K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đông Phi, Tây Á, Đông Nam Á...

1 tháng 3 2016

*Các hội chợ trung đại

-Sự phát triển của thành thị từ thế kỉ XI đã  kích thích hoạt động chung của thương nghiệp Tây Âu.

- Từ sơ kì trung đại, các hội chợ xuất hiện. Hội chợ là nơi hoạt động thương mại. Hội chợ ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của thành thị và kinh tế hàng hóa. Hội chợ kích thích thương mại và qua đó kích thích nền kinh tế phát triển.

- Hội chợ Săm-pa-nhơ ở Đông Bắc Pháp là lớn nhất và có ý nghĩa toàn Châu Âu. Hàng hóa đặc trưng của hội chợ Săm-pa-nhơ là đồ gia vị, xa xỉ phẩm phương Đông, dạ của Hà Lan, rượu vang và gia súc của Pháp.

- Thương nhân gặp nhau để trao đổi hàng hóa, thanh toán tín phiếu.

- Thương nhân hội chợ đặt luật thị trường bảo vệ, các vụ vi phạm kỉ luật đều bị đưa ra “tòa án hội chợ đặc biệt” của thương nhân để xét xử.

- Hội chợ còn tổ chức những lễ hội, những buổi biểu diễn trò nhào lộn, kịch câm, nuôi dạy thú dữ…

* Việc buôn bán của thương đoàn tây âu trung đại

Sang thế kỉ XIV, địa vị của hội chợ Săm-pa-nhơ bị sụp đổ , các hội chợ của Anh, Tây Ban Nha kém xa vai trò của hội chợ Săm-pa-nhơ.

-Một hình thức thương mại mới ra đời đáp ứng sự phát triển của thủ công nghiệp lúc đó – đó là sự xuất hiện các thương đoàn.

- Trong thương đoàn, mỗi thương nhân mua bán độc lập bằng vốn liếng của mình. Thương đoàn không tập hợp được tư bản của thương nhân và không phải hiệp hội kinh tế theo nghĩa thông thường.

- Thương đoàn được hưởng đặc quyền buôn bán ở nước láng giềng, bảo vệ quyền lợi thương nhân, lập các thương điếm, thống nhất luật thương mại.

- Thương nghiệp thương đoàn đã phản ánh sự tiến bộ của lực lượng sản xuất, đẩy mạnh sự phát triển kinh tế, giao lưu giữa các thành thị.

- Từ giữa thế kỉ XV trở đi, do sự kìm hãm của nhà nước phong kiến các thương đoàn hoạt động yếu dần, đến thế kỉ XVI thì căn bản chấm dứt.

*Văn hóa Tây Âu thế kỉ XI

- Những thị dân xây dựng trường học riêng cho con em mình, không còn phụ thuộc vào Giáo hội Ki-tô. Ngoài thần học, các môn học khác cũng được phát triển nhất là triết học kinh viện.

- Văn học chủ yếu có hai dòng chính: văn học kị sĩ và văn học thành thị.

- Kiến trúc với phong cách Rô-măng và Gô-tích.

22 tháng 12 2020

Mọi người giúp em với ạ, em đang cần gấp huhu:((

23 tháng 12 2020
Nội dung so sánhPhương ĐôngPhương Tây
Thời gian hình thànhTừ thế kỉ III TCN đến khoảng thế kỉ X, từ rất sớm.Từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn.
Thời kì phát triểnTừ thế kỉ X đến XV, phát triển khá chậm.Từ thế kỉ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh.
Thời kì khủng hoảngTừ thế kỉ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.Từ thế kỉ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
Cơ sở kinh tếNông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
Giai cấp cơ bảnĐịa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
Thể chế chính trịQuân chủQuân chủ
23 tháng 2 2016

a. Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu.

            * Người Giéc-man xâm nhập đế quốc Rô-ma.

            Người Giéc-man là một trong những bộ tộc lớn thuộc chủng tộc A-ri-an đến sinh sống vùng biên giới phía bắc và đông bắc của đế quốc Rô-ma từ nhiều thế kỉ trước Công nguyên. Vào những thế kỉ đầu Công nguyên, họ đang ở trong thời kì tan rã của chế độ công xã nhuyên thủy. Từ cuối thế kỉ II, đã có một số bộ tộc người Giec-man như người Tây Gốt, Phơ-răng,… di cư vào lãnh thổ đến đế quốc Rô-ma sinh sống và nhận làm đồng minh của Rô-ma.

            * Người Giec-man chiếm đất đai thành lập các vương quốc

            Đến giữa thế kỉ IV, do sự tấn công của người Hung Nô vào khu vực Đông và Nam Âu, các bộ lạc người Giec-man ồ ạt xâm nhập vào đến đế quốc Rô-ma. Lúc này, đế chế Rô-Ma đang bị khủng hoảng về kinh tế và chính trị nên không còn đủ sức ngăn ngừa và chống đỡ những cuộc xâm lược cướp phá của người “man tộc”. Vì vậy, người Giéc-man dễ dàng đột nhập vào lãnh thổ đế quốc Rô-ma, chiếm đất đai và lập lên nhưng vương quốc riêng của mình. Vương quốc “man tộc” được thành lập đầu tiên là vương quốc Tây Gốt ở miền Nam xứ Gô-lơ và Tây Ban Nha. Tiếp đó là vương quốc Văng-đan ở Bắc Phi, vương quốc Phơ-răng ở miền Đông Bắc xứ Gô-lơ, vương quốc của người Ăng-glô Xắc-xông ở đảo Bri-tên,..

            * Sự thành lập các công xã nông thôn “mac-cơ”

            Sau khi xâm nhập vào đế quốc Rô-ma, người Giéc-man đã chiếm đoạt một bộ phận lớn ruộng đất của quý tộc chủ nô Rô-ma rồi phân chia cho các gia đình cá thể cày cấy. Những gia đình này sống chung với nhau trong các làng xóm, thành lập các công xã nông thôn “mac-cơ”. Như vậy, chế độ công xã nguyên thủy của người Giéc-man đã tan rã. Xã hội của họ đang bước vào quá trình phong kiến hóa, một quá trình chuyển biến đã diễn ra trong suốt thời sơ kì trung đại.

b. So sánh sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu với các nước ở châu Á

            Sự hình thành các quốc gia phong kiến ở Tây Âu khác với sự hình thành các quốc gia phong kiến ở châu Á như sau:

* Về thời gian

            - Chế độ phong kiến ở châu Á hình thành sớm (như Trung Quốc là vào thế kỉ III TCN)

và sụp đổ muộn (đầu thế kỉ XX)

            - Chế độ phong kiến Tây Âu hình thành muộn (thế kỉ V) và sụp đổ sớm hơn (thế kỉ

XVI – XVII).

            * Về cơ sở hình thành

            - Chế độ phong kiên ở châu Á hình thành trên cơ sở phá vỡ quan hệ cộng đồng ở nông

thôn, xuất hiện tư hữu ruộng đất và là sự kế tiếp của xã hội cổ đại.

            - Chế độ phong kiến ở Tây Ây hình thành trên cơ sở tan rã của chế độ chiếm nô Rô-ma và sự giải thể của chế độ của chế độ công xã nguyên thủy ở người Giec-man. Như vậy là hình thành trên nền móng mới của bộ tộc bên ngoài.

            * Về giai cấp trong xã hội.

            - Ở các nước phong kiến châu Á có hai giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân lĩnh canh.

            - Ở các nước phong kiến Tây Âu có hai giai cấp cơ bản là lãnh chúa phong kiến và nông nô.

            * Về thể chế nhà nước.

            - Các nước phong kiến châu Á có chế độ phong kiến tập quyền.

            - Các nước phong kiến Tây Âu lúc mới hình thành có chế độ phong kiến phân quyền.

4 tháng 9 2016

 

 

 

 

 

18 tháng 1 2022

Tham khảo

* Nguồn gốc:

- Thế kỉ XI, ở Tây Âu đã xuất hiện những tiền đề của nền kinh tế hàng hóa.

+ Sản phẩm được bán ra thị trường tự do, không bị đóng kín trong lãnh địa.

+ Quá trình chuyên môn hóa trong thủ công nghiệp diễn ra tương đối mạnh mẽ.

- Để thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủ công đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa. Họ đến ngã ba đường, bến sông, nơi có đông người qua lại lập xưởng sản xuất và buôn bán hàng hóa. Từ đó, các thành thị ra đời bao gồm:

+ Thành thị do các lãnh chúa lập ra.

+ Thành thị cổ được phục hồi.

* Vai trò:

- Kinh tế: Phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa => kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.

- Chính trị: Xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.

- Xã hội: Dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.

- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đè chi việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.

⟹ Như vậy, thành thị ra đời có vai trò rất lớn, Mác ví thành thị là “bông hoa rực rỡ nhất của thời trung đại”.

 

18 tháng 1 2022

Tham khảo:

 Nguồn gốc :

+ Thủ công nghiệp diễn ra quá trình chuyên môn hoá mạnh mẽ, nhiều người bỏ ruộng đất làm nghề thủ công. Những người thợ thủ công tìm cách tách khỏi lãnh địa bằng cách chuộc thân phận hoặc bỏ trốn tập trung ở những nơi thuận tiện để sản xuất và mua bán ớ bên ngoài lãnh địa, dẫn tới thành thị đã ra đời.

+ Lãnh chúa lập nên các thành thị.

+ Thành thị cổ đại được phục hồi.

-  Vai trò:

+ Phá vỡ nền kinh tế tự cấp tự túc, thúc đẩy kinh tế hàng hoá đơn giản phát triển, hình thành thị trường thống nhất.

+ Tạo ra không khí dân chủ tự do trong các thành thị, mở mang tri thức, tạo tiền đề để cho việc hình thành các trường đại học.

+ Góp phần tích cực vào việc xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền thống nhất quốc gia.