K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 9 2016

Hình thức:

Sử dụng thể thơ lục bát

Nội dung:

So sánh ngầm cogn ơn cha mẹ vs lá rừng, tầng trời cao,....

( so sánh cụ thể vs trừu tượng )

Ý nghĩa: Người con không bao giờ được quên ơn công lao cha mẹ nuôi lớn mik thành người, phaik bik tôn trọng và đền đáp những thứ xứng đáng cho bậc sinh dưỡng của mình.

19 tháng 9 2016

Những câu Ca dao khác về bác Hồ:

  • Tháp mười đẹp nhất bông sen

Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.

  • Cụ già thong thả buông cành trúc

Hồ rộng trời in mặt nước hồng,

Muôn vạn đài sen hương thơm ngát

Tuổi già vui thú với non sông.

  • Cụ Hồ ở giữa lòng dân

Tuy xa, xa lắm, nhưng gần, gần ghê.

Mỗi khi thư Cụ gửi về

Rộn ràng khắp chợ cùng quê đón mừng.

Ai ngoài muôn dặm trùng dương

Cũng thường nhận được tình thương Cụ Hồ.

  • Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được mấy tầng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao Bác Hồ

  • Bông Sen thì để lễ chùa

Cụ Hồ thì để tôn thờ trong tâm.

  • Bác Hồ là dức ông cha

Là sao dẫu là vầng thái dương.

“Đố ai đếm được lá rừngĐố ai đếm được hết từng trời caoĐố ai đếm được vì saoĐố ai đếm được công lao mẹ già”            Câu ca dao ấy đã lột tả được những vất vả, hy sinh, được công ơn lớn hơn trời bể của mẹ - người phụ nữ mà em kính yêu nhất trong cuộc đời này.           Mẹ tôi đã gần bốn mươi tuổi. Mẹ có dáng người thon thả, làn da mẹ màu dám nắng. Tóc mẹ dài đến ngang...
Đọc tiếp

“Đố ai đếm được lá rừng

Đố ai đếm được hết từng trời cao

Đố ai đếm được vì sao

Đố ai đếm được công lao mẹ già”

 

           Câu ca dao ấy đã lột tả được những vất vả, hy sinh, được công ơn lớn hơn trời bể của mẹ - người phụ nữ mà em kính yêu nhất trong cuộc đời này.

           Mẹ tôi đã gần bốn mươi tuổi. Mẹ có dáng người thon thả, làn da mẹ màu dám nắng. Tóc mẹ dài đến ngang vai, Mẹ em là một người phụ nữ có khuôn mặt phúc hậu. Vì nhiều năm cực khổ, vất vả nuôi em khôn lớn, mà đôi mắt đã có nhiều vết chân chim, làn da cũng sạm đi nhiều. Khi nhìn gương mặt ấy tôi biết mẹ yêu tôi đến nhường nào. Khi tôi buồn, tôi ốm, đôi mắt mẹ trũng sâu hằn lên những nỗi lo lắng suy tư. Tôi vui, mắt mẹ ánh lên những tia sáng hy vọng. Tôi yêu nhất ở mẹ đôi mắt, đôi mắt cánh cửa của tâm hồn. Nụ cười mẹ không đẹp như những cô diễn viên, ca sĩ, nhưng đối với em đó là những nụ cười đẹp nhất trên đời. Đó là nụ cười khi thấy em ăn thật ngon, khi nhìn thấy em khỏe mạnh vui chơi. Là nụ cười khi em đạt được điểm cao trong kì thi ở lớp. Là nụ cười khi em sà vào lòng mẹ, thủ thỉ kể đủ chuyện trên đời. Những nụ cười giản dị ấy, khiến em bất giác cười theo. Thế nhưng, cũng có lúc, em thấy ghét nụ cười của mẹ. Đó là những nụ cười gượng, cười giả để che đi nỗi buồn của mẹ. Chính là khi mẹ bị ốm, nhưng vẫn cố mỉm cười để mọi người không lo lắng. Là khi mẹ bị khách đến mua đồ mắng là bán đắt, nhưng cũng cố cười xòa kẻo sợ mất lòng khách. Là khi, thấy em bị điểm kém, tuy rất buồn, nhưng mẹ vẫn gượng cười để an ủi, động viên em. Chính vì những điều ấy, mà em càng thêm yêu thương mẹ rất nhiều. Cả cuộc đời mẹ phải chịu nhiều vất vả. Đến cả những nụ cười cũng mang theo nhiều ưu phiền. Em chỉ mong mẹ luôn được vui vẻ, hạnh phúc. Để những nụ cười xinh đẹp ấy luôn xuất phát từ niềm vui thực sự.

      Để bảo vệ nụ cười như thiên thần ấy, em luôn nỗ lực hết sức mỗi ngày. Ở trường em là một học sinh chăm ngoan, nghe lời. Ở nhà em là đứa con hiếu thảo, biết phụ giúp bố mẹ làm công việc nhà. Em làm tất cả những điều đó, để mẹ vui vẻ và có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.Nhiều lúc em muốn mình cứ mãi là cô bé nhỏ xíu ngày nào, có thể cuộn tròn trong vòng tay mẹ, để được mẹ xoa đầu, kể chuyện. Nhưng lại có lúc, em muốn mình lớn thật nhanh, để có thể thay mẹ cáng đáng mọi việc, chở che mẹ giữa cuộc đời. Nhưng dù thế nào, thì nó cũng cũng chung một chiến tuyến: đó là tình yêu mẹ bất tận trong em.

 

mn ơi văn biểu cảm về mẹ như này đã ổn chưa cần bổ sung thêm gì nữa ko ạ?? mn giúp mik với

1
28 tháng 12 2021

bn cần xuống dòng mấy chỗ ở thân bài á 

Bn thấy cái nào cần thì xuống dòng

Ko thì thôi ổn rồi

 

17 tháng 1 2022

ok đọc rồi, nghĩ tao chưa đọc à?

19 tháng 9 2016

a)Là lời của Bác Hồ.Nếu bạn hỏi tác giả của những câu thơ nói về Bác Hồ như nêu ở trên thì tôi chắc rằng bạn sẽ không nhận được câu trả lời thỏa đáng.Bởi đó là nhưng câu ca dao đã được lưu truyền từ rất lâu,mà đã là ca dao rất khó có thể xác định được tác giả.

b)công lao của Bác không phải chỉ cho một người được tự do, hạnh phúc, một thế hệ được tự do, hạnh phúc, mà cho nhiều thế hệ con cháu Việt Nam sau này, những người dân Việt Nam đi theo con đường Bác đã lựa chọn, được hy sinh vì đất nước cũng thấy tự hào và biết ơn Bác đã chỉ ra và lãnh đạo họ đấu tranh giành độc lập dân tộc, vậy thì lá rừng nào đếm được, vì sao nào đếm cho được?

 

4 tháng 9 2016

-Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

-

Công cha, nghĩa mẹ to lớn biết chừng bao... Cha mẹ là những người đã chịu biết bao hy sinh và vất vả để nuôi nấng, chăm sóc, dạy dỗ cho ta nên người. Mất biết bao công sức để ta có được hình hài như ngày hôm nay.

Ta phải làm gì để đền đáp công ơn của cha mẹ? Hãy làm một bài văn cảm nghĩ về bài ca dao trên để biết được tấm lòng của em với cha mẹ.

Dưới đây là những bài văn cảm nghĩ về bài ca dao: "Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra..."

12 tháng 12 2020

Tham khảo nhé ! 

 

"Công cha như núi ngất trời 

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ,ghi lòng con ơi " 

Đó là những câu ca dao vẫn còn mãi luôn thấm đẫm trong tâm trí của em ,cũng giống như là một bài học lớn để em khắc ghi trong lòng

Mở đầu bài thơ ,em đã thấy được sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh.so sánh giữa công cha với núi cao ngất trời,những ngọn núi cao nhất,đồ sộ nhất,vững chãi nhất cũng được ví như tình cha mạnh mẽ và vững chắc .Chính người đã dạy dỗ hướng cho ta hướng về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để ta sống cuộc sống của chính mình.

Còn ở câu thứ hai của bài thơ,lại một lần nữa,biện pháp nghệ thuật so sánh đuoẹc sử dụng.Thông qua hình ảnh nước ở ngoài biển Đông to lớn và mênh mông,dòng nước biển mát lành ấy lại có vị mặn phải chăng rằng muốn qua đó,nói lên sự đắng chát khổ đau của người mẹ khi nuôi con khôn lớn và trường thành.Dòng biển Đôg ấy dào dạt không bao giờ cạn,và qua đó em mới cảm thấu tình yêu của mẹ vô tận và chứa chan bao nhiêu nỗi cực khổ biết bao nhiêu.

Qua những hình ảnh so sánh đó ,làm cho em thấy đuoẹc ý nghĩa trực trượng về Công cha,nghĩa mẹ.

Công ơn đó,ân nghĩa đó,to lớn và sâu nặng biết xiết bao.Chính vì vậy mà chỉ có hình tượng bất diệt của trời đất là núi cao và biển mới có thể so sánh được.

Có lẽ cũng vì thế mà có thêm 2 câu cuối cùng của bài thơ,nhằm nhắc nhở chúng ta phải luôn biết ơn và nhớ ơn cha mẹ cũng nhue phải làm tròn chữ hếu ,để bù đắp phần nào nói cực nhọn ,đắng cay mà ba mẹ đã trải qua vì ta.

13 tháng 7 2017

a, Nhân vật ta là tác giả

b, Nhân vật ta là người yêu thiên nhiên:

+ Thích nghe tiếng suối chảy, tiếng suối như nghe âm thanh tiếng đàn của tự nhiên

+ Thích ngồi dưới bóng mát của cây cối trong rừng để ngâm thơ

⇒ Nhân vật “ta” hòa hợp với thiên nhiên, cảm nhận thiên nhiên bằng tâm hồn thi sĩ

Tiếng suối được ví với tiếng đàn, đá rêu được ví với nệm êm

→ Cách ví von cho thấy nhân vật ta là người yêu thiên nhiên, giàu trí tưởng tượng như một nghệ sĩ tinh tế.

5 tháng 9 2016

 Độc thoại là hình thức kết cấu đơn giản nhất trong thơ ca trữ tình dân gian nhằm biểu đạt một cách trực tiếp, giản dị, tự nhiên những ý nghĩ tâm tư tình cảm của các nhân vật trữ tình. Ở dạng này, nội dung của lời ca hướng vào một ý lớn với ngôn ngữ mang tính tự sự. Hình thức này thường được sử dụng trong sinh hoạt dân ca nghi lễ phong tục và dân ca lao động. Đó là những câu hát với những lời lẽ trang trọng kể về sự tích, ca ngợi công đức các anh hùng trong dân ca nghi lễ:

 

Bề trên hiển thánh đời Trần
Một đình một miếu bốn dân phụng thờ
Anh linh bảo hộ từ xưa
Dân khang vật thịnh đội nhờ thánh công...

16 tháng 9 2016

Bài1:tác giả ví công cha, nghĩa mẹ như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông lấy cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên để so sánh, làm nổi bật ý nghĩa: công ơn cha mẹ vô cùng to lớn, không thể nào cân đong đo đếm hết được. Ví công cha với núi ngất trời là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như nước biển Đông là để khẳng định chiều sâu, chiều rộng. Đây cũng là một nét tâm thức của người Việt. Hình ảnh mẹ không lớn lao, kì vĩ như hình ảnh cha nhưng sâu xa hơn, rộng mở và gần gũi hơn. Đốicông cha với nghĩa mẹ, núi với biển là cách diễn đạt quen thuộc, đồng thời cũng làm cho các hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao hơn.

Bài 2:

Ngày xưa, do quan niệm "trọng nam khinh nữ", coi "con gái là con người ta" nên những người con gái bị ép gả hoặc phải lấy chồng xa nhà đều phải chịu nhiều nỗi khổ tâm. Nỗi khổ lớn nhất là xa nhà, thương cha thương mẹ mà không được về thăm, không thể chăm sóc, đỡ đần lúc cha mẹ đau ốm, bệnh tật.Nỗi nhớ mẹ của người con gái trong bài ca dao này rất da diết. Điều đó được thể hiện qua nhiều từ ngữ, hình ảnh:- Chiều chiều: không phải một lần, một lúc mà chiều nào cũng vậy.- Đứng ngõ sau: ngõ sau là ngõ vắng, đi với chiều chiều càng gợi lên không gian vắng lặng, heo hút. Trong khung cảnh ảm đạm, hình ảnh người phụ nữ cô đơn thui thủi một mình nơi ngõ sau càng nhỏ bé, đáng thương hơn nữa.- ruột đau chín chiềuchín chiều là "chín bề", là "nhiều bề". Dù là nỗi đau nào thì cái không gian ấy cũng làm cho nó càng thêm tê tái. Cách sử dụng từ ngữ đối xứng (chiều chiều - chín chiều) cũng góp phần làm cho tình cảnh và tâm trạng của người con gái càng nặng nề, đau xót hơn.Bài 3:diễn tả nỗi nhớ và sự yêu kính đối với ông bà. Để diễn đạt những tình cảm ấy, tác giả dân gian đã dùng biện pháp tu từ so sánh: nỗi nhớ được so sánh như nuộc lạt buộc trên mái nhà (rất nhiều).Cái hay của cách diễn đạt này nằm ở cách dùng từ “ngó lên” (chỉ sự thành kính) và ở hình ảnh so sánh: nỗi nhớ – nuộc lạt trên mái nhà. Hình ảnh “nuộc lạt” vừa gợi ra cái nhiều về số lượng (dùng cái vô hạn để chỉ nỗi nhớ và sự yêu kính ông cha) vừa gợi ra sự nối kết bền chặt (tình cảm máu mủ ruột rà, tình cảm huyết thống của con cháu với ông cha).Bài4:là những câu hát về tình cảm anh em. Anh em là hai nhưng cũng là một, vì: “Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân” (cùng một cha mẹ sinh ra, cùng chung sống, cùng chung buồn vui, sướng khổ). Quan hệ anh em còn được ví với hình ảnh chân – tay (những bộ phận gắn bó khăng khít trên một cơ thể thống nhất). Hình ảnh đó nói lên tình nghĩa và sự gắn bó thiêng liêng của anh em.Bài ca dao là lời nhắc nhở chúng ta: anh em phải hoà thuận, phải biết nương tựa lẫn nhau thì gia đình mới ấm êm, cha mẹ mới vui lòng.  
6 tháng 9 2016

trời đất có ai biết ko z gianroi