K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề bài: Kể diễn cảm truyện Cây bút thần

Bài làm

Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, ở một làng nọ bên Trung Quốc, có cậu bé mồ côi tên là Mã Lương vừa thông minh vừa vẽ rất giỏi. Cha mẹ mất sớm, Mã Lương ngày ngày lên núi chặt củi, ra đồng cắt cỏ đổi gạo nuôi thân. Nhà nghèo đến nỗi không có đủ tiền mua một cây bút lông nhưng Mã Lương vẫn say mê học vẽ.

Một đêm, trong giấc ngủ, Mã Lương mơ thấy vụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, trong vầng hào quang. Cụ già mỉm cười hiền từ, đưa cho em một cây bút và nói:

- Ta tặng con cây bút thần. Nó sẽ giúp con nhiều trong cuộc sống.

Mã Lương nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, sung sướng reo lên:

- Ôi! Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông! Cảm ơn ông ạ!

Cậu bé chưa dứt lời thì cụ già đã biến mất. Tỉnh dậy, hóa ra đó là một giấc mơ, nhưng cây bút thần vẫn nằm trong tay khiến Mã Lương lấy làm lạ lắm.

Mã Lương lấy bút ra vẽ thử một con chim. Nét cuối cùng vừa xong thì chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Cậy bé vẽ tiếp một con cá, cá quẫy đuôi trườn xuống sông, bơi lượn trước mắt. Mã Lương sung sướng vô cùng!

Từ đấy, Mã Lương dùng cây bút thần, vẽ cho tất cả những người nghèo khổ trong làng. Ai thiếu cuốc, cậu vẽ cuốc. Ai thiếu đèn, cậu vẽ đèn. Nhà nào chưa có thùng múng nước, cậu vẽ thùng múc nước. Một đồn mười, mười đồn trăm, việc làm kỳ lạ của Mã Lương ai ai cũng biết.

Trong vùng, có tên địa chủ tham lam. Nghe chuyện Mã Lương có cây bút thần, hắn sai đầy tớ đến bắt cậu về nhà vẽ theo ý hắn.

Tuy còn nhỏ nhưng Mã Lương tính tình khảng khái và rất ghét thói tham lam của bọn nhà giàu. Mặc cho hắn dụ dỗ, đe dọa, Mã Lương dứt khoát không vẽ bất cứ thứ gì cho hắn. Tên địa chủ giậm chân tức tối, nhốt cậu bé vào chuồng ngựa và bỏ cậu đói.

Ba ngày sau, giữa đêm mùa đông, tuyết xuống nhiều phủ trắng sân. Tên địa chủ nghĩ thầm: "Thằng nhóc kia không chết đói thì cũng chết rét. Ta thử xuống chuồng ngựa xem sao!". Gần đến nơi, hắn thấy những tia sáng lọt qua khe cửa. Tò mò, hắn ghé mắt nhìn vào thì thấy Mã Lương ngồi bên lò lửa rực hồng và đang ăn bánh nướng. Mùi thơm bốc lên ngào ngạt. Hắn không tin ở mắt mình. Lò sưởi ở đâu ra? Bánh nướng ở đâu ra? À! Phải rồi! Tất cả từ cây bút thần mà có. Nhưng Mã Lương đã vượt qua tường bằng chiếc thang vừa vẽ. Tên địa chủ tức tối trèo lên thang định đuổi theo. Mới leo lên ba bước, chiếc thang biến mất, hắn ngã lộn cổ xuống đất. Mã Lương vẽ con ngựa và cưỡi lên lưng ngựa, ra roi phi thật nhanh. Chưa được bao xa, cậu nghe tiếng hò hét huyên náo sau lưng. Quay lại nhìn, cậu thấy tên địa chủ cưỡi trên lưng con tuấn mã, tay vung đao sáng loáng dẫn đầu đám đầy tớ khoảng hai chục tên, đốt đuốc đuổi theo. Cậu bình tĩnh lấy bút ra vẽ một chiếc cung tên. Lúc tên địa chủ tới gần, cậu giương cung nhằm tên địa chủ mà bắn. "Vút". Mũi tên cắm đúng họng hắn. Hắn ngã vật xuống đường. Mã Lương ra roi thúc ngựa, ngựa phóng như bay.

Suốt mấy ngày đêm phi ngựa ròng rã không nghỉ, cuối cùng, Mã Lương dừng chân ở một thị trấn nhỏ bé, xa xôi. Ngày ngày, cậu vẽ tranh đem bán ngoài phố. Sợ lộ tung tích, cậu thường vẽ dở dang như chim thì thiếu mỏ hoặc thiếu một chân. Tuy thế, những bức tranh cậu vẽ đều rất đẹp khiến mọi người trầm trồ thán phục.

Một hôm, Mã Lương vẽ con cò trắng. Vì sơ ý, một giọt mực rơi đúng vào chỗ mắt cò. Thế là cò mở mắt, xòe cánh bay đi trước sự kinh ngạc của bao người trong thị trấn. Có mấy kẻ mách lẻo đem tin này tố giác với nhà vua. Vốn là kẻ có lòng tham không đáy, tên vua ra lệnh bắt cậu bé về kinh đô.

Tên vua này nổi tiếng tham lam, tàn ác nên bị muôn dân oán hận. Mã Lương ghét hắn nên không muốn vẽ. Hắn bắt cậu vẽ con rồng, cậu vẽ con cóc ghẻ. Hắn bắt vẽ phượng hoàng, cậu vẽ con gà trụi lông. Hai con vật xấu xí, bẩn thỉu cứ nhảy nhót quanh tên vua. Hắn nổi trận lôi đình, ra lệnh cho quân lính cướp cây bút thần rồi tống Mã Lương vào ngục tối.

Hắn cầm bút thần tự vẽ. Đầu tiên, hắn vẽ một núi vàng. Không thỏa mãn lòng tham, hắn vẽ hết núi này đến núi khác. Vẽ xong, hắn nhìn kĩ thì hóa ra là những tảng đá lớn. Những tảng đá ấy lăn xuống, suýt đè hắn gãy chân.

Không từ bỏ lòng tham, hắn vẽ thỏi vàng, càng vẽ càng lớn, càng dài. Vẽ xong, hắn nhìn lại thì thấy trước mắt không phải là thỏi vàng mà là một con mãng xà khổng lồ, miệng đỏ lòm, há hoác, đang lao bổ đến định nuốt chửng hắn. May mà có đám quan quân xô tới cứu.

Biết không có Mã Lương thì hỏng hết việc, hắn đành thả cậu ra, dùng vàng bạc dụ dỗ và hứa gả công chúa cho. Mã Lương hiểu rõ tâm địa xấu xa của hắn nhưng vẫn vờ đồng ý. Tên vua mừng rỡ, trả lại bút thần cho cậu.

Sợ vẽ núi có nhiều thú dữ, tên vua ra lệnh cho Mã Lương vẽ biển. Chỉ hai nét bút, biển đã hiện ra trước mặt, xanh thẳm và trong suốt như mặt gương soi. Tên vua ngắm biển rồi hỏi:

- Tại sao biển mà lại không có cá?

Mã Lương chấm nhanh vài chấm. Bao nhiêu là cá xuất hiện, đủ hình dáng, màu sắc đang bơi lội tung tăng. Tên vua thích thú lắm, vội ra lệnh:

- Vẽ cho ta một chiếc thuyền! Ta muốn ra khơi xem cá!

Trong nháy mắt, Mã Lương đã vẽ xong một chiếc thuyền buồm lớn. Nhà vua, hoàng hậu, hoàng tử, công chúa và các quan đại thần tranh nhau xuống thuyền. Mã Lương đưa thêm vài nét bút. Gió thổi nhè nhẹ, sóng gợn lăn tăn, thuyền từ từ rời bến.

Thấy thuyền đi quá chậm, tên vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn:

- Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!

Mã Lương vung tay vẽ thêm vài nét bút đậm. Sóng biển nổi lên, gió mạnh hơn. Những cánh buồm căng phồng, chiếc thuyền lao nhanh vun vút. Cậu bé tô thêm nhiều nét nữa. Biển động ầm ầm, chiếc thuyền lắc lư, nghiêng ngả. Tên vua sợ hãi, cuống quýt kêu lên:

- Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!

Mã Lương không thèm đếm xỉa đến những lời nói đó. Cậu tiếp tục vẽ những đường cong lớn. Sóng biển dâng cao, xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Tên vua ướt hết quần áo, một tay ôm lấy cột buồm, một tay ra hiệu, gào to bảo Mã Lương dừng bút.

Vờ nhưng không nghe thấy, Mã Lương vẫn tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mây đen kéo đến mù mịt, trời tối đen. Những lớp sóng hung dữ đã nhấn chìm chiếc thuyền xuống biển sâu.

Thế là hết đời tên vua tham lam, hung ác. Việc làm của Mã Lương được ngợi ca và truyền tụng khắp nước. Sau đó, Mã Lương đi đó đi đây, dùng bút thần phục vụ những người nghèo khổ. Cậu bé họa sĩ tài ba, đức độ được mọi người yêu mến và cảm phục.

3
11 tháng 10 2018

ghê

11 tháng 10 2018

Tui hỏi, ông nhờ người ta viết hộ hay nhận xét

22 tháng 10 2016

Hi hi! Khó quá Hạnh à

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
8 tháng 1 2019

a. Mã Lương thích học vẽ từ nhỏ

b. Mã Lương vẽ cho người nghèo đồ dùng và công cụ lao động

c. Khi bị nhốt chuồng ngựa, Mã Lương vẽ thang để trèo ra ngoài

d. Sau khi trốn khỏi nhà tên địa chủ, Mã Lương dừng lại ở một thị trấn nhỏ, vẽ tranh bán trên phố để kiếm sống

e. Vua sai triều thần đón Mã Lương về kinh đô.

g. Vua chết vì sự tham lam tàn ác của chính mình.

h. Ý nghĩa của cây bút thần: là phần thưởng, là công cụ để trừng phạt cái ác, thể hiện quan niệm thiện ác.

2 tháng 11 2021

câu trả lời là đáp án c

2 tháng 11 2018

seach google

2 tháng 11 2018

Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Mới mười tuổi tôi đã phải tự kiếm sống. Hàng ngày tôi đi chặt củi, cắt cỏ bán lấy tiền đong gạo. Tuy nghèo nhưng tôi rất thích học vẽ. Nhiều hôm, đi qua lớp học nhìn bọn trẻ con nhà giàu đang được thầy dạy vẽ, tôi thèm muốn được như chúng vô cùng. Một hôm, tôi đánh bạo xin theo học. Thầy giáo khinh bỉ nhìn tôi:

-    Thằng kia, mày có điên không đấy? Một đứa trẻ mồ côi, nghèo kiết xác như mày cũng đòi học vẽ à?

Rồi thầy đuổi tôi ra khỏi trường.

Bọn học trò nhìn tôi, cười ồ lên. Tôi chạy ra khỏi trường, những giọt nước mắt tủi hờn lăn trên gò má. Sau lưng tôi, tiếng cười chế nhạo của bọn học trò con nhà giàu vẫn vang lên. Tôi tự nghĩ “nghèo thì có tội gì mà không được học vẽ?”

Về nhà, tôi quyết tâm tự học vẽ. Khi kiếm củi trên núi, tôi nhìn chim bay trên đầu lấy que vạch xuống đất vẽ chim. Lúc cắt cỏ ven sông, tôi nhìn tôm cá bơi dưới nước rồi nhúng tay vào nước, vẽ chúng trên đá. Khi về nhà tôi vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ, trông thật ngộ.

Năm tháng trôi qua, tôi không ngừng học vẽ, không bỏ phí ngày nào. Mọi người đều khen tôi vẽ chim cá giống hệt như thật. Thế nhưng tôi vẫn chưa có nổi một cây bút vẽ. Tôi chỉ mong sao có được một chiếc.

Một đêm, trong giấc ngủ, tôi thấy một cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho tôi một cây bút và nói:

-   Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.

Tôi nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, sung sướng reo lên:

-   Ôi, cây bút đẹp quá! Con xin cảm ơn cụ! Cảm ơn cụ!...

Tôi chưa nói dứt lời, cụ già đã biến mất. Tôi giật mình tỉnh dậy mới biết là mình nằm mơ. Nhưng lạ chưa, cây bút thần vẫn nằm trong tay tôi.

Tôi lập tức vùng dậy, lấy bút ra vẽ. Tôi vẽ một con chim, chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Tôi vẽ tiếp một con cá, cá quẫy đuôi trườn xuống nước, bơi tung tăng. Tôi thích thú vô cùng.

Từ đó, tôi dùng cây bút thần vẽ cho tất cả người nghèo trong làng, nhà nào không có cày, tôi vẽ cho cày, nhà nào không có cuốc, tôi vẽ cho cuốc, nhà nào không có đèn, tôi vẽ cho đèn, nhà nào không có thùng, tôi vẽ cho thùng,...

Một hôm, tôi đang vẽ thì có mấy tên đầy tớ của tên địa chủ giàu có trong làng ập đến. Chúng xông vào bắt trói tôi lôi đi. Thì ra chuyện cây bút thần lọt đến tai tên địa chủ. Hắn bắt tôi vẽ theo ý muốn của hắn. Tôi tuy nhỏ nhưng cũng hiểu bụng dạ tham lam của bọn nhà giàu, nên không vẽ bất cứ thứ gì, mặc cho hắn hết dụ dỗ lại đe doạ. Tức giận, hắn nhốt tôi vào chuồng ngựa, không cho ăn uống gì.

Trời rét căm căm, nhìn qua khe hở, tôi thấy bên ngoài, tuyết rơi dày đặc. Tôi bèn vẽ một cái lò sưởi để chống rét. Tôi vẽ mấy cái bánh, đặt lên lò sưởi nướng. Mùi bánh nướng bốc lên thơm ngào ngạt.

Được ba hôm, ngồi bên lò sưởi ăn bánh tôi bỗng nghe thấy la hét bên ngoài. Nhìn qua khe cửa, tôi thấy mười mấy tên đầy tớ cùng hung hăng tiến về phía chuồng ngựa. Tay chúng lăm lăm những con dao. Tên địa chủ thét:

-   Giết chết tên Mã Lương cho tao! Cướp lấy cây bút của hắn!

Tôi bèn vẽ một cái thang, trèo qua tường trốn thoát. Thoát ra khỏi nhà tên địa chủ, tôi vẽ tiếp một con ngựa rồi nhảy lên ngựa phóng ra khỏi làng. Đi chưa được bao xa, chợt có tiếng huyên náo sau lưng, tôi quay lại nhìn. Trong ánh đuốc sáng rực, tôi thấy tên địa chủ cưỡi trên lưng một con tuấn mã, tay vung dao sáng loáng dẫn khoảng hai chục tên đầy tớ, đang đuổi theo. Khi bọn chúng đến gần. Tôi lặng lẽ rút cây bút thần vẽ chiếc cung và mũi tên. Tôi giương cung. Vút. Mũi tên lao đúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất. Tôi ra roi thúc ngựa, ngựa tung vó phóng như bay.

Đi suốt mấy ngày đêm ròng rã không nghỉ. Sau cùng, tôi quyết định dừng chân ở thị trấn nhỏ. Không có việc làm, tôi bèn vẽ tranh đem bán ở phố. Sợ lộ, nên tôi vẽ các bức tranh đều dở dang: chim thì thiếu cái mỏ hoặc một chân...

Một hôm, khi vẽ một con cò trắng không mắt. Vì sơ ý, tôi đánh rơi một giọt mực vào bức tranh. Giọt mực rơi đúng vào mắt cò. Lập tức cò mở mắt, xoè cánh bay đi. Chuyện đó chấn động cả thị trấn. Rồi chẳng hiểu có kẻ nào mách lẻo đến tố giác với nhà vua mà vua phái một vị đại thần đến đón tôi về kinh đô.

Vốn đã nghe nhiều chuyện đồn đại về tên vua độc ác đó nên tôi nhất định không chịu đi. Bọn chúng liền gông cổ tôi lại, cho vào cũi đưa tôi về hoàng cung.

Tên vua bảo tôi vẽ một con rồng, tôi liền vẽ một con cóc ghẻ. Hắn bắt vẽ con phượng, tôi lại vẽ con gà trụi lông. Hai con vật xấu xí, bẩn thỉu đó nhảy nhót bên cạnh nhà vua. Hắn tức giận, cho quân lính xông vào cướp cây bút thần của tôi, rồi nhốt tôi vào ngục.

Nghe nói tên vua tham lam đó đã dùng cây bút thần để vẽ núi vàng, nhưng núi vàng biến thành núi đá. Rồi những tảng đá từ trên đỉnh lăn xuống, suýt đè gẫy chân hắn. Hắn lại vẽ những thỏi vàng dài, nhưng những thỏi vàng lại biến thành con mãng xà suýt nuốt chửng hắn.

Biết không có tôi thì không thể làm được gì, tên vua đành thả tôi ra, dùng bạc vàng dỗ dành và hứa gả công chúa cho tôi.

Để có thể thoát thân cùng cây bút thần, tôi vờ đồng ý. Hắn mừng lắm, liền trả bút thần cho tôi.

Tên vua bảo tôi vẽ biển cả. Tôi đưa hai nét bút, biển cả rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt đã hiện ra trước mặt. Tên vua ngắm nhìn biển và bảo tôi:

-   Sao biển lại không có cá?

Tôi chấm vài chấm, biển hiện ra bao nhiêu là cá, đủ màu sắc, uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng. Đàn cá bơi xa dần, xa dần. Tên vua thích quá, vội ra lệnh:

-    Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! Ta muốn ra khơi xem cá.

Tôi vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần xuống thuyền. Tôi đưa thêm vài nét bút, gió nổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn. Thuyền từ từ ra khơi.

Thấy thuyền còn đi chậm quá, tên vua đứng trên thuyền kêu lớn:

-   Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!

Tôi đưa thêm mấy nét bút đậm, sóng biển liền nổi lên, buồm căng phồng, chiếc thuyền lao khỏi bờ nhanh vun vút.

Tôi lại tô thêm những nét bút đậm nữa, gió mạnh nổi lên, biển động, thuyền lắc lư nghiêng ngả. Tên vua cuống quýt kêu lên:

-   Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!

Tôi vờ không nghe thấy, tiếp tục vẽ những đường cong lớn. Biển động dữ dội, sóng biển xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Tên vua bị sóng biển làm ướt cả người, tay ôm chặt cột buồm, gào to bảo tôi thôi không vẽ nữa. Mặc, tôi cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mầy đen kéo mù mịt, trời tối sầm. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ.

Sau đó, tôi đã rời khỏi kinh đô. Tôi đi khắp nơi để vẽ cho những người nghèo khổ.



tích

Bài 1: Viết 1 đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 cụm danh từ và 2 danh từ kể về bạn emBài 2: Tìm các danh từ trong đoạn văn sau và phân biệt các loại danh từ: Người ta kể lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. Em thích học vẽ từ nhỏ. Cha mẹ em đều mất sớm. Em chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến nỗi không có tiền mua bút. Em dốc lòng học...
Đọc tiếp

Bài 1: Viết 1 đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 cụm danh từ và 2 danh từ kể về bạn em

Bài 2: Tìm các danh từ trong đoạn văn sau và phân biệt các loại danh từ: Người ta kể lại rằng, ngày xưa có một em bé rất thông minh tên là Mã Lương. Em thích học vẽ từ nhỏ. Cha mẹ em đều mất sớm. Em chặt củi, cắt cỏ, kiếm ăn qua ngày, nhưng vẫn nghèo đến nỗi không có tiền mua bút. Em dốc lòng học vẽ , hằng ngày chăm chỉ luyện tập. Khi kiếm củi trên núi, em lấy que củi vạch xuống đất, vẽ những con chim đang bay trên đỉnh đầu. Lúc cắt cỏ ven sông, em nhúng tay xuống nước rồi vẽ tôm cá trên đá. Khi về nhà, em vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ.

       _______________Mn ơi giúp mik với ! Mik cần gấp ! Ai nhanh và đúng mik tick cho. Cảm ơn nhìu!!__________________

0
3 tháng 11 2018

Mã Lương dùng bút thần để:

- Giúp đỡ người nghèo khó, thể hiện tấm lòng lương thiện đối với những người cùng khổ.

- Tiêu diệt, trừng trị những kẻ có quyền lực, tham lam, độc ác, chỉ biết bóc lột dân chúng và ăn chơi hưởng thụ.

17 tháng 10 2017

 Tôi là Mã Lương, khi tôi vừa lên mười thì bố mẹ tôi mất, để lại tôi một mình trong cuộc đời đầy cô quạnh này. Tôi ngày ngày đi kiếm củi để bán lấy tiền, lên núi gánh nước, tuy tuổi còn nhỏ nhưng những công việc nặng nhọc của người lớn tôi đều đã từng làm qua. Tuy khổ cực nhưng tôi luôn nhận được sự giúp đỡ từ bà con hàng xóm, điều đó làm tôi vô cùng hạnh phúc. Tôi tuy nghèo nhưng lại có một mong ước vô cùng da diết, đó là được đi học, được cầm bút vẽ lên những vật mà tôi nhìn thấy hàng ngày. Nhưng ngay cả miếng ăn còn thiếu thốn thì việc đi học là vô cùng xa xỉ. Nhưng trong một lần nằm mộng, tôi đã gặp một ông lão đầu tóc bạc phơ, ông cho tôi một cây bút. Tôi vui mừng tỉnh dậy thì phát hiện trong tay đang cầm cây bút ở trong mộng. Từ khi có cây bút thần, cuộc sống của tôi đã hoàn toàn thay đổi, tôi có thể rat ay giúp đỡ những người nghèo khó, đồng thời có thể thẳng tay mà trừng trị kẻ ác.

Ngày nào tôi cũng lên núi kiếm củi, bán cho những gia đình địa chủ để lấy phí sinh hoạt cho cuộc sống hàng ngày. Đồng thời tôi ra bờ suối để lấy nước, đây cũng là khoảng thời gian tôi yêu thích nhất, vì đây là khoảng thời gian tôi rảnh rỗi nhất trong ngày. Tôi có thể thỏa sức nô đùa cùng bạn bè cùng trang lứa, cũng có khi tôi rón rén đến một lớp học gần đó để xem thầy giáo dạy học. Đây cũng là lúc tôi được sống hết mình với niềm đam mê của mình, đó chính là vẽ. Vì nhà nghèo, không có tiền mua bút nên tôi dùng những cành củi khô mà vạch từng đường lên phiến đá. Tôi mô phỏng lại hình dạng của những con vật, những khung cảnh xung quanh mà tôi từng nhìn thấy.

Các bạn ai cũng tấm tắc khen ngợi những hình vẽ mà tôi vẽ ra, khen chúng rất giống thật. Còn người lớn mỗi khi đi ngang qua thì vỗ vai tôi khen “Mã Lương vẽ thật có hồn”. Nhận được những lời khen làm tôi vui lắm, tôi vẽ mọi nơi có thể, căn nhà nhỏ của tôi cũng tràn ngập những hình vẽ mà tôi dùng than củi để vẽ. Tôi vẽ nhiều đến mức bốn bức tường xung quanh chật kín những hình mà không thể vẽ tiếp được nữa. Đêm hôm ấy, khi đã chìm vào giấc ngủ, tôi mơ thấy mình đang ngồi trên phiến đá và vẽ vời những thứ mình thích thì bỗng ở đâu hiện lên một ông lão đầu tóc bạc phơ, khuôn mặt hiền từ.

Ông lại gần xoa đầu tôi và sau đó tặng tôi một cây bút, tôi vui lắm, nhận bút rồi rối rít cảm ơn ông lão. Nhưng chỉ trong chốc lát, ông lão đã biến đâu mất không chút dấu vết. Đến đó, tôi chợt bừng tỉnh nhưng kì lạ thay tay tôi đang cầm một cây bút, cây bút này giống hệt với trong giấc mơ. Lúc này tôi mới biết người mình gặp trong mơ là Tiên ông. Lập tức tôi mang cây bút ra vẽ thử, nhưng kì lạ hơn nữa, tôi vẽ ra con cá thì con cá bỗng quẫy đuôi mà quẫy xuống nước, tôi vẽ chim thì chim vỗ cánh bay lên trời. Tôi vui mừng lắm vì như vậy tôi không chỉ thỏa sức vẽ mà còn có thể giúp đỡ cho bà con cô bác nghèo trong xóm.

Từ ngày hôm ấy, tôi thường xuyên giúp đỡ các cô bác trong những khu vực lân cận, ai thiếu cày tôi vẽ cày, ai thiếu trâu tôi vẽ trâu, thiếu gì vẽ đấy. Được giúp đỡ mọi người làm tôi rất vui. Nhưngvẽ tin đồn lan xa, một ngày xuất hiện trước mặt tôi là một đám người, chúng bắt tôi về và bắt tôi vẽ cho một người đàn ông trung niên, khuôn mặt gian ác, thì ra đó chính là tên địa chủ khét tiếng tham lam ở làng bên. Tôi không hề vẽ ra bất cứ hình vẽ nào mà hắn ta yêu cầu, vì tôi biết rõ lòng tham và sự độc ác của chúng. Mục đích không thành, hắn ta bắt tôi vào ngục, nhưng hắn ta không thể làm khó được tôi, trời lạnh tôi vẽ ra lửa, đói bụng tôi vẽ ra gà rừng, ung dung ngồi nướng thịt để ăn.

Hắn ta nảy ý định giết chết tôi để cướp bút thần, nhưng tôi không để hắn đạt được âm mưu của mình. Khi người của tên địa chủ nọ kéo đến thì tôi đã thoát khỏi nhà giam với một cây thang, sau đó tôi vẽ ra ngựa để chạy trốn. Nhưng thật không ngờ, lại có đám người khác chặn trước ngựa của tôi, thì ra lần này là người của nhà vua. Đây là ông vua chỉ biết ăn chơi xa đọa mà không chăm lo cho đời sống của người dân, vì vậy mà ông ta yêu cầu tôi vẽ rồng thì tôi vẽ ra rắn rết, côn trùng. Ông ta yêu cầu tôi vẽ một con thuyền tôi vẽ một con thuyền giữa biển khơi.

Ông ta cùng hoàng hậu, công chúa và tham quan bước lên, tôi vẽ những gợn sóng nhỏ, gió nhẹ nhưng thích thú với điều kì lạ, vị hôn quân kia liên tục yêu cầu tôi cho gió thổi mạnh lên để gió thổi căng buồn, tôi vẽ thành cơn bão tố, lật đổ nhấn chìm cả đám người xấu xa. Đây là kết cục tất yếu dành cho những kẻ tham lam, độc ác. Sau khi chôn vùi lũ người ham vật chất mà bất chấp luân lí, tôi đã biến mất cùng cây bút thần, không có ai trong nhân gian có thể nhìn thấy tôi nữa.

15 tháng 1 2018

đây là đóng vai mã lương mà

11 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !

 

Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Mới mười tuổi tôi đã phải tự kiếm sống. Hàng ngày tôi đi chặt củi, cắt cỏ bán lấy tiền đong gạo. Tuy nghèo nhưng tôi rất thích học vẽ. Nhiều hôm, đi qua lớp học nhìn bọn trẻ con nhà giàu đang được thầy dạy vẽ, tôi thèm muốn được như chúng vô cùng. Một hôm, tôi đánh bạo xin theo học. Thầy giáo khinh bỉ nhìn tôi:

-    Thằng kia, mày có điên không đấy? Một đứa trẻ mồ côi, nghèo kiết xác như mày cũng đòi học vẽ à?

Rồi thầy đuổi tôi ra khỏi trường.

Bọn học trò nhìn tôi, cười ồ lên. Tôi chạy ra khỏi trường, những giọt nước mắt tủi hờn lăn trên gò má. Sau lưng tôi, tiếng cười chế nhạo của bọn học trò con nhà giàu vẫn vang lên. Tôi tự nghĩ “nghèo thì có tội gì mà không được học vẽ?”

Về nhà, tôi quyết tâm tự học vẽ. Khi kiếm củi trên núi, tôi nhìn chim bay trên đầu lấy que vạch xuống đất vẽ chim. Lúc cắt cỏ ven sông, tôi nhìn tôm cá bơi dưới nước rồi nhúng tay vào nước, vẽ chúng trên đá. Khi về nhà tôi vẽ các đồ đạc trong nhà lên tường, bốn bức tường dày đặc các hình vẽ, trông thật ngộ.

Năm tháng trôi qua, tôi không ngừng học vẽ, không bỏ phí ngày nào. Mọi người đều khen tôi vẽ chim cá giống hệt như thật. Thế nhưng tôi vẫn chưa có nổi một cây bút vẽ. Tôi chỉ mong sao có được một chiếc.

Một đêm, trong giấc ngủ, tôi thấy một cụ già râu tóc bạc phơ hiện ra trước mặt, đưa cho tôi một cây bút và nói:

-   Đây là cây bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.

Tôi nhìn cây bút bằng vàng sáng lấp lánh, sung sướng reo lên:

-   Ôi, cây bút đẹp quá! Con xin cảm ơn cụ! Cảm ơn cụ!...

Tôi chưa nói dứt lời, cụ già đã biến mất. Tôi giật mình tỉnh dậy mới biết là mình nằm mơ. Nhưng lạ chưa, cây bút thần vẫn nằm trong tay tôi.

Tôi lập tức vùng dậy, lấy bút ra vẽ. Tôi vẽ một con chim, chim tung cánh bay lên trời, cất tiếng hót líu lo. Tôi vẽ tiếp một con cá, cá quẫy đuôi trườn xuống nước, bơi tung tăng. Tôi thích thú vô cùng.

Từ đó, tôi dùng cây bút thần vẽ cho tất cả người nghèo trong làng, nhà nào không có cày, tôi vẽ cho cày, nhà nào không có cuốc, tôi vẽ cho cuốc, nhà nào không có đèn, tôi vẽ cho đèn, nhà nào không có thùng, tôi vẽ cho thùng,...

Một hôm, tôi đang vẽ thì có mấy tên đầy tớ của tên địa chủ giàu có trong làng ập đến. Chúng xông vào bắt trói tôi lôi đi. Thì ra chuyện cây bút thần lọt đến tai tên địa chủ. Hắn bắt tôi vẽ theo ý muốn của hắn. Tôi tuy nhỏ nhưng cũng hiểu bụng dạ tham lam của bọn nhà giàu, nên không vẽ bất cứ thứ gì, mặc cho hắn hết dụ dỗ lại đe doạ. Tức giận, hắn nhốt tôi vào chuồng ngựa, không cho ăn uống gì.

Trời rét căm căm, nhìn qua khe hở, tôi thấy bên ngoài, tuyết rơi dày đặc. Tôi bèn vẽ một cái lò sưởi để chống rét. Tôi vẽ mấy cái bánh, đặt lên lò sưởi nướng. Mùi bánh nướng bốc lên thơm ngào ngạt.

Được ba hôm, ngồi bên lò sưởi ăn bánh tôi bỗng nghe thấy la hét bên ngoài. Nhìn qua khe cửa, tôi thấy mười mấy tên đầy tớ cùng hung hăng tiến về phía chuồng ngựa. Tay chúng lăm lăm những con dao. Tên địa chủ thét:

-   Giết chết tên Mã Lương cho tao! Cướp lấy cây bút của hắn!

Tôi bèn vẽ một cái thang, trèo qua tường trốn thoát. Thoát ra khỏi nhà tên địa chủ, tôi vẽ tiếp một con ngựa rồi nhảy lên ngựa phóng ra khỏi làng. Đi chưa được bao xa, chợt có tiếng huyên náo sau lưng, tôi quay lại nhìn. Trong ánh đuốc sáng rực, tôi thấy tên địa chủ cưỡi trên lưng một con tuấn mã, tay vung dao sáng loáng dẫn khoảng hai chục tên đầy tớ, đang đuổi theo. Khi bọn chúng đến gần. Tôi lặng lẽ rút cây bút thần vẽ chiếc cung và mũi tên. Tôi giương cung. Vút. Mũi tên lao đúng họng tên địa chủ, hắn ngã nhào xuống đất. Tôi ra roi thúc ngựa, ngựa tung vó phóng như bay.

Đi suốt mấy ngày đêm ròng rã không nghỉ. Sau cùng, tôi quyết định dừng chân ở thị trấn nhỏ. Không có việc làm, tôi bèn vẽ tranh đem bán ở phố. Sợ lộ, nên tôi vẽ các bức tranh đều dở dang: chim thì thiếu cái mỏ hoặc một chân...

Một hôm, khi vẽ một con cò trắng không mắt. Vì sơ ý, tôi đánh rơi một giọt mực vào bức tranh. Giọt mực rơi đúng vào mắt cò. Lập tức cò mở mắt, xoè cánh bay đi. Chuyện đó chấn động cả thị trấn. Rồi chẳng hiểu có kẻ nào mách lẻo đến tố giác với nhà vua mà vua phái một vị đại thần đến đón tôi về kinh đô.

Vốn đã nghe nhiều chuyện đồn đại về tên vua độc ác đó nên tôi nhất định không chịu đi. Bọn chúng liền gông cổ tôi lại, cho vào cũi đưa tôi về hoàng cung.

Tên vua bảo tôi vẽ một con rồng, tôi liền vẽ một con cóc ghẻ. Hắn bắt vẽ con phượng, tôi lại vẽ con gà trụi lông. Hai con vật xấu xí, bẩn thỉu đó nhảy nhót bên cạnh nhà vua. Hắn tức giận, cho quân lính xông vào cướp cây bút thần của tôi, rồi nhốt tôi vào ngục.

Nghe nói tên vua tham lam đó đã dùng cây bút thần để vẽ núi vàng, nhưng núi vàng biến thành núi đá. Rồi những tảng đá từ trên đỉnh lăn xuống, suýt đè gẫy chân hắn. Hắn lại vẽ những thỏi vàng dài, nhưng những thỏi vàng lại biến thành con mãng xà suýt nuốt chửng hắn.

Biết không có tôi thì không thể làm được gì, tên vua đành thả tôi ra, dùng bạc vàng dỗ dành và hứa gả công chúa cho tôi.

Để có thể thoát thân cùng cây bút thần, tôi vờ đồng ý. Hắn mừng lắm, liền trả bút thần cho tôi.

Tên vua bảo tôi vẽ biển cả. Tôi đưa hai nét bút, biển cả rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt đã hiện ra trước mặt. Tên vua ngắm nhìn biển và bảo tôi:

-   Sao biển lại không có cá?

Tôi chấm vài chấm, biển hiện ra bao nhiêu là cá, đủ màu sắc, uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng. Đàn cá bơi xa dần, xa dần. Tên vua thích quá, vội ra lệnh:

-    Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền! Ta muốn ra khơi xem cá.

Tôi vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần xuống thuyền. Tôi đưa thêm vài nét bút, gió nổi lên nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn. Thuyền từ từ ra khơi.

Thấy thuyền còn đi chậm quá, tên vua đứng trên thuyền kêu lớn:

-   Cho gió to thêm một tí! Cho gió to thêm một tí!

Tôi đưa thêm mấy nét bút đậm, sóng biển liền nổi lên, buồm căng phồng, chiếc thuyền lao khỏi bờ nhanh vun vút.

Tôi lại tô thêm những nét bút đậm nữa, gió mạnh nổi lên, biển động, thuyền lắc lư nghiêng ngả. Tên vua cuống quýt kêu lên:

-   Đừng cho gió thổi nữa! Đừng cho gió thổi nữa!

Tôi vờ không nghe thấy, tiếp tục vẽ những đường cong lớn. Biển động dữ dội, sóng biển xô vào thuyền hết đợt này đến đợt khác. Tên vua bị sóng biển làm ướt cả người, tay ôm chặt cột buồm, gào to bảo tôi thôi không vẽ nữa. Mặc, tôi cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to, mầy đen kéo mù mịt, trời tối sầm. Chiếc thuyền ngả nghiêng rồi bị chôn vùi trong những lớp sóng hung dữ.

Sau đó, tôi đã rời khỏi kinh đô. Tôi đi khắp nơi để vẽ cho những người nghèo khổ.

19 tháng 11 2017

tại vì hoàng hậu fuck nhau với vua nhiều quá ( có cả công chúa) đem ra loạn luân nên mới giết người

19 tháng 11 2017

Cây bút thần là một truyện cố tích đặc sắc của kho tàng cổ tích Trung Quốc và nhân loại. Truyện kể về một cậu bé thông minh, tài giỏi, với cây bút thần trong tay đã giúp ích rất lớn cho cuộc đời.

Mã Lương - tên cậu bé đó - thuộc kiểu nhân vật có tài năng kì lạ. Đây là kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích.

Tài năng của Mã Lương không phải ngẫu nhiên mà có. Đó là kết quả của một quá trình- say mê, cần cù luyện tập, cộng với trí thông minh và tài năng bẩm sinh. Tuy nhiên tài nãng ấy chỉ có thể trở thành kì lạ khi có sự trợ giúp của lực lượng thần kì: Thần trao cho cây bút bằng vàng có thể vẽ được những vật thật.

Nhưng vấn đề đặt ra là tại sao thần lại ban cho Mã Lương cây bút thần mà không ban cho một ai khác. Phải chăng, đầy là sự ban thưởng xứng đáng cho những người có tâm, có tài, có trí, khổ công học tập và rèn luyện? Và phải chăng, đặt cây bút thần vào trong tay Mã Lương, thần còn đặt vào đó một niềm tin và sự kì vọng nào đó? Và Mã Lương đã không phụ lòng kì vọng của thần linh. Với cây bút thần trong tay, Mã Lương đã giúp đỡ những người nghèo khổ trong làng. Điều đáng nói ở đây là Mã Lương không vẽ cho họ thóc lúa, trâu bò, dê lợn, vàng bạc..., cậu chỉ vẽ cho hộ cày, cuốc, đèn, thuổng... Tại sao vậy? Có thể nói, chỉ một chi tiết nhỏ thôi nhưng ý nghĩa lại rất sâu sắc. Mã Lương không vẽ cho họ những của cải sẵn có để họ chỉ việc hưởng thụ. Cậu bé vẽ cho họ những phương tiện cần thiết cho cuộc sống đế’ họ sản xuất, tạo ra của cải. Từ việc làm của Mã Lương, tác giả dân gian muốn nêu ra một quan niệm sống đẹp: của cải do con người hưởng thụ phải do chính con người làm ra. Quan niệm sống ấy chứa đựng cả một tinh thần nhân bản, tạo ra cho truyện cổ tích này một lớp ánh sáng nhân văn chiếu rọi vào tầm hồn bạn đọc.

Mã Lương tưởng như có thể sống bình vên với cây bút thần, với dân làng. Nhưng cái ác còn lộng hành trong cuộc sống đã không chấp nhận việc làm của Mã Lương. Đại diện cho cái ác là tên địa chủ và tên vua tham lam độc ác. Với thái độ căm ghét sâu sắc, Mã Lương đã vung cây bút thần lên, như một tráng sĩ vung lưỡi gươm công lí lên quét sạch mọi rác rưởi trong xã hội, lập lại công băng và công lí, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.

Trong cuộc đấu tranh chống cái ác, tác giả dân gian đã đặt Mã Lương vào những tình huống thử thách từ thấp đến cao, càng ngày càng khó khăn phức tạp. Và kì lạ thay, trong những tình huống cam go nhất, phẩm chất của Mã Lương được khẳng định: Từ chỗ không vẽ gì cho tên địa chủ trong làng đến chỗ vẽ ngược hẳn ý muốn của tên vua (vua bảo vẽ rồng, cậu vẽ cóc ghẻ; vua bảo vẽ phượng, cậu vẽ gà trụi lông...); từ chỗ trừng trị tên địa chủ để thoát thân (hắn đuổi theo Mã Lương để bắt giết cậu, cướp bút thần), đến chỗ chủ động diệt kẻ ác để trừ hoạ cho mọi người (vẽ sóng biển để nhấn chìm vua và triều thần độc ác.

Cuộc đấu tranh giữa Mã Lương với cái ác là cuộc đấu tranh không cân sức: Mã Lương đơn độc mọt mình, còn kẻ ác có trong tay lực lượng hùng mạnh, lại có quyền thế. Vì thế, muốn tiêu diệt chúng, chỉ có lòng khẳng khái, dũng cảm với cây bút thần không thôi thì chưa đủ, cần phải có thêm sự mưu trí và thông minh. Phẩm chất này của Mã Lương bộc lộ rất rõ trong cuộc đọ sức giữa cậu với tên vua độc ác.

Khi tên vua thả Mã Lương ra, hứa ban thưởng vàng bạc và gả công chúa cho. Mã Lương đã vờ đồng ý Điều này khiến tên vua và bọn triều thần chủ quan mất hết cảnh giác.

Khi tên vua bảo Mã Lương vẽ biển, cậu đã vẽ một cái biển thật đẹp rộng mênh mông, xanh biếc, không một gợn sóng, trong suốt như mặt gương soi, rồi bao nliieu là cá, đủ các màu sắc uốn đuôi mềm mại bơi lội tung tăng. Điều này khiến tên vua vô cùng thích thú.

Rồi Mã Lương lại cho đàn cá bơi xa dần, xa dần, đế' nhử tên vua ra giữa biển khơi. Khi vua đòi thuyền, Mã Lương vẽ một cái thuyền lớn để có thế’ chở hết cả bọn hoàng hậu, công chúa, hoàng tử, các quan đại thần gian tham.

Cuối cùng, cậu dùng gió to, sóng lớn để chôn vùi chúng giữa biển khơi.

Tác giả dân gian đã có dụng ý đắc biệt khi kể lại rất tỉ mỉ việc Mã Lương dùng mưu kế để tiêu diệt tên vua cùng triều thần tham lam, độc ác. Việc Mã Lương thẳng tay trừng trị tên địa chủ và tên vua tham lam, độc ác thế hiện quan niệm của nhân dân về cóng lí xã hội. Mặt khác, cũng qua hành động này, tác giả dân gian muốn khẳng định tài năng chỉ thực sự có giá trị khi nó được đem ra để phục vụ nhân dân, phục Vụ chính nghĩa, chống lại cái ác; đồng thời cũng khẳng định nghệ thuật chân chính phải thuộc về nhân dân, về những người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập.

Sự kì diệu của cây bút thần khiến ta liên tưỏng đến sự kĩ diệu của cây bút của hoạ sĩ Bơ-men trong Chiếc lá cuối cùng (tác phẩm của nhà văn Mĩ Ô Hen-ri) đã tạo ra kiệt tác bất hủ, cứu sống được một con rigười đã ở ngưỡng cửa của tử thần.

Cầy bút thần không chỉ có giá trị lớn về nội dung tư tưởng, mà còn là một truyện cổ tích rất đặc sắc về mặt nghệ thuật. Truyện được xây dựng theo trí tưởng tượng độc đáo và phong phú của nhân dân. Với một loạt các tình tiết lý thú, gợi cảm đặc biệt là việc xây dựng hình ảnh cây bút thần và khả năng kì diệu của nó, truyện đã thể hiện ước mơ của con người và giúp họ thực hiện ước mơ đó.

Truyện cổ tích Cây bút thần là mơ ước về niềm tin của con người, về chính con người. Đó là mơ ước và niềm tin về sức mạnh kì diệu của con người. Ước mơ và niềm tin ấy đã giúp cho con người không ngừng sáng tạo và vươn lên.

Năm tháng qua đi, con người không cần nhờ tới cây bút thần để thực hiện ước mơ của mình. Nhưng giấc mơ đẹp ấy thì vẫn còn mãi đến muôn đời.