K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2020

Mối quan hệ nhân quả là một trong những đặc thù của khoa học địa lí và là
một trong những kiến thức cơ bản của môn địa lí ở trường phổ thông. Mối liên hệ
này biểu thị tương quan phụ thuộc lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng và quá trình
địa lí. Chúng không bao giờ tồn tại và vận động tách biệt, độc lập mà luôn luôn tác
động qua lại lẫn nhau một cách mật thiết. Các mối quan hệ này bao gồm mối quan
hệ giữa các hiện tượng và quá trình tự nhiên, mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh
tế - xã hội và mối quan hệ giữa tự nhiên với kinh tế - xã hội. Việc giải thích các
hiện tượng địa lí phần lớn phải dựa vào các mối liên hệ này. Như vậy, tư duy địa lí
mang tính quan hệ nhân quả. Do đó, trong quá trình giảng dạy địa lí ở trường phổ
thông, việc tổ chức, hướng dẫn học sinh khai thác và xác lập các mối quan hệ nhân
quả là nhiệm vụ vô cùng quan trọng của giáo viên, giúp các em nắm sâu, nắm chắc,
hiểu rõ bản chất, giải thích được nguyên nhân của các hiện tượng địa lí. Đối với
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi địa lí, điều này càng trở nên đặc biệt quan trọng.
Các mối liên hệ nhân quả có nhiều loại khác nhau. Có những mối liên hệ đơn
giản (một nhân sinh ra một quả), có những mối liên hệ nhân quả phức tạp (một
nhân sinh ra nhiều quả, hay nhiều nhân sinh ra một quả). Các nguyên nhân và kết
quả liên tục kế tiếp nhau tạo ra một chuỗi mối liên hệ nhân quả. Mỗi hiện tượng
nào đó trong mối quan hệ này là nguyên nhân thì trong mối quan hệ khác lại là kết
quả và ngược lại. Bởi vậy, khi hướng dẫn học sinh khai thác mối quan hệ nhân quả,
giáo viên cần chú ý đặt trong mối quan hệ tương tác nhiều chiều lẫn nhau. Đối với
nội dung địa lí đại cương phần tự nhiên, các mối quan hệ tương hỗ đóng một vai trò
hết sức quan trọng. Thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên là sự hợp thành của năm quyển:
Thạch quyển, thuỷ quyển, khí quyển, sinh quyển và thổ nhưỡng quyển. Năm hợp
phần này không cô lập mà gắn bó chặt chẽ, quy định lẫn nhau, tạo nên đặc trưng
cảnh quan cho từng miền, từng khu vực địa lí tự nhiên. Trong đó, mối quan hệ qua
lại giữa ba thành tố: địa hình - khí hậu - sông ngòi là rất rõ nét.
Trên thực tế do đặc điểm về nội dung môn học mà mối quan hệ nhiều khi
không được biểu hiện rõ trong sách giáo khoa địa lí cũng như trong các bản đồ,
atlat địa lí. Mặt khác, một số em học sinh còn thiếu các kĩ năng phân tích, giải thích
trong học tập môn địa lí. Điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các em trong

Mèi quan hÖ §Þa h×nh - KhÝ hËu - S«ng ngßi

1

Chuyªn ®Ò båi d-ìng häc sinh giái §Þa lÝ
việc nắm bắt kiến thức một cách chính xác và thấu đáo, gây ra hiện tượng giải thích
sai, khó hiểu, khó lưu giữ kiến thức một cách chủ động, dễ dẫn đến hiện tượng học
thuộc lòng, “học vẹt” các kiến thức địa lí.
Xuất phát từ những vấn đề lí luận và thực tiễn trên, tôi quyết định lựa chọn
chuyên đề: “Mối quan hệ giữa địa hình - khí hậu - sông ngòi Việt Nam” dành cho
học sinh giỏi địa lí với mong muốn hướng dẫn học sinh huy động, vận dụng vốn kiến
thức đã được học đồng thời phát huy năng lực tư duy để hiểu sâu sắc về mối liên hệ
giữa ba yếu tố quan trọng trong tự nhiên, đó là địa hình, khí hậu và sông ngòi. Đây
cũng là điều kiện để giúp các em nắm vững kiến thức đồng thời phát huy năng lực tư
duy, tổng hợp, phân tích, lập luận, phát hiện và giải thích các mối liên hệ địa lí, bên
cạnh đó cũng góp phần nâng cao kĩ năng đọc và phân tích các loại bản đồ, Atlat địa
lí - một kĩ năng đặc biệt quan trọng đối với học sinh giỏi địa lí.

15 tháng 8 2018

Vì:

- Sông ngòi ngắn dốc, do địa hình núi lan ra sát biển.

- Mưa khá tập trung, mưa với lượng nước mưa lớn, trong thời gian ngắn.

3 tháng 2 2023

Ví dụ:

Trong trường hợp thảm thực vật bị phá hủy, đất sẽ bị xói mòn mạnh, khí hậu bị biến đổi. Từ đó, kéo theo sự biến đổi của đất (Ví dụ: Từ đất feralit trở thành đất xói mòn trơ sỏi đá).

8 tháng 6 2017

- Sông ngắn, dốc, do địa hình núi lan ra sát biển.
- Mưa khá tập trung, mưa với lượng nước mưa lớn, trong thời gian ngắn (do địa hình).

8 tháng 6 2017

Trả lời:
- Sông ngắn, dốc, do địa hình núi lan ra sát biển.
- Mưa khá tập trung, mưa với lượng nước mưa lớn, trong thời gian ngắn (do địa hình).

25 tháng 3 2017

Giải thích : Căn cứ Atlat trang 9 và Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10, ta thấy bão nước ta đổ bộ vào Bắc Bộ là tháng 6 – 7, Bắc Trung Bộ là tháng 8 – 9 và Duyên hải Nam Trung Bộ là tháng 10 – 11. Như vậy, có thể thấy thời gian mùa bão ở nước ta có đặc điểm chậm dần từ Bắc vào Nam và Bắc Trung Bộ có tần suất bão nhiều nhất (từ 1,3 đến 1,7 cơn bão/tháng).

Đáp án: B

28 tháng 2 2018

Giải thích : Căn cứ Atlat trang 9 và Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10, ta thấy vào tháng 7 hướng gió Đông Nam (kí hiệu mũi tên màu đỏ) có tần suất lớn nhất thổi vào Hà Nội (đồng bằng Bắc Bộ).

Đáp án: C

27 tháng 4 2017

Giải thích : Căn cứ Atlat trang 9 và Dựa vào hình 2.3 gió và bão ở Việt Nam SGK Địa Lí 10, ta thấy bão nước ta đổ bộ vào Bắc Bộ là tháng 6 – 7, Bắc Trung Bộ là tháng 8 – 9 và Duyên hải Nam Trung Bộ là tháng 10 – 11. Như vậy, có thể thấy thời gian mùa bão ở nước ta có đặc điểm chậm dần từ Bắc vào Nam.

Đáp án: A