K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 6 2018

Đáp án B

Nhiêm vụ trước mắt của hai phong trào được xác định như sau:

- Phong trào cách mạng 1930 – 1931: chống đế quốc và phong kiến giành độc lập dân tộc (Nhiệm vụ dân tộc trước).

- Phong trào cách mạng 1936 – 1939 do quy định bởi hoàn cảnh lịch sử thế giới và trong nước có nhiều thay đổi. Đảng đã tại Hội nghị tháng 7-1936 đã xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là: Chống chế độ phản động thuôc điạ, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình.

31 tháng 10 2019

Đáp án B

Điểm khác nhau về nhiệm vụ- mục tiêu đấu tranh giữa phong trào dân chủ 1936- 1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931 là phong trào dân chủ 1936 - 1939 chưa chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc mà chỉ nhằm mục tiêu đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình

20 tháng 11 2017

Đáp án B

Điểm khác nhau về nhiệm vụ- mục tiêu đấu tranh giữa phong trào dân chủ 1936- 1939 so với phong trào cách mạng 1930-1931 là phong trào dân chủ 1936 - 1939 chưa chủ trương làm cách mạng giải phóng dân tộc mà chỉ nhằm mục tiêu đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình

6 tháng 8 2017

Đáp án D

Hội nghị tháng 7-1936 đã đề ra nhiệm vụ trước mắt của phong trào 1936 - 1939 là: chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh, giành tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo và hòa bình

18 tháng 4 2017

Đáp án A
Trong cuộc đấu tranh chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965), phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân trong các đô thị phát triển mạnh mẽ, nổi bật là các tín độ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm. Còn trong cuộc đấu tranh chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” (1965 - 1968), ở hầu khắp các thành thị, công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, phật tử, một số bĩnh sĩ quân đội Sài Gòn,… đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

13 tháng 6 2018

Đáp án A

Phong trào đấu tranh ở các đô thị.

Giai đoạn 1961 – 1965: (chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, sgk trang 171). Phong trào đấu tranh chính trị của nhân dân trong các đô thị phát triển mang mẽ, nổi bật là các tín độ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại sự đàn áp của chính quyên Diệm.

- Giai đoạn 1965-1968: (chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ, sgk trang 175). Trong hầu khắp các thành thị, công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, phật tử, một số bĩnh sĩ quân đội Sài Gòn,…đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

18 tháng 6 2019

Đáp án A

Về phong trào đấu tranh ở các đô thị:

- Giai đoạn 1961 - 1965: (chống chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ, sgk trang 171). Phong trào đấu tranh chính trị  của nhân dân trong các đô thị phát triển mang mẽ, nổi bật là các tín độ Phật giáo, “đội quân tóc dài” chống lại sự đàn áp của chính quyền Diệm.

- Giai đoạn 1965 - 1968: (chống chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mĩ, sgk trang 175). Trong hầu khắp các thành thị, công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động khác, học sinh, sinh viên, phật tử, một số bĩnh sĩ quân đội Sài Gòn,… đấu tranh đòi Mĩ rút về nước, đòi tự do dân chủ.

4 tháng 1 2022

Chống chế độ phản động ở thuộc địa , chống phát xít , chống chiến tranh

15 tháng 9 2018

Đáp án C

- Trong giai đoạn 1939 - 1945, do hành động khủng bố của thực dân Pháp và phát xít Nhật, Đảng chủ trương lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống phát xít dưới hình thức bí mật, bất hợp pháp, sử dụng bạo lực cách mạng, tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

- Giai đoạn 1936 - 1939: kết hợp đấu tranh công khai - bí mật, hợp pháp - bất hợp pháp: thể hiện qua các phong trào Đông Dương đại hội, đón phái viên và toàn quyền mới, các cuộc bãi công của công nhân, đấu tranh nghị trường, báo chí…

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.Giai cấp nông dân ngày càng bần...
Đọc tiếp

Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu hỏi sau:

Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa, các giai cấp ở Việt Nam có những chuyển biến mới.

Giai cấp địa chủ phong kiến tiếp tục phân hóa. Một bộ phận không nhỏ tiểu và trung địa chủ tham gia phong trào dân tộc dân chủ chống thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai.

Giai cấp nông dân ngày càng bần cùng, không có lối thoát. Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc Pháp và phong kiến tay sai hết sức gay gắt. Nông dân là lực lượng cách mạng to lớn của dân tộc.

Giai cấp tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng. Họ có tinh thần dân tộc chống thực dân Pháp và tay sai. Giai cấp tư sản ra đời sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, bị phân hóa thành hai bộ phận: tầng lớp tư sản mại bản có quyền lợi gắn với đế quốc nên câu kết chặt chẽ với chúng; tầng lớp tư sản dân tộc có xu hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có khuynh hướng dân tộc và dân chủ.

Giai cấp công nhân ngày càng phát triển, bị giới tư sản, đế quốc thực dân áp bức, bóc lột nặng nề, có quan hệ gắn bó với nông dân, được thừa hưởng truyền thống yêu nước của dân tộc, sớm chịu ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản. Nên đã nhanh chóng vươn lên thành một động lực của phong trào dân tộc dân chủ theo khuynh hướng cách mạng tiên tiến của thời đại.

Như vậy, từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến cuối những năm 20, trên đất nước Việt Nam đã diễn ra những biến đổi quan trọng về kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc, trong đó chủ yếu là mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân ta với thực dân Pháp và phản động tay sai. Cuộc đấu tranh dân tộc chống đế quốc và tay sai tiếp tục diễn ra với nội dung và hình thức phong phú.

 

Những giai cấp nào ra đời do hệ quả của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp tại Việt Nam?

A. Công nhân, nông dân, địa chủ phong kiến, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

B. Tiểu tư sản, tư sản dân tộc. 

C. Nông dân, địa chủ phong kiến. 

D. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến.

3
13 tháng 2 2018

Đáp án B

- Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có các giai cấp: công nhân, nông dân và địa chủ phong kiến. Tư sản và tiểu tư sản mới chỉ hình thành các bộ phận, nhỏ về số lượng.

- Đến cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai, hai bộ phận tư sản và tiểu tư sản phát triển nhanh về số lượng và thế lực, hình thành hai giai cấp mới

17 tháng 11 2021
Em học lớp 5ạ