K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2016

ánh mắt có thể thể hiện được nhiều cảm xúc,đôi mắt rất khó để ngụy trang bằng những cảm xúc giả tạo.bucqua=>đây là bằng chứng rõ ràng nhất

6 tháng 3 2016

Chưa chắc đâu n​ha! Có lúc tôi rất vui nhưng ánh mắt thì vô hồn, người khác nhìn tưởng tôi đang buồn ấy

Những đứa con trong gia đìnhđề 1:đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:"việt  tỉnh dậy lần thứ tư...mũi lê nhọn hoắt trong đêm,đang bắt đầu sung phong"câu 1: tỉnh dậy lần thứ tư việt nhớ má,nhớ đén các anh đơn vị với mình tình cảm việt dành cho má và các anh nói lên vẻ đẹp gì trong tâm hồn việt.câu 2: những chi tiết nào trong văn bản cho thấy việt vẫn là một cậu bé mới lớn?...
Đọc tiếp

Những đứa con trong gia đình

đề 1:đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:"việt  tỉnh dậy lần thứ tư...mũi lê nhọn hoắt trong đêm,đang bắt đầu sung phong"

câu 1: tỉnh dậy lần thứ tư việt nhớ má,nhớ đén các anh đơn vị với mình tình cảm việt dành cho má và các anh nói lên vẻ đẹp gì trong tâm hồn việt.

câu 2: những chi tiết nào trong văn bản cho thấy việt vẫn là một cậu bé mới lớn? nhữn chi tiết ấy cho thấy vẻ đẹp gì ở nhân vật.

câu 3: cảm nhận về chi tiết" đạn đã lên lòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng lên súng"

 đề 2: đọc doạn văn sau và trả lời câu hỏi:"sáng hôm sau nghe chị chiến nói...nội hết bưng này sang bưng khác"

câu 1: nêu luận điểm của văn bản sau.?

câu 2: cảm nhân chi tiết về câu hò của chú năm:" câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lện...như một lời thề dữ dội"

câu 3: cảm nhận về chi tiết tác giả khắc họa vóc dáng của nhân vật chiết.

câu 4: suy nghĩ của việt ở đoạn văn:"nào đưa má sang ở tạm nhà chú...việt thấy thương chị lạ"

câu 5: từ văn bản hãy viết 1 đoạn văn ngắn ( từ 10_12 câu) nêu cảm nhận của em về sự hòa quyên tuyệt đẹp giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước.

 

1
đây bài hát gì Đã hơn một lần bóng tối tới gầnVà tôi từng nghĩ tôi sẽ dừng lạiĐoạn đường sao quá dàiNiềm tin cứ ngắn lạiChẳng biết đâu là tương laiĐâu ngày mai?Đã hơn một lần nước mắt ngắn dàiNhiều khi bật khóc giữa chốn đông ngườiChẳng ai nghe thấy tôiTừng nhịp tim rã rờiTự giấu đi niềm đam mê giữa quãng đời lê thêVà bàn tay đã có lúc muốn buông xuôi rồi đấyVà...
Đọc tiếp

đây bài hát gì 

Đã hơn một lần bóng tối tới gần
Và tôi từng nghĩ tôi sẽ dừng lại
Đoạn đường sao quá dài
Niềm tin cứ ngắn lại
Chẳng biết đâu là tương lai
Đâu ngày mai?

Đã hơn một lần nước mắt ngắn dài
Nhiều khi bật khóc giữa chốn đông người
Chẳng ai nghe thấy tôi
Từng nhịp tim rã rời
Tự giấu đi niềm đam mê giữa quãng đời lê thê

Và bàn tay đã có lúc muốn buông xuôi rồi đấy
Và ánh mắt có lúc muốn khép thật chặt
Đã hơn một lần
Cũng hơn một lần
Nhìn lên cao bầu trời sao những ước muốn nôn nao

Tự hỏi vì sao tôi sinh ra
Tự hỏi vì sao tôi lớn lên
Và giờ chẳng cần biết lý do 
Không đắn đo
Tôi vẫn bước tới mênh mông cuộc đời
Bầu trời này là của tôi
Và giờ tôi nâng tôi bay lên
Chạm vào nơi tôi từng ước mơ
Chẳng thể nào lãng phí nước mắt
tôi cũng đã rơi chơi vơi cơn đau bao nhiêu lâu rồi
Tôi mới có ngày hôm nay

Và đôi cánh tôi sẽ không bao giờ sợ hãi bão lớn mưa sa 
Chẳng chiến thắng nào bằng vượt qua chính mình 
Về chân trời ngập những ước mơhaha

1
18 tháng 2 2016

đã hơn một lần

Màn đêm cùng ánh trăng ngày xuân lấp lánh trên bầu trờiCùng làn gió cuốn đi thật xa những buồn phiền chốn đâyĐể những tháng năm qua đi, và kí ức sẽ tan biến điHòa mình vào khoảng không trên bầu trời đêm nayThời gian đã trôi qua thật nhanhEm mơ vê giấc mơ giờ đã tanNhìn quanh, chỉ còn căn phòng trốngGiọt lệ vẫn mãi rơi giữa màn đêmBuồn sao cứ vây quanh hoài thôiVẫn nhớ ngày đó em...
Đọc tiếp

Màn đêm cùng ánh trăng ngày xuân lấp lánh trên bầu trời
Cùng làn gió cuốn đi thật xa những buồn phiền chốn đây
Để những tháng năm qua đi, và kí ức sẽ tan biến đi
Hòa mình vào khoảng không trên bầu trời đêm nay


Thời gian đã trôi qua thật nhanh
Em mơ vê giấc mơ giờ đã tan
Nhìn quanh, chỉ còn căn phòng trống
Giọt lệ vẫn mãi rơi giữa màn đêm

Buồn sao cứ vây quanh hoài thôi
Vẫn nhớ ngày đó em đã rất đau
Là khi, ta bước đi thật nhanh
Và rồi chẳng nhìn nhau dẫu 1 lần


Cuộc sống đó chỉ là phù du, mà tại sao em lại cố gắng
Mãi đuổi theo, dù đã biết rằng sẽ không như mơ
Từng vì sao trên bầu trời kia, một vì sao sẽ hoài cô đơn
Có phải là điều đương nhiên?


Và nếu như chúng ta, từ lâu đã không chung con đường
Thì không có lí do để em đợi chờ hình bóng anh
Giờ nước mắt thôi không rơi, và em sẽ không còn ghét anh
Ngay khi mà chính em đang cười thầm trong tim

Giờ đây, giấc mơ lạnh lùng khi
Đã tan vào quá khứ từ rất lâu
Và ánh sáng điểm tô màu mắt
Từng giọt nước mắt rơi, như hoa trong ánh nắng mai

Dù cho có trở về quá khứ, dù cho có yêu người lần nữa
Cũng không thể trở về lại ngày xưa ta bên nhau
Giờ đây em phải làm sao đây, phải làm sao để có được nó?
Trái tim của người em yêu


Giờ em phải cố quên thời gian lúc em đi bên người
Và dường như trái tim của em đã vỡ tan mất rồi
Giờ em sẽ không yêu ai, sẽ không có ai có thể
Làm trái tim này vỡ tan như ngày người vội ra đi


Những năm tháng năm xưa ta luôn có nhau
Bây giờ đã xa thật xa


Màn đêm cùng ánh trăng ngày xuân lấp lánh trên bầu trời
Cùng làn gió cuốn đi thật xa những buồn phiền chốn đây
Để những tháng năm qua đi, và kí ức sẽ tan biến đi
Hòa mình vào khoảng không trên bầu trời đêm nay


Mong ước này, em vẫn luôn luôn hi vọng
Nhành hoa kia sẽ chôn vùi đi những ngày xưa có nhau
Vầng trăng vẫn đang cô đơn, cùng với những ngôi sao ấy
Như đang thầm chiếu sáng cả bầu trời đêm nay 

là bài hát gì

6
19 tháng 2 2016

hazy môn ( ánh trăng huyền ảo )

Chỉ theo trí nhớ cà tàng của mình thôi, chưa chắc đúng nhá !!! leu

19 tháng 2 2016

hazy moon nha, ghi nhầm

 

1 tháng 2 2016

         Từ xưa, nhân dân ta đã coi trọng vị trí của người thầy trong xã hội. Có biết bao câu ca dao, tục ngữ thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, ví dụ như: Nhất tự vi sư, bán tự vi sư; Không thầy đố mày làm nên ; Muốn sang thì bắc cầu kiều, Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy. Theo quan niệm của Nho giáo thì vị trí người thầy được đề cao chỉ sau vua và trên cả cha mẹ (quân, SƯ; phụ). Truyền thống tôn sư trọng đạo ngày nay vẫn được nhân dân ta gìn giữ và phát huy, tuy hình thức đã cổ nhiều thay đổi.

 

          Vậy thế nào là tôn sư trọng đạo? Tôn là tôn vinh, kính trọng; sư là thầy, là người làm nghề dạy học; trọng là coi trọng, đề cao; đạo là đạo học, là đạo đức, lễ nghĩa. Dân tộc Việt Nam nghèo nhưng có tinh thần hiếu học. Tổ tiên chúng ta thuở trước đã có nhận thức rất đúng đắn rằng: Ngọc bất trác bất thành khí; Nhân bất học bất tri lí (Ngọc không mài không sáng, người không học thì không biết thế nào là lí lẽ phải, trái, đúng, sai). Vì thế muốn nên người thì phải học hành chữ nghĩa và đạo lí thánh hiền. Nhiều nhà nghèo không đủ cơm ăn, áo mặc vẫn cố gắng cho con đi học. Những gương sáng về tinh thần hiếu học nhừ Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hiền, Lương Thế Vinh, Lê Quý Đôn, Nguyễn Khuyến… mãi mãi lưu truyền hậu thế.

 

          Trên khắp đất nước Việt Nam, có những vùng nổi tiếng là đất học với truyền thống học hành, đỗ đạt qua nhiều đời như Kinh Bắc, Thăng Long, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Thừa Thiên – Huế… với những dòng họ nổi tiếng đem lại vinh quang cho quê hương, đất nước.

 

          Năm 1070, dưới thời Lý, trung tâm giáo dục lớn nhất đồng thời cũng là trường Đại học đầu tiên của nước ta được thành lập, gọi là Quốc Tử Giám đặt ở kinh đô Thăng Long, là nơi đào tạo ra những nhân tài phục vụ cho các triều đại vua chúa. Đến năm 1236, tức là 10 năm sau khi nhà Trần cầm quyền thay thế nhà Lý, Quốc Tử Giám được đổi tên thành Quốc Tử Viện, không chỉ dạy dỗ con em vua chúa mà còn mở rộng cho con em các quan trong triều vào học.          Đến năm 1253, các Nho sĩ trong nước cũng được theo học tại đây. Dưới thời Trần, trường học được mở ra khắp nơi để đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân. Mục tiêu giáo dục thời kì này là nhằm đào tạo những người có đủ tài đức theo quan niệm phong kiến để phục vụ cho chính quyền của nhà vua, có tài kinh bang tế thế và chỉ huy chiến đấu bảo vệ đất nước. Truyền thống tôn sư trọng đạo thấm nhuần trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt. Ngay cả các bậc vua chúa cũng vậy. Nhiều bậc quân vương đã tỏ ra rất trọng thị những người thầy tài cao đức lớn, cung kính vời vào trong cung để dạy dỗ các hoàng tử, công chúa.

 

          Chu Văn An (1292 – 1370) không theo con đường khoa cử đỗ đạt làm quan, mà ở nhà mở trường dạy học. Ông nổi tiếng khắp nước về đức độ và kiến thức uyên bác. Một số học trò của Chu Văn An đã đỗ đạt cao, làm quan đầu triều như Phạm Sư Manh, Lê Quát… nhưng vẫn một lòng kính phục thầy; mỗi lần tới thăm đều cung kính chắp tay lạy tạ thầy. Năm 1325, thầy Chu Văn An được triệu vào cung dạy dỗ các hoàng tử, sau đó nhận chức Tế tửu nhà Thái học, tức Hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám. Sau khi ông mất, để tỏ lòng kính trọng và biết ơn, vua Trần Nghệ Tông đã tôn vinh Chu Văn An là quốc sư, ban cho ông tên hiệu là Văn Trinh và thờ ở Văn Miếu.

 

          Dưới thời Lê sơ, triều đình phong kiến có một bước tiến vượt bậc về mặt khuyến khích, tổ chức học tập, thi cử để phát hiện, đào tạo nhân tài. Đến thời Lê Thánh Tông, việc chọn người có học thành mục tiêu của thi cử. Trong một bài chiếu, nhà vua viết: Muốn có nhân tài, trước hết phải chọn người có học Phải chọn người có học thì thi cử là đầu… Ta nói theo chí tiên đế, muốn cầu được hiền tài để thỏa lòng mong đợi. Trong Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ ba do tiến sĩ Thân Nhân Trung biên soạn theo sắc dụ của vua Lê Hiển Tông có đoạn khẳng định: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý trọng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban danh hiệu Long Hổ, bày tiệc Văn Hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất. Các vị đỗ tiến sĩ của từng khoa thi được trân trọng khắc tên vào bia đá dựng ở nhà bia Văn Miếu để lưu danh muôn thủa. Thân Nhân Trung giải thích rõ việc dựng bia không phải là chuyện chuộng văn suông, ham tiếng hão mà là một phương thức để củng cố mệnh mạch cho nhà nước. Đó cũng là kế sách thu phục và sử dụng hiền tài lâu dài của các bậc minh quân.

 

          Ngày xưa, nội dung giáo dục trong nhà trường kết hợp chặt chẽ đức dục với trí dục. Việc dạy chữ song song với việc dạy lễ nghĩa, tức là các mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội; cách ăn mặc, đi đứng, cư xử đúng mực, đúng phép tắc, luân lí phong kiến. Tiên học lễ, hậu học văn. Bên cạnh đố, nhà trường phong kiến cũng coi trọng việc khơi dậy tinh thần hiếu học và vẽ ra tương lai tươi sáng để khuyến khích, động viên trò học tập, để mai sau trở nên người hữu ích cho gia đình và xã hội. Thái độ hiếu học đó tạo nên truyền thống tôn sư trọng đạo. Ở làng xã ngày xưa, ông đồ, thầy đồ, giáo học… thường được dân chúng tôn trọng và tin tưởng hỏi ý kiến trong mọi việc lớn nhỏ.

 

          Trong thời đại ngày nay, truyền thống giáo dục và truyền thống tôn sư trọng đạo cổ từ ngàn xưa được coi là nền tảng để xây dựng một nền giáo dục mới xã hội chủ nghĩa, vừa giữ được bản sắc dân tộc,- vừa đáp ứng được yêu cẩu cách mạng. Ngành Giáo dục luôn được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển và vai trò của các thầy cô giáo vẫn được đánh giá cao. Nghề dậy học là nghề trồng người để phục vụ lợi ích lâu dài (vì lợi ích trăm năm) của dân tộc, đất nước. Vai trò của người thầy là vô cùng quan trọng, vì thế mà xã hội tôn vinh nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 hàng năm đều được tổ chức trọng thể, đó cũng là biểu hiện của truyền thống tôn sư trọng đạo.

 

          Ở tất cả các cấp học, nhà trường vẫn tuân thủ nguyên tắc giáo dục Tiên học lễ, hậu học văn, không chỉ dạy kiến thức toàn diện cho học sinh mà còn dạy đạo đức, dạy đạo lí làm người. Đối với việc nâng cao trình độ học vấn, hình thành nhân cách và tạo dựng sự nghiệp của học sinh, vai trò của người thầy nhiều khi có tính chất quyết định. Ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp phát triển và xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

 

          Truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta cần được tiếp thu có sáng tạo và phát huy hơn nữa trong giai đoạn lịch sử mới hội nhập với thế giới. Trên con đường học vấn đầy gian nan, thử thách, thầy cô giáo vừa là người dẫn đường chỉ lối, vừa là người bạn đồng hành thân thiết của mỗi chúng ta.

 

17 tháng 3 2016

Khi học bay luôn kêu than mệt và mơ mộng về sự tự do khi bay. Đến khi bay mới bắt đầu cảm nhận được bay mệt thế nào!!!!

18 tháng 3 2016

mình nghĩ cái này nói vè tình đoàn kết hay sao ấy 

18 tháng 3 2016

Ngày Huế đổ máu, 
Chú Hà Nội về, 
Tình cờ chú cháu, 
Gặp nhau Hàng Bè. 

Chú bé loắt choắt, 
Cái xắc xinh xinh, 
Cái chân thoăn thoắt, 
Cái đầu nghênh nghênh, 

Ca-lô đội lệch, 
Mồm huýt sáo vang, 
Như con chim chích, 
Nhảy trên đường vàng... 

- "Cháu đi liên lạc, 
Vui lắm chú à. 
Ở đồn Mang Cá, 
Thích hơn ở nhà!"

Cháu cười híp mí, 
Má đỏ bồ quân: 
- "Thôi, chào đồng chí!" 
Cháu đi xa dần... 

Cháu đi đường cháu, 
Chú lên đường ra, 
Ðến nay tháng sáu, 
Chợt nghe tin nhà. 

Ra thế, 
Lượm ơi! 

Một hôm nào đó, 
Như bao hôm nào, 
Chú đồng chí nhỏ, 
Bỏ thư vào bao, 

Vụt qua mặt trận, 
Ðạn bay vèo vèo, 
Thư đề "Thượng khẩn", 
Sợ chi hiểm nghèo! 

Ðường quê vắng vẻ, 
Lúa trổ đòng đòng, 
Ca-lô chú bé, 
Nhấp nhô trên đồng... 

Bỗng loè chớp đỏ, 
Thôi rồi, Lượm ơi! 
Chú đồng chí nhỏ, 
Một dòng máu tươi! 

Cháu nằm trên lúa, 
Tay nắm chặt bông, 
Lúa thơm mùi sữa, 
Hồn bay giữa đồng. 

Lượm ơi, còn không? 

Chú bé loắt choắt, 
Cái xắc xinh xinh, 
Cái chân thoăn thoắt, 
Cái đầu nghênh nghênh. 

Ca-lô đội lệch, 
Mồm huýt sáo vang, 
Như con chim chích, 
Nhảy trên đường vàng...

 
18 tháng 3 2016

Câu: "Ra thế, Lượm ơi!" đặc biệt hơn các câu còn lại vì đoạn này chỉ có 2 câu 

Câu: "Lượm ơi còn không?" cũng đặc biệt hơn bởi đoạn này có 1 câu

8 tháng 2 2017

Mở đầu bức thư, tác giả đề cập đến đất đai cùng mọi vật liên quan với nó như nước, động vật, thực vật, bầu trời, không khí... Tất thảy đều thiêng liêng đối với người da đỏ vì đó là kỉ niệm ghi sâu trong kí ức:

Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm của côn trùng là những điều thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ.

Không chỉ là kỉ niệm, mảnh đất này còn là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phân của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều cùng chung một gia đình.

Trong đoạn văn này, tác giả đã sử dụng phép nhân hoá nhiều lần Đềthể hiện ý tưởng của mình. Đất là mẹ. Những bông hoa ngát hương là người chị, người em của chúng tôi. Tất cả những gì tồn tại trên mặt đất hội tụ lại thành gia đình, tổ ấm. Phải là người gắn bó suốt đời và hiểu đất đai sâu sắc đến độ nào tác giả mới viết nên những dòng chữ xúc động sâu xa như thế.

Dòng nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi. Nếu chúng tôi bán mảnh đất này cho Ngài, Ngài phải nhớ rằng, Ngài phải dạy bảo con cháu rằng, mảnh đất này là thiêng liêng và những tia sáng chói chang phản chiếu từ mặt hồ trong vắt sẽ nói lên cái gì đó về kí ức của người da đỏ. Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông chúng tôi.

Từ hình ảnh của nước, tác giả liên tưởng, so sánh với máu của tổ tiên, tiếng rì rào của dòng nước là tiếng nói của cha ông. Quả là những so sánh độc đáo và chính xác, xuất phát từ tình yêu tha thiết, chân thành.

Tiếp theo, tác giả giải thích nguyên nhân sự khác biệt, thậm chí đối lập nhau trong cách sống và thái độ đối với đất của người da đỏ và người da trắng:

Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi. Đối với họ, mảnh đất này cũng như mảnh đất khác, bởi lẽ họ là kẻ xa lạ, và trong đêm tối, họ lấy đi từ lòng đất những gì họ cần. Mảnh đất này đâu phải là những người anh em

của họ, mảnh đất này là kẻ thù của họ và khi đã chinh phục được, thì họ sẽ lấn tới. Mồ mả tổ tiên của họ, họ còn quên và họ cũng chẳng cần tới dòng tộc của họ. Họ cư xử vói mẹ đất và anh em bầu trời như những vật mua được, tước đoạt được, rồi bán đi như những con cừu và những hạt kim cương sáng ngời. Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi Đềlại đằng sau những bãi hoang mạc.

Điệp ngữ kết hợp với phép tương phản đã thể hiện rõ ý tưởng của người viết. Đất đối với người da đỏ là anh em, đối với người da trắng là kẻ thù bởi vì người da trắng cho rằng đất là thứ mua được, tước đoạt được.

Người da đỏ sinh ra và lớn lên ở đây, làm sao họ có thể đối xử tệ bạc với mảnh đất nghĩa tình?! Mảnh đất họ có được là do ông cha Đềlại và biết bao mồ hôi xương máu đổ ra mới tạo dựng nên. Đây là điểm khác hẳn với người da trắng. Người da trắng đối xử với đất tàn nhẫn và coi đất là thứ hàng hoá vô tri vô giác dùng Đềmua bán, trao đổi. Chính vì thế mà thủ lĩnh da đỏ ngạc nhiên trước cách đối xử lạnh lùng, tàn nhẫn của người da trắng đối với đất. Khi đã chiếm đoạt được, lòng tham của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi Đềlại đằng sau những bãi hoang mạc.

Vì cách đối xử của người da trắng đối với đất hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nên thủ lĩnh Xi-át-tơn ra điều kiện rằng nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất trân trọng như người da đỏ.

Nguyên nhân thứ hai dẫn tới sự khác biệt trong thái độ đối xử với đất giữa người da đỏ và người da trắng xuất phát từ cách sống và môi trường sống không giống nhau. Người da trắng gắn với môi trường thành phố san sát những toà nhà bê tông lạnh lùng cao chọc trời, còn người da đỏ một đời gắn bó với thiên nhiên phong phú và sống động:

Ở thành phô' của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng. Nếu có nghe thấy thì đó cũng chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai. Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm bên hồ? Tôi là người da đỏ, tôi thật không hiểu nổi điều đó. Người Anh-điêng chúng tôi Ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thấm đượm hương thơm của phấn thông.

Đoạn văn giống như một bài thơ trữ tình, bay bổng, bộc lộ niềm vui sướng và tự hào của thủ lĩnh về mảnh đất của bộ tộc mình. Người da đỏ biết bảo vệ và quý mến thiên nhiên bởi đó là tất cả đời sống vật chất và tinh thần của họ:

Không khí quả là quý giá đối với người da đỏ, bởi lẽ bầu không khí này là của chung, muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Người da trắng cũng cùng chia sẻ, hít thở bầu không khí đó. Nhưng hình như người da trắng chẳng Đềý gì đến nó. Nếu chúng tôi bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải nhớ rằng không khí đối với chúng tôi là vô cùng quý giá và phải chia sẻ linh hồn với tất cả cuộc sống mà không khí ban cho. Ngọn gió mang lại hơi thở đầu tiên của cha ông chúng tôi và cũng nhận lại hơi thở cuối cùng của họ. Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ.

Như vậy, chúng tôi mới cân nhắc những ý muốn mua mảnh đất này của Ngài. Nếu có quyết định chấp nhận yêu cầu của Ngài, chúng tôi phải đưa ra một điều kiện - đó là, người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em.

Thủ lĩnh da đỏ đi từ ngạc nhiên đến căm giận khi phải chứng kiến thái độ đối xử tàn bạo đối với muông thú của người da trắng:

Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu bất cứ một cách sống nào khác. Tôi đã chứng kiến cả ngàn con trâu rừng bị chết dần chết mòn trên những cánh đồng trơ trọi vì bị người da trắng bắn mỗi khi có đoàn tàu chạy qua. Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết Đềduy trì cuộc sống. Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì sẽ xảy đến với con thú thì cũng chính xảy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc.

Ổđoạn văn này, tác giả khẳng định: Tạo hoá luôn luôn điều hoà sự cân bằng sinh thái giữa con người với thiên nhiên.

Có thể xem đây là kết luận của bức thư:

Ngài phải dạy con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi, và vì thế, chúng phải kính trọng đất đai. Ngài phải bảo

chúng rằng đất đai giàu có được là do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên. Hãy khuyên bảo chúng như chúng tôi thường dạy con cháu mình: Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất. Con người chưa biết làm tổ Đềsống, con người giản đơn là một sợi tơ trong cái tổ sống đó mà thôi. Điều gì con người làm cho tổ sống đó, tức là làm cho chính mình.

Đi xa hơn, lời kết luận còn cảnh báo: Nếu không đối xử tử tế với đất thì ngay cuộc sống của người da trắng cũng bị tổn hại vì Đất là Mẹ của cả loài người. Giá trị của bức thư mang tính chất vĩnh cửu chính là nhờ mệnh đề chứa đựng ý nghĩa khoa học và triết lí đúng đắn, sâu sắc này.

Tác giả lặp lại hình ảnh Đất là Mẹ với ý khẳng định đất sinh ra con người, nuôi con người lớn lên, ấp ủ, che chở con người. Cuối đời, con người lại trở về với Đất, mối quan hệ giữa đất và người thật khăng khít, không thể tách rời nhau.

Vì sao một bức thư nói về việc mua bán đất từ thế kỉ XIX ở nước Mĩ nhưng đến nay lại được coi là một trong những văn bản nổi tiếng nhất về đề tài thiên nhiên và môi trường?

Có lẽ bởi nội dung bức thư quá hay, quá tiến bộ, dù ở thời điểm đó, thủ lĩnh Xi-át-tơn chưa thể có được ý thức đầy đủ, khoa học về vấn đề bảo vệ thiên nhiên và môi trường. Hơn nữa, xuất phát điểm của bức thư trước hết vẫn là từ lòng yêu quê hương đất nước. Khi người da trắng từ châu Âu tràn sang châu Mĩ thì người Anh-điêng đang sống theo hình thức bộ lạc, nghĩa là đang sống một cách hoà đồng với thiên nhiên. Thiên nhiên như một bà mẹ hiền cung cấp cho họ tất cả những thứ cần thiết của cuộc sống hằng ngày, về phía họ, họ cũng thấy được tác động trở lại của con người đối với thiên nhiên. Nền cơ khí máy móc của người da trắng xâm nhập đã làm đảo lộn tất cả, huỷ hoại gần như hoàn toàn môi trường sống quen thuộc của họ. Họ đã ngầm có ý thức phản kháng, chỉ chờ dịp bộc lộ. Bức thư trả lời yêu cầu mua đất của Tổng thống Mĩ là một cơ hội thuận lợi. Chính vì vậy, trong thư, ta không thấy thủ lĩnh da đỏ trả lời là có bán đất hay không, lại càng không nói đến chuyện giá cả. vấn đề được đặt ra như một giả thiết (nếu... nếu... ), mà đặt giả thiết chủ yếu là Đềtạo đà, tạo thế cho việc trình bày quan điểm và bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn không chỉ đề cập đến đất mà còn đề cập đến tất cả các hiện tượng có liên quan tới đất như đã nói trên, tức là những thứ làm cho đất trỏ nên có giá trị, có ý nghĩa, tạo nên cái mà hiện nay ta gọi là môi trường sinh thái tự nhiên.

Ngày nay, nhân loại đã bước sang thế kỉ XXI. ở thời điểm này, tài nguyên của trái đất gần như đang bị khai thác cạn kiệt, mỏi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm nặng nề và bị tàn phá nghiêm trọng. Bối cảnh đó khiến cho Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trở thành một trong những văn bản có giá trị nhất về đề tài thiên nhiên và môi trường sống - một vấn đề nóng bỏng đang được cả thế giới quan tâm hàng đầu.