K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

24 tháng 8 2017

a) PTBĐ: Biểu Cảm

b+c) Thời gian trôi qua cuốn theo mọi thứ như một cơn lốc, chỉ có tình cảm là còn ở lại trong tâm hồn mỗi con người như một ánh dương chói loà. Thế nhưng con người không thể kháng cự lại sự thay đổi đó.Người lính năm xưa nay cũng làm quen dần với những thứ xa hoa nơi “ánh điện, cửa gương”. Và rồi trong chính sự xa hoa đó, người lính đã quên đi người bạn tri kỉ của mình, người bạn mà tưởng chừng chẳng thể quên được, “người tri kỉ ấy” đi qua ngõ nhà mình nhưng mình lại xem như không quen không biết. Phép nhân hoá vầng trăng trong câu thơ thật sự có cái gì đó làm rung động lòng người đoc bởi vì vầng trăng ấy chính là một con người. Cũng chính phép nhân hoá đó làm cho người đọc cảm thương cho một “người bạn” bị chính người bạn thân một thời của mình lãng quên. Sự ồn ã của phố phường, những công việc mưu sinh và những nhu cầu vật chất thường nhật khác đã lôi kéo con gười ra khỏi những giá trị tinh thần ấy, một phần vô tâm của con người đã lấn át lí trí của người lính, khiến họ trở thành kẻ quay lưng với quá khứ. Con người khi được sống đầy đủ về mặt vật chất thì thường hay quên đi những giá trị tinh thần, quên đi cái nền tảng cơ bản củacuộc sống, đó chình là tình cảm con người.

24 tháng 8 2017

a, - Phương thức biểu đạt : Biểu cảm

b, - Nội dung : Nói về vằng trăng

c, - Biện pháp tu từ : Nhân hóa : Vầng trăng đi qua ngõ

=> Làm cho vầng trăng sinh động hơn

- Biện pháp tu từ : so sánh : Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường

=> Nhấn mạnh sự hững hờ , vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng

- Biện pháp tu từ : Liệt kê

=> Tô đậm cuộc sống hiện đại ở thành phố mà nhân vật trữ tình sống

30 tháng 8 2016
  • Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người.
  • Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng.
  • Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình.
4 tháng 9 2016

Đoạn thơ trên có sử dụng hai biện pháp tu từ là: So sánh và nhân hóa.

-Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ

Tác dụng: Vầng Trăng là một vật vô tri vô giác đã trở nên sinh động hơn dưới ngòi bút tài ba của tác giả. Biện pháp tu từ nhân hóa đã làm cho vầng trăng trở nên có hồn, sinh động như một cơ thể sống.

-Biện pháp so sánh:Như người dưng qua đường

Xưa kia, con người luôn xem trăng là bạn, bầu bạn với trăng.Nhưng giờ đây công nghiệp phát triển, đèn điện ra đời, ánh trăng dần bị lãng quên.biện pháp so sánh làm cho người đọc, người nghe tháy được sự hờ hững,vô tình của nhân vật trữ tình đối với vầng trăng.

8 tháng 12 2018

"Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường "

a. Phương thức biểu đạt chính : Tự sự

b. Nêu các biện pháp nghệ thuật trong bài :

+ Nhân hóa ("Vầng trăng đi qua ngõ" )

+ So sánh ( "Như ngươi dưng qua đường" )

8 tháng 12 2018

"Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường "

a. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ:tự sự kết hợp với trữ tình

15 tháng 2 2017

a, Chép thuộc khổ thơ cuối Ánh trăng của Nguyễn Duy (0,5 điểm)

    Trăng cứ tròn vành vạnh

    Kể chi người vô tình

    Ánh trăng im phăng phắc

    Đủ cho ta giật mình

b, Từ láy được sử dụng “vành vạnh”, “phăng phắc” để diễn tả trạng thái của ánh trăng.

Từ láy “vành vạnh”: từ láy tượng hình, gợi lên hình ảnh vầng trăng chung thủy, tròn vạnh, trong sáng. Người đọc liên tưởng tới sự son sắt, trước sau như một, không thay đổi.

Từ láy “phăng phắc” gợi hình ảnh, gợi tả trạng thái, từ láy này bổ sung cho từ “im” gợi tả sự im lặng tuyệt đối, sự âm thầm lặng lẽ, trước sau như một không thay đổi.

→ Sự bao dung âm thầm, lặng lẽ mà cao thượng trước sự thay đổi của con người.

Biện pháp tu từ được sử dụng:

Biện pháp nhân hóa: Ánh trăng, vầng trăng lúc này trở thành con người sống động, có cảm xúc, có cách hành xử. Ánh trăng vừa bao dung, độ lượng vừa nghiêm khắc.

c, Thái độ sống:

- Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy, hình ảnh vầng trăng mang ý nghĩa triết lý sâu xa. Con người khi được sống trong đầy đủ vật chất thì thường lãng quên đi giá trị nền tảng cơ bản của cuộc sống

- Bài thơ nhắc nhở con người cần biết trân trọng quá khứ, trân trọng những điều đã qua. Bài thơ nhắc con người về đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Nếu như ai lỡ quên, lỡ đánh mất những giá trị tinh thần quý giá thì cần thức tỉnh, hối lỗi, sự hối lõi, ăn năn và sửa đổi cũng là điều đáng quý.

đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu sau:

bác vui như ánh buổi bình minh

vui với mầm non trái chín cành

vui tiếng ca chung hoà bốn biển

nâng niu tất cả chỉ quên mình

1 ; xác định thể thơ :

- Thất ngôn tứ tuyệt

2 ; phương thức biểu đạt chính : Biểu cảm

3 ; chỉ ra một biện pháp tu từ nổi bật trong đoạn trích :

 điệp ngữ :  

vui với mầm non trái chín cành

vui tiếng ca chung hoà bốn biển

4 ; nêu nội dung chính của đoạn trích :

- Bác đã dành cả cuộc đời để đấu tranh , chăm lo , giành lại độc lập , hạnh phúc cho nhân dân bằng cả niềm tin và trái tim yêu thương . Bác đứng lên chiến đấu cho nền tự do và độc lập của dân tộc

15 tháng 4 2019

Giúp mich vs ạ

25 tháng 11 2021

1 + 2 = ?

hả các anh lớp cao nhắc em

8 tháng 12 2018

a. thể thơ : thơ năm chữ

b. Phương thức biểu đạt chính : Tự sự

c. Các biện pháp tu từ :

+ nhân hóa

+ so sánh

d. Đây là một đoạn trích trong bài " Ánh trăng" của Nguyễn Duy. Mở đầu, tác giả có chút gì đó xao xuyến, bâng khuâng khi mà đã lâu lắm rồi : " Từ hồi về thành phố. Quen ánh điện, cửa gương" - cuộc sống hiện đại đã làm dần trôi lãng những gì của quá khứ, để rồi khi mà nhìn thấy vầng trăng, nhà thơ thổn thức, bao cảm xúc ùa về từ cái ánh sáng mộc mạc, nguyên vẹn ấy. Hình như, trăng là người bạn thủy chung, vĩnh hằng, hai tình bạn tri kỉ mà chỉ có "ta" là người thay đổi. Phải chăng, cái tình và cái ý trong Nguyễn Du đã được bộc lộ một cách chân thành nhất, và đó cũng là cái chung của muôn người. Đó là thông điệp sâu xa mà nhà thơ muốn gửi gắm đến chúng ta " Phải biết sống đủ đầy, trọn vẹn với những ân tình xưa cũ để chúng ta được sống đủ đầy, thanh thản trong cuộc đời "

5 tháng 5 2019

câu 3 thiếu 1 biện pháp nha bnaj đó là biện pháp hóa dụ :' ánh điện của gương "

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0