K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2020

a,lục bát

b,khỏ đau-hạnh phúc

c,so sánh'cha'với 'giải ngân hà','con'với'giọt nước'

tác dụng[tự làm]

d ,à mình chưa làm được nhé

10 tháng 3 2020

b ,nhân hóa nữa nhé 'cánh cò cõn nắng'

Cánh cò cõng nắng qua sôngChở luôn nước mắt cay nồng của cha Cha là một dải ngân hà Con là giọt nước sinh ra từ nguồn Quê nghèo mưa nắng trào tuôn Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm Thương con cha ráng sức ngâm Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa Lúa xanh, xanh mướt đồng xa Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy Cánh diều con lướt trời mây Chở câu lục bát hao gầy tình cha.”Câu 1 : Dòng thơ thứ 2 và 3 của bài thơ được...
Đọc tiếp

Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha 

Cha là một dải ngân hà 

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn 

Quê nghèo mưa nắng trào tuôn 

Câu thơ cha dệt từ muôn thăng trầm 

Thương con cha ráng sức ngâm 

Khổ đau, hạnh phúc nảy mầm từ hoa 

Lúa xanh, xanh mướt đồng xa 

Dáng quê hòa với dáng cha hao gầy 

Cánh diều con lướt trời mây 

Chở câu lục bát hao gầy tình cha.”

Câu 1 : Dòng thơ thứ 2 và 3 của bài thơ được gieo vần gì?  A. Vần lưng vần cách  B. Vần lưng vần liền    C. Vần chân –vần liền   D. Vần chân vần cách

Câu 2 : Xét về cấu tạo, các từ in đậm trong bài thơ trên thuộc loại từ gì?  A. Từ đơn   B. Từ ghép   C. Từ láy bộphận   D. Từ láy toàn bộ

Câu 3 : Trong bài thơ trên, người cha được khắc họa qua những hình ảnh nào?      A. Nước mắt cay nồng, dáng hao gầy     B. Nước mắt cay nồng, dáng hao gầy, quê nghèo      C. Dáng hao gầy, quê nghèo, cánh diều       D. Cánh diều, nước mắt cay nồng, cánh cò

Câu 4 : Gii nghĩa t“thăng trm”trong bài thơ?

Câu 5 : Chỉ ra và cho biết tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:

Cha là một dải ngân hà 

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn

Câu 6 : Nêu thông điệp cuộc sống mà em rút ra được sau khi đọc bài thơ “Lục bát về cha”

2
25 tháng 11 2021

Chữ bị tối quá nên mình k thấy dc 

25 tháng 11 2021

bao đen lại là thấy

15 tháng 4 2019

Giúp mich vs ạ

25 tháng 11 2021

1 + 2 = ?

hả các anh lớp cao nhắc em

3 tháng 9 2021

nlrv

1.Mượn lời nói với con, nhà thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào? 2.Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy. 3.Người cha nói với con về những đức tính cao...
Đọc tiếp

1.Mượn lời nói với con, nhà thơ nói về cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người, gợi về sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình.Bố cục của bài thơ đã thể hiện ý tưởng đó như thế nào?

2.Con được lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ, trong sự đùm bọc của quê hương. Hãy tìm và phân tích các câu thơ nói lên điều ấy.

3.Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp gì của”người đồng mình”, từ đó nhắc nhở con trên đường đời cần phải như thế nào?

4. Em cảm nhận như thế nào về tình cảm của người cha đối với con trong bài thơ? Điều lớn lao nhất mà người cha muốn truyền cho con qua những lời này là gì?

5.Nhận xét về cách diễn tả tình cảm và suy nghĩ bừng hình ảnh của nhà thơ. (Gợi ý:  Người miền núi thường có cách nói giàu hình ảnh, cụ thể, mộc mạc mà có tính khái quát, giàu chất thơ. Chẳng hạn bốn dòng thơ đầu bài, hay các câu: “ Đan lờ cài nan hoa- Vách nhà ken câu hát”, “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương…)

1
23 tháng 1 2018

1, Mượn lời một người cha nói với con, bài thơ gợi về cội nguồn của mỗi con người, đồng thời bộc lộ niềm tự hào trước sức sống mạnh mẽ, bền bỉ của quê hương mình. Bố cục của bài thơ thể hiện ý tưởng đó theo hai đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến câu "Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời"): con lớn lên trong tình yêu thương của cha mẹ và quê hương.

- Đoạn 2 (còn lại): lòng tự hào với sức sống mạnh mẽ, bền bỉ, với truyền thống cao đẹp của quê hương.

2, Con lớn lên hàng ngày trong tình yêu thương ấy, trong sự nâng niu, mong chờ của cha mẹ:

Không chỉ có tình yêu thương của cha mẹ, con còn lớn lên trong sự đùm bọc của quê hương: con người và rừng núi quê hương. Những từ ngữ giàu sắc thái biểu hiện (cài nan hoa, ken câu hát) đã miêu tả cụ thể cuộc sống ấy đồng thời thể hiện tình cảm gắn bó, quấn quýt của con người quê hương. Thiên nhiên với những sông, suối, ghềnh, thác... đã nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống: "Rừng cho hoa, con đường cho những tấm lòng".

3, Người cha nói với con về những đức tính cao đẹp của "người đồng mình" là:

- Dễ thương, giàu tình cảm (Người đồng mình thương lắm con ơi)

- Thủy chung, gắn bó với quê hương (Sống trên đá không chê đá gập ghềnh – Sống trong thung không chê thung nghèo đói)

- Hồn nhiên, mạnh mẽ (Sống như sông như suối - Lên thác xuống ghềnh – Không lo cực nhọc)

- Bản lĩnh, bền bỉ (Cao đo nỗi buồn – xa nuôi chí lớn - ... Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương)

- Mộc mạc, chân chất mà to lớn, kiêu hãnh (Người đồng mình thô sơ da thịt – Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con)

Từ đó nhắc nhở con khi lên đường phải nhớ rằng "người đồng mình" yêu lắm, phải giữ gìn truyền thống của người "đồng mình", và điều đặc biệt là không thể nhỏ bé, phải luôn đàng hoàng, bằng anh bằng em.

4, Qua những lời người cha nói với con, có thể thấy tình cảm của người cha đối với con thật trìu mến, thiết tha và tin tưởng. Điều lớn lao nhất mà người cha muốn nói với con chính là niềm tự hào với sức sống mạnh mẽ bền bỉ của quê hương và niềm tin khi bước vào đời.

5, Bài thơ có nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật, tuy nhiên, độc đáo nhất và đặc sắc nhất là cách thể hiện, diễn tả tình cảm. Những từ ngữ, hình ảnh trong bài rất mộc mạc nhưng đồng thời cũng rất giàu hình ảnh gợi tả, vừa cụ thể vừa có sức khái quát cao.

Ngoài ra, còn có thể kể đến bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt rất tự nhiên của tác giả.

6 tháng 5 2017

Biện pháp điệp từ được sử dụng trong câu thơ “Súng bên súng đầu sát bên đầu” nhằm tạo nên sự đối ứng trong một câu thơ:

    + Gợi lên sự khắc nghiệt, nguy hiểm của chiến tranh (hình ảnh súng sẵn sàng chiến đấu).

    + Thể hiện sự chung sức, cùng nhau đoàn kết, chiến đấu.

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:Nào đâu những đêm vàng bên bờ suốiTa say mồi đứng uống ánh trăng tan?Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngànTa lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?Đâu những chiều lênh láng máu sau rừngTa đợi chết mảnh mặt trời gay...
Đọc tiếp

Đọc các đề bài sau và trả lời câu hỏi:

Đề 1. Phân tích các tầng nghĩa trong đoạn thơ sau:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối

Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?

Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn

Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?

Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,

Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?

Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng

Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,

Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Đề 2. Cảm nhận và suy nghĩ của em về đoạn kết trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo.

Đề 3. Cảm nhận của em về tâm trạng Tản Đà qua bài thơ Muốn làm thằng Cuội.

Đề 4. Hình tượng người chiến sĩ lái xe trong bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật.

Đề 5. Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy gọi cho em những suy nghĩ gì?

Đề 6. Phân tích khổ thơ đầu trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.

Đề 7. Những đặc sắc trong bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương.

Đề 8. Cảm nhận và suy nghĩ của em về tình cảm cha con trong bài Nói với con của Y Phương

b) Các từ trong đề bài như phân tích, cảm nhận và suy nghĩ (hoặc có khi đề bài không có lệnh) biểu thị những yêu cầu gì đối với bài làm? (Gợi ý: Từ phân tích chỉ định về phương pháp, từ cảm nhận lưu ý đến ấn tượng, cảm thụ của người viết, từ suy nghĩ nhấn mạnh tới nhận định, phân tích của người làms bài. Trường hợp không có lệnh, người viết bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề được nêu ra trong đề bài. Sự khác biệt trên chỉ ở sắc thái, không phải là các "kiểu bài" khác nhau.)

1
31 tháng 7 2019

b. Khi đề bài yêu cầu phân tích, cảm nhận và suy nghĩ biểu thị những yêu cầu định hướng cách làm bài.

    + Phân tích là muốn định hướng cụ thể về thao tác, khi đó phải phân tách, xem xét đối tượng dưới nhiều góc độ, đối chiếu, so sánh… để từ đó đi đến nhận định về đối tượng.

    + Cảm nhận và suy nghĩ là muốn nhấn mạnh đến việc đưa ra cảm thụ, ấn tượng riêng (cảm nhận) và nhận định, đánh giá (suy nghĩ) về đối tượng; đối với loại yêu cầu này, để thuyết phục, chứng minh được ý kiến của mình, người làm cũng phải tiến hành giảng giải bằng các thao tác như phân tích, giải thích…

    + Với đề bài không có lệnh cụ thể, người làm tự lựa chọn những thao tác cần thiết để làm rõ, chứng minh cho ý kiến của mình về đối tượng được nêu ra trong đề bài.

15 tháng 4 2022

xu hc lớp 9 à:)

15 tháng 4 2022

lớp 5 nhưng rảnh quá hết chuyện làm :vv

28 tháng 5 2017

Qua lời nói chuyện với đứa con, người cha thể hiện tình cảm, suy nghĩ với quê hương, dân tộc

- Cuộc sống lao động cần cù tươi vui của người đồng mình được nhà thơ gọi lên qua những hình ảnh đẹp:

     + Đan lờ: dụng cụ đánh bắt cá của người miền núi

     + Cuộc sống hòa với niềm vui

     + Rừng núi quê hương thật mơ mộng và nghĩa tình, thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống

     + Người cha muốn cho đứa con biết quê hương là vùng quê giàu truyền thống văn hóa, nghĩa tình

     + Người cha tự hào nói với con về sức sống bền bỉ, mãnh liệt, về truyền thống cao đẹp của quê hương

     + Khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình: chăm chỉ, kiên cường, giản dị…

→ Người cha thể hiện tình yêu và niềm tự hào của mình với quê hương, người đồng mình

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:Cha lại dắt con đi trên cát mịn,Ánh nắng chảy đầy vaiCha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trờiCon lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,Để con đi...!”Lời của con hay tiếng sóng thầm thìHay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳmLần đầu tiên trước biển khơi vô tậnCha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.(Hoàng Trung Thông,...
Đọc tiếp

undefined

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi...!”
Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.
(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)
Câu 1: Tìm những từ láy có trong đoạn thơ trên.
Câu 2: Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên. Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp.
Câu 3: Giải thích ý nghĩa của từ "chân trời" trong câu thơ “Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời". Hãy cho biết từ "chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Câu 4: Câu thơ "Ánh nắng chảy đầy vai" sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 5: Viết đoạn văn diễn dịch (khoảng 10 câu), có sử dụng phép nối và thành phần biệt lập tình thái, trình bày suy nghĩ về chủ đề sau:
Tình cảm yêu thương của người thân trong gia đình góp phần nuôi dưỡng tâm hồn, tính cách, giúp ta lớn khôn.
Lưu ý gạch chân từ ngữ làm phương tiện của phép nối và thành phần biệt lập tình thái.

19
23 tháng 4 2021

Câu 1:

Những từ láy có trong đoạn thơ trên là: trầm ngâm, thầm thì

Câu 2

- Lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi...”

- Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp:

Cha nghe người con hỏi rằng có thể mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi!

Câu 3

- Ý nghĩa của từ “chân trời”: là một đường có thể nhìn thấy rõ ràng phân cách mặt đất với bầu trời.

- Từ “chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc

Câu 4

- Câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Tác dụng của biện pháp tu từ:

+ Tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ.

+ Cho người đọc hình dung cụ thể về sự vật: Hình ảnh ánh nắng hiện hữu ngay trước mắt người đọc, nó như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật. Qua đó giúp người đọc hình dung được khung cảnh đẹp đẽ khi cha con dắt nhau trên biển vào bình minh.

Câu 1:

Những từ láy có trong đoạn thơ trên là: trầm ngâm, thầm thì

Câu 2

- Lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên:

“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,

Để con đi...”

- Chuyển lời dẫn trực tiếp đó thành lời dẫn gián tiếp:

Cha nghe người con hỏi rằng có thể mượn cho con cánh buồm trắng, để con đi!

Câu 3

- Ý nghĩa của từ “chân trời”: là một đường có thể nhìn thấy rõ ràng phân cách mặt đất với bầu trời.

- Từ “chân” nói trên được dùng theo nghĩa gốc

Câu 4

- Câu thơ “Ánh nắng chảy đầy vai” sử dụng biện pháp tu từ: ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

- Tác dụng của biện pháp tu từ:

+ Tăng sức hấp dẫn, thú vị cho câu thơ.

+ Cho người đọc hình dung cụ thể về sự vật: Hình ảnh ánh nắng hiện hữu ngay trước mắt người đọc, nó như một thứ chất lỏng thành dòng, thành giọt chảy tràn xuống cảnh vật. Qua đó giúp người đọc hình dung được khung cảnh đẹp đẽ khi cha con dắt nhau trên biển vào bình minh.