K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Trò chơi: đập niêu

Ở đây, chúng ta có thể thấy các niêu đất đang được treo trên một chiếc xà cao khoảng 2 mét. Nhiệm vụ của các đội chơi là phải cầm gậy gỗ đập hết các niêu đất đó trong thời gian sớm nhất để giành chiến thắng. Mỗi đội chơi sẽ phải cử một người cõng một người khác trên lưng. Cả hai sẽ cùng bị bịt mắt và dựa vào trí nhớ của mình để đập niêu đất.

Để công bằng, các đội chơi sẽ lần lượt chơi và có trọng tài bấm giờ. Mỗi khi có hiệu lệnh xuất phát, các đội chơi sẽ dựa vào trí nhớ của mình và sự chỉ dẫn của dân làng để xác định vị trí, tiến lên đập niêu đất.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Em đã được nghe giới thiệu về quy tắc trò chơi ném còn. Các đội sẽ tiến hành ném còn qua một chiếc vòng còn nhỏ có đường kính khoảng 50cm và cao từ 15 - 20m. Người chơi cầm gần cuối đoạn dây vải quay quả còn vài vòng theo chiều kim đồng hồ rồi mới tung lên để quả còn bay lọt qua thì được tính là một điểm. Đội chơi kết thúc lượt chơi với thời gian quy định mà có điểm cao hơn là đội chiến thắng.

Qua cách nghe giới thiệu về trò chơi, quy tắc chơi em ấn tượng với việc chuẩn bị các dụng cụ để bắt đầu trò chơi. Mặc dù nghe đơn giản nhưng thực tế lại rất công phu. Đơn giản ở chỗ chỉ cần ném còn qua lỗ sẽ ghi được điểm. Nhưng làm sao để ném còn vào một vòng tròn nhỏ ở độ cao khoảng đến 15 – 20m là điều không dễ dàng nên em cảm thấy rất hứng thú.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Qua đọc văn bản Lễ rửa làng của người Lô Lô, em rút ra được kinh nghiệm về tạo lập loại văn bản giới thiệu về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi hay hoạt động:

- Giới thiệu chung về trò chơi hay hoạt động.

- Nêu thời gian, địa điểm diễn ra trò chơi/hoạt động và những công việc cần chuẩn bị.

- Miêu tả/giới thiệu chi tiết về quy tắc hoặc luật lệ của một trò chơi/hoạt động.

- Nêu ý nghĩa của trò chơi/hoạt động.

8 tháng 1

Chủ đề trao đổi: Trong lớp em, có bạn cho rằng trò chơi điện tử có nhiều tác hại, những cũng có bạn khẳng định nó vẫn có những lợi ích nhất định. Vậy ý kiến của em là gì?

* Ý kiến tham khảo

Lợi ích của trò chơi điện tử

Tác hại của trò chơi điện tử

Lợi ích thứ nhất: Trò chơi điện tử giúp ta thực hành các kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ.

Lí lẽ: Việc chơi trò chơi sẽ trau dồi các kỹ năng sử dụng thiết bị công nghệ.

Bằng chứng: trò chơi Mario có thể giúp bạn nâng cao khả năng gõ máy tính.

Tác hại thứ nhất: ảnh hưởng đến sức khỏe của người chơi.

Lí lẽ: trò chơi điện tử gây ra một số bệnh cho người sử dụng.

Bằng chứng: tiếp xúc quá nhiều với điện thoại, máy tính sẽ khiến bạn mắc các bệnh về mắt, ngồi nhiều sẽ gây béo phì…

Lợi ích thứ hai: Trò chơi điện tử đem đến cho ta những giây phút giải trí, thư giãn

Lí lẽ: Trò chơi có thể giúp chúng ta giảm bớt căng thẳng, tạm quên đi thực tại.

Bằng chứng: khi bạn đang bị stress, chơi trò chơi sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái hơn.

Tác hại thứ hai: gây nghiện đối với người sử dụng.

Lí lẽ: đó là khi người sử dụng quá quan trọng nó. 

Bằng chứng: Sử dụng vượt quá thời gian quy định mỗi ngày, bỏ bê việc học hành.

 

 

Tác hại thứ ba: gây nên sự hạn chế về giao tiếp xã hội

Lí lẽ: những người chơi trò chơi nhiều thường ít ra ngoài, nói chuyện trực tiếp với người khác.

Bằng chứng: họ dùng nhiều thười gian để chat, nhắn tin với bạn bè nên khi giao tiếp trực tiếp họ thường cảm thấy ngại, không biết nên bắt đầu từ đâu.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Bài nói tham khảo: 

Giải thích trò chơi nhảy bao bố

Số lượng người chơi trò chơi nhảy bao bố:

Trò chơi nhảy bao bố không giới hạn số lượng người chơi. Chỉ cần chuẩn bị sẵn cho riêng mình một chiếc bao bố để tham gia trò chơi thì bất cứ ai cũng có thể tham gia được nhé.

Dụng cụ chơi trò chơi nhảy bao bố:

- Số lượng bao bố đủ cho số lượng người chơi

- Phấn để kẻ vạch đích và vácch xuất phát

Địa điểm chơi trò chơi nhảy bao bố:

Trò chơi nhảy bao bố yêu cầu một khoảng diện tích đủ rộng để có thể thoải mái thi đua với nhau. Có thể là sân làng, sân khu tập thể, công viên, bãi biển…

Cách chơi trò chơi nhảy bao bố tiếp sức:

Người chơi được đều chia làm hai đội trở lên.
Mỗi đội có một ô hàng dọc để nhảy và có vach kẻ, một vạch xuất phát và một vạch đích.
Mỗi đội sếp thành một hàng dọc. Người đứng đầu bước vào trong bao bố hai tay giữ lấy miệng bao.
Sau khi nghe lệnh xuất phát người đứng đầu mỗi đội mới nhảy đến đích rồi lại quay trở lại mức xuất phát đưa bao cho người thứ 2.
Khi nào ngườithứ nhất nhảy về đến đích thì người thứ 2 tiếp theo mới bắt đầu nhảy.
 Cứ như vậy lần lượt đến người cuối cùng. Đội nào về trước đội đó thắng.

Lưu ý khi chơi trò chơi nhảy bao bố tiếp sức:

- Người chơi nào nhảy trước khi có hiệu lệnh bắt đầu, nhảy trước khi người chơi trước đó chưa về đích, bỏ bao bố ra khỏi chân trước khi về đích thì coi như thua cuộc
- Người chơi bị ngã có thể tiếp tục đứng dậy và tiếp tục phần thi.
 - Ngoài trò chơi nhảy bao bố tiếp sức, trò chơi nhảy bao bố đôi cũng thường xuyên được sử dụng trong các trò chơi tập thể, hội thi hay team building.

30 tháng 9 2016

a) Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì cây phượng gắn bó với mái trường, với người học sinh. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè đã đến và kết thúc một năm học. Như thê hoa phượng đóng vai trò là nhân chứng, là người bạn thân thiết của tuổi học trò. Qua đó thế hiện tình cam xao xuyến và nỗi buồn da diết với những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò mỗi khi mùa hè đến.

 c) Trong bài văn, tác giá dùng rất nhiều những câu văn biểu cảm trực tiếp nỗi niềm như: “nhớ người sắp xa”, “nhớ một trưa hè gà gáy”, “buồn xiết bao”.v.v... Tuy vậy, nếu đo theo mạch ấy cả bài văn thì ta nhận thấy tác giả đã dùng hoa phượng để nói lên lòng người. Đây chính là cách biểu cảm gián tiếp. Với sự kết hợp khéo léo của hai phương thức biểu đạt trực tiếp và gián tiếp, tác giả đã mang lại cho bài văn biểu cảm tinh tế và vô cùng sâu sắc. 
 

2 tháng 10 2016

Biểu cảm theo kiểu trực tiếp 

2 tháng 10 2016

- Bài văn thể hiện tình cảm buồn và nhớ trường khi phải xa trường trong những ngày nghỉ hè của tác giả.

Lí do hoa phượng là hoa – học – trò vì:

- Tuổi học trò ai cũng thích hoa phượng, nhặt những cánh phượng rơi ép vào trang sách làm kỉ niệm.

- Hoa phượng nở báo hiệu hè đến, dấu hiệu của sự chia tay.

- Hầu như ngôi trường nào cũng có hoa phượng đỏ chói sân trường mỗi lúc hè về.

= > Hoa phượng gắn liền với nỗi niềm tuổi học trò nên gọi là hoa – học  - trò, một cái tên rất đáng yêu.

- Bài văn này vừa dùng hình thức biểu cảm trực tiếp, vừa dùng hình thức biểu cảm gián tiếp.

- Gián tiếp: Dùng hoa phượng để nói lên nỗi niềm của lòng người.

- Trực tiếp: Có những câu trực tiếp thể hiện cảm xúc của tác giả: “Nhớ người sắp xa còn đứng trước mặt… Nhớ một trưa hè gà gáy khan…” “Thấy xa trường rồi bạn buồn xiết bao”.

2 tháng 10 2016

a- Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì cây phượng gắn bó với mái trường, với người học sinh. Hoa phượng nở báo hiệu một mùa hè đã đến và kết thúc một năm học. Như thê hoa phượng đóng vai trò là nhân chứng, là người bạn thân thiết của tuổi học trò. Qua đó thế hiện tình cam xao xuyến và nỗi buồn da diết với những kỉ niệm thân thương của tuổi học trò mỗi khi mùa hè đến. -

b- Bài vàn có nội dung biểu cám sâu sắc còn nhờ vào việc tác giả đã trinh bày mạch cảm xúc theo một trình tự hợp lí, chặt chẽ: bài văn được bắt đầu băng hoa phượng nở, đây là dâu hiệu khi hè về một năm học kết thúc. Điều này đồng nghĩa với việc phượng phải chia tay với các cô cậu học trò và ở lại đơn lẻ một mình giữa sân trường vắng lặng. Từ đó, bộc lộ nỗi nhớ, nỗi buồn và sự mong chờ da diết của phượng cũng như của những người học trò về một năm học mới.

c- Trong bài văn, tác giá dùng rất nhiều những câu văn biểu cảm trực tiếp nỗi niềm như: “nhớ người sắp xa”, “nhớ một trưa hè gà gáy”, “buồn xiết bao”.v.v... Tuy vậy, nếu đo theo mạch ấy cả bài văn thì ta nhận thấy tác giả đã dùng hoa phượng để nói lên lòng người. Đây chính là cách biểu cảm gián tiếp. 

Với sự kết hợp khéo léo của hai phương thức biểu đạt trực tiếp và gián tiếp, tác giả đã mang lại cho bài văn biểu cảm tinh tế và vô cùng sâu sắc. 

 

Luật chơi:

- Người chơi của hai đội đứng thành hàng ngang theo thứ tự trước vạch mốc tại hai đầu sân chơi.

- Trọng tài hô to số thứ tự, đến số nào thì người chơi có số thứ tự đó của mỗi đội chạy thật nhanh lên vị trí cầm cờ ở giữa sân, và tìm cách để giật được cây cờ.

- Người chơi nào cướp được cây cờ thì chạy nhanh về đội mình, còn người đội kia sẽ tìm cách chặn lại để cướp lại cây cờ bằng cách đập (vỗ) vào người chạy cầm cờ.

- Người cầm cờ bị đập (vỗ) phải bỏ cờ xuống đất và người kia cướp cờ vây chạy về đội mình.

- Cuộc rượt đuổi tiếp tục cho đến khi người nào về đến đội mình với cây cờ trên tay là thắng cuộc và được tính điểm.

- Cứ như thế, cờ lại được vào vị trí quy định để cho người khác trong đội tiếp theo chơi. Trò chơi tiếp tục đến khi nào hết số người chơi của cả hai đội.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

* Bài viết tham khảo:

     Nước Việt Nam là một trong những nước có nền văn hóa dân gian đặc sắc, ngoài việc biểu hiện qua các câu hát dân gian thì còn thể hiện qua các trò chơi nhảy dây.

     Nhảy dây được xem chính là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc, đặc biệt là ở những vùng quê, vùng nông thôn ở Việt Nam. Ta dường như cũng giống như trò chơi chi chi chành chành hay chơi xóc hòn thì trò nhảy dây ở đây cũng vô cùng đơn giản. Bạn cũng chỉ cần một sợi dây là mọi người có thể tham gia. Một trong những đặc trưng riêng biệt của các trò chơi dân gian đó chính là tính cộng đồng cao. Có lẽ cũng chính bởi vậy mà bất kể trò chơi dân gian nào cũng đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể, nó cũng đã giúp gắn kết quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng. Trò chơi này dường như cũng sẽ mang tính giải trí cao bởi thời gian lễ hội diễn ra các trò chơi dân gian thường là vào khoảng thời gian nông nhàn rỗi nhất là trong sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt vào cuối những mùa vụ, khi những người nông dân đã hoàn thành công tác mùa vụ, đang trong thời gian chờ bước vào mùa vụ mới tiếp theo.

     Có thể thấy được rằng chính trò chơi dân gian nhảy dây cũng có rất nhiều phiên bản và nhiều hình thức chơi. Cũng chính bởi ở những nơi khác nhau thì con người lại có xu hướng chơi những hình thức mà mình cho là thú vị nhất, phù hợp nhất với mình. Trước hết, ta có thể thấy được nói đến trò nhảy dây truyền thống, đây chính là trò chơi đòi hỏi sự nhạy bén, tinh tế và sự khéo léo của đôi chân. Theo đó, ta dường như thấy được sợi dây sẽ dùng trong trò chơi dân gian này chính là dây thừng, hay đó có thể chính là dây chão và dường như đây đều là những thứ rất dễ tìm trong cuộc sống xưa vì chính nó là thứ dùng để trói, buộc đồ đạc của người nông dân.

     Lúc này đây thì chính người chơi sẽ bao gồm từ năm đến mười người, chia ra làm hai nhóm, một nhóm sẽ đảm nhận nhiệm vụ quất dây. Và ta như có thể thấy được chính nhiệm vụ này cần có hai người, mỗi người đứng ở một đầu của sợi dây và cũng như cùng ăn ý cùng quất sợi dây theo hướng xuôi kim đồng hồ. Quả thật thoạt nghe thì lại có vẻ dễ dàng nhưng nhiệm vụ này đòi hỏi sự nhịp nhàng của bàn tay, sự ăn ý của đồng đội, bởi nếu như mà một người quất nhanh, một người quất chậm thì sợi dây thừng sẽ bị rối và đương nhiên rằng chính người chơi sẽ không thể nhảy vào sợi dây được. Và khi sợi dây thừng được quất lên sẽ tạo thành một vòng cung, nó phải có bán kính cao hơn đầu một người, bởi chỉ có như vậy người chơi mới có thể nhảy vào sợi dây, tương tác cùng với nó.

     Đây là một trò chơi dân gian hết sức gần gũi với chúng ta, và nó không chỉ mang được tinh thần rèn luyện sức khỏe mà còn nói lên được sự đoàn kết, tinh thần đồng đội của chúng ta.