K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2016

- Vùng 1 : (14 tỉnh) : Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang

- Vùng 2 : (14 tỉnh, thành phố) : Tp Hà Nội, tp Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

- Vùng 3 (10 tỉnh, thành phố) : Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, tp Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận

- Vùng 4 (4 tỉnh) : Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắk, Đăk Nông

- Vùng 5 ( 8 tỉnh, thành phố) : tp Hồ Chí Minh, các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Thuận

- Vùng 6 ( 13 tỉnh, thành phố) : tp Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

3 tháng 6 2017

Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4-5, huyện đảo Bạch Long Vĩ và Cát Hải thuộc thành phố Hải Phòng => Chọn đáp án B 

13 tháng 7 2019

Gợi ý làm bài

a) Các trung tâm công nghiệp dệt may

- Đồng bằng sông Hồng: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định.

- Đông Nam Bộ: Thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Biên Hòa, Thủ Dầu Một.

b) Các thành phố là những trung tâm dệt may lớn nhất nước ta, vì

- Có nguồn lao động tại chỗ dồi dào và là nơi thu hút nhiều lao động từ các nơi khác đến, đặc biệt là lao động nữ.

- Có thị trường tiêu thụ tại chỗ rộng lớn.

- Có cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, thông tin liên lạc,...) phát triển.

- Các nguyên nhân khác: truyền thông phát triển công nghiệp dệt may, mạng lưới phân phối sản phẩm phát triển,...

23 tháng 2 2016

- Trung du và miền núi Bắc Bộ :

  + Cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới ( chè, trẩu, sở, hồi,...), đậu tương, lạc, thuốc lá; cây ăn quả, cây dược liệu.

  + Trâu, bò lấy thịt  và sữa, lợn ( trung du)

- Đồng bằng sông Hồng :

  + Lúa cao sản, lúa có chất lượng cao; cây thực phẩm, đặc biệt là các loại rau cao cấp; cây ăn quả, đay, cói

  + Lợn, bò sữa ( ven thành phố lớn), gia cầm, nuôi thủy sản nước ngọt ( ở các vùng trũng), thủy sản nước mặn, nước lợ.

- Bắc Trung Bộ :

   + Cây công nghiệp hàng năm ( lạc, mía, thuốc lá,...), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su,..)

   + Trâu, bò lấy thịt; nuôi thủy sản nước mặn, nước lợ

- Duyên hải Nam Trung Bộ :

    + Cây công nghiệp hàng năm ( mía, thuốc lá,...), cây công nghiệp lâu năm (dừa,..); lúa.

    + Bò thịt, lợn ; đánh bắt  và nuôi trồng thủy sản.

- Tây Nguyên : 

    + Cà phê, cao su, chè, dâu tằm, hồ tiêu

    +  Bò thịt và bò sữa

- Đông Nam Bộ

   + Cây công nghiệp ngắn ngày ( đậu tương, mía,...), cây công nghiệp lâu năm (cà phê, cao su, điều.....)

   + Nuôi trồng thủy sản; bò sữa (ven thành phố lớn), gia cầm

- Đồng bằng sông Cửu Long

   + Lúa, lúa có chất lượng cao; cây công nghiệp ngắn ngày (mía, đay, cói)

   + Thủy sản (đặc biệt là tôm); gia cầm ( đặc biệt là vịt đàn)

1 tháng 3 2016

a) Các mỏ khoáng sản của vùng Bắc Trung Bộ

- Sắt : mỏ Thạch Khê thuộc tỉnh Hà Tĩnh

- Crom : mỏ Cổ Định thuộc tỉnh Thanh Hóa

- Thiếc - Vonphram : mỏ Quỳ Hợp thuộc tỉnh Nghệ Anh

- Đá quý : Mỏ Quỳ Châu thuộc tỉnh Nghệ An

- Mangan : Nghệ An

- Ti tan : Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế

- Vàng : phía tây Nghệ An

- Niken : Thanh Hóa

- Than Nâu : Phía tây Nghệ An

- Antimoan : Phía tây Nghệ An, Thanh Hóa

- Đá vôi xi măng : Thanh Hóa

- Sét, Cao lanh : Quảng Bình

- Pirit : Thừa Thiên Huế

b) Kể tên :

- Các trung tâm công nghiệp của vùng và các ngành của mỗi trung tâm 

   + Thanh Hóa : cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giấy, xenlulo, khai thác chế biến lâm sản

   + Bỉm Sơn : Cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng

    + Vinh : Cơ khí, chế biến nông sản, sản xuất vật liệu xây dựng 

   + Huế : cơ khí, dệt, may, chế biến nông sản

- Các cảng biển của vùng : Cửa Lò ( Nghệ An), Vũng Áng ( Hà Tĩnh), Cửa Gianh, Nhật Lệ (Quảng Binh), Thuận An, Chân Mây ( Thừa Thiên Huế)

- Các cửa khẩu trên biên giới Việt Lào : Na Mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn, A Đớt ( Thừa Thiên Huế)

- Các tuyến quốc lộ xuyên vùng : 1A, đường Hồ Chí Minh

- Các tuyến đường sang Lào : đường số 7 ( Diễn Châu  - Luông Phabang), đường số 8 ( Vinh - Viên Chăn), đường số 9 ( Đông Hà - Xavanakhet)

2 tháng 2 2017

Chọn: A.

Quảng Bình, Quảng trị không thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung.

 

26 tháng 9 2017

a) Các tnh và vị trí địa lí của vùng Bắc Trung Bộ

- Vùng Bắc Trung Bộ bao gồm các tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

- Vị trí địa lí:

+ Phía bắc giáp Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng.

+ Phía nam giáp Duyên hải Nam Trung Bộ.

+ Phía tây giáp Lào.

+ Phía đông giáp Biển Đông.

b) Những thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí đối với việc phát trin kinh tế - xã hội của vùng Bắc Trung Bộ

- Thuận lợi:

+ Bắc Trung Bộ được coi là cầu nối giữa Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Hồng với Duyên hải Nam Trung Bộ và các tỉnh phía Nam nên vùng Bắc Trung Bộ dễ dàng giao lưu với các vùng trong cả nước.

+ Bắc Trung Bộ liền kề Đồng bằng sông Hồng - vùng có nền kinh tế phát triển năng động, nên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Đồng bằng sông Hồng trong quá trình phát triển.

+ Bắc Trung Bộ có điều kiện thuận lợi nhất định đ phát triển nền kinh tế mở, với một số cảng biển và các tuyến đường bộ chạy theo hướng đông - tây mở rộng giao lưu với Lào và Đông Bắc Thái Lan; đồng thời cũng là cửa ngõ thông ra biển của Lào.

+ Bắc Trung Bộ có điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển như đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải biển, du lịch, khai thác khoáng sản biển.

- Khó khăn: Bắc Trung Bộ là vùng chịu ảnh hưởng nhiều của thiên tai (bão, lũ lụt, cát bay,...).

15 tháng 3 2017

Gợi ý làm bài

a) Các vùng nông nghiệp có chè là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng: Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

b) Giải thích

- Các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây chè:

+ Đất đai: các loại đất feralit thích hợp với cây chè.

+ Địa hình: các vùng đồi có diện tích rộng lớn ở Trung du và miền núi Bắc Bộ, các cao nguyên cao ở Tây Nguyên cho phép trồng chè với quy mô lớn.

+ Khí hậu: Trung du và miền núi Bắc Bộ khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh; Tây Nguyên khí hậu cận xích đạo có sự phân hóa theo độ cao, điều kiện nhiệt, ẩm thích hợp cho chè phát triển.

+ Nguồn nước tưới dồi dào nhờ có các hệ thống sông lớn cùng với nguồn nước ngầm phong phú.

- Các điều kiện kinh tế- xã hội:

+ Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống và kinh nghiệm trong việc trồng và chê biến chò.

+ Cớ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật cho việc trồng và chế biến chè ngày càng phát triển. Đã có mạng lưới các cơ sở chế biến chè.

+ Chính sách phát triển cây chè của Nhà nước.

+ Thị trường trong và ngoài nước lớn.

23 tháng 4 2018

Gợi ý làm bài

a) Các vùng nông nghiệp có cà phê là sản phàm chuyên môn hóa của vùng: Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.

b) Giải thích

- Các vùng này có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây cà phê:

+ Đất đai: các loại đất feralit, nhất là đất badan thích hợp cho cây cà phê.

+ Địa hình: các vùng bán bình nguyên, cao nguyên, trung du cho phép trồng cà phê với quy mô lớn.

+ Khí hậu: các điều kiện khí hậu nhiệt, ẩm thích hợp cho sự phát triển sản xuất cà phê.

+ Nhiều sông ngòi cùng với nguồn nước ngầm khá phong phú thuận lợi cho việc tưới tiêu.

- Các điều kiện kinh tế xã hội:

+ Chính sách của Nhà nước.

+ Các điều kiện kinh tế - xã hội khác: nguồn lao động khá dồi dào, công nghiệp chế biến cà phê khá phát triển,...

19 tháng 3 2018

Chọn C