K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2022

    Từ khi có đại dịch covid -19 , là em phải học online ở nhà . Ban đầu , em cũng cảm thấy vui lắm vì học online được ngủ dậy muộn và không phải lo muộn học .Nhưng có điều ...từ lúc học online thì việc học của em bị lơ đãng , gần như mất kiến thức.Lí do vậy là mổi lần học là em đều vào phòng muộn , trong lúc cô giảng bài em hay làm việc riêng nên không hề chú ý đến bài giảng của cô.Và cứ như thế em dần thấy việc học online chán nản và muốn đi học trực tiếp...Điều đó đã thành hiện thực , khi dịch covid ổn cả rồi , trường em thông báo sẽ bắt đầu đi học lại.Lòng em cảm thấy vui như Tết.Em mong dịch covid sẽ kết thúc nhanh để em không còn phải học online nữa.

11 tháng 4 2022

tham khảo

   Từ khi có đại dịch covid -19 , là em phải học online ở nhà . Ban đầu , em cũng cảm thấy vui lắm vì học online được ngủ dậy muộn và không phải lo muộn học .Nhưng có điều ...từ lúc học online thì việc học của em bị lơ đãng , gần như mất kiến thức.Lí do vậy là mổi lần học là em đều vào phòng muộn , trong lúc cô giảng bài em hay làm việc riêng nên không hề chú ý đến bài giảng của cô.Và cứ như thế em dần thấy việc học online chán nản và muốn đi học trực tiếp...Điều đó đã thành hiện thực , khi dịch covid ổn cả rồi , trường em thông báo sẽ bắt đầu đi học lại.Lòng em cảm thấy vui như Tết.Em mong dịch covid sẽ kết thúc nhanh để em không còn phải học online nữa.

Tham khảo: Từ khi có đại dịch covid-19 ,em luôn phải học online ở nhà . Ban đầu, em cũng cảm thấy vui lắm vì học online được ngủ dậy muộn và không phải lo muộn học. Nhưng có điều ... từ lúc học online thì việc học của em bị lơ đãng, gần như mất kiến thức. Lí do là mỗi lần học là em đều vào phòng muộn, trong lúc cô giảng bài em hay làm việc riêng nên không hề chú ý đến bài giảng của cô. Và cứ như thế em dần thấy việc học online chán nản và muốn đi học trực tiếp... Điều đó đã thành hiện thực, khi dịch covid ổn cả rồi, trường em thông báo sẽ bắt đầu đi học lại. Lòng em cảm thấy vui như Tết. Em mong dịch covid sẽ kết thúc nhanh để em không còn phải học online nữa.

27 tháng 4 2023

Nhớ tick cho mình nha

Chỉ còn ít ngày nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Đại Đình yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học

Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới: trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong em.

Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ.

Vào lớp Một, em được học cô Hoa. Cô Hoa là một cô giáo dạy giỏi, nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.

 

Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng xanh. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học … Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.

Được lên lớp Sáu, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’.Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.

‘‘Mái trường ơi, xin cho em được gửi lại một nỗi nhớ, một niềm yêu .Những bài giảng của mỗi thầy cô sẽ mãi là hành trang quan trọng trên chặng đường học tập đang chờ đón em phía trước. Tạm biệt thầy cô, các em khối 1,2,3,4. Sẽ có một ngày em trở về nơi đây…’’

Vào lớp Một, em được học cô Hoa. Cô Hoa là một cô giáo dạy giỏi, nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm toán, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.

24 tháng 3

Tham khảo:

                                    Bài làm

Chỉ còn qua ngày hôm nay nữa thôi là em sẽ phải xa mái trường Tiểu học Sài Đồng yêu dấu – nơi đầu tiên đã đón em vào học cách đây năm năm. Buồn quá! Buồn vì sắp phải xa thầy cô, xa những kỉ niệm thân thương suốt năm năm học. Tất cả đang dần xa, dần xa, tiễn em lên ngôi trường mới: trường Trung học cơ sở. Song, có lẽ những hình ảnh đẹp đẽ về mái trường này sẽ không bao giờ có thể phai mờ trong tâm trí em.

Em bâng khuâng nhớ về ngày đầu tiên đi học, mẹ đưa em đến trường. Em dậy từ rất sớm, khoác chiếc cặp to trên đôi vai nhỏ nhắn, lòng vô cùng háo hức. Đến nơi rồi. Ngôi trường sao mà lớn thế! Người nào cũng lạ. May ra lác đác có vài đứa học cùng mẫu giáo là quen quen. Rụt rè, em nép mình đằng sau lưng mẹ. Cũng như em là mấy đứa học trò mới cũng bỡ ngỡ đứng bên người thân. Chỉ có những cậu con trai là bình tĩnh, lại còn nô đùa trên các dãy phòng học nữa chứ. Nhìn đám con trai ấy mà thấy thèm. “Ước gì mình cũng là con trai nhỉ ?’’

Vào lớp 1, em được học cô Sáu. Cô Sáu là một cô giáo dạy giỏi , nghiêm khắc mà cũng rất dịu dàng và yêu học sinh. Cô như mẹ em vậy. Và thế là từ đó trở đi, thế giới rộng lớn dần được mở ra trong trí óc non nớt của em. Cô đã giảng dạy cho em thật nhiều điều. Em biết đọc, biết viết, biết làm thơ, viết văn – điều mà em không thể làm được khi học ở mẫu giáo, chỉ biết vui thì cười, buồn thì khóc nhè làm nũng bố mẹ.

Nhớ lại những câu chuyện đó, lòng em cứ xao xuyến mãi. Em giờ đã khác xưa nhiều . Em đã lớn hơn, đã sắp trở thành một cô học sinh cấp 2. Sắp xa mái trường chứa đựng biết bao tình cảm về một thời học trò đầu tiên, em cảm thấy lưu luyến quá . Em sẽ chẳng còn được thấy cảnh những đám bạn khoác vai nhau, hò hét trên sân trường này. Sẽ chẳng còn được hoà mình vào những trận chiến xảy ra ở cái tuổi mới lớn trên sân trường này nữa. Lại còn cánh cổng trắng. Đó là nơi em vẫn đợi mẹ sau mỗi buổi học… Tất cả… tất cả… Em sắp phải nói lời chia tay.

Được lên lớp 6, phải xa thầy, xa cô, em muốn gửi đến thầy cô một lời ‘‘cảm ơn’’ và một lời ‘‘xin lỗi’’. Cảm ơn các thầy cô đã dạy cho chúng em những điều hay lẽ phải . Chúng em cũng xin lỗi thầy cô vì đã để các thầy cô nhắc nhở và buồn phiền. Nhưng thầy cô ơi, chúng em đâu có biết được sự vất vả của thầy cô. Cho đến giây phút này, chúng em – những cô cậu học trò lớn tuổi nhất trong trường mới nhận ra điều đó có ý nghĩa thật đẹp biết bao.

nhớ tick cho mình nha  
27 tháng 5 2022

Em yêu trường em

Với bao bạn thân

Và cô giáo hiền

Như yêu quê hương

Cắp sách đến trường trong muôn vàn yêu thương.

Chao ôi chia xa mái trường là một niềm đau khổ đối với tôi.Phải chia xa các thầy cô phải chia xa mái trường cũ.Tôi vẫn nhớ ngày nào cô giáo Thủy dạy học cho tôi những nét chữ từng nết người.Giờ chia xa mái trường tôi phải làm sao đây?Ôi những kỉ niệm năm tháng học trò xa trường cấp 1 chuyển trường cấp 2 ư?

Càng lên lớp lớn tôi càng thấy run rẩy,vì bài càng ngày càng nâng cấp độ khó.Cô giáo mới của tôi là cô Ánh Hương,nghe nói cô là một bậc giáo viên giỏi và nghiêm túc trong nghề dạy học của mình chắc hẳn cô sẽ trang nghiêm và nghiêm nghị lắm.Nghĩ đến cảm giác làm bài thi là tôi run.Tôi mong tôi chở nên nhỏ lại để học thêm vài năm.

11 tháng 2 2022

Một tình huống bất ngờ xảy ra: tiếng la "cháy nhà" cất lên giữa đêm khuya khi mọi người đang ngủ say. Cảnh cháy nhà thật khủng khiếp: "lửa phừng phừng " bốc lên ngôi nhà đầu hẻm; tiếng kêu cứu “thảm thiết”, khung cửa "ập xuống”, khói bụi “mịt mù”, mấy người trong nhà cháy “vọt ra”. Trong cảnh khủng khiếp ấy sao lại có “một bóng người cao, gầy, khập khiễng chạy tới ngôi nhà cháy, xô cánh cửa đổ rầm” ? Đúng là: "Thúy, hoạ, đạo, tặc'', sao không khỏi cuống cuồng, sao không khỏi hoảng hốt sợ hãi !
 
Bóng người cao gầy, khập khiễng ấy đã xông vào ngôi nhà cháy, và đã cứu được một em bé. Em bé ấy được bọc trong cái chăn, được người “cao, gầy" ôm khư trong lòng. Đứa bé được cứu “mặt mày đen nhem, thất thần, khóc không thành tiếng”.
 
Lại một tình huống nữa xảy ra. Nhà cháy, “một cây rầm sập xuống”, người đến cứu em bé đã “ngã quỵ” và khi mọi người chạy đến thì người anh đã "mềm nhũn". Con người ấy đã nêu cao tinh thần dũng cảm, dám xông vào lửa cháy để cứu người, không sợ hi sinh nguy hiểm.
 
Con người xa lạ cứu sống em he trong cơn hỏa hoạn nơi hẻm phố là một người có “cái chân gỗ”. Mọi người đều "bàng hoàng" khi thấy trong xấp giấy để trong túi nạn nhân là "một tấm thẻ thương binh".
 
Người bán bánh giò, người có tiếng rao khàn khàn, người “cao gầy, khập khiễng, người xông vào nhà cháy cứu sống một em bé, rồi anh ta bị nạn. Người đó là một thương binh”.
 
Hình ảnh chiếc xe đạp "nằm lăn lóc ở góc tường”, những chiếc bánh giò “tung tóe” gợi lên trong lòng ta sự xót thương và cảm phục anh thương binh.
 
Bài văn “Tiếng rao đêm” rất cảm động, hồi hộp. Mẩu chuyện thấm thía tính nhân đạo cao đẹp. Tinh thần dũng cảm không sợ nguy hiểm để cứu người trong hoạn nạn của anh thương binh là bài học sâu sắc, quý báu đối với chúng ta.

11 tháng 2 2022

tham khảo

27 tháng 3 2022

Tham khảo
Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng có những phút gặp gỡ và chia xa.Nhưng chẳng có cuộc gặp gỡ và chia xa nào đẹp nhất,trong sáng nhất của đời người bằng thời áo trắng đến trường cả.Với tôi đó là phút giây tôi được gặp những người bạn mới;ngôi trường mới và khi phải chia xa ngôi trường đó,những thứ nơi đó đó là 1 niềm vui nhưng cũng là nỗi buồn.Tôi cũng đã và đang sống trong cảm giác như vậy.Nhớ hơn 4 năm về trước khi tôi chỉ là 1 cô bé lớp 5 chuẩn bị xa mái trường cấp I,tôi đã chẳng hề buồn,chẳng suy nghĩ lo âubởi trong tiềm thức của tôi sự chia tay là 1 khái niệm xa lạ lắm có,tôi nghĩ cứ lên cấp II thể nào chúng ta chẳng gặp lại bạn cũ.Và 3 tháng hè đã trôi qua trong suy nghĩ miên man như vậy,tôi không háo hức ,không mong chờ ngày tựu trường bởi đấy có phải lần đầu tiên đối với tôi đâu!Tôi sẽ không cố tưởng tượng ra 1 buổi chia tay với Nguyễn Trãi đầy nước mắt sầu thẳm đâu.Đối với tôi,tôi mang rằng đó như là “cuộc chia li chói ngời sắc đỏ”,vẫn tin vào ngày mai với 1 niềm hi vọng mãnh liệt rằng:ta sẽ gặp lại nhau vào 1 ngày không xa đâu,Nguyễn Trãi ơi!....

27 tháng 3 2022

có đoạn văn nào được 5-7 câu ko ?