K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 6 2017

Hiện nay, nước Đức thống nhất là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới. Nền kinh tế - xã hội Đức đang biến đổi mạnh mẽ theo hướng chuyển từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức. Năm 2004, tỉ trọng các khu vực kinh tế trong GDP là : nông nghiệp 1%, công nghiệp và xây dựng 29%, dịch vụ 70%.

Bảng 7.3 GDP của các cường quốc trên thế giới (Đơn vị : tỉ USD)

Nước

1995

2004

Hoa Kì

6954,8 (1)

11667,5 (1)

Nhật Bản

5217,6 (2)

4623,4 (2)

CHLB Đức

2417,7 (3)

2714,4 (3)

Anh

1102,7 (5)

2140,9 (4)

Pháp

1536,5 (4)

2002,6 (5)

Bảng 7.4 Giá trị xuất nhập khẩu của các cường quốc thương mại quốc tế năm 2004.

Đơn vị : tỉ USD

Nước

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Hoa Kì

818,5 (2)

1525,7 (1)

CHLB Đức

911,6 (1)

718,0 (2)

Trung Quốc

593,4 (3)

560,7 (3)

Nhật Bản

565,7 (4)

454,5 (4)

Pháp

423,8 (4)

442,0 (5)

1 tháng 4 2017

Năm 2004 :
- GDP của Đức đứng thứ ba của thế giới, chỉ sau Hoa Kì và Nhật Bản.
- Giá trị xuất, nhập khẩu đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Hoa Kì.
- Trong cơ cấu GDP : nông nghiệp : 1%, công nghiệp và xây dựng 29%, dịch vụ 70%.

26 tháng 8 2023

- Hoa Kỳ là quốc gia có GDP hàng đầu thế giới với hơn 20 000 tỉ USD. Hoa Kỳ chiếm tỉ trọng cao trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu toàn thế giới.

21 tháng 11 2017

- EU đứng đầu thế giới về GDP (năm 2004, GDP của EU vượt cả Hoa Kì và Nhật Bản). Tuy dân số chỉ chiếm 7,1% dân số thế giới nhưng EU chiếm tới 31% tổng giá trị kinh tế của thế giới và tiêu thụ 19% năng lượng của thế giới.

- EU chiếm 37,7% xuất khẩu của thế giới, tỉ trọng của EU trong xuất khẩu thế giới và tỉ trọng xuất khẩu trong GDP đều đứng đầu thế giới, vượt trên Hoa Kì và Nhật Bản.

29 tháng 11 2019

Hướng dẫn: Biểu hiện chứng tỏ EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới là chiếm tới 33,5% trong giá trị xuất khẩu thế giới (lớn hơn Hoa Kì – 9%), chiếm 31% GDP của thế giới.

Đáp án: B

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Mỹ La-tinh: Tuy giành được độc lập sớm nhưng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước Mỹ La-tinh hiện nay chủ yếu thuộc nhóm nước đang phát triển GDP toàn khu vực còn thấp và có sự chênh lệch rất lớn.
Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực nhìn chung còn chậm và không đều Có nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước thuộc loại cao nhất thế giới.
Nhiều nước có tỉ lệ này ở mức trên 40 - 50% Là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế với cơ cấu đa dạng: công nghiệp (chủ yếu là khai khoáng), nông nghiệp là thế mạnh, dịch vụ có tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế (chiếm khoảng 60% năm 2020)
- Nguyên nhân: Do hầu hết các nước Mỹ La-tinh trước đây đều là những nước nông nghiệp lạc hậu; đường lối phát triển kinh tế chưa hợp lý, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài. Các công ty lớn hầu hết do người nước ngoài nắm giữ.

2 tháng 6 2018

Chứng minh LB Đức có nền kinh tế hàng đầu ở châu Âu và thế giới.

   - LB Đức nằm ở trung tâm châu Âu, thuận tiện giao lưu và thông thương với các nước.

   - Kinh tế LB Đức phát triển nhanh trong giai đoạn 1949-1989 (Đức tồn tại hai nhà nước).

   - Năm 1990, nước Đức thống nhất. Nền kinh tế hiện nay:

      + Có GDP đứng đầu châu Âu và thứ ba thế giới (sau Hoa Kì, Nhật Bản).

      + Thương mại thứ nhì thế giới (sau Hoa Kì).

      + Công nghiệp hiện đại, công nghệ cao, nông nghiệp thâm canh năng suất cao, các ngành dịch vụ phát triển mạnh.

   - Có vai trò chủ chốt trong Liên minh châu Âu.

9 tháng 8 2023

Tham khảo

- EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới:

 

+ Năm 2021 EU đóng góp khoảng 17,8% GDP thế giới.

+ Trong số 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới thì có 3 nước thuộc EU.

- EU là trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới:

+ EU là nhà xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới.

+ EU đã kí kết các hiệp định thương mại tự do và các hiệp định có thành phần thương mại với nhiều nước. Các mặt hàng EU nhập khẩu nhiều nhất là: dầu mỏ, khí tự nhiên, u-ra-ni-um… Các mặt hàng xuất khẩu chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới của EU là: ô tô, máy bay, điện tử, dược phẩm, nông sản...

+ EU là trung tâm tài chính lớn của thế giới, các hoạt động thương mại, tài chính có ảnh hưởng đến hệ thống tài chính thế giới.

- EU là trung tâm khoa học - công nghệ hàng đầu thế giới:

+ Các nước EU xây dựng EU thành một nền kinh tế tri thức có sức cạnh tranh và năng động hàng đầu thế giới. Khoa học - công nghệ được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực.

+ Những năm gần đây tập trung vào sản xuất vật liệu tiên tiến, công nghệ khoa học đời sống, trí tuệ nhân tạo, công nghệ bảo mật và kết nối, hàng không vũ trụ.

9 tháng 8 2023

Tham khảo
- Đặc điểm

+ Trước năm 1978 chậm phát triển, sau năm 1978 công cuộc hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

+ Năm 2020, GDP của Trung Quốc đạt 14688 tỉ USD, chiếm 17,4% GDP toàn thế giới. Sau 10 năm (2010-2020) GDP Trung Quốc tăng 2,4 lần.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ. Ở mỗi ngành kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và đẩy mạnh công nghệ cao.

- Dẫn chứng

+ Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, đối ngoại,…

+ Thị trường Trung Quốc rộng lớn hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng đến thương mại của nhiều quốc gia.

+ Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đứng đầu thế giới, là một mắt xích quan trọng trong một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu nên có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới.

- Nguyên nhân

+ Tiến hành cuộc cải cách trong nông nghiệp, nông thôn với những chính sách nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, đa dạng các loại hình sản xuất ở nông thôn.

+ Trong công nghiệp, tăng cường hiện đại hóa trang thiết bị, khuyến khích các xí nghiệp vừa và nhỏ.

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các cảng biển, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do.

+ Phát triển khoa học - công nghệ; thu hút vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài.

+ Coi trọng thị trường trong nước, chú ý vào thị hiếu tiêu dùng tư nhân, dịch vụ và đổi mới công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

+ Mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiện chính sách mở.