K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2021
Bắt đầu mưa- trong cơn mưa - sau cơn mưa nhé bạn
9 tháng 5 2017

a. Mở bài:

- Giới thiệu bao quát về sự chuyển động của bầu trời (mây, sấm chớp, gió…) khi chuyển mưa, thời gian có thể sáng, trưa, chiều, tối…

b. Thân bài:

- Tiếng mưa rơi (âm thanh).

- Giọt mưa tới tấp, ào ào, nổi trên mặt sân, cây cối ngả nghiêng tắm mưa. Những con gà chui xuống gốc cây tránh mưa, mấy chú cóc nhảy ra đớp mồi. Vài bác nông dân đội nón, mặc áo mưa đến nơi nước đọng, khơi thông nước mưa chảy xiết, bọn trẻ tắm mưa, nô đùa huyên náo cả một vùng.

- Mưa ngớt rồi tạnh hẳn, trời quang quẻ, mát mẻ, vườn cây rung rinh trong gió nhẹ, mấy chú gà vỗ cánh tỉa lông rồi đi tìm mồi. (Dùng câu văn có hình ảnh).

c. Kết bài:

Nêu cảm nghĩ về cơn mưa đầu mùa, mưa với đời sống con người.

3 tháng 4 2021

Bài làm tham khảo

1. Mở bài: Giới thiệu cơn mưa cuối mùa:

- Mưa vào ban đêm, khi mọi người đang ngủ say bỗng giật mình vì tiếng ì ầm.

2. Thân bài:

*Tả cơn mưa theo trình tự thời gian: diễn biến của cơn mưa.

- Mưa xối xả, dữ dội.

- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.

- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc.

- Tiếng mưa lộp độp trên mái nhà.

- Mưa mỗi lúc một to, gió thổi tung tấm ván và lay giật các cửa sổ và cửa ra vào…

- Hơi nước mát lạnh phả ngập vào gian phòng.

*Sau cơn mưa:

- Tiếng mưa vừa yên ắng thì tiếng ếch nhái kêu ộp oạp… ộp oạp… nổi lên rộn ràng, rền vang khắp nơi nghe thật là vui tai.

- Lá vàng rơi đầy sân.

- Sáng ra, trời trong veo không một gợn mây.

- Cơn mưa đêm hôm qua là cơn mưa cuối mùa.

3. Kết bài:

- Em rất thích thú khi trời đổ mưa.

- Em tiếc nuối vì đây là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.

đó bài đó

5 tháng 2 2017

Mở bài : Giới thiệu bao quát, quang cảnh bầu trời.

Thân bài : (Tả các bộ phận của cảnh vật)

- Nền trời.

- Mây.

- Gió.

- Sấm, chớp.

- Từng hạt mưa (hình dạng)

- Không khí biến chuyển ra sao ?

- Cây cối.

- Các hoạt động của người, vật.

- Dòng nước mưa chảy.

* Nếu tả mưa lâu :

     + Sau cơn mưa quang cảnh ra sao ?

     + Hoạt động của người, vật?

     + Nền trời

Kết bài : Phát biểu cảm nghĩ.

3 tháng 4 2021

Bài làm tham khảo

1. Mở bài: Giới thiệu cơn mưa cuối mùa:

- Mưa vào ban đêm, khi mọi người đang ngủ say bỗng giật mình vì tiếng ì ầm.

2. Thân bài:

*Tả cơn mưa theo trình tự thời gian: diễn biến của cơn mưa.

- Mưa xối xả, dữ dội.

- Cây cối trong vườn ngả nghiêng trong ánh chớp nhoáng nhoàng sáng lòa và tiếng sấm ì ầm lúc gần lúc xa.

- Dòng nước mưa từ trên cao trút xuống lấp lánh như bạc.

- Tiếng mưa lộp độp trên mái nhà.

- Mưa mỗi lúc một to, gió thổi tung tấm ván và lay giật các cửa sổ và cửa ra vào…

- Hơi nước mát lạnh phả ngập vào gian phòng.

*Sau cơn mưa:

- Tiếng mưa vừa yên ắng thì tiếng ếch nhái kêu ộp oạp… ộp oạp… nổi lên rộn ràng, rền vang khắp nơi nghe thật là vui tai.

- Lá vàng rơi đầy sân.

- Sáng ra, trời trong veo không một gợn mây.

- Cơn mưa đêm hôm qua là cơn mưa cuối mùa.

3. Kết bài:

- Em rất thích thú khi trời đổ mưa.

- Em tiếc nuối vì đây là cơn mưa cuối cùng để bắt đầu chuyển sang mùa khô.

28 tháng 2 2018

a)

Mây

- Những đảm mây lớn và đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt.

Gió

- Thổi giật, mát lạnh, mang theo hơi nước.

- Khi mưa xuống: gió càng thêm mạnh, mặc sức điên đảo trên cành cây.

b)

Tiếng mưa

- Lúc đầu: lẹt đẹt ... lẹt đẹt, lách tách

- Về sau: mưa ù, xuống rào rào, rầm rập, đồm độp, đập bùng bùng, đổ ồ ồ.

Hạt mưa

- Những giọt nước lăn xuống mái hiên; mưa xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây.

- Hạt mưa : ngã, bay, tỏa bụi nước trắng xóa.

c)

Trong mưa

- Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy.

     + Con gà trống ướt lướt thướt ngật ngưỡng tìm chỗ trú.

+ Vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm, tiếng sấm của mưa đầu mùa.

Sau cơn mưa

- Trời rạng dần.

     + Chim chào mào hót râm ran.

     + Phía đông một mảng trời trong vắt.

     + Mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bưởi lấp lánh.

d)

- Bằng mắt (thị giác) : thấy những đám mây biến đổi, thấy mưa rơi, thấy bầu trời đổi thay; thấy cây cỏ, con vật trong cơn mưa, cảnh tượng xung quanh khi mưa tuôn xối xả, khi ngớt mưa.

- Bằng tai nghe (thính giác): nghe được tiếng gió thổi; mưa và biết được nó biến đổi như thế nào, tiếng sấm, tiếng chim chào mào hót.

- Bằng cảm nhận của da (xúc giác): cảm thấy sự mát lạnh của gió nhuốm hơi nước trước cơn mưa.

- Bằng mũi ngửi (khứu giác): biết được mùi nồng ngại ngái; xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa.

20 tháng 10 2021

ơ, gì đó

19 tháng 4 2019

a) Những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến được thể hiện trong bài Mưa rào là: "Những đám mây bay về. Những đám mây lớn nặng và đặc xịt lổm ngổm đầy trời. Mây tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt. Gió nam thổi giật mãi. Gió bỗng đổi mát lạnh nhuốm hơi nước…"

b) Những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa:

- Mưa đến rồi, lẹt đẹt… lẹt đẹt.

- Những giọt nước lăn xuống mái phên nứa.

- Mưa ù xuống.

- Mấy giọt lách tách.

- Bây giờ bao nhiêu nước tuôn rào rào.

- Nước mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.

- Mưa rào rào.

- Mưa đồm độp.

- Mưa xối nước.

- Mưa đã ngớt.

- Mưa tạnh.

c) Những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau trận mưa:

* Trong trận mưa

- Lá: vẫy tai run rẫy.

- Con gà: ướt lướt thướt, ngật ngưỡng.

- Trong nhà: tối sầm, mùi nồng ngai ngái.

- Nước chảy: đỏ ngòm, cuồn cuộn.

- Trời: tối thẫm, ục ục ì ầm.

* Sau trận mưa

- Trời: rạng dần, trong vắt, mặt trời ló ra.

- Chim: hót râm ran.

d. Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan: thị giác, thính giác và khứu giác.

16 tháng 1 2017

a) Cây chuối trong bài văn trên được tả theo trình tự của từng thời kì phát triển của cây: cây chuối con → cây chuối to → cây chuối mẹ.

Ta còn có thể tả cây cối theo trình tự khác là tả từ bao quát đến chi tiết từng bộ phận.

b) Cây chuối được tả theo ấn tượng của thị giác thấy hình dáng của cây, lá, hoa..

Cũng còn có thể tả bằng xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác.

Ví dụ: Tả độ trơn bóng của thân bằng xúc giác, tả tiếng khua tàu lá khi gió thổi bằng thính giác, tả vị chát, vị ngọt của quả bằng vị giác, tả mùi thơm của quả chín bằng khứu giác.

c) Các hình ảnh so sánh, nhân hoá:

- Hình ảnh so sánh: Tàu lá nhỏ xanh lơ, dài như lưỡi mác / Các tàu lá ngả ra... như những cái quạt lớn / Cái hoa thập thò, hoe hoe đỏ như một mầm lửa non.

- Hình ảnh nhân hoá: Nó đã là cây chuối to đĩnh đạc / Chưa được bao lâu, nó đã nhanh chóng thành mẹ / cổ cày chuối mẹ mập tròn, rụt lại / Vài chiếc lá... / Các cây con cứ lớn nhanh hơn hớn / Khi cây mẹ bận đơm hoa... / Lẽ nào nó đành để mặc... để giập một hai đứa con sát nách nó / Cây chuối mẹ khẽ khàng ngả hoa...

3 tháng 3 2020

tham khảo nhé 

https://olm.vn/hoi-dap/detail/210819016629.html

# mui #

  Trả lời:

1. Quan sát một cây mà em thích nhất trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi lại vắn tắt những gì em đã quan sát được . 

          a) Trình tự quan sát của em có hợp lí không ?

Có.

          b) Em đã quan sát bằng những giác quan nào ?

Thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác.

          c) Cái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài ?

(Tự viết)

#Huyền Anh

28 tháng 10 2017

Quê hương ai cũng có một dòng sông bên nhà.Con sông quê luôn gắn bó với tuổi thơ đời tôi....". Câu hát của nhạc sĩ đó đã nói rất đúng tâm tư tình cảm của nhiều người, trong đó có cả em. Đúng vậy, quê em có một khúc sông nhỏ chảy qua, dịu dàng và thơ mộng, là nơi sinh hoạt của dân làng, là nơi tuổi thơ em đã gắn bó nhiều kỉ niệm. Nơi ấy đã trở thành biểu tượng của quê hương để mỗi lần đi xa, nhớ về quê là em lại da diết nhớ đến con sông nhỏ quê mình.
Dong sông quê em không biết bắt nguồn từ ngọn suối nào trên dãy Trường Sơn trùng điệp xa xôi, đã đi qua bao ghềnh thác bao vách đá cheo leo trước khi về miền đồng bằng nhưng khi đi qua làng em nó chảy êm ả dịu dàng như muốn cho mọi người có đủ thời gian để ngắm nghía mặt nước lặng lờ với làn nước trong xanh của nó. Bố em bảo sông là một nhánh của dòng Thu Bồn nhưng dân làng em vẫn thường gọi bằng cái tên vừa dân dã vừa thân thương: sông Tre làng. Có lẽ vì nơi đây dân làng trồng tre rất nhiều, kín cả một bãi sông, nên mới có tên gọi như thế.
Sông quê em không có vẻ đẹp to lớn hùng vĩ như những con sông em thường gặp trong những trang thơ, trang văn mà nó bé nhỏ hiền hòa với chiều rộng độ hơn vài chục mét. Nhiều lúc em say sưa ngắm nhìn vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông với hàng tre xanh hai bên bờ soi bóng xuống mặt sông êm đềm mát dịu rồi chợt nhớ đến những câu thơ của Tế Hanh viết về con sông quê mình:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng..."
Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy bóng mình soi trong làn nước trong vắt, lặng lờ. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con thuyền của người dân chài cá xuất hiện làm cho dòng sông càng thêm thơ mộng gấp bội phần. Chiều chiều, các bè nứa, các bè gỗ và thuyền buôn lững lờ xuôi về bến sông Hoài tận phố cổ Hội An. Vang vọng trên mặt sông là những tiếng nói và giọng cười của những bà, những cô gái trẻ. Chẳng biết họ có chuyện gì mà vui thế. Em như chợt vui lây cùng với niềm vui bình dị hồn nhiên của họ.
Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục từ trên nguồn trôi về. Mặt nước dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu tre lắt lẻo mà dân làng em góp tre làm tạm để qua bên kia sông làm mùa. Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến người chèo đò. Con đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến như dự định. Có lẽ chính những ngày gian nan này càng làm em thêm quí thêm yêu quê hương mình. Em tin rằng rồi đây sẽ không còn những chuyến đò qua sông đầy nguy hiểm như thế mà sẽ có một chiếc cầu xi măng kiên cố cho dân làng qua lại bình thường trên sông lúc nào họ muốn
Nhưng cho dù hiền hòa hay hung dữ, dòng sông quê em vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực. 
Yêu biết bao dòng sông quê em! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã hiện hữu trong cuộc đời của em. Mai này dù có đi đâu xa em vẫn maĩ nhớ mãi yêu dòng sông nhỏ quê mình. Sông là tất cả tuổi thơ em!

 

21 tháng 10 2018

“Quê hương tôi có dòng sông xanh biếc

Nước gương trong soi bóng những hàng tre”

Mỗi lần đọc lại hai câu thơ này, lòng tôi lại không khỏi bồi hồi xúc động nhớ về dòng sông quê hương. Dòng sông được nhắc tới trong hai câu thơ của Tế Hanh dường như không phải là dòng sông của riêng quê ông nữa mà đã trở thành dòng sông của bất kì ai, dòng sông gần gũi chảy qua những xóm làng yên bình trên mảnh đất Việt Nam.

Dòng sông chảy qua làng tôi là một nhánh nhỏ của dòng sông Hồng. Nó chảy qua biết bao xóm làng, những đồng ruộng bao la, núi đồi xanh mướt rồi khi tới làng tôi, dòng sông như lặng đi trước vẻ đẹp của một miền quê thanh bình, hạnh phúc. Hai bên bờ là những rặng tre tươi tốt, ngọn tre như vươn cao mãi tới tận mây xanh. Tôi tưởng như tre là một người con gái điệu đà, đang soi bóng xuống mặt nước để chiêm ngưỡng nhan sắc của chính mình. 

 1.Quan sát hình 1 SGK trang 17, hãy quan sát và cho biết :- Tượng đài này được xây dựng với mục đích gì ? ( 2 dòng )2. Hãy trình bày diễn biến của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh theo trình  tự thời gian dưới đây :- Ngày 12 - 9 - 1930 ................................................................................................................................................................... ...
Đọc tiếp

 1.Quan sát hình 1 SGK trang 17, hãy quan sát và cho biết :

- Tượng đài này được xây dựng với mục đích gì ? ( 2 dòng )

2. Hãy trình bày diễn biến của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh theo trình  tự thời gian dưới đây :

- Ngày 12 - 9 - 1930 ...................................................................................................................................................................

  ...............................................................................................................................................................................................

  .............................................................................................................................................................................................

- Trong tháng 9 và tháng 10 - 1930............................................................................................................................................

  ............................................................................................................................................................................................

  ...........................................................................................................................................................................................

- Giữa năm 1931 ..................................................................................................................................................................

  .......................................................................................................................................................................................

  .......................................................................................................................................................................................

1
28 tháng 6 2018

1 .Tưởng nhớ đến cuộc Xô- viết đẫm máu nhưng đầy lòng quyết tâm, sự dũng cảm và khéo léo, thông mình.

2. 

ngày 12 - 9 - 1930 :

Ngày 12 - 9 - 1930, hàng vạn nông dân các huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn (Nghệ An) với cờ đỏ búa liềm dẫn đầu kéo về thị xã Vinh. Đoàn người ngày càng đông thêm, vừa đi vừa hô khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc!”, “Đả đảo Nam triều!". "Nhà máy về tay thợ thuyền!”, “Ruộng đất về tay dân cày!”...

trong tháng 9 và tháng 10 năm 1930 :

Tức nước vỡ bờ, làn sóng đấu tranh càng lên mạnh. Suốt tháng 9 và tháng 10 - 1930, nông dân tiếp tục nổi dậy đánh phá các huyện lị, đồn điền, nhà ga, công sở. Những kẻ đứng đầu chính quyền các thôn, xã sợ hãi bỏ trốn hoặc đầu hàng. Nhân dân cử ra người lãnh đạo. Lần đầu tiên, nhân dân có chính quyền của mình

giữa năm 1931 :  bọn đế quốc , phong kiến dùng mọi thủ đoạn dã man để đàn áp , giữa năm 1931 , phong trào bị dập tắt

Thực dân Pháp cho binh lính đến đàn áp nhưng không ngăn được bước tiến của đoàn biểu tình. Chúng cho máy bay ném bom vào đoàn người, làm hơn 200 người chết, hàng trăm người bị thương.

30 tháng 4 2018

a. – Đoạn văn tả sự thay đổi màu sắc của biển theo màu sắc của trời và mây.

- Để tả đặc điểm đó, tác giả đã quan sát bầu trời và mặt biển vào những thời điểm khác nhau ( khi bầu trời xanh thẳm / khi bầu trời rải mây trắng nhạt / khi bầu trời âm u mây mưa / khi bầu trời ầm ầm giông gió).

- Khi quan sát sự thay đổi màu sắc của biển, tác giả liên tưởng đến sự thay đổi tâm trạng của con người, biển như con người – cũng biết buồn vui, lúc tẻ nhạt, lạnh lùng, lúc sôi nổi, hả hê, lúc đăm chiêu, gắt gỏng.

b. – Con kênh được quan sát vào mọi thời điểm trong ngày : suốt ngày, tù lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn, buổi sáng, giữa trưa, lúc trời chiều.

- Tác giả nhận ra đặc điểm của con kênh chủ yếu bằng thị giác – bằng mắt : để thấy nắng nơi đây đổ lửa xuống mặt đất bốn bề trống huếch trống hoác, thấy màu sắc của con kênh biến đổi như thế nào trong ngày : buổi sáng – phơn phớt màu đào ; giữa trưa – hóa thanh dòng thủy ngân cuồn cuộn lóa mắt ; về chiều – biến thành một con suối lửa.

- Tác dụng của những liên tưởng trên : giúp người đọc hình dung được cái nắng nóng dữ dội ở nơi có con kênh Mặt Trời này ; làm cho cảnh vật hiện ra cũng sinh động hơn, gây ấn tượng hơn với người đọc.