K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 4 2019

Hai cuộc chiến tranh đó là :

– Chiến tranh Nam triều – Bắc triều (1527 – 1592).

– Chiến tranh Trịnh – Nguyễn (1627 – 1672).

1 tháng 1 2018

1.Sự hình thành và phát triển xã hội phong kiến
Như ta đã thấy, xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên cơ sở tan rã của xã hội cổ đại. Nhưng ta lại được biết rằng : quá trình suy vong của xã hội cổ đại phương Đông và xã hội cổ đại phương Tây không giống nhau. Vì thế, sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có những điểm khác biệt.
Các nước phương Đông chuyển sang chế độ phong kiến tương đối sớm, từ trước Công nguyên (như Trung Quốc) hoặc đầu Công nguyên (như các nước Đông Nam Á). Tuy nhiên, xã hội phong kiến phương Đông lại phát triển rất chậm chạp. Ở Trung Quốc - tới thời Đường (khoảng thế kỉ VII - VIII), còn ở một số nước Đông Nam Á - từ sau thế kỉ X, các quốc gia phong kiến mới bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển. Quá trình khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến ở đây cũng kéo dài từ thế kỉ XVI cho tới giữa thế kỉ XIX, khi các nước này bị rơi vào tình trạng lệ thuộc hoặc là thuộc địa của các nước tư bản phương Tây.
Ở châu Âu, chế độ phong kiến xuất hiện muộn hơn, khoảng thế kỉ V, và được xác lập, hoàn thiện vào khoảng thế kỉ X. Từ thế kỉ XI đến thế kỉ XIV là thời kì phát triển toàn thịnh, thế kỉ XV - XVI là giai đoạn suy vong của chế độ phong kiến châu Âu. Chủ nghĩa tư bản đã dần được hình thành ngay trong lòng xã hội phong kiến đang suy tàn.

1 tháng 1 2018

2.Phong kiến tập quyền : là chế độ quân chủ tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung ở nhà vua, vua toàn quyền quyết định tất cả mọi việc.
Phong kiến phân quyền : là chế độ phong kiến ở giai đoạn mà quyền lực trong một nước bị phân tán do các lãnh chúa cát cứ ở các địa phương. Đôi khi nhà vua chỉ có danh chứ không có thực quyền cai trị toàn quốc. Phong kiến phân quyền là giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến.

15 tháng 4 2018

I. Đàng ngoài

- Chính quyền mục nát đến tục độ.

→ Hậu quả: Đời sống nhân dân sa sút, thường xuyên xảy ra nạn đói.

II. Đàng trong

- Chính quyền họ Nguyễn suy yếu trầm trọng.

→ Hậu quả: Đời sống nhân dân cơ cực.

23 tháng 10 2017

Câu 6:

Nhà Trần đã làm những gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái cuối thời Lý :
- Cần nêu bật các chính sách để phát triển sản xuất nông nghiệp (đẩy mạnh công cuộc khai khẩn đất hoang, mở rộng diện tích sản xuất, đắp đê phòng lụt, đào sông, nạo vét kênh ; đặt các chức quan trông coi nông nghiệp ; đắp đê Đỉnh nhĩ...). Chính nhờ những chính sách đó làm cho nông nghiệp được nhanh chóng phục hồi và phát triển, là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp.
- Cần so sánh với thời Lý, tìm ra những điểm mới trong thủ công nghiệp và thương nghiệp thời Trần (lập nhiều chợ ờ các địa phương, phát triển các cảng biển (Vân Đồn, Hội Thống...).

1 tháng 4 2019

* Chính trị, quân sự:

- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lập ra triều Nguyễn, củng cố nhà nước quân chủ tập quyền. Nhà vua trực tiếp điều hành mọi việc hệ trọng trong nước, từ trung ương đến địa phương.

- Năm 1815, ban hành bộ luật Hoàng triều luật lệ (luật Gia Long). Đứng đầu mỗi tỉnh lớn là chức tổng đốc, còn các tỉnh nhỏ là chức tuần phủ.

- Chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ trực thuộc (Thừa Thiên).

- Xây dựng quân đội gồm nhiều binh chủng, ở kinh đô và các trấn, tỉnh đều xây dựng thành trì vững chắc. Xây dựng hệ thống trạm ngựa trong cả nước để kịp thời chuyển tin tức.

* Đối ngoại:

- Đối với nhà Thanh, các vua Nguyễn thuần phục, nhiều chính sách của nhà Thanh được vua Nguyễn lấy làm mẫu mực trị nước.

- Đối với các nước phương Tây, nhà Nguyễn khước từ mọi tiếp xúc.

* Kinh tế:

- Nông nghiệp: Các vua Nguyễn rất chú ý đến việc khai hoang, thực hiện các biện pháp di dân lập ấp và lập đồn điền ở các tỉnh phía Bắc và phía Nam.

- Thủ công nghiệp: Nhà Nguyễn lập nhiều xưởng đúc tiền, đúc súng, đóng tàu ở kinh đô Huế, Hà Nội, Gia Định,… Thợ giỏi các địa phương được tập trung về sản xuất trong các xưởng của nhà nước.

- Thương nghiệp:

+ Các vua Nguyễn nhiều lần phái quan sang Trung Quốc, Xin-ga-po, Phi-lip-pin, Xiêm, In-đô-nê-xi-a bán gạo, đường, các lâm sản,… và mua về len dạ, đồ sứ, vũ khí,…

+ Đối với các nước phương Tây (Anh, Pháp, Mĩ) nhà Nguyễn không cho mở cửa hàng mà chỉ được ra vào một số cảng đã quy định.

* Xã hội: Tiến hành đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân.

4 tháng 1 2019

- Các quốc gia phương Đông và phương Tây đều theo chế dộ quân chủ (do vua đứng đầu) nhưng khác nhau về mức độ và thời gian:

- Ở phương Đông: chế độ chuyên chế đã xuất hiện từ thời cổ đại, đến thời phong kiến nhà nước quân chủ chuyên chế ngày càng hoàn thiện, quyền lực tập trung ngày càng cao trong tay vua...

- Ở phương Tây: thời cổ đại đã có các hình thức dân chủ, cộng hòa, đế chế, thực chất đều là quân chủ, thời kì đầu là chế độ phong kiến phân quyền, từ thế kỉ XV chuyển sang chế độ phong kiến tập quyền.

11 tháng 12 2017
Xã hội phong kiến là chế độ xã hội tiếp sau xã hội cổ đại. Nó được hình thành trên sự tan rã của xã hội cổ đại. Sự hình thành xã hội phong kiến ở hai khu vực này cũng có nhiều điểm khác nhau. Vậy khác như thế nào, mởi các bạn cùng đến với bài học ngay dưới đây.
  • Xã hội phong kiến phương Đông hình thành sớm, nhưng lại phát triển chậm chạp, quá trình khủng hỏang suy vong kéo dài .
  • Xã hội phong kiến Châu Âu được hình thành muộn hơn, kết thúc sớm hơn nhường chỗ cho chủ nghĩa tư bản .Cơ sở kinh tế - xã hội của xã hội phong kiến.
  • Bài 7: Những nét chung về xã hội phong kiến

    Nhà nước phong kiến

  • Chế độ quân chủ nhưng khác nhau về mức độ và thời gian
  • Thể chế nhà nước do vua đứng đầu .
    • Ở phương Đông vua chuyên chế tăng thêm quyền lực - tập quyền ngay từ đầu .
    • Ở phương Tây từ phân quyền đến tập quyền .
7 tháng 4 2017
Phong trào nông dân Tây Sơn đã xóa bỏ nền thống trị của chúa Nguyễn ở Đàng trong, chúa Trịnh ở Đàng ngoài chấm dứt tình trạng cát cứ phong kiến mở đường cho quá trình thống nhất đất nước sau nhiều thời kỳ bị chia cắt, điều này đưa pk nông dân Tây sơn từ một cuộc khởi nghĩa nông dân giống như bao cuộc khởi nghĩa nông đân khác trở thành một cuộc chiến tranh nông dân lan rộng trên phạm vi toàn bộ lãnh thổ đàng trong và đàng ngoài. Nếu xét về quy mô, lực lượng tham gia trong lịch sử dân tộc chưa có một cuộc khởi nghĩa nông dân nào có quy mô lớn và lượng người tham gia đông nhu Tây Sơn.

Bằng thiên tài quân sự của mình thì Nguyễn Huệ và anh em Tây Sơn đã đưa cuộc khởi nghĩa nông dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong khoảngmột thời gian rất ngắn. Những thắng lợi đó đã khẳng định sức mạnh của giai cấp nông dân và cuộc chiến tranh nông dân của nước ta ở thế kỷ XVIII.

Trong một khoảng thời gian ngắn, anh em Tây Sơn và cả dân tộc đã lập nên 2 chiến thắng hiển hách: chiến thắng Rạch Gầm -Xoài Mút chôn vùi 5 vạn quân Xiêm, 2-3 vạn quân Nguyễn Ánh: chiến thắng Ngọc Hồi Đống Đa trong mùa xuân Kỷ Dậu đẫ chôn vùi 29 vạn quân Thanh cùng bè lũ Lê Chiêu Thống. Cả hai chiến thắng này có vị trí và ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với lịch sử dân tộ, .quét sạch ngoại xâm, nội phản, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền của dân tộc, đưa nghệ thuật quân sự Việt Nam đạt tới đỉnh cao.

Là sự tiếp nối truyền thống chống ngoại xâm bất khuất của toàn thể quốc gia dân tộc với những chiến thắng đó đứng đầu Bắc Bình Vương đã đưa lịch sử dân tộc bước sang một giai đoạn mới sau chiến thắng oanh liệt trong mùa xuân Kỉ Dậu 1789 Hoàng đế Quang Trung bắt tay xây dựng đất nước. Ông có hoàng loạt chính sách tiến bộ táo bạo tác động trực tiếp tới đời sống vật chất, tinh thần của người dân như: quyết định tành lập Viện sùng chính giao cho La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp cùng các đồng sự biên soạn biên dịch sách chữ Nôm với khát vọng thay thế chữ Hán, chuẩn bị cho sự hưng thịnh của nền giáo dục khoa cử mới.

Ông cho rằng làm thẻ ghi tên các đinh để quản lí nhân khẩu ở làng xã và dễ dàng huy động lực lượng quân đội khi cần thiết khuyến khích các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển. Đời sống của nhân dân có những thay đổi hết sức quan trọng. Đáng tiếc năm 1792 Hoàng đế Quang Trung đột ngột qua đời cơ nghiệp nhà Tây Sơn vùa mới được xây dựng đã thiếu người chống đỡ. Quốc Toản nối ngôi cha nhưng không đủ tài năng nối nghiệp cha.
7 tháng 4 2017

Phong trào Tây Sơn có những đóng góp là:

+ Năm 1771, cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra, năm 1773 đánh chiếm Quy Nhơn

+ Năm 1777, quân Tây Sơn đã lật đổ chính quyền của chúa Nguyễn

- Lật đổ chính quyền họ Trịnh- Lê:

+ Năm 1786, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền họ Trịnh

+ Năm 1788, Nguyễn Huệ mang quân ra Bắc lật đổ chính quyền vua Lê

- Như vậy chỉ sau 17 năm( 1771- 1788), phong trào Tây Sơn đã lần lượt tiêu diệt 3 tập đoàn phong kiến Nguyễn- Trịnh- Lê, xóa bỏ sự chia cắt Đàng Trong- Đàng Ngoài hơn 2 thế kỉ. Bước đầu hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.