K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
27 tháng 10 2023

a)
- Tổng diện tích rừng năm 2000: 4733,0 + 5397,5 + 1442,5 = 11573,0 nghìn ha
- Tổng diện tích rừng năm 2014: 6751,9 + 4564,5 + 2085,1 = 13401,5 nghìn ha
Cơ cấu cấu diện tích các loại rừng nước ta năm 2000 và 2014
- Năm 2000:

  - Rừng sản xuất: (4733,0 / 11573,0) x 100% ≈ 40,88%
  - Rừng phòng hộ: (5397,5 / 11573,0) x 100% ≈ 46,57%
  - Rừng đặc dụng: (1442,5 / 11573,0) x 100% ≈ 12,55%

- Năm 2014:
  - Rừng sản xuất: (6751,9 / 13401,5) x 100% ≈ 50,38%
  - Rừng phòng hộ: (4564,5 / 13401,5) x 100% ≈ 34,05%
  - Rừng đặc dụng: (2085,1 / 13401,5) x 100% ≈ 15,57%
b) Tham khảo
loading...
- Ảnh chỉ mang tính chất minh hoạ
- Vẽ biểu đồ tròn, thay số % theo đúng đề của mình.

5 tháng 6 2017

Rừng của nước ta gồm:

+ Rừng sản xuất: chiếm hơn 40% diện tích

+ Rừng phòng hộ: chiếm hơn 46% diện tích, gồm rừng đầu nguồn các sông và rừng ven biển.

+ Rừng đặc dụng: Chiếm hơn 12%, gomm các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển…

5 tháng 6 2017

Rừng của nước ta gồm:

+ Rừng sản xuất: chiếm hơn 40% diện tích

+ Rừng phòng hộ: chiếm hơn 46% diện tích, gồm rừng đầu nguồn các sông và rừng ven biển.

+ Rừng đặc dụng: Chiếm hơn 12%, gomm các vườn quốc gia, các khu dự trữ sinh quyển…

22 tháng 9 2021

. Tính cơ cấu diện tích gieo trồng lúa của nước ta phân theo vùng ở hai năm 1996 và 2006 ?

16 tháng 3 2019

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế ở nước ta, năm 2000 và năm 2010

(Đơn vị: %)

- Tính bán kính đưởng tròn

  r 2000 ,   r 2010 +   r 2000 = 1   đ v b k +   r 2010 = 49048 , 5 37075 , 3 = 1 , 15   đ v b k

 Vẽ:

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2000 và năm 2010

b) Nhận xét và giải thích

- Trong cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là thành phần kinh tế ngoài Nhà nước tiếp đến là thành phần kinh tế Nhà nước và thấp nhất là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (dẫn chứng).

- Thành phần kinh tế ngoài Nhà nước thu hút nhiều lao động là do có các hoạt động kinh tế đa dạng, phù hợp với nhiều đối tượng lao động khác nhau; thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng nhỏ do mới được khuyến khích phát triển, các hoạt động kinh tế tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

- Cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch trong giai đoạn 2000 - 2010:

+ Tỉ trọng thành phần kinh tế Nhà nước giảm, từ 11,7% xuống còn 10,4%, giảm 1,3%.

+ Tỉ trọng thành phần kinh tế ngoài Nhà nước giảm, từ 87,3% xuống còn 86,1%, giảm 1,2%.

+ Tỉ trọng thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, từ 1,0% lên 3,5%, tăng 2,5%.

Giải thích: tỉ trọng lao động thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng là do chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển của Nhà nước. Tỉ trọng lao động của thành phần kinh tế Nhà nước và ngoài Nhà nước giảm là do có tốc độ tăng chậm, một bộ phận lao động chuyển sang thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

19 tháng 3 2018

Đề bài yêu cầu: thể hiện diện tích và độ che phủ rừng -> A, B sai.

Bảng số liệu có 2 số liệu khác nhau: triệu ha và %. -> C sai.

->Đề bài yêu cầu: thể hiện diện tích và độ che phủ rừng + Bảng số liệu bao gồm tổng diện tích rừng, trong đó có diện tích tự nhiên và diện tích rừng trồng (đơn vị là triệu ha) và độ che phủ rừng (%). -> Biểu đồ kết hợp giữa cột chồng và đường là thích hợp nhất.

Đáp án cần chọn là: D

21 tháng 10 2023

Em tham khảo nha 

a) - Xử lí số liệu:

Tỉ lệ che phủ rừng từng loại ở nước ta năm 2000 : 

+ Rừng sản xuất : \(\dfrac{4733}{11573}\cdot100\%=40,9\%\)

+ Rừng sản xuất : \(\dfrac{5397,5}{11573}\cdot100\%=46,6\%\)

+ Rừng đặc dụng : \(100\%-40,9\%-46,6\%=12,5\%\)

Tỉ trọng diện tích các loại rừng nước ta, năm 2000 (%)

b) 

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích các loại rừng ở nước ta, năm 2000

Nhận xét

Trong cơ cấu diện tích các loại rừng ở nước ta năm 2000, chiếm tỉ trọng cao nhất là rừng phòng hộ (46,6%), tiếp đến là rừng sản xuất (40,9%) và thấp nhất là rừng đặc dụng (chỉ chiếm 12,5% ).

21 tháng 10 2023

tui c.ơn 

13 tháng 3 2018

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế nước ta năm 2001 và năm 2009

 

( Đơn vị: %)

- Tính bán kính đưởng tròn  r 2001 ,   r 2009 +   r 2001 = 1   đ v b k +   r 2009 = 47743 , 6 38562 , 2 = 1 , 11   đ v b k

- Vẽ:

 

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo các ngành kinh tế ở nước ta năm 2001 và năm 2009

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Trong cơ cấu lao động theo ngành của nước ta ở cả hai năm 2001 và 2009, chiếm tỉ trọng cao nhất là ngành nông - lâm - ngư nghiệp, tiếp đến là dịch vụ và thấp nhất là công nghiệp và xây dựng (dẫn chứng).

- Giai đoạn 2001 - 2009,  lao động phân theo các ngành kinh tế của nước ta có sự chuyển dịch theo hướng:

+ Tỉ trọng lao động ngành nông - lâm - ngư nghiệp giảm khá nhanh, từ 63,5% xuống còn 51,9%, giảm 11,6%.

+ Tỉ trọng lao động ngành công nghiệp - xây dựng tăng đáng kể, từ 14,3% lên 21,6%, tăng 7,3%.

+ Tỉ trọng lao động trong khu vực dịch vụ tăng chậm, từ 22,2% lên 26,5%, tăng 4,7%.

- Đây là sự chuyển dịch tiến bộ, phù hợp với xu thế chung, tuy nhiên sự chuyển biến này còn diễn ra chậm.

* Giải thích

- Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

- Do nước ta đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ đã kéo theo sự chuyển dịch lao động giữa các khu vực kinh tế.

20 tháng 8 2018

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nông thôn nước ta, năm 1996 và năm 2005

 

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Lao động ở khu vực nông thôn chiếm tỉ trọng cao nhất (75,0% năm 2005).

- Từ năm 1996 đến năm 2005, cơ cấu lao động phân theo khu vực thành thị, nông thôn có sự thay đổi rõ rệt:

+ Tỉ trọng lao động ở khu vực thành thị tăng (dẫn chứng).

+ Tỉ trọng lao động ở khu vực nông thôn giảm (dẫn chứng).

* Giải thích

Do nước ta đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sự phát triển của ngành công nghiệp - xây dựng

và dịch vụ ở các đô thị thu hút ngày càng nhiều lao động.