K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Hang Sơn Đoòng ở đâu? Sơn Đoòng thuộc vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có hệ thống núi đá vôi cổ nhất Châu Á, hình thành cách đây 400 đến 450 triệu năm. Việc phân tích các mẫu trầm tích hóa thạch xác định hang Sơn Đoòng hình thành tương đối trẻ – có niên đại cách đây 3 triệu năm tuổi.Sơn Đoòng hình thành trên một đoạn đứt gãy của dãy...
Đọc tiếp

Hang Sơn Đoòng ở đâu? Sơn Đoòng thuộc vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng có hệ thống núi đá vôi cổ nhất Châu Á, hình thành cách đây 400 đến 450 triệu năm. Việc phân tích các mẫu trầm tích hóa thạch xác định hang Sơn Đoòng hình thành tương đối trẻ – có niên đại cách đây 3 triệu năm tuổi.

Sơn Đoòng hình thành trên một đoạn đứt gãy của dãy Trường Sơn và bị dòng nước sông Rào Thương ăn mòn qua hàng triệu năm đã tạo thành đường hầm khổng lồ bên dưới lớp núi đá vôi. Những vết nứt trên trần hang bị ăn mòn và sụt lún, tạo thành những hố sụt lớn thông ra bên ngoài. Những giọt nước rơi xuống từ trên trần hang hàng triệu năm tạo nên những viên ngọc trai hang động có kích thước lớn bằng quả bóng chày. Bên trong không gian kỳ vĩ ấy là cả một thế giới tách biệt, cả một kỳ quan thiên nhiên hiếm có khiến cho các nhà chinh phục Sơn Đoòng phải sửng sốt.

Trong chuyến khảo sát đầu tiên, đội thám hiểm hang động Hoàng gia Anh đã phải quay trở về do không thể vượt qua bức tường thạch nhũ khổng lồ cao 90m ở gần cuối hang Sơn Đoòng – được gọi là Bức tường Việt Nam. Cho đến khi quay lại lần thứ 2 với đầy đủ trang thiết bị chuyên dụng trong năm 2010, nhóm chuyên gia hang động mới có thể vượt qua bức tường thạch nhũ khổng lồ để ra khỏi hang. Phải đến thời điểm này, nhóm khảo sát mới tự tin tuyên bố đã tìm thấy hang động lớn nhất thế giới.

Độ dài hang Sơn Đoòng gần 9km, tại một số vị trí chiều cao trần hang lên đến 200m, rộng 160m, đủ lớn để có thể chứa một khu phố ở New York với những toà nhà 40 tầng. Với thể tích đo đạc được ước tính 38,5 triệu mét khối, Sơn Đoòng vượt qua hang Deer ở Malaysia trở thành hang động tự nhiên lớn nhất thế giới. Những cột măng đá cao đến 80m trong lòng hang cũng được đánh giá là các cột thạch nhũ cao nhất mà các chuyên gia từng thấy. Để chiêm ngưỡng toàn cảnh hang Sơn Đoòng thì du khách sẽ tham gia chuyến thám hiểm khám phá toàn bộ chiều dài hang trong 4 ngày 3 đêm.

Câu 1: Văn bản giới thiệu về đối tượng nào?

Câu 2: Văn bản gồm mấy phần? Mỗi phần đề cập đến khía cạnh nào của đối tượng?

Câu 3: Văn bản có cung cấp cho em những thông tin cần thiết hay không? Đó là những thông tin nào?

Câu 4: Theo em, mục đích của văn bản trên là gì?

Câu 5: Văn bản đã dùng những phương pháp nào để giới thiệu về đối tượng?

1
22 tháng 11 2021

Câu 1:Văn bản giới thiệu về hang Sơn Đoòng

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏiVua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thủy Tinh tức giận dâng nước...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và trả lời các câu hỏi

Vua Hùng thứ mười tám có người con gái đẹp tên là Mị Nương. Nhà vua muốn kén một chàng rể xứng đáng. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng một lúc đến cầu hôn. Cả hai người đều có tài, vua Hùng không biết gả con cho ai, bèn ra điều kiện thách đố để dễ bề lựa chọn. Sơn Tinh thắng cuộc, cưới Mị Nương rồi đưa về núi. Thủy Tinh tức giận dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng bị thua. Từ đó, hằng năm, Thủy Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại.

a. Văn bản tóm tắt kể lại nội dung của văn bản nào? Dựa vào đâu mà nhận ra được điều đó? Văn bản tóm tắt trên có nêu được nội dung chính của văn bản tóm tắt không?

b. Văn bản tóm tắt trên có gì khác so với văn bản được tóm tắt.

c. Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết các yêu cầu đối với một văn bản tóm tắt.

1
12 tháng 11 2019

Văn bản tóm tắt trên kể lại nội dung của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh. Dựa vào sự kiện, tên nhân vật, cốt truyện để nhận ra văn bản.

- Văn bản trên đã tóm gọn được những nội dung chính của văn bản Sơn Tinh, Thủy Tinh.

- Sự khác nhau giữa văn bản gốc với văn bản tóm tắt:

   + Văn tóm tắt có dung lượng ngắn hơn văn bản gốc.

   + Văn bản tóm tắt có số lượng sự việc, nhân vật tí hơn so với tác phẩm

- Yêu cầu đối với văn bản tóm tắt:

   + Ngắn gọn, chính xác về nhân vật và sự kiện quan trọng

   + Lời văn của văn bản tóm tắt là lời văn của mình, không phải lời văn của văn bản

9 tháng 6 2019

Chọn đáp án: A

Chọn các từ ngữ thích hợp hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống, để làm phương tiện liên kết đoạn văn. (trang 54, 55 SGK Ngữ văn 8 tập 1).a) Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân./…/ oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh sơn tinh.(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)(từ...
Đọc tiếp

Chọn các từ ngữ thích hợp hoặc câu thích hợp điền vào chỗ trống, để làm phương tiện liên kết đoạn văn. (trang 54, 55 SGK Ngữ văn 8 tập 1).

a) Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.

/…/ oán nặng, thù sâu, hằng năm Thủy Tinh làm mưa làm gió, bão lụt dâng nước đánh sơn tinh.

(Theo Sơn Tinh, Thủy Tinh)

(từ đó, từ nãy, từ đấy)

b) Trong thời kì quá độ, bên những thành tích tốt đẹp là chính, vẫn còn sót lại những cái xấu xa của xã hội cũ như: tham ô, lãng phí, lười biếng, quan liêu, đánh con, đập vợ,… Đối với những thói xấu đó, văn nghệ cũng cần phải phê bình rất nghiêm khắc, nhằm làm cho xã hội ta ngày càng lành mạnh tốt đẹp hơn.
/…/: phải có khen, cũng phải có chê. Nhưng khen hay là chê đều phải đúng mức. Khen quá lời thì người được khen cũng hổ ngươi. Mà chê quá đáng thì người bị chê cũng khó tiếp thụ.

(Theo Hồ Chí Minh, Bài nói chuyện tại Đại hội văn nghệ toàn quốc lần thứ III)

(nói tóm lại, như vậy, nhìn chung)

c) Tháp Ép-phen không những được coi là biểu tượng của Pa-ri, mà còn là biểu tượng của nước Pháp. Nó được dùng để trang trí những trang đầu của sách hướng dẫn du lịch trên nước Pháp, được làm biểu tượng trong phim ảnh, được in trong các văn kiện chính thức, những tem thư và bưu ảnh,…
/…/ điều đáng kể là việc xây dựng tháp đã là một bài học có giá trị về óc sáng tạo và tổ chức trong công tác xây dựng.

(Theo Bàn tay và khối óc)

(nhưng, song, tuy nhiên)

d) Gần cuối bữa ăn, Nguyên bảo tôi:
Chị ơi, em… em - Nó bỏ lửng không nói tiếp. tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.
- Chị tính xem em nên đi học hay đi bộ đội ? - Nó nhìn tôi không chớp mắt.
/…/ Lâu nay tôi vẫn là người chị khuyên bảo lời hay lẽ phải. Bây giờ phải nói với nó ra sao ? Đi bộ đội hay đi học ?

(Theo Thuỳ Linh, Mặt trời bé con của tôi)

(Đi bộ đội hay đi học?, Thật khó trả lời.)

1
3 tháng 12 2017

a, Từ đó

b, nói tóm lại

c, tuy nhiên

d, Thật khó trả lời

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:Tôi chỉ quan niệm được một cách đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tôi chỉ quan niệm được một cách đi bộ ngao du thú vị hơn đi ngựa: đó là đi bộ. Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tùy. Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả mọi khía cạnh. Tôi nhìn thấy một dòng sông ư, tôi đi men theo sông; một khu rừng rậm ư, tôi đi vào dưới bóng cây; một hang động ư, tôi đến tham quan; một mỏ đá ư, tôi xem xét các khoáng sản. Bất cứ nơi đâu tôi thích, tôi lưu lại đấy. Hễ lúc nào tôi thấy chán, tôi bỏ đi luôn. Tôi chẳng phụ thuộc vào những con ngựa hay gã phu trạm.

a. Đoạn trích trên trích trong văn bản nào? tác giả là ai?
b. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.
c. Nội dung của đoạn văn trên.
d. Qua đoạn văn trên em hiểu gì về con người tác giả?

3
31 tháng 3 2020

a. Đi bộ ngao du - Ru-xô.

b. Nghị luận

c. Đi bộ ngao du ta có thể tùy theo ý muốn, ngắm nhìn những gì mình thích.

d. Con người tác giả ưa tự do, khám phá.

1 tháng 4 2020

a. Đoạn trích từ: Đi bộ ngao du, tác giả: Ru-xo

b. PTBĐ: nghị luận

c. Nội dung của văn bản: Đi bộ ngao du có thể đi đâu tùy ý muốn, ngắm nhìn những nơi mình thích

d. Tác giả là con người giản dị, quý trọng tự do và yêu thiên nhiên.

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các cầu hỏi:(1) Có nhà tâm lý học cho rằng tuổi trẻ nào cũng phải trải qua những "cơn sốt" thần tượng như một điều tất yếu. Tâm lý thần tượng chính là khả năng lý tưởng hóa cuộc sống và đó là nguồn động lực mạnh mẽ để con người ta vươn mình lên trong cuộc sống.(2) Tuy nhiên, ít hay nhiều, tâm lý thần tượng đều có tính chất ám thị....
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các cầu hỏi:

(1) Có nhà tâm lý học cho rằng tuổi trẻ nào cũng phải trải qua những "cơn sốt" thần tượng như một điều tất yếu. Tâm lý thần tượng chính là khả năng lý tưởng hóa cuộc sống và đó là nguồn động lực mạnh mẽ để con người ta vươn mình lên trong cuộc sống.

(2) Tuy nhiên, ít hay nhiều, tâm lý thần tượng đều có tính chất ám thị. Chính các phương tiện truyền thông xưa nay là những người dọn sẵn những mảnh đất màu mỡ cho các loại cây "thần tượng" mọc lên. Hãy xem hội chứng “cuồng" các ngôi sao Hàn hiện nay. Đó chính là hệ quả của hàng chục kênh truyền hình, hàng chục tờ báo mạng suốt ngày cứ chiếu ra rả và viết không ngừng về những “ngôi sao", những bộ phim hay các ban nhạc xứ Hàn..

(3) Hẳn có người sẽ tiếc vì nếu nguồn năng lượng “hướng thượng" đó của giới trẻ nước ta nếu hướng về các thần tượng, các lý tưởng xây dựng triển đất nước thì sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, như người Nhật, người Singapore hay ngườ... Hàn Quốc lâu nay đã làm.

(4) Như những dòng điện năng, bản thân các xúc cảm sùng bái, "cuồng si" hay đam mê này không đáng trách, chỉ những cái đích của những nguồn năng lượng mạnh mẽ này mới là điều quan trọng cần hướng tới. Và đó phải chăng là trách nhiệm của giáo dục, của truyền thông...? phát 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt và nội dung chính của văn bản trên. (1.0 điểm)

Câu 2: Trong đoạn (2), tác giả trình bày nội dung theo cách nào? (0.5 điểm) A. Diễn dịch.C. Tổng - phân - hợp. B. Quy nạp. D. Song hành

Câu 3: Theo tác giả bài viết, điều gì đã thúc đẩy tâm lí thần tượng của tuổi trẻ? (0.5 điểm)

Câu 4: Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn in đậm của đoạn văn trên. (1.0 điểm)

Câu 5: Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu “Như những dòng điện năng, bản thân các xúc cảm sùng bái, "cuồng si" hay đam mê này không đáng trách, chỉ những cái đích của những nguồn năng lượng mạnh mẽ này mới là điều quan trọng cần hướng tới" thuộc kiểu câu gì? Phân tích cấu trúc ngữ pháp của câu văn đó. (1.0 điểm)

Câu 6: “Hẳn có người sẽ tiếc vì nếu nguồn năng lượng "hướng thượng" đô của giới trẻ nước ta nếu hướng về các thần tượng, các lý tưởng xây dựng và phát triển đất nước thì sẽ mang lại nhiều điều tốt đẹp hơn, như người Nhật, người Singapore hay ngườ... Hàn Quốc lâu nay đã làm". Em có đồng ý với. quan điểm này không? Vì sao? (1.0 điểm) Câu 7: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng cuông thàn tượng của một bộ phận giới trẻ hiện nay. (5.0 điểm)

1
7 tháng 5 2020

1. Nghị luận

2. A

3. - Phương tiện truyền thông dọn sẵn đường

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 7: Ngôi tháp chính trong nhóm A ở Mĩ Sơn là một kiệt tác của nghệ thụât kiến trúc Chăm – pa (bị sập năm 1969 do bom Mĩ). Theo tài liệu đo vã của Pa-men-ti-ơ, tháp cao 24 m, thân vuông 10 x 10, có hai cửa hướng đông và hướng tây. Mặt ngoài tháp có trang trí các trụ ốp và các hoa văn hình hoa lá uốn lượn rất đẹp mắt. Ngoài các cửa...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 4 đến câu 7:

Ngôi tháp chính trong nhóm A ở Mĩ Sơn là một kiệt tác của nghệ thụât kiến trúc Chăm – pa (bị sập năm 1969 do bom Mĩ). Theo tài liệu đo vã của Pa-men-ti-ơ, tháp cao 24 m, thân vuông 10 x 10, có hai cửa hướng đông và hướng tây.

Mặt ngoài tháp có trang trí các trụ ốp và các hoa văn hình hoa lá uốn lượn rất đẹp mắt. Ngoài các cửa đi chính còn có các cửa giả với các vòm cuốn được tạo hình đặc sắc.

Bộ mái cũng được tạo hình gồm ba cấp thu nhỏ dần phía trên và kết thúc bằng chóp có trang trí hình cánh sen chạm khắc trên sa thạch.

Trang trí ở đế tháp hình học và các lá sen cùng với hình người và động vật (voi, chim thần Ga-ru-da,…)

Toàn bộ tháp có dáng vẻ đồ sộ nhưng thanh thoát, chạm khắc rất tinh tế, là một tác phẩm tiêu biểu trong kho tàng nghệ thuật kiến chúc Chăm-pa.

(Tháp cổ Chăm-pa)

Dòng nào nói đúng nhất nội dung chủ yếu của văn bản trên ?

A. Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện lịch sử.

B. Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện kinh tế.

C. Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện kiến trúc.

D. Giới thiệu tháp cổ Chăm-pa ở phương diện văn hoá.

1
17 tháng 9 2019

Chọn đáp án: C

Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây...
Đọc tiếp
Em phải giúp bạn trình bày luận điểm (e) thành một đoạn văn nghị luận. Hãy cho biết: a) Trong các câu sau, có thể dùng những câu nào để giới thiệu luận điểm (e)? trong số đó, em thích câu nào nhất? (1) Tuy nhiên, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (2) Do đó, các bạn ấy chưa thấy rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. (3) Nhưng các bạn có nên cứ chểnh mảng trong học tập như thế hay không? Xin hãy nhớ rằng, bây giờ càng ham vui chơi, không chịu học hành thì sau này càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Hãy nghĩ thêm một vài câu giới thiệu luận điểm khác. b) Nên sắp xếp những luận cứ dưới đây theo trình tự nào để sự trình bày luận điểm trên được rành mạch, chặt chẽ? (1) Sau này, khi lớn lên, bạn sẽ sống trong thời đại mà trình độ khoa học – kĩ thuật và văn hóa – nghệ thuật ngày một nâng cao. (2) Trong xã hội ấy, làm việc gì cũng phải có tri thức. (3) Muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. (4) Do đó, người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. c) Bạn em muốn kết thúc đoạn văn bằng một câu hỏi giống câu kết đoạn trong văn bản Hịch tướng sĩ: “Lúc bấy giờ, dẫu các người muốn vui vẻ phỏng có được không?”. Theo em, nên viết câu kết đoạn như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bạn? Ngoài cách vừa nêu, em còn có thể kết thúc đoạn văn ấy theo cách nào khác nữa? d) Đoạn văn viết theo cách trên đây là đoạn văn diễn dịch hay quy nạp? Vì sao?
2
13 tháng 10 2019

a. Trong những câu được dẫn, câu (3) hay hơn cả vì thể hiện được tình cảm, cảm xúc (lòng mong muốn bạn tiến bộ) của người viết được bộc lộ rõ ràng, do đó hiệu quả thuyết phục sẽ cao hơn.

b. Cách sắp xếp các luận cứ theo trình tự trong sách đã thể hiện tính lô-gíc, chặt chẽ :

Ba câu đầu là hệ thống lập luận theo hướng thuận:

- Câu (1) nêu một vấn đề về tương lai, trong đó trình độ khoa học – kỹ thuật và văn hoá - nghệ thuật ngày một nâng cao.

- Câu (2) xác định vai trò của tri thức trong xã hội đó.

- Câu (3) được suy ra từ câu (2) : muốn có tri thức thì phải chăm chỉ học tập.

- Câu (4) là một kết luận có tính tất yếu và giàu sức thuyết phục.

c. Cách kết đoạn như của bạn ("Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không ?") có những đặc điểm :

- Cách viết đó tạo ra một giọng điệu tinh nghịch (thậm chí hơi suồng sã), điều đó có thể làm giảm tính thuyết phục của đoạn văn.

- Để kết luận được như vậy, cả bài văn cũng phải có một giọng điệu tương tự thì mới phù hợp. Điều này thật khó tạo được hiệu quả như ý muốn.

Nói chung, để kết thúc đoạn văn này có thể sử dụng nhiều cách khác nhau, nhiều giọng điệu khác nhau nhưng điều chủ yếu nhất là những giọng điệu đó phải xuất phát từ (và cũng phải thể hiện được) một tình cảm bè bạn chân thành, từ lòng mong muốn thực sự cho sự tiến bộ của bạn cũng như của cả tập thể lớp.

d. Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Nếu kết luận theo hướng trên (câu chủ đề ở cuối đoạn) thì đây là một đoạn văn được viết theo lối quy nạp.

Ví dụ :

"Người học sinh hôm nay càng ham chơi, không chăm học thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. Điều đó được giải thích như sau : cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học – kỹ thuật, xã hội càng ngày càng phát triển, càng đòi hỏi con người phải được trang bị hệ thống tri thức tiên tiến...".

13 tháng 4 2022

:VVV

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu bên dưới:

Nhà thơ phản ánh rất thành công nỗi bất bình sâu sắc và niềm khao khát tự do mãnh liệt của chúa sơn lâm trước thực tại tù túng, ngột ngạt. Bút pháp khoa trương của tác giả đã đạt tới độ thần diệu. Trong cảnh giam cầm hổ chỉ còn biết gửi hồn vào chốn nước non hùng vĩ, giang sơn của chốn hùm thiêng ngự trị tự ngàn xưa. Bất bình trước hiện tại nhưng không thể thoát khỏi xích xiềng nô lệ, vị chúa tể sơn lâm đầy uy vũ ngày nào giờ đành buông xuôi, tự an ủi mình bằng những giấc mộng ngàn to lớn trong quãng đời tù túng còn lại. Nỗi buồn tê tái thấm đẫm tâm hồn. Than ôi! Quá khứ hào hùng oanh liệt giờ chỉ còn hiện lên trong giấc mộng! Tận đáy lòng, vị chúa tể rừng xanh bật thốt lên tiếng than ai oán:" Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!".

Câu 1: Lời nhận xét trên viết về bài thơ nào? Tác giả là ai?

Câu 2: Vì sao nói bài thơ trên thể hiện lòng yêu nước thầm kín của người dân mất nước thuở ấy? Theo em thế hệ trẻ ngày nay phải làm gì để thể hiện lòng yêu nước của mình?

Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn( từ 7 đến 9 câu ) trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ trên, trong đó có sử dụng ít nhất một câu nghi vấn( gạch chân câu nghi vấn có trong đoạn văn ). 

0