượng cà phê tăng mạnh từ khoảng năm 1995 trở lại đây, do sự mở rộng mạnh mẽ diện tích cà phê và yếu tố thị trường (nhu cầu và sự mở rộng thị trường trong và ngoài nước).

31 tháng 3 2017

-Sản lượng cà phê tăng đáng kể nữa sau thập kỷ 80, có liên quan đến sự hình thành các vùng chuyên canh cây cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.
Sản lượng cà phê tăng không liên tục từ 8,4 ngàn tấn (1980) lên 752,1 ngàn tấn (2005)
Khối lượng cà phê xuất khẩu tăng liên tục từ 4,0 ngàn tấn (1980) lên 912,7 ngàn tấn (2005)
Từ 1980 đến 1985, sản lượng cà phê tăng khoảng 1,5 lần
Từ 1985 đến 1990, sản lượng cà phê tăng khoảng 7,5 lần
Từ 1990 đến 1995, sản lượng cà phê tăng khoảng 2,4 lần
Từ 1995 đến 2000, sản lượng cà phê tăng khoảng 3,7 lần
Từ 2000 đến 2005, sản lượng cà phê giảm 50,4 ngàn tấn.
-Sản lượng cà phê tăng mạnh từ khoảng năm 1995 trở lại đây, do sự mở rộng mạnh mẽ diện tích cà phê và yếu tố thị trường.
-Chú ý là có năm khối lượng xuất khẩu lớn hơn sản lượng của năm đó, vì xuất khẩu có liên quan đến lượng hàng lưu trong kho từ vụ thu hoạch trước.

23 tháng 6 2018

Căn cứ vào bảng số liệu, nhận xét đúng về sản lượng cà phê nhân và khối lượng cà phê xuất khẩu, trong giai đoạn 1980 - 2014 là Sản lượng cà phê nhân tăng không liên tục (có giảm trong giai đoạn 2000-2005), khối lượng cà phê xuất khẩu tăng liên tục

=> Chọn đáp án C

6 tháng 9 2017

- Chuyển bảng số liệu đã cho thành bảng số liệu tương đối (%):

Cơ cấu sản lượng thịt các loại (%)

Năm Tổng số Thịt trâu Thịt bò Thịt lợn Thịt gia cầm
1996 100,0 3,5 5,0 76,5 15,0
2000 100,0 2,6 5,1 76,5 15,8
2005 100,0 2,1 5,1 81,4 11,4

- Phân tích sự phát triển

   + Chăn nuôi đủ các loại: gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ(lợn,…), gia cầm.

   + Sản lượng thịt không ngừng tăng (năm 2005 gấp đôi năm 1996), tăng nhanh nhất là thịt lợn và thịt bò, đặc biệt vào giai đoạn 2000 – 2005.

- Sự thay đổi cơ cấu trong sản lượng thịt

   + Năm 1996 và năm 2000, tỉ trọng của sản lượng thịt lợn trong cơ cấu không đổi (76,5%), nhưng đến năm 2005, tỉ trọng tăng lên 81,4%.

   + Thịt gia cầm tăng từ 1996(15,0%) đến năm 2000(15,8%), sau đó giảm vào năm 2005(11,4%).

   + Thịt trâu giảm dần từ năm 1996(3,4%) đến năm 2000(2,6%) và năm 2005(2,1%).

   + Thịt bò có tỉ trọng trong cơ cấu gần như không thay đổi (năm 1996: 5,0%, năm 2000: 5,1%, năm 2005: 5,1%).

8 tháng 9 2018

Hướng dẫn: Qua bảng số liệu, ta thấy:

- Từ năm 1980 đến năm 2014, sản lượng cà phê nhân tăng lên 167,7 lần => C đúng.

- Sản lượng cà phê xuất khẩu tăng liên tục qua các năm và tăng lên 422 lần => A sai.

- Từ năm 1980 đến năm 2000, sản lượng cà phê nhân nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu và từ năm 2005 đến năm 2014, sản lượng cà phê nhân ít hơn sản lượng cà phê xuất khẩu => B, D sai.

Chọn: C.

2 tháng 1 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện diễn biến về diện tích và sản lượng cà phê nhân ở nước ta trong giai đoạn 1980 - 2010

b) Mối quan hệ giữa diện tích và sản lượng cà phê nhân

- Trong giai đoạn 1980 - 2010, diện tích và sản lượng cà phê nhân đều tăng.

- Giai đoạn đầu (1980 - 1985) diện tích gieo trồng tăng nhanh (2,0 lần), nhưng sản lượng cà phê tăng chậm hơn (1,5 lần). Do cà phê là cây công nghiệp lâu năm, phải mất một số năm từ khi gieo trồng mới cho sản phâm.

- Trong những giai đoạn tiếp theo, sản lượng cà phê có tốc độ tăng nhanh hơn hoặc bằng so với diện tích gieo trồng. Do diện tích cà phê ở giai đoạn trước đã cho thu hoạch.

c) Các nhân tố tạo nên sự phát triển cuả cây cà phê

-       Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê (đất đỏ badan, khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo,...).

-       Chính sách đẩy mạnh cây công nghiệp chủ đạo cho xuất khẩu trong đó có cây cà phê ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ.

-      Tác động của công nghiệp chế biến.

Yếu tố thị trường, tác động của hoạt động ngoại thương

13 tháng 9 2019

a) Vẽ biểu đồ thích hợp. Trên nguyên tắc, có thể vẽ biểu đồ cột chồng hoặc biểu đồ tròn có kích thước khác nhau. Tuy nhiên, do sự chênh lệch lớn về quy mô diện tích cây công nghiệp lâu năm giữa cả nước với Trung du và miền núi Bắc Bộ, nên vẽ biểu đồ tròn là thích hợp hơn cả. Biểu đồ tròn cũng phản ánh cơ cấu tốt hơn biểu đồ cột chồng.

  - Xử lý số liệu (%):

  Ta có, cách tính cơ cấu diện tích từng loại cây trong tổng số cây công nghiệp lâu năm như sau:

  -% cơ cấu diện tích cây Cà phê (hoặc cây khác)= (Diện tích cây Cà phê (hoặc cây khác)/ Tổng diện tích cây CN ) x 100% = ?%

    Ví dụ:

   + % cơ cấu diện tích cây Cà phê của Cả nước = (497,4 / 1633,6) X 100 %= 30,4%

   + % cơ cấu diện tích cây Chè của TDMN Bắc Bộ = (80,0 / 91,0) X 100% = 87,9%

   + % cơ cấu diện tích cây Cà phê của Cả nước = (52,5 / 634,3) X 100% = 8,3%

  Cuối cùng, ta được bảng kết quả đầy đủ như sau:

Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005

(Đơn vị: %)

Để học tốt Địa Lý 12 | Giải bài tập Địa Lý 12

  – Tính quy mô bán kính đường tròn:

   + Đặt RTDMNBB là bán kính đường tròn vùng Trung du miền núi Bắc Bộ = 1,0 (đơn vị bán kính)

   + RTN là bán kính đường tròn vùng Tây Nguyên = 2,6 (đơn vị bán kính)

   + RCN là bán kính đường tròn của Cả nước = 4,2 (đơn vị bán kính)

 Vẽ biểu đồ:

 

Biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005

Để học tốt Địa Lý 12 | Giải bài tập Địa Lý 12

Nhận xét:

- Giống nhau:

+ Quy mô:

   Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.

   Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao, các khu vực chuyên canh cà phê, chè,... tập trung trên quy mô lớn. Điều đó thuận lợi cho việc tạo ra vùng sản xuất hàng hóa lớn, phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

+ Về hướng chuyên môn hóa: cả hai vùng đều trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu và đạt hiệu quả kinh tế cao trên hướng chuyên môn hóa này.

+ Về điều kiện phát triển:

   Cả hai vùng đều có tiềm năng phong phú về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất đai và khí hậu.

   Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm về việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.

   Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chủ trương chính sách về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sở chế biến,...

- Khác nhau:

+ Về quy mô:

   Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, với mức độ tập trung hóa cao của một sô sản phẩm cây công nghiệp nổi tiếng trong và ngoài nước (cà phê).

   Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên với mức độ tập trung hóa thấp hơn (ngoài chè được trồng thành các vùng chuyên canh quy mô lớn, còn các cây công nghiệp khác trồng phân tán trên diện tích nhỏ chỉ mang tính chất địa phương).

+ Về hướng chuyên môn hóa:

   Tây Nguyên: cà phê, cao su, chè.

   Trung du và miền núi Bắc Bộ: chè.

+ Về điều kiện phát triển:

   ++ Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

   i) Địa hình:

   Tây Nguyên: các cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500 - 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng.

   Trung du và miền núi Bắc Bộ: núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn.

   Sự khác nhau về địa hình (độ cao), trong một chừng mực nhất định có ảnh hưởng đến mức độ tập trung hóa và chuyên môn hóa cây công nghiệp.

   ii) Đất đai:

   Tây Nguyên: chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan.

   Trung du và miền núi Bắc Bộ: phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác.

   iii) Khí hậu:

   Tây Nguyên: có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, lại có sự phân hóa theo độ cao. Mùa khô thiếu nước nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến việc phát triển cây công nghiệp.

   Trung du và miền núi Bắc Bộ: khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, lại chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi. Vì thế, ở đây có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt (chè). Vào nửa đầu mùa đông có mưa phùn ẩm ướt cũng là điều kiện thuận lợi để cây trồng phát triển. Tuy nhiên, vào những ngày có gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh thường xuất hiện các hiện tượng như sương muối, sương giá và tuyết rơi trên vùng núi cao, ảnh hưởng xấu đến việc phát triển cây công nghiệp.

   ++ Điều kiện kinh tế - xã hội

   i) Dân cư và nguồn lao động:

   Tây Nguyên: có mật độ dân số trung bình 89 người/km2 (năm 2006). Đây là vùng thưa dân nhất nước ta.

   Trung du và miền núi Bắc Bộ: có mật độ dân số trung bình là 119 người/km (năm 2006).

   Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật:

   Trung du và miền núi Bắc Bộ: có một số tuyến đường bộ: quốc lộ 1A, 2, 3, 5, 6,... và có 5 tuyến đường sắt nối với Đồng bằng sông Hồng và các vùng khác. Các cơ sở chế biến chè tập trung ở Mộc Châu (Sơn La), Yên Bái, Thái Nguyên.

   Tây Nguyên: cơ sở vật chất - kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế.

Giải thích

Nguyên nhân của sự khác biệt về hướng chuyên môn hóa cây công nghiệp ở hai vùng là do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên:

   Trung du và miền núi Bắc Bộ có mùa đông lạnh, đất feralit có độ phì không cao, địa hình núi bị cắt xẻ, ít mặt bằng rộng lớn, từ đó dẫn đến quy mô sản xuất nhỏ.

   Tây Nguyên có nền nhiệt cao, địa hình tương đối bằng phẳng, đất đỏ badan với độ phì cao, thích hợp cho việc các vùng chuyên canh quy mô lớn và tập trung.

   Có sự khác biệt về đặc điểm dân cư - xã hội, lịch sử khai thác lãnh thổ, tập quán sản xuất,...

   Trung du và miền núi Bắc Bộ: dân cư có kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến chè từ lâu đời.

   Tây Nguyên: dân cư có kinh nghiệm trồng và chế biến cà phê.

26 tháng 7 2019

Gợi ý làm bài

b) Nhận xét

Giai đoạn 1990-2010:

- Sản lượng cà phê nhân của nước ta tăng nhanh (gấp 12,0 lần), nhưng không ổn định (dẫn chứng). Nguyên nhân chủ yếu làm tăng sản lượng cà phê là do mở rộng diện tích trồng cà phê, đặc biệt là vùng Tây Nguyên, bên cạnh đó, năng suất cà phê ở nước ta cũng không ngừng được nâng cao.

- Khối lượng cà phê nhân xuất khẩu liên tục tăng, từ 89,6 nghìn tấn (năm 1990) lên 1218,0 nghìn tấn (năm 2010), tăng 1128,4 nghìn tấn (tăng gấp 13,6 lần). Nguyên nhân do sản lượng cà phê trong nước tăng nhanh trong khi nhu cầu cầu của thế giới về mặt hàng này cũng không ngừng tăng.

10 tháng 3 2022

Nhận xét:

Nhìn chung trong cả giai đoạn năm 1980 – 2005, sản lượng cà phê (nhân) và khối lượng cà phê xuất khẩu nước ta tăng lên rất nhanh và liên tục.

- Sản lượng cà phê (nhân) từ 8,4 nghìn tấn lên tới 752,1 nghìn tấn (tăng gấp gần 90 lần trong 25 năm).

- Khối lượng cà phê xuất khẩu cũng tăng lên nhanh chóng từ 4 nghìn tấn lên 912,7 nghìn tấn (trong 25 năm tăng gấp 228 lần).

Có thể thấy trong thời gian qua ngành sản xuất trồng và chế biến cà phê ở nước ta phát triển mạnh mẽ, nguyên nhân là:

- Nước ta đã phát huy tối đa thế mạnh về địa hình, đất đai khí hậu kết hợp cá điều kiện kinh tế - xã hội đề mở rộng diện tích cây cà phê (hình thành các vùng chuyên canh cà phê ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ) từ đó giúp tăng sản lượng nhanh chóng.

- Song song đó là đẩy mạnh mở rộng các nhà máy sơ chế, chế biến cà phê tại chỗ, góp phần nâng cao chất lượng cà phê, bảo quản được lâu dài... tạo nên mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

- Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê hàng đầu trên thế giới. Hiện nay cà phê Việt Nam đã xuất hiện khắp các châu lục: Bắc Mỹ, Tây Âu, Đông Âu, Úc, Nam Á, Bắc Á…Chất lượng cà phê ở Việt

 

31 tháng 3 2017

Tổng số thịt các loại tăng liên tục từ 1.412,3 nghìn tấn (1996) lên 2.812,2 nghìn tấn (2005)
-Thịt trâu giảm liên tục từ 49,3 nghìn tấn (1996) xuống còn 59,8 nghìn tấn (2005), tỉ trọng giảm từ 3,4 % (1996) xuống còn 2,1 % (2005)
-Thịt bò tăng liên tục từ 70,1 nghìn tấn (1996) lên 142,2 nghìn tấn (2005), tỉ trọng tăng từ 5,0 % (1996) lên 5,1 % (2005)
-Thịt lợn tăng liên tục từ 1.080 nghìn tấn (1996) lên 2.288,3 nghìn tấn (2005), tỉ trọng tăng từ 76,5 % (1996) lên 81,4 % (2005)
-Thịt gia cầm tăng liên tục từ 212,9 nghìn tấn (1996) lên 321,9 nghìn tấn (2005), tỉ trọng tăng từ 15,1 % (1996) lên 15,8 % (2000) sau đó giảm xuống còn 11,4 % (2005)
-Từ 1996 đến 2000, tốc độ tăng trưởng của sản lượng thịt gia cầm tăng nhanh nhất, đạt 137,5 %
-Từ 2000 đến 2005, tốc độ tăng trưởng của sản lượng thịt lợn tăng nhanh nhất, đạt 161,4 %
Ngành chăn nuôi phát triển liên tục 1996 đến 2005, thịt lợn chiếm tỉ trọng cao nhất do tập quán ăn uống của người Việt. Từ 2000 đến 2005 tỉ trọng thịt gia cầm giảm do tác động của dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh.

31 tháng 3 2017

-Tình hình phát triển:

+ Chăn nuôi đủ các loại: gia súc lớn (trâu, bò), gia súc nhỏ (lợn,...), gia cầm.

+ Sản lượng thịt các loại không ngừng tăng (năm 2005 gấp gần 2 lần năm 1996 và gấp 1,5 lần năm 2000), đặc biệt là giai đoạn 2000 - 2005.

+ Trong các loại thịt (giai đoạn 1996 - 2005), tăng nhanh nhất là thịt lợn (2,1 lần), sau đó là thịt bò (2,0 lần), thịt gia cầm (1,5 lần) và cuối cùng là thịt trâu (1,2 lần).

- Sự thay đổi trong cơ cấu sẵn lượng thịt:

Cơ cấu sản lượng thịt các loại, giai đoạn 1996 - 2000 (%)

Năm

Tổng số

Thịt trâu

Thịt bò

Thịt lợn

Thịt gia cầm

1996

100,0

3,5

5,0

76,5

15,0

2000

100,0

2,6

5,1

76,5

15,8

2005

loáo

2,1

5,1

81,4

11,4

+ Tỉ trọng sản lượng thịt trâu giảm, từ 3 5% (năm 1946) xuống còn 2,6% (năm 2000) và còn 2,1% (năm 2005).

+ Thịt bò có tỉ trọng khá ổn định trong cơ cấu (năm 1996: 5,0%, năm 2000: 5,1%, năm 2005: 5,1%).

+ Sản lượng thịt lợn có tỉ trọng không đổi ở các năm 1996, 2000 (76,5%), sau đó tăng lên 81,4% (năm 2005).

+ Tỉ trọng thịt gia cầm tăng từ 15,0% (năm 1996) lên 15,8% (năm 2000), sau đó giảm xuống còn 11,4% (năm 2005).

17 tháng 5 2018

a) Vẽ biểu  đồ

Biểu đồ thể hiện tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước qua các năm 1995, 1998, 2001

b) Nhận xét vả giải thích

*Nhận xét

Giai đoạn 1995 - 2001:

-Tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước đều chiếm tỉ lệ lớn ( trên 79%)

-Tỉ lệ diện tích và sản lượng cà phê của Tây Nguyên so với cả nước liên tục tăng qua các năm (diện tích tăng 6,1 %, sản lượng lăng 4,9%)

-Tỉ lệ diện tích cà phê của Tây Nguyên luôn thấp hơn so với sản lượng

*Giải thích

Cây cà phê được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên bởi vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển

-Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

+Đất trồng: chủ yếu là đất feralit hình thành trên đá badan (đất badan), có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố chủ yếu trên các cao nguyên với những mặt bằng rộng lớn, thuận lợi cho việc thành lập các vùng chuyên canh cà phê quy mô lớn

+Khí hậu:

Có tính chất cận xích đạo với một mùa mưa (cung cấp nước tưởi cho cây trồng) và một mùa khô kéo dài (có khi 4-5 tháng) tạo điều kiện thuận lợi cho việc phơi sấy, bảo quản sản phẩm

Khí hậu có sự phân hóa theo độ cao. Ở các cao nguyên cao 400 - 500m khí hậu khá nóng thuận lợi cho việc phát triển cây cà phê vối, cà phê mít với năng suất cao và ổn định. Ớ các cao nguyên trên l.000m khí hậu lại rất mát mẻ thích hợp để trồng cà phê chè

+Tài nguyên nước

Các sông Xê Xan, Xrê Pôk và thượng nguồn sông Đồng Nai có giá trị tương đối lớn về thủy lợi

Nguồn nước ngầm rất có giá trị về nước tưới trong mùa khô

-Điều kiện kinh tế - xã hội

+Dân cư và nguồn lao động

Nguồn lao động được bổ sung từ các vùng khác trong cà nước

Nhân dân trong vùng có nhiêu kinh nghiệm trong việc trồng và chế biến sản phẩm cà phê

-Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất - kĩ thuật phục vụ cho việc trồng và chế biến cà phê từng bước phát triển. Sự phát triển các nhà máy chế biến cà phê góp phần nâng cao chất lượng và giá trị cây cà phê ở Tây Nguyên.

-Chính sách ưu đãi dối vời người sản xuất cây cà phê

-Thị trường tiêu thụ cà phê ngày càng mở rộng ra nhiều nước và khu vực