K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2022

Câu 1:PTBD:Nghị luận

Câu 2:Nội dung chính của đoạn văn nói về sự quan trọng của trí tuệ

Câu 4:

thông điệp của đoạn văn:

Nói rõ vai trò của trí tuệ .tác giả muốn chứng minh rằng trí tuệ rất quan trọng với con người trong cuộc sống.Trí tuệ giúp con người làm giàu , giúp cho cuộc sống con người phong phú hơn.nếu không có trí tuệ , con người sẽ sống trong 1 màn đêm đen tối không ánh sáng .

11 tháng 4 2022

Tham khảo
Câu 1:
 Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích : nghị luận.

Câu 2: Nội dung: Đề cao vai trò của trí tuệ trong cuộc sống của con người, giúp con người vượt qua những thử thách chông gai, đạt được thành công và hạnh phúc.

Câu 3:
- Biện pháp so sánh: Trí tuệ ví như chìa khóa

- Tác dụng:

+ Giúp câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn.

+ Chìa khóa được coi là biểu tượng của sự khai phá, mở ra một thế giới mới, bởi vậy khi lấy trí tuệ so sánh với chìa khóa, tác giả nhằm khẳng định rằng khi có trí tuệ con người sẽ làm chủ được thế giới, hơn hết còn mở ra cánh cửa tâm hồn, thấu hiểu tâm hồn.

Câu 4:
- Tác giả muốn nói rằng con người chúng ta cần phải biết nỗ lực không ngừng, rèn luyện trí tuệ, trau dồi tri thức để có thể vươn lên, tìm ánh sáng và hi vọng trong cuộc đời mình. Không có trí tuệ, không có tri thức, cuộc sống là đêm đen do chính con người tự tạo nên. 

- Đề cao vai trò của trí tuệ trong việc khai phá tâm hồn con người. Nhờ có trí tuệ, con người sẽ biết cách làm giàu có và phong phú cho đời sống tâm hồn của mình. Hơn nữa, nhờ có trí tuệ, con người sẽ có khả năng tiếp cận những tư tưởng cao đẹp để bồi đắp, vun vén cho tâm hồn của mình. Ngoài ra, nếu như con người có trí tuệ thì việc khai phá và tiếp cận tâm hồn của người khác để mà thấu hiểu và cảm thông sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Câu 5: Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, em đã vạch ra một kế hoạch, những mục tiêu cần đạt được để có thể phát triển trí tuệ của bản thân. Trước hết, chúng ta cần hiểu thế nào là trí tuệ? Đó là trí thông minh, khả năng giải quyết một vấn đề nào đó của con người. Thực tế cuộc sống cho chúng ta thấy, trí tuệ đóng một vai trò rất quan trọng. Nó giúp ta nắm bắt được tình huống một cách nhanh chóng từ đó có thể để ra phương án giải quyết hiệu quả, cụ thể. Hơn thế nữa, trí tuệ còn giúp ta được mọi người đánh giá cao nhờ tài năng vượt bậc. Tuy nhiên, không phải ai cũng sở hữu một trí tuệ thông minh, nhanh nhạy. Bản thân em cũng vậy. Để phát triển nó, em đã không ngừng rèn luyện, nỗ lực. Từ giải một bài Toán dễ đến giải một bài Toán khó, từ chỉ số thông minh ở dạng thấp lên dạng trung bình rồi đến cao. Thật vậy, có trí tuệ, ta sẽ vượt qua mọi khó khăn và đi đến thành công. Nhưng trí tuệ thôi thì chưa đủ, chúng ta còn cần phải có những yếu tố khác như bản lĩnh, yêu thương,... Có như vậy, ta mới phát hiện được nhiều con đường mới, lối đi mới cho riêng bản thân mình.

Đọc bài văn viết về Tuệ Tĩnh trong SGK - tr.44 và trả lời các câu hỏi:a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?b) Chủ đề của câu chuyện trên có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không?Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Gạch dưới...
Đọc tiếp

Đọc bài văn viết về Tuệ Tĩnh trong SGK - tr.44 và trả lời các câu hỏi:

a) Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé con nhà nông dân bị gãy đùi đã nói lên phẩm chất gì của người thầy thuốc?

b) Chủ đề của câu chuyện trên có phải là ca ngợi lòng thương người của Tuệ Tĩnh không?

Em hãy tìm xem chủ đề của bài văn được thể hiện trực tiếp trong những câu văn nào? Gạch dưới những câu văn đó.

c) Tên (nhân đề) của bài văn thể hiện chủ đề của bài văn. Cho các nhan đề sau, em hãy chọn nhan đề nào thích hợp và nêu lí do:

-  Tuệ Tĩnh và hai người bệnh

-  Tấm lòng thương người của thầy Tuệ Tĩnh

-  Y đức của Tuệ Tĩnh

d) Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn thực hiện những yêu cầu gì của bài vàn tự sự.

1
2 tháng 11 2019

Việc Tuệ Tĩnh ưu tiên chữa trị trước cho chú bé nông dân bị gãy đùi đã thể hiện phẩm chất tốt đẹp của người làm thầy thuốc

     + Hết lòng cứu chữa người bệnh, bệnh người nào nguy hiểm hơn sẽ được cứu trước

     + Cứu người bất kể người đó nghèo hay giàu.

⇒ Phẩm chất của người thầy thuốc nhân từ, công tâm

b, Chủ đề của câu chuyện Tuệ Tĩnh ca ngợi y đức của người thầy thuốc bản lĩnh, hết lòng yêu thương cứu giúp người bệnh, không vì bạc vàng mà quên đạo đức của người làm thầy.

- Câu văn thể hiện trực tiếp chủ đề:

     + “Anh về thưa với cụ rằng ta sẵn sàng đi, nhưng bây giờ thì phải chữa cho bé này trước vì chú nguy hơn”

     + “Con người ta cứu giúp nhau lúc hoạn nạn, sao ông bà lại nói chuyện cảm ơn”

c, Nhan đề thích hợp

- Y đức của Tuệ Tĩnh: nói tới tấm lòng yêu thương người bệnh và đạo đức của thâỳ Tuệ Tĩnh

- Ngoài ra có thể đặt một số nhan đề:

     + Thầy Tuệ Tĩnh

     + Hết lòng vì người bệnh

     + Người thầy thuốc có tấm lòng nhân hậu

d, Nhiệm vụ các phần trong chuyện:

- Mở bài : Giới thiệu về nhân vật Tuệ Tĩnh

- Thân bài : Kể sự việc thể hiện sự hết lòng của thầy thuốc giỏi, nhân từ

     + Việc người nhà quý tộc và con người nông dân đến nhờ chữa bệnh

     + Tuệ Tĩnh quyết định chữa cho con nông dân vì bệnh của chú nguy hiểm hơn

     + Vợ chồng người nông dân cảm tạ ơn của Tuệ Tĩnh

Kết bài : Nêu việc tiếp theo của Tuệ Tĩnh: Tiếp tục chữa bệnh cho nhà quý tộc

 Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới- Bạn làm ơn ..cảm hóa mình đi!- Mình muốn lắm-hoàng tử bé trả lời-nhưng mình không có thời gian. Mình còn phải đi kiếm bạn bè và tìm hiểu nhiều thứ.- Người ta chỉ hiểu những gì họ đã cảm hóa…Nếu muốn có một người bạn, hãy cảm hóa mình đi!- Cần phải làm sao? Hoàng tử bé hỏi.- Cần phải rất kiên nhẫn-con cáo trả lời. –Trước...
Đọc tiếp

 

Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu bên dưới

- Bạn làm ơn ..cảm hóa mình đi!

- Mình muốn lắm-hoàng tử bé trả lời-nhưng mình không có thời gian. Mình còn phải đi kiếm bạn bè và tìm hiểu nhiều thứ.

- Người ta chỉ hiểu những gì họ đã cảm hóa…Nếu muốn có một người bạn, hãy cảm hóa mình đi!

- Cần phải làm sao? Hoàng tử bé hỏi.

- Cần phải rất kiên nhẫn-con cáo trả lời. –Trước tiên bạn ngồi xa mình một chút, như thế, trên cỏ. Mình sẽ liếc nhìn bạn còn bạn thì không nói gì cả. Lời nói là nguồn gốc của mọi sự hiểu lầm. Nhưng mỗi ngày, bạn có thể ngồi xích lại gần hơn…

… Cứ thế, hoàng tử bé cảm hóa con cáo….

(Trích “Nếu cậu muốn có một người bạn” – Ăng-toan đơ xanh-tơ Ê –Xu –Pe Ri)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Em hiểu “Cảm hóa “ nghĩa là gì?

Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn trích.

Câu 4. Từ câu chuyện “cảm hóa” nhau của cáo và hoàng tử bé trong văn bản, em hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của mình về tình bạn của hoàng tử bé và con cáo

2
19 tháng 10 2021

TL

1. Phương thức biểu đạt chính : tự sự

2.Cảm hóa là : Làm cho người ta cảm phục cái hay, cái tốt của mình mà bỏ cái xấu để theo gương mình.

3. Đoạn trích "Nếu cậu muốn có một người bạn" thuộc chương XXI kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên trái đất. Nhan đề của đoạn trích do người biên soạn đặt. ... Cáo đã trò chuyện với hoàng tử bé về Trái Đất, và thế nào là cảm hóa. Nó yêu cầu cậu bé hãy cảm hóa mình.

4.Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.

K cho mik nha

HT

19 tháng 10 2021

TL:

1. Phương thức biểu đạt chính : tự sự

2.Cảm hóa là : Làm cho người ta cảm phục cái hay, cái tốt của mình mà bỏ cái xấu để theo gương mình.

3. Đoạn trích "Nếu cậu muốn có một người bạn" thuộc chương XXI kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa hoàng tử bé và một con cáo trên trái đất. Nhan đề của đoạn trích do người biên soạn đặt. ... Cáo đã trò chuyện với hoàng tử bé về Trái Đất, và thế nào là cảm hóa. Nó yêu cầu cậu bé hãy cảm hóa mình.

4.Hoàng tử bé là hình ảnh gợi nhắc về tuổi thơ của mỗi người. Cậu đến Trái Đất để tìm kiếm những người bạn. Khi nhìn thấy những bông hoa hồng ở Trái Đất, cậu cảm thấy bông hoa ở hành tinh của mình chẳng là gì cả. Cuộc gặp gỡ với con cáo với bài học về sự “cảm hóa” đã giúp cậu nhận ra giá trị lớn lao của tình bạn. Đó là sự rung cảm xuất phát từ trái tim, trách nhiệm với những gì mình đã cảm hóa.

^HT^

12 tháng 2 2020

a. Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn là miêu tả.

b. Nội dung: Miêu tả khuôn mặt người bà kính yêu qua cảm nhận của đứa cháu.

c. 

- So sánh: Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi ... nhựa sống.

- Tác dụng: Khẳng định sức sống, sức ảnh hưởng to lớn của người bà với cháu.

12 tháng 2 2020

cục cục lắc lắc mới là thằng con

5 tháng 12 2021

mình biết

5 tháng 12 2021

câu trả lời đâu

Phần I: Đọc hiểu (4đ) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:      “Chú bé loắt choắt       Cái xắc xinh xinh       Cái chân thoăn thoắt       Cái đầu nghênh nghênh         Ca lô đội lệch       Mồm huýt sáo vang       Như con chim chích       Nhảy trên đường vàng ”                                                                         (Ngữ văn 6, tập 2) Câu 1 (0,25đ). Đoạn thơ trên được trích...
Đọc tiếp

Phần I: Đọc hiểu (4đ)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

     “Chú bé loắt choắt

      Cái xắc xinh xinh

      Cái chân thoăn thoắt

      Cái đầu nghênh nghênh

 

      Ca lô đội lệch

      Mồm huýt sáo vang

      Như con chim chích

      Nhảy trên đường vàng ”

                                                                        (Ngữ văn 6, tập 2)

Câu 1 (0,25đ). Đoạn thơ trên được trích từ văn bản nào?

Câu 2 (0,25đ). Tác giả của bài thơ chứa đoạn trích trên là ai?

Câu 3 (0,25đ). Thời gian sáng tác của văn bản chứa đoạn trích?

Câu 4 (0, 5đ). Nội dung chính của đoạn thơ trên là?

Câu 5 (0,25đ). Đoạn thơ sử dụng bao nhiêu từ láy?

Câu 6 (1,0đ). Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Tác dụng?

Câu 7 (1,5đ): Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 4 - 6 câu) ghi lại những cảm xúc, suy nghĩ của em về nhân vật chú bé trong đoạn trích trên.

327
13 tháng 5 2021

1. PTBĐ: nghị luận

2Nó giống như một mảnh vườn được chăm sóc cẩn thận, đầy hoa thơm sạch sẽ và gọn gàng.

từ nó chỉ cuộc sống của mỗi người

. Tác giả đã so sánh cuộc sống của mỗi người với một mảnh vườn

-> Tác dụng:  cho ta thấy hình ảnh cuộc sống của mỗi người giống nhưng 1 mảnh đất cần được chăm sóc cản thận tỉ mỉ bảo vệ 

.  3 Nội dung: khẳng định cuộc sống riêng không biết đến điều gì xảy ra ở bên ngoài ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống sai lầm, nhàm chán. 

13 tháng 5 2021

Bài làm

Câu 1:(0,5đ)

PTBĐ chính: nghị luận

Câu 2 :(1,5đ)

BPTT: so sánh

T.Dụng: làm nổi bật vẻ đẹp của cuộc sống

Câu 3: (1,0đ)

Nội dung: đoạn văn cho ta thấy con người không thể hạnh phúc với 1 hạnh phúc mong manh. Số phận của những cái tuyệt đối cá nhân không không bộc lộ ra khỏi bản thân, chẳng có gì đáng thèm muốn.

 

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. DượngHương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sôngnghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầusào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..]Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố...
Đọc tiếp

Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn. Dượng
Hương Thư đánh trần đứng sau lái co người phóng chiếc sào xuống lòng sông
nghe một tiếng “soạc”! Thép đã cắm vào sỏi! Dượng Hương Thư ghì chặt trên đầu
sào, lấy thế trụ lại, giúp cho chú Hai và thằng Cù Lao phóng sào xuống nước. [..]
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên.
Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai
hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống
như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh, hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt
thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi
cũng vâng vâng dạ dạ.
1.Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu xuất xứ của văn bản đó? Nêu rõ tên
tác giả và phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên?
2.Theo con vị trí quan sát để miêu tả của người kể chuyện là ở chỗ nào? Vị trí quan
sát ấy có thích hợp không? Vì sao?
3. Phân tích tác dụng của động từ “phóng” trong đoạn văn trên?
4. Chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu văn in đậm và nêu tác dụng
của biện pháp nghệ thuật đó?
5. Dựa vào văn bản tìm được ở câu 1, hãy viết đoạn văn 7-8 câu nêu cảm nhận của
em về nhân vật dượng Hương Thư, trong đoạn có sử dụng 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ).
Bài 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Thế rồi từ điều này sang điều khác, thầy Ha-men nói với chúng tôi về tiếng
Pháp, bảo rằng đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng
nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một
dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì
chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…

(Buổi học cuối cùng – An-phông-xơ Đô –đê)

1.Nêu bối cảnh diễn ra câu chuyện trong truyện “Buổi học cuối cùng”. Tại sao tác
giả lại gọi đây là “Buổi học cuối cùng”?
2. Truyện có hai nhân vật chính. Nhưng tác giả lại để Phrăng giữ vai người kể
chuyện, việc Phrăng vào vai người kể chuyện đem đến những hiệu quả nghệ thuật
nào?
3. Con hiểu thế nào và có suy nghĩ gì về câu nói của thầy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng”: “...khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ chừng nào họ còn giữ
vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù”?
4.Viết đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của con về thấy Ha-men trong truyện
“Buổi học cuối cùng” trong đoạn có sử dụng 1 từ ghép và 1 phó từ (gạch chân và
chú thích rõ)

0