K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 5 2019

1) PTBĐ: Biểu cảm+Tự sự+Miêu tả

2) -Phép tu từ:

+Ẩn dụ:''mặt trời''

+Hoán dụ:''trái tim em''

+Nhân hóa:''soi''

-Tác dụng:(tinh thần yêu nước, lòng quả cảm của cô gái đã thành vầng sáng soi đường, tiếp thêm sức mạnh cho nhân vật trữ tình

3) Thành phần phụ chú

 Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:   Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường   Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương   Cho đoàn xe kịp giờ ra trận   Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa   Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom…   Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn   Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái   Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá   Tình yêu...
Đọc tiếp

 Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 

 

 Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường  

 

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương  

 

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận  

 

Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa 

 

 Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom…  

 

Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn 

 

 Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái  

 

Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá  

 

Tình yêu thương bồi đắp cao lên…  

 

(Trích Khoảng trời, hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ) 

 

 

 

 Câu 1: (0,5đ) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt. 

 

 Câu 2: (1đ) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên  

 

 Câu 3: (1đ) Từ đoạn thơ em có cảm nghĩ gì về con người về dân tộc Việt Nam? 

 

 Câu 4 (0.5 đ) Đoạn trích gợi em nghĩ tới những tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? 

 

Phần II. Tập làm văn (7,0 điểm) 

 

 Câu 1(2,0điểm) 

 

  Từ nội dung của đoạn thơ phần đọc hiểu hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về lòng yêu nước? 

 

Câu 2 (5,0điểm) 

 

Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trong đoạn thơ sau: 

 

Không có kính không phải vì xe không có kính 

 

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi 

 

Ung dung buồng lái ta ngồi, 

 

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. 

 

 

 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 

 

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 

 

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 

 

Như sa, như ùa vào buồng lái 

 

Không có kính, ừ thì có bụi, 

 

Bụi phun tóc trắng như người già 

 

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc 

 

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. 

 

 

 

Không có kính, ừ thì ướt áo 

 

Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời 

 

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa 

 

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. 

 

 (Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật)

0
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:   Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường   Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương   Cho đoàn xe kịp giờ ra trận   Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa   Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom…   Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn   Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái   Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá   Tình yêu...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: 

 

 Chuyện kể rằng : em, cô gái mở đường  

 

Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương  

 

Cho đoàn xe kịp giờ ra trận  

 

Em đã lấy tình yêu tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa 

 

 Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy những luồng bom…  

 

Đơn vị tôi hành quân qua con đường mòn 

 

 Gặp hố bom nhắc chuyện người con gái  

 

Một nấm mộ, nắng ngời bao sắc đá  

 

Tình yêu thương bồi đắp cao lên…  

 

(Trích Khoảng trời, hố bom của Lâm Thị Mỹ Dạ) 

 

 

 

 Câu 1: (0,5đ) Xác định thể thơ và phương thức biểu đạt. 

 

 Câu 2: (1đ) Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên  

 

 Câu 3: (1đ) Từ đoạn thơ em có cảm nghĩ gì về con người về dân tộc Việt Nam? 

 

 Câu 4 (0.5 đ) Đoạn trích gợi em nghĩ tới những tác phẩm nào trong chương trình Ngữ văn lớp 9? 

 

Phần II. Tập làm văn (7,0 điểm) 

 

 Câu 1(2,0điểm) 

 

  Từ nội dung của đoạn thơ phần đọc hiểu hãy viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về lòng yêu nước? 

 

Câu 2 (5,0điểm) 

 

Hình ảnh những chiếc xe không kính và người lính lái xe trong đoạn thơ sau: 

 

Không có kính không phải vì xe không có kính 

 

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi 

 

Ung dung buồng lái ta ngồi, 

 

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. 

 

 

 

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng 

 

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim 

 

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim 

 

Như sa, như ùa vào buồng lái 

 

Không có kính, ừ thì có bụi, 

 

Bụi phun tóc trắng như người già 

 

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc 

 

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha. 

 

 

 

Không có kính, ừ thì ướt áo 

 

Mưa tuôn, mưa xối như ngòai trời 

 

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa 

 

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi. 

 

 (Trích “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”, Phạm Tiến Duật)

0
3 tháng 10 2019

1. Biện pháp nhân hóa: "con đường - khỏi bị thương". Con đường như một sinh thể sống.

2. Ngọn lửa mà các cô gái mở đường thắp lên thể hiện lòng yêu nước, kiên trung với lí tưởng cách mạng, tinh thần quả cảm, bất chấp gian khổ, hi sinh vì Tổ quốc.

3. Nhân vật Nho, Thao, Phương Định. Các nhân vật xuất hiện trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê

7 tháng 5 2021

TP phụ chú : cô gái mở đường
khong bt có đúng khong :(

PHẦN I: (5 điểm)Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:Hồi nhỏ sống với đồngCâu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:Qua hai khổ thơ...
Đọc tiếp

PHẦN I: (5 điểm)

Nhà thơ Nguyễn Duy đã viết trong bài thơ Ánh trăng:

Hồi nhỏ sống với đồng

Câu 1. Hãy viết bảy câu thơ tiếp theo để hoàn thành đoạn thơ.

Câu 2. Đoạn thơ vừa chép có sự kết hợp giữa những phương thức biểu đạt nào?

Câu 3. Tìm và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ “cái vầng trăng tình nghĩa”.

Câu 4. Cho câu chủ đề sau đây:

Qua hai khổ thơ đầu bài Ánh trăng, ta hiểu được mối quan hệ gắn bó, thân thiết của tác giả và vầng trăng.

Hãy triển khai câu chủ đề trên bằng một đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo cách diễn dịch. Trong đoạn sử dụng câu văn có thành phần biệt lập cảm thán và phép thế liên kết câu (gạch chân, chú thích).

PHẦN II. (5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Vắng lặng đến phát sợ. Cây còn lại xơ xác. Đất nóng. Khói đen vật vờ từng cụm trong không trung, che đi những gì từ xa. Các anh cao xạ có nhìn thấy chúng tôi không? Chắc có, các anh ấy có những cái ống nhòm có thể thu cả trái đất vào tầm mắt. Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi có thể cứ đàng hoàng mà bước tới.

(SGK Ngữ văn 9, tập 2)

Câu 1. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của văn bản đó.

Câu 2. Nhân vật xưng tôi trong đoạn văn là ai? Điều gì khiến nhân vật tôi đến gần quả bom lại cảm thấy không sợ nữa?

Câu 3. Hãy tìm một câu văn có thành phần biệt lập trong đoạn trích trên và nêu tác dụng của việc sử dụng thành phần đó.

Câu 4. Từ đoạn trích trên và những hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của mỗi người trong mối quan hệ giữa các cá nhân và tập thể.

0
15 tháng 4 2019

Giúp mich vs ạ

25 tháng 11 2021

1 + 2 = ?

hả các anh lớp cao nhắc em

Câu 1:

Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ
ngỡ không bao giờ quên
cái vầng trăng tình nghĩa

Câu 2:

Các phương thức biểu đạt:Tự sự+Biểu cảm

Câu 3:

Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên: nhân hóa.

Nhân hóa vầng trăng trở thành “tri kỉ” người gần gũi, gắn bó, thấu hiểu mọi tâm tư, tình cảnh.
 
+ Trăng trở thành người bạn chia sẻ mọi vui buồn, trăng đồng cam cộng khổ, xoa dịu những nỗi đau của chiến tranh bằng ánh sáng tươi mát, hiền hòa.
+ Trăng là người bạn đồng hành, đồng cam cộng khổ với người chiến sĩ, trăng chính là hiện thân của quá khứ chan hòa tình nghĩa.

Đoạn 2: Cho đoạn thơ "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân" (Viếng lăng Bác – Viễn Phương) Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày đặc điểm thể thơ? Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ được vận động như thế nào? Câu 3: Các biện...
Đọc tiếp

Đoạn 2: Cho đoạn thơ

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân"

(Viếng lăng Bác – Viễn Phương)

Câu 1: Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai? Trình bày đặc điểm thể thơ?

Câu 2: Mạch cảm xúc của bài thơ được vận động như thế nào?

Câu 3: Các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên? Nếu ý nghĩa của các biện pháp tu từ ấy?

Câu 4: Em biết câu thơ nào cũng được học trong chương trình ngữ văn 9 mà có hình ảnh “mặt trời” xuất hiện với cả hai nghĩa là mặt trời thực và mặt trời biểu tượng? Hãy chép câu thơ đó.

Câu 5: Hãy viết một đoạn văn từ 12 -15 câu theo cách tổng phân hợp trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ trên có sử dụng câu ghép phân loại và phép thế.

16
8 tháng 5 2021

Đoạn 2:

Câu 1.

- Viếng lăng Bác – Viễn Phương

- Thể thơ 8 chữ nhưng có đan xen những câu 7 hoặc 9 chữ (ví dụ càng tốt)

+ Thường mang nhịp 4/4, nhịp này tạo nên sự nhịp nhàng trong cách diễn tả cảm xúc

+ Có những dòng thơ bị mất một chữ hoặc thêm một chữ để nhấn mạnh khắc sâu thêm xúc cảm

Câu 2. Mạch cảm xúc vận động theo quá trình vào lăng viếng Bác

-         Khổ 1: Cảm xúc trước khi vào lăng

-         Khổ 2: Cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng Viếng Bác

-         Khổ 3: Cảm xúc khi đứng trước di hài của Bác

-         Khổ 4: Cảm xúc khi tạm biệt ra về

Câu 3. Các biện pháp tu từ được sử dụng

-         Ẩn dụ mang ý nghĩa tạm thời.

+ “Mặt trời” Bác biểu trưng cho sự sống, cho sự bất tử vĩnh hằng và công lao to lớn của Bác.

+ “Tràng hoa” của niềm kính yêu và tiếc thương vô hạn

-         Hoán dụ: 79 mùa xuân là 79 tuổi

-         Ẩn dụ: 79 cuộc đời đẹp như mùa xuân, đem gieo mầm sự sống muôn nơi.

Câu 4. Tác phẩm: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ - Nguyễn Khoa Điềm

Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

Mặt trời của ẹm em nằm trên lưng

Câu 5.

- Vị trí đoạn thơ và nội dung chính: Cảm xúc khi hòa vào dòng người vào lăng viếng Bác

- Hình ảnh vừa mang nét tả thực, vừa mang nét biểu tượng đã khắc họa thành công tầm lòng biết ơn sâu sắc của tác giả và cảu cả dân tộc

+ “Mặt trời” độc đáo, vừa mang tính tả thực cho mặt trời ban tự nhiên, mang sự sống vừa mang tính biểu tượng cho con người Bác Hồ…

+ Hình ảnh liên tưởng “dòng người đi trong thương nhớ - kết tràng hoa” gợi lên tấm lòng biết ơn vô hạn của mỗi người đối với Bác – con người nở hoa, cuộc đời nở hoa là những gì đẹp nhất có thẻ dâng lên Người.

- Câu thơ cuối tràn ra một trữ diễn tả cảm xúc căng đầy không thể kìm nén nên vụt ra ngoài các câu chữ.

14 tháng 5 2021

Mạch cảm xúc của bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) được biểu hiện theo trình tự không gian, thời gian cuộc vào lăng viếng Bác:

- Khổ 1: ấn tượng về hàng tre quanh lăng Bác gợi hình ảnh quê hương đất nước.

- Khổ 2: trước lăng, hình ảnh đoàn người nối đuôi nhau bất tận, ngày ngày vào viếng Bác như tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

- Khổ 3: cảm xúc khi vào trong lăng, hình ảnh di hài Bác như đang ngủ gợi ra những hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu tượng.

- Khổ 4 (khổ cuối): cảm xúc khi sắp phải rời xa Bác trở về miền Nam.

=> Mạch cảm xúc tạo nên bố cục bài thơ rất rõ ràng, mạch lạc, tự nhiên, hợp lí.