K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 7 2020

Bạn có ước mơ chứ? Ước mơ của bạn là gì? Bạn thực hiện ước mơ ấy bằng cách nào? Đó là những câu hỏi đã trở nên quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Bàn về ước mơ, có ý kiến cho rằng: "Ở trên đời mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn".

Câu nói trên hoàn toàn đúng đắn, nó gợi cho chúng ta những suy nghĩ về ước mơ của chính mình. "Khó khăn" là những trở ngại mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống. Nhắc đến khó khăn là nhắc đến những yếu tố tác động khiến công việc của chúng ta không được suôn sẻ, thuận lợi. "Ước mơ" là mong muốn, khao khát, ước ao hướng tới và có được những điều tốt đẹp. Đó có thể là ước mơ trở thành bác sĩ, giáo viên, ước mơ trở thành người kĩ sư hay một diễn viên, ca sĩ nổi tiếng. "Ước mơ đủ lớn" là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé, giản dị được nuôi dưỡng và trở thành hiện thực. Nói cách khác đó là ước mơ mà bản thân có thể thực hiện được. Câu nói trên đã đề cao ước mơ của mỗi con người. Ước mơ sẽ trở thành hiện thực nếu chúng ta có niềm tin, sự kiên trì và ý chí phấn đấu.

Có ai sống trong đời mà không có một ước mơ. Mỗi chúng ta đều có một ước mơ riêng cho bản thân mình. Đó có thể là ước mơ bình dị, giản đơn nhưng cũng có thể là ước mơ lớn lao, kì vĩ. Ước mơ của những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn là được cắp sách đến trường như các bạn bè cùng trang lứa. Mơ ước của những cô cậu học sinh là sẽ thi đỗ vào trường Đại học mình yêu thích. Những người khuyết tật thì mong ước mình có một cơ thể lành lặn, khỏe mạnh,...Nhưng bất kể là ước mơ bình dị hay lớn lao thì cũng đều xứng đáng được trân trọng. Ước mơ khiến chúng ta có động lực để cố gắng, phấn đấu đạt tới vạch đích.

Ước mơ là thứ ai cũng có thể có nhưng không phải ước mơ nào cũng thực hiện được. Con đường thực hiện ước mơ không phải là một con đường bằng phẳng mà là con đường chứa đầy chông gai, gian khó. Nhưng "đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà khó bởi lòng người ngại núi e sông" (Nguyễn Bá Học). Chỉ cần chúng ta kiên trì theo đuổi đến cùng thì không có gì là không thể thực hiện. Những khó khăn, thử thách sẽ giúp chúng ta quyết tâm hơn khi chinh phục ước mơ của mình. Nếu ước mơ đủ lớn, nó sẽ giúp chúng ta có động lực vượt qua mọi trở ngại để đạt được điều mình mong muốn.

Khi ước mơ đủ lớn cũng là khi chúng ta có động lực, chúng ta biết cố gắng và dốc hết sức mình để thực hiện ước mơ ấy. Để thực hiện được ước mơ chúng ta cần cả một quá trình chứ không phải chỉ ngày một ngày hai. Bác Hồ có ước mơ giải phóng dân tộc khỏi sự áp bức của các quân thực dân, đế quốc xâm lược. Để thực hiện được ước mơ ấy, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước và trở về lãnh đạo cuộc cách mạng của nhân dân ta để chúng ta được sống trong nền hòa bình như ngày hôm nay. Con đường thực hiện ước mơ đó của Bác không hề dễ dàng, Bác đã trải qua rất nhiều khó khăn, gian khổ để hiện thực hóa ước mơ ấy. Ba mươi năm bôn ba ở nước ngoài là ba mươi năm Bác phải đối mặt với rất nhiều gian nan, thử thách. Ngoài ra chúng ta còn bắt gặp những con người luôn cố gắng hết mình để thực hiện được ước mơ như thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký. Tuy bị bại liệt cả hai tay từ nhỏ nhưng con người ấy đã luyện viết chữ bằng chân và trở thành một nhà giáo nổi tiếng. Nếu ước mơ của nhà bác học Ê - đi - xơn không đủ lớn thì ông đã không có hàng nghìn các phát minh vĩ đại phục vụ cho đời sống con người. Như vậy, chỉ cần ước mơ của bạn đủ lớn thì không có gì là khó khăn, trắc trở. Chỉ cần cố gắng hết mình thì chúng ta sẽ thu được quả ngọt. Và dù cho ước mơ ấy có thực hiện được hay không thì mỗi người cũng sẽ thu được những bài học bổ ích.

Cuộc sống không ước mơ sẽ tẻ nhạt, vô vị biết nhường nào. Sống mà không có lí tưởng, hoài bão thì chỉ như là sự tồn tại vô nghĩa. Có ước mơ, chúng ta có mục đích để hướng tới. Có ước mơ chúng ta sẽ sống tích cực hơn, yêu đời hơn. Ước mơ khiến cuộc sống của chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, thú vị và đáng sống hơn. Ước mơ không phải là cái gì sẵn có, cũng không phải là cái gì không thể có. Ước mơ giống như một con đường chưa có, nhưng con người sẽ khai phá và vượt qua. Để thực hiện ước mơ của mình, mỗi chúng ta cần phải học tập thật tốt, chuẩn bị các kĩ năng, hành trang cần thiết để đạt được ước mơ ấy. Điều quan trọng là mỗi người cần có sự ý chí, lòng quyết tâm và sự kiên trì để đối mặt, vượt qua những khó khăn trên con đường chinh phục mơ ước. Chỉ khi chúng ta sống có lí tưởng, hoài bão, khát vọng thì cuộc sống mới có ý nghĩa. Khi bạn ước mơ trở thành một bác sĩ giỏi, bạn sẽ luôn cố gắng học tập, trau dồi kiến thức để thực hiện ước mơ ấy. Nó trở thành động lực thúc đẩy bạn tiến về phía trước. Bên cạnh những cá nhân luôn phấn đấu để thực hiện được ước mơ thì vẫn có những người lười biếng, không chịu nỗ lực biến ước mơ thành sự thật. Thậm chí có những người không có ước mơ. Họ sống không mục đích, không lí tưởng. Cần phê phán những cá nhân có lối sống như vậy.

Như vậy, câu nói " Ở trên đời mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn" là một quan điểm sống vô cùng đúng đắn và sâu sắc. Có ai sống trên đời mà không mong muốn có được thành công? Ước mơ đủ lớn sẽ đưa bạn tới thành công, vinh quang. Nếu ước mơ không đủ lớn, bạn sẽ không đủ kiên trì, cố gắng để biến ước mơ trở thành sự thật. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy xây dựng cho mình một ước mơ đủ lớn để chính ước mơ ấy sẽ giúp chúng ta đạt được những điều như mong muốn.

14 tháng 7 2020

Tham khảo:

Trong cuộc sống ai cũng có những ước mơ của riêng mình. Nhưng để đạt được đến ước mơ đó thì bạn phải trải qua rất nhiều những trông gai và thử thách. Đôi khi bạn còn muốn bỏ cuộc. Vậy điều gì sẽ giúp bạn vượt qua tất cả để hoàn thành giấc mơ của mình? Đó chính là một ước mơ đủ lớn. Đã có một câu nói rằng “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”.

Ước mơ là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được. Là khao khát có được một điều gì đó vượt quá khả năng, vượt ngoài tầm với của bản thân mình. Ước mơ sẽ làm cho con người sống có mục địch, nghị lực. Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực. Người sống có ước mơ luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp và lớn lao sẽ đạt được ở phía trước. Họ hăng say học tập, làm việc và truyền cảm hứng đến người khác. Họ sống mạnh mẽ, lạc quan, yêu đời, luôn suy nghĩ tích cực. Họ luôn hành động để hướng đến thành công.

Cuộc sống sẽ thật vô nghĩa nếu mỗi người không có được những ước mơ của riêng mình. Ước mơ chẳng cần phải cao xa, đó có khi chỉ là những ước mơ bình dị nhất như có được một công việc tốt, có được một cuộc sống bình yên. Nhưng nó khiến cho cuộc sống của bạn có hy vọng. nếu có ước mơ bạn sẽ có them ý chí và nghị lực để vươn lên, nó như một cái đích khiến bạn phải cố hết sức để đạt được. Ước mơ được gieo mầm, ấp ủ trong bản thân mình. Để rồi một ngày nào đó, nó bỗng trở thành hiện thực. Thật vậy, cuộc sống không thể thiếu ước mơ. Nó chắp cánh cho chúng ta để bay cao, bay xa, vươn tới những dự dịnh hoài bão của mình. Cuộc sống sẽ kém vui nếu ta không nghĩ đến những điều tươi đẹp đang chờ ta ở phía trước.

Ước mơ cũng như một cái cây - phải được ươm mầm rồi sẽ có ngày nó trưởng thành và cho trái ngọt. Tất cả những gì lớn lao trong cuộc sống đều bắt nguồn từ những điều nhỏ bé nhất. Ví như một cây sồi cổ thụ, ngay từ đầu nó đâu phải đã to lớn và đồ sộ như vậy, ban đầu nó chỉ là một hạt mầm được gieo xuống đất. Dần dần theo thời gian, nó mới lớn mới cổ thụ được như vậy. Ước mơ của mỗi người cũng vậy, ta cần phải có một hạt giống ước mơ, từng ngày từng ngày vun đắp cho nó để nó dần trưởng thành. Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao bước thăng trầm, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được những thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều mình mong muốn. Thật vậy, ta có thể thấy rõ điều đó ở những con người vĩ đại trong đời sống thường ngày của chúng ta. Họ đều là những người có ước mơ và kiên trì theo đuổi ước mơ đó. Ví như nếu không có ước mơ tạo ra bóng đèn điện chiếu sáng cho nhân loại, nhà bác học Edison đã sớm bỏ cuộc, chấp nhận thất bại sau bao nhiêu thí nghiệm không thành công. Nếu không có ước mơ đủ lớn thì nhà phát kiến địa lí Cristoforo Colombo, đâu dám bất chấp hiểm nguy sống chết lênh đênh trên đại dương để tìm ra châu Mỹ. Dân tộc ta sẽ tiếp tục cuộc sống nô lệ lầm than thêm vài thập kỉ nữa nếu Bác Hồ không có ước mơ tìm kiếm con đường giải phóng dân tộc. Và nếu con người không có ước mơ thì mọi điều kì diệu đã không xảy đến trong khoa học.

Sống có ước mơ thì ai cũng có. Nhưng có một ước mơ đủ lớn, đủ sức để tạo ra điều lớn lao thì không phải ai cũng có. Bởi thế, để xây dựng một ước mơ đủ lớn là cả một kì công cố gắng. Đối với mỗi người học sinh chúng ta, để có thể đạt được ước mơ của mình thì trước hết ta phải biết chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân và không ngừng cố gắng. Bởi mỗi học sinh là một hạt mầm, tri thức là nguồn đinh dưỡng cho hạt mầm đó phát triển, nến không có tri thức thì hạt mầm sẽ mãi chỉ là hạt mầm mà không thể mơ ước được một cái gì đó lớn lao. Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào! Vậy mà trong cuộc sống vẫn có những người không có ước mơ cho bản thân mình. Ho dễ dàng chấp nhận với một cuộc sống vô vị, nhàm chán. Họ không dám đương đầu với khó khăn và thử thách để đạt được mục đích của mình. Họ luôn trốn tránh và thỏa hiệp với cuộc sống. Điều đó khiến cho cuộc sống trở nên thật vô nghĩa.

Ước mơ có thể thành, có thể không như ta phải biết giữ lòng tin với những ước mơ của mình. Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt được điều gì mình mong muốn và sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa.

Người ta nói rằng, hạnh phúc nhất là khi chúng ta sống có niềm ước mơ, thực hiện được những gì mình mong muốn và sống mỗi ngày trọn vẹn với những niềm vui, nỗi buồn. Hãy luôn sống là chính mình, sống bằng sức mạnh của lí trí và tình cảm. Một ước mơ đủ lớn sẽ dẫn đường bạn đến với thành công của chính mình.



16 tháng 6 2021

Có lẽ ai trong cuộc đời cũng đều có một ước mơ của riêng mình. Bởi “không ai đánh thuế ước mơ” - chúng ta luôn có quyền mơ ước những điều tốt đẹp cho bản thân.

Ước mơ chính là những dự định, khao khát mà mỗi chúng ta mong muốn đạt được trong thời gian ngắn hoặc dài. Có ước mơ to lớn, cũng có ước mơ nhỏ bé. Nó trở thành động lực để mỗi chúng ta vạch ra phương hướng đường đi để dẫn đến mục tiêu mà mình đã định trước.

Ước mơ có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người. Người ta ví ước mơ giống như ngọn đuốc soi đường cho chúng ta biết hành động và hướng chúng ta đến những đường tốt đẹp. Ước mơ cũng chính là mong muốn được cống hiến sức lực của mình xã hội và khi chúng ta đạt được ước mơ cũng chính là lúc chúng ta được mọi người công nhận năng lực của mình. Mỗi con người sinh ra đều là một phần tử nhỏ bé của xã hội nhưng không thể vì vậy mà ta để mình nhạt mờ đi giữa đám đông.

Ước mơ giúp con người chứng minh cho xã hội thấy mình là người có giá trị. Nó thúc đẩy con người phải tự mình hành động, theo đuổi đam mê. Khi muốn theo đuổi ước mơ, con người phải thật sự cố gắng. Dù biết rằng con đường đi tới ước mơ vô cùng khó khăn, nhưng không có thành công nào mà đường đi của nó lại trải đầy hoa hồng. Bởi vậy ta cần phải chấp nhận khó khăn là một phần của cuộc sống và ta phải vượt qua nó thì mới có thể thành công. Trong hành trình gian nan ấy, ước mơ là vì sao sáng soi những lối ta đi, khi đi qua những khó khăn, bạn sẽ nhìn thấy ước mơ của mình lấp lánh ở phía xa xa, bạn sẽ nỗ lực bước tiếp. Những ước mơ sẽ đưa con người đi tới tương lai, không quản những gian nan, nghiệt ngã của cuộc đời để chinh phục ước mơ.

Là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường, cần phải xác định cho bản thân một ước mơ và mục đích sống. Để đạt được ước mơ, chúng ta cần ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức để chuẩn bị những hành trang cần thiết cho con đường đi tới ước mơ của mình. Đó cũng chính là điều mà mỗi người cần có cho hành trình đi tới tương lai.

Nghị luận về ước mơ trong cuộc sống ngắn gọn - Mẫu 7

Để sáng tạo tương lai, cần bắt đầu bằng một ước mơ. Ước mơ hay chính là những khao khát, mong muốn mà ta luôn cố gắng để hiện thực hóa trong tương lai. Nếu như cuộc đời là một con đường dài nhiều ngã rẽ, thì ước mơ chính là đích đến của con đường ấy. Có ước mơ là chúng ta có thêm động lực để phấn đấu.

Ước mơ, khát vọng giống như chiếc đồng hồ báo thức, đánh thức ta mỗi lúc còn chênh vênh, vô định trên bước đường đời. Ước mơ với mỗi người là khác nhau. Có những ước mơ giản dị, là nụ cười trên môi những đứa con của cô bán hàng rong giữa dòng đời thường nhật. Có ước mơ lớn lao, muốn trở thành tỉ phú của cậu học trò còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Chẳng ai đánh thuế những ước mơ, ước mơ rất diệu kì nhưng không hề khó để có được. Nếu không mơ, sống không có khát vọng, hoài bão thì đâu là câu trả lời cho những hành động bạn đang làm hàng ngày, những nỗ lực mà bạn đang bỏ ra? Nếu không phải là mong muốn, ước vọng về một nền hòa bình độc lập cho dân tộc, thì người thanh niên Nguyễn Tất Thành trong một ngày tháng 6 năm ấy làm sao có thể can đảm, dũng cảm rời bến cảng Nhà Rồng để chính thức bắt đầu cuộc hành trình đi tìm đường cứu nước? Nếu không phải là ước mơ về những năm tháng say mê học hỏi trên giảng đường đại học, thì làm sao hàng ngàn sĩ tử có thể quyết tâm ôn luyện, học tập từng ngày như vậy?

Con đường đời sẽ bớt những sai lầm không đáng có nếu ta xác định được đích đến, ước mơ của bản thân mình. Thật đáng buồn, đáng phê phán những cuộc đời vô nghĩa, những con người sống mà không có khát vọng, hoài bão. Ước mơ không phải là mơ mộng hão huyền, những dự định là ước mơ tốt đẹp khi dự định ấy nằm trong khả năng cố gắng của bạn, những dự định mà bạn có thể hoàn thành bằng lòng quyết tâm, kiên trì và lương thiện.

Viết về ước mơ, tôi tự nhìn lại mình, nhận thức được vai trò của ước mơ trong cuộc sống và sẽ tận tâm, tận hiến, hết mình để hiện thực hóa ước mơ tôi. Ở trên đời, mọi chuyện sẽ không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn.

27 tháng 8 2023

Đối với tôi, quan điểm "Dù khó khăn như thế nào, tôi cũng quyết không từ bỏ ước mơ của mình" là một tư tưởng mạnh mẽ và đáng ngưỡng mộ. Nó đại diện cho sự kiên nhẫn, sự quyết tâm và lòng kiên trì trong cuộc sống.

Trên con đường đến với ước mơ của mình, chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn và thách thức. Nhưng quan trọng là chúng ta không nên sợ hãi hay từ bỏ trước những khó khăn đó. Thay vào đó, chúng ta cần có lòng kiên nhẫn và sẵn sàng vượt qua mọi trở ngại.

Không có gì trên thế giới này là dễ dàng. Nhưng nếu chúng ta không từ bỏ, nếu chúng ta tiếp tục nỗ lực và không ngừng cố gắng, chúng ta sẽ có cơ hội để đạt được ước mơ của mình. Đó là sự đánh giá cao và lòng kiên trì của chúng ta.

Đôi khi, khi gặp phải khó khăn, chúng ta có thể cảm thấy mệt mỏi và muốn từ bỏ. Nhưng đó là lúc quyết tâm và lòng kiên nhẫn của chúng ta được thử thách. Chúng ta cần nhớ rằng mọi thành công đều đến từ sự kiên nhẫn và không ngừng cố gắng.

Quan điểm này cũng cho thấy sự tự tin và lòng tin tưởng vào khả năng của chính mình. Nếu chúng ta không tin rằng mình có thể đạt được ước mơ của mình, thì không ai khác sẽ tin vào chúng ta. Tự tin và lòng kiên trì là chìa khóa để vượt qua mọi khó khăn và đạt được thành công.

Với quan điểm này, tôi tin rằng không có gì là không thể. Dù khó khăn như thế nào, tôi sẽ không từ bỏ ước mơ của mình. Tôi sẽ luôn kiên nhẫn, quyết tâm và không ngừng cố gắng để đạt được những gì tôi mong muốn trong cuộc sống.

27 tháng 8 2023

Người nghèo nhất trong tất cả mọi người không phải là người không có một xu dính túi, mà là người không có lấy một ước mơ. Con người có mặt trên cuộc đời này không đơn giản để sống, làm việc như một cỗ máy. Chúng ta ít nhiều gì cũng phải có ước mơ cho riêng mình. Ước mơ giúp tăng cường sức mạnh của niềm tin và đưa bạn đến thành công. “Ở trên đời, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng nếu ước mơ của mình đủ lớn”.

Ước mơ là những điều mình mong muốn hướng tới ở tương lai. Ước mơ cũng có thể coi là tiền đề, định hướng cho chính chúng ta, dẫn lối ta đến những miền đất tốt. Hình thành và nuôi dưỡng ước mơ là một công việc đòi hỏi thời gian, sự kiên trì và yếu tố quan trọng không kém là đam mê. Một khi ước mơ đủ lớn, chúng ta sẽ có thêm sức mạnh, niềm tin để tiến tới phía trước, để đạt được mục tiêu mà bản thân đã đề ra.

Có được niềm tin và nghị lực, chúng ta sẽ không bao giờ bỏ cuộc trước thử thách, gian nan. Chính sức mạnh từ ước mơ, ta dễ dàng chấp nhận đương đầu và vượt qua. Thế mới nói, “Ở trên đời, mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng nếu ước mơ của mình đủ lớn.”

Có bao giờ ta hỏi chính mình: “Tại sao phải sống có ước mơ, có hoài bão?” hay chưa? Sinh ra là con người, cuộc sống sẽ rất vô vị, nhạt màu nếu chúng ta chỉ biết sống cho hiện tại, làm việc theo người khác. Ước mơ – nghe có vẻ đơn giản nhưng đó sẽ tạo nên chúng ta. Cũng như việc trồng một cái cây, ta phải bắt đầu từ hạt giống, qua quá trình gieo trồng và chăm sóc, cây sẽ lớn lên, có hình hài, rắn rỏi trước mưa giông. Rất khó để con người tìm được đam mê của riêng mình, việc nuôi dưỡng đam mê thành ước mơ cũng chẳng phải việc dễ dàng. Khi ước mơ được tôi rèn với thử thách, trải qua bao thăng trầm, thành công, thất bại thì đối với nó mà nói, khó khăn không còn là gì.

12 tháng 11 2019

1. Giải thích câu nói:

- Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước monghướng tới, đạt được.

- Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất phương hướng”. Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình.

- Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực.

=> Ý nghĩa cả câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực.

2. Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói

- Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú. Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả; có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ bay theo đời người; ước mơ là vô tận. Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ.

- Ước mơ đủ lớn cũng như một cái cây phải được ươm mầm rồi trưởng thành. Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy mầm rồi dần lớn lên. Như vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên. Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao bước thăng trầm, vinh nhục, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được những thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều mình mong muốn.

+ Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã đạt được điều mình mơ ước.

+ Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm chí những thân thể khuyết tật... vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc sống để đạt được mơ ước của mình.

- Nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng khó có thể đạt được:

+ Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những em bé mắc bệnh hiểm nghèo... vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng. Nhưng cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi.

+ Ước mơ cũng không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười biếng, ăn bám...

3. Đánh giá, rút ra bài học

- Lời bài hát “Ước mơ” cũng là lời nhắc nhở chúng ta: “Mỗi người một ước mơ, nhỏ bé mà lớn lao trong cuộc đời, ước mơ có thể thành, có thể không...”. Thật đúng vậy, mỗi một con người tồn tại trên cõi đời này phải có riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng, mục đích sống của đời mình.

- Phê phán: Ước mơ có thể thành, có thể không, xin người hãy tự tin. Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt đạt được điều gì mình mong muốn, sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa.

- Bài học nhận thức, hành động: Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là ngọn hải đăng. Thuyền gặp nhiều phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh sáng hướng thuyền. Mất ngọn hải đăng, con thuyền biết đi đâu về đâu? Vì thế, hai chữ “ước mơ” thật đẹp, thật lớn lao. Mỗi người chúng ta hãy có cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào!



29 tháng 7 2021

Em tham khảo:

Có ai thành công mà không có ước mơ. Bởi nếu không có nó thì đâu sẽ là mục tiêu để chúng ta đạt đến. Mục tiêu ấy chính là đích của ước mơ hay thậm chí xa hơn nữa. Ước mơ không chỉ giúp cuộc sống của chúng ta thú vị hơn còn làm nó có ý nghĩa hơn vì ta biết ta sống vì thực hiện ước mơ của ta. Mỗi người đều có một ước mơ cho riêng mình nhưng phải biết ước mơ những thứ thực tế chứ không được viển vông hoang đường, là ao ước thì phải làm bằng được chứ không phải ước là được: “Thử một lần làm hết sức mình để đến chết cũng không hối hận”- đó là câu nói tôi đọc được. Để thực hiện ước mơ ấy ta cũng cần phải trau dồi tích lũy kiến thức, học hỏi mọi người xung quanh chứ không được lười nhác làm biếng, ngồi đó “há miệng chờ sung”. Hãy tự mình nuôi dưỡng một ước mơ và cố gắng vì nó nhé.

Câu chứa thành phần BL+ Câu cầu khiến: In đậm nghiêng

22 tháng 7 2018
  1. Giải thích câu nói:

– Ước mơ: là điều tốt đẹp ở phía trước mà con người tha thiết, khao khát, ước mong hướng tới, đạt được.

– Có người đã ví: “Ước mơ giống như ngọn hải đăng, chúng ta là những con thuyền giữa biển khơi bao la, ngọn hải đăng thắp sáng giúp cho con thuyền của chúng ta đi được tới bờ mà không bị mất phương hướng”. Sự ví von quả thật chí lí, giúp người ta hiểu rõ, hiểu đúng hơn về ước mơ của mình.

– Ước mơ đủ lớn: là ước mơ khởi đầu từ điều nhỏ bé, trải qua một quá trình nuôi dưỡng, phấn đấu, vượt những khó khăn trở ngại để trở thành hiện thực.

– Câu nói: đề cập đến ước mơ của mỗi con người trong cuộc sống. Bằng ý chí, nghị lực và niềm tin, ước mơ của mỗi người sẽ “đủ lớn”, trở thành hiện thực.

  1. Phân tích, chứng minh :

Có phải “Ở trên đời, mọi chuyện đều không có gì khó khăn nếu ước mơ của mình đủ lớn”?

Ý 1: Ước mơ của mỗi người trong cuộc đời cũng thật phong phú.

– Có những ước mơ nhỏ bé, bình dị, có những ước mơ lớn lao, cao cả…

– Có ước mơ vụt đến rồi vụt đi; ước mơ luôn đồng hành cùng đời người; ước mơ là vô tận.

– Thật tẻ nhạt, vô nghĩa khi cuộc đời không có những ước mơ.

Ý 2: Ước mơ cũng như một cái cây- phải được ươm mầm rồi trưởng thành.

– Một cây sồi cổ thụ cũng phải bắt đầu từ một hạt giống được gieo và nảy mầm rồi dần lớn lên. Như vậy, ước mơ đủ lớn nghĩa là ước mơ bắt đầu từ những điều nhỏ bé và được nuôi dưỡng dần lên.

– Nhưng để ước mơ lớn lên, trưởng thành thì không dễ dàng mà có được. Nó phải trải qua bao bước thăng trầm, thậm chí phải nếm mùi cay đắng, thất bại. Nếu con người vượt qua được những thử thách, trở ngại, kiên trung với ước mơ, khát vọng, lí tưởng của mình thì sẽ đạt được điều mình mong muốn.

* Dẫn chứng:

+ Ước mơ của chủ tịch Hồ Chí Minh là giải phóng dân tộc, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho dân mình. Trải qua bao gian khổ khó khăn và hi sinh, Người đã theo đuổi đến cùng điều mình mơ ước ước mơ đó đã trở thành hiện thực.

+ Nhiều nhà tư tưởng lớn, những nhà khoa học cho đến những người bình dân, thậm chí những thân thể khuyết tật… vẫn vươn tới, đạp bằng mọi khó khăn, cản trở trong cuộc sống để đạt được mơ ước của mình

Ý 3: Nhưng cũng có những ước mơ thật nhỏ bé, bình dị thôi mà cũng không dễ đạt được:

– Những em bé bị mù, những em bé tật nguyền do chất độc da cam, những em bé mắc bệnh hiểm nghèo… vẫn hằng ấp ủ những mơ ước, hi vọng.

– Nhưng cái chính là họ không bao giờ để cho ước mơ của mình lụi tàn hoặc mất đi.

Ý 4: Ước mơ không đến với những con người sống không lí tưởng, thiếu ý chí, nghị lực, lười biếng, ăn bám…

  1. Đánh giá – mở rộng:

– Lời bài hát “Ước mơ” cũng là lời nhắc nhở chúng ta: “Mỗi người một ước mơ, nhỏ bé mà lớn lao trong cuộc đời, ước mơ có thể thành, có thể không…”. Thật đúng vậy, mỗi một con người tồn tại trên cõi đời này phải có riêng cho mình ước mơ, hi vọng, lí tưởng, mục đích sống của đời mình.

– Phê phán: Ước mơ có thể thành, có thể không như ta phải biết giữ lòng tin với những ước mơ của mình . Nếu sợ ước mơ bị thất bại mà không dám ước mơ, hay không đủ ý chí, nghị lực mà nuôi dưỡng ước mơ “đủ lớn” thì thật đáng tiếc, đáng phê phán. Cuộc đời sẽ chẳng đạt được điều gì mình mong muốn và sống như thế thật tẻ nhạt, vô nghĩa.

  1. Bài học:

* Nhận thức: Nếu cuộc đời là chiếc thuyền thì ước mơ là ngọn hải đăng. Thuyền dẫu gặp nhiều phong ba, ngọn hải đăng sẽ là niềm tin, ánh sáng chỉ phương hướng cho thuyền. Mất ngọn hải đăng, con thuyền biết đi đâu về đâu? Vì thế, hai chữ “ước mơ” thật đẹp, thật lớn lao.

* Hành động:

– Mỗi người chúng ta hãy nuôi dưỡng cho mình một ước mơ, hi vọng. Nếu ai đó sống không có ước mơ, khát vọng thì cuộc đời tẻ nhạt, vô nghĩa biết nhường nào!

– Phải không ngừng học tập, rèn ý chí, trau dồi kĩ năng sống để biết ước mơ và biến ước mơ thành hiện thực.

.

3 tháng 10 2021

Tham khảo:

Về lối sống tử tế, có rất nhiều cách để khái niệm một lối sống tử tế, nhưng đối với bản thân tôi, tôi hiểu đó là sống thật thà, ngay thẳng, không gian dối, làm việc bằng chính sức lao động của mình, không trộm cắp,... Muốn làm giàu, có thể chỉ vài năm, nhưng để có nếp sống hay cách ứng xử có văn hóa có thể phải trải qua nhiều năm tháng học hành và tiếp thu nghiêm chỉnh. Gần với chúng ta nhất như cách gọi, cách trả lời điện thoại sao cho có văn hóa cũng không phải ai cũng biết. Cách gọi, cách trả lởi điện thoại cộc lốc không một lời thưa gửi, tạo sự bực bội khó chịu cho người nghe không còn là chuyện ít. Lại có người nói năng quá lời, nói nhiều, nói dai đến mức không cần biết người nghe có muốn nghe hay không. Hút thuốc lá trong phòng làm việc, trên toa xe, trong rạp hát, nơi công cộng như chốn không người, bất chấp lời phàn nàn, sự khó chịu của những người xung quanh. Chúng ta đang dần chạy theo lối sống ích kỉ, vụ lợi, chủ nghĩa cá nhân mà quên đi lẽ sống cao đẹp "mình vì mọi người" mà ông cha ta bao đời để lại. Những biểu hiện của lối sống thiếu văn hóa như gặp người già đến nhà, con cái không chào, lên xe buýt, thanh niên tranh chỗ ngồi, không nhường cho người già, phụ nữ có con nhỏ. Nói tục, chửi bậy, chửi thề trước đông người tạo ra một hình ảnh xấu về bản thân trước mặt người khác. Sống tử tế không khó; chỉ khó khi ta lười biếng, e ngại hoặc chưa đủ quyết tâm. Đừng sống phí tuổi thanh xuân mà hãy cùng trao đổi kiến thức, sinh hoạt, vui chơi lành mạnh, tham gia các hoạt động xã hội như giúp đỡ người nghèo, các em bé mồ côi, các cụ già ốm đau, không nơi nương tựa.

3 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

 Tình người là sống tử tế với nhau . Tử tế luôn được coi là một giá trị đẹp và nhân văn trong cuộc sống đời thường. Việc tử tế chính là sự tốt bụng, là một phẩm chất vô cùng cao quý và vô cùng đáng trân trọng của con người. Người tử tế là người sống lương thiện, không bao giờ nghĩ xấu về ai và cũng không bao giờ làm hại ai, hơn hết người tử tế còn là người luôn sử dụng lòng tốt của mình để giúp đỡ người khác, chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn xung quanh. Từ những việc nhỏ nhặt nhất như lễ phép với người lớn, yêu thương trẻ em, người già, không nghi kỵ người thấp kém hơn mình, … đã là những khía cạnh của những việc tử tế. Hay đến những hành động lớn lao hơn một chút nữa như quyên góp tiền bạc, vật chất giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, luôn đứng về lễ phải, biết đấu tranh chống lại cái ác, không chịu an phận thủ thường, bàng quang lãnh đạm với cái xấu…thì những việc tử tế nho nhỏ đó càng đáng quý biết bao. Như những việc tử tế ở nước ta trong công tác phòng chống dịch bệnh Covid 19 là một minh chứng tuyệt vời nhất, mỗi người đều góp một chút công, chút sức dù nhỏ bé như mớ rau, kí gạo để ủng hộ chính phủ, các đơn vị thực hiện công tác chống dịch… Đó đều là những việc tử tế có sức lan tỏa trong cộng đồng hiện nay. Và để có được điều đó đều phụ thuộc vào chính bản thân mỗi người. Những việc tử tế là nguồn cội cho những điều tốt đẹp, ta cần phải trân trọng và phát huy nó. 

2 tháng 3 2022

tham khảo

Hiện nay, có một loại dịch bệnh rất nguy hiểm đó là dịch bệnh covid 19 .Vậy dịch covid 19 là gì? Nó có nguy hiểm không? Nguy hiểm đến như thế nào? Đó là bệnh viêm đường hô hấp cấp covid 19. Covid 19 là 1 đại dịch dẫn đến nhiều hiểm họa đe dọa đến tính mạng của nhân dân Việt Nam và cả thế giới. Nó đã gây ra hàng triệu bệnh nhân bị nhiễm bệnh, hàng chục ngàn người tử vong thậm chí là những bệnh nhân đã được chữa khỏi rồi mà vẫn có nguy cơ tái phát lại. Mặc dù đã có loại thuốc chữa giúp chữa loại bệnh này nhưng nó lây lan quá nhanh và sự tái phát lại bệnh khiến các bác sĩ phải đau đầu.Ngoài ra vấn nạn về thực phẩm cũng là một vấn đề rất lớn. Thu hoạch mùa màng thất kém nên lợi dụng từ những việc đó, một số người đã cố tình vi phạm bán các thực phẩm bẩn, gây ô nhiễm. Họ thờ ơ bán những thứ như vậy mà không nghĩ đến những tác hại mà người sử dụng mắc phải. Nếu họ đặt vị trí của mình vào đó, chắc chắn họ sẽ biết bản thân họ độc ác thế nào. Tuy vậy vẫn có một số cá nhân có ý thức tốt, họ lập ra cây ATM gạo, phát cơm miễn phí. Nước Mỹ chịu ảnh hưởng rất lớn từ dịch bệnh này, họ đang đứng trước thảm họa của dịch bệnh. Việt Nam đã xuất khẩu hàng ngàn chiếc khẩu trang qua Mỹ để giúp nước bạn chống dịch tốt hơn, từ đó sự thân thiết giữa hai nước sẽ được gắn kết hơn. Qua bài học xương máu của Trung Quốc đã cho ta thấy rằng không nên xem thường loại dịch bệnh này và hãy biết thương yêu nhau hơn trong hoàn cảnh khó khăn này và hãy cùng nhau chống dịch như chống giặc.

7 tháng 12 2022

Quan niệm: “ tôn sư trọng đạo” là quan niệm tồn tại có từ xưa đến nay, nó là cách thể hiện tình cảm và lòng biết ơn của người học trò đối với thầy của mình, cũng chính vì thế mà tình nghĩa thầy trò là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người ,nhất là trong cuộc dời học sinh của mỗi chúng ta.
Thật vậy, tình nghĩa thầy trò là thứ tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống này bởi nó không hề dựa trên bất cứ một hình thức trục lợi nào. Nó chân thật và thanh khiết vô cùng. Tình nghĩa là gì ? Nó là cảm xúc chân thật , là tình thương, là lòng biết ơn và yêu quý giữa hai con người với nhau, tình nghĩa thầy trò là tình cảm giữa thầy với trò xuất phát từ tấm lòng. Thầy dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và giúp đỡ học sinh học tập cũng như rèn luyện nhân cách và phẩm chất của người học sinh. Học trò dành tình cảm, lòng biết ơn cũng như thái độ kính trọng của mình dành cho thầy. Những cái đó chính là tình nghĩa thầy trò.
Tình nghĩa thầy trò không chỉ được thể hiện trong giảng đường mà còn cả ở bên ngoài,nó thiêng liêng và vô cùng cao cả. Thầy là người yêu thương, day dỗ hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp hơn. Thầy luôn tận tâm và là người dẫn đường cho tri thức của ta, cũng chính nhờ có thầy mà mỗi học sinh chúng ta có thể trở thành những người có ích cho xã hội. Thầy vừa là ngừoi cha,vừa là người mẹ ,vừa là ngừơi bạn tốt mà mỗi người học sinh chúng ta cần phải có, cần phải biết quý trọng trong cuộc sống này. Đã có biết bao tấm gương về những người thầy vượt khó, vượt lên trên tất cả những hoàn cảnh khắc nghiêt của cuộc sống nhưng vẫn yêu nghề , yêu học sinh tận tâm với công việc. Đó chính là cái tình của người thầy dành cho trò của mình. Còn học trò là người tiếp nhận cái tình đó, tiếp nhận cái tri thức đó, để rồi tự nhận thức được những tình cảm của thầy dành cho mình, mà cố gắng học tập. Thầy là người không đòi hỏi bất cứ những gì ở học trò của mình chỉ mong rằng học trò của mình có thể thành tài và trở thành một con người tốt cho xã hội. Người học trò là người nhận được biết bao tình yêu thương của thầy dành cho , cũng chính vì thế mà ở mỗi học trò cũng đều cảm nhận được tấm lòng cao cả ấy và trả lại bằng những tình cảm trong sáng, thiết tha của bản thân dành cho thầy. Cái tình cảm giữa thầy và trò là cái tình cảm thiêng liêng nhất trên cõi đời này. Cố gắng học thật giỏi, luôn kính trọng và yêu quý thầy của mình là cái nghĩa tối thiểu nhất mà mỗi học sinh chúng ta cần phải có. Như CHU VĂN AN, một người thầy của mọi thời đại, ông không chỉ là một người thầy bình thường mà đối với những người học trò của ông, ông còn là một người cha đáng kính, người đã dạy dỗ biết bao nhân tài cho đất nước. Học trò của ông toàn là những vị quan to nhưng khi nói chuyện với ông đều rất cung kính, lễ phép, và kính nễ ông. Đó chính là tình nghĩa giữa thầy với trò, mặc dù không còn dạy mình nhưng người xưa đã có câu: “ Nhất tự vi sư , bán tự vi sư”. Một chữ là thầy, nữa chữ cũng là thầy. Đã dạy dỗ mình thì suốt đời cũng là thầy, mãi mãi luôn khắc ghi trong tim. Những người biết kính trọng thầy của mình thì sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, còn những người không biết quý trọng thầy của mình là những người tự hạ thấp bản thân , thầy như cha như mẹ của mình, là người dạy dỗ và quan tâm mình, thế mà không biết yêu quý kinh trọng thì mãi mãi chằng bao giờ trở thành những người tốt được.
Bên cạnh những người biết kính trọng và yêu quý thầy của mình thì lại có những loại người ăn cháo đá bát, người đã tận tâm dạy dỗ mình thế mà giờ đây lại thiếu lễ phép, không biết kính trọng thầy của mình. Thử hỏi loại người như vậy thì làm sao có thể trở thành người có ích cho xã hội, cho đất nước này. Trong môi trường học đường ngày nay, có những học sinh tuy đã được dạy dỗ đàng hoàng thế nhưng thật sự lại chẳng hiểu biết gì. Người thầy là người đã lấy cả tâm huyết , cố gắng dạy bảo ta, vậy mà những học sinh ấy lại có những hành động và thái độ vô cùng thiếu lễ phép, ngang nhiên dám cãi lại những gì thầy cô đã nói. Liệu những người học sinh như vậy có đáng nhận được sự yêu thương, dạy dỗ từ thầy cô hay không? Khi hành động như vậy, những học sinh ấy có suy nghĩ hay không?Có biết rằng những việc đó , làm tổn thương đến người khác mà nhất là đối với người yêu thương mình , dạy dỗ cho mình, muốn mình nên người. Không có việc gì đáng buồn hơn chính là việc ấy.
Qua những suy nghĩ trên, em đã rút ra được một bài học cho bản thân, chính là phải biết luôn luôn yêu quý và kính trọng thầy cô, những người yêu thương, dạy dỗ ta, hướng ta đến một cuộc sống tốt đẹp. Mỗi người chúng ta phải khắc ghi câu thành ngữ: “tôn sư trọng đạo”. Bởi tình nghĩa thầy trò chính là thứ tình cảm thiêng liêng và cao đẹp nhất trên đời này.Bản thân mỗi học sinh phải cố gắng học thật giỏi, nghe lời thầy cô chăm chỉ học tập, đó củng là cách để thể hiện tình cảm với thầy của mình.
Tình nghĩa thầy trò , mỗi người phải luôn khắc ghi, bởi nó rất quan trọng với cuộc đời của mỗi con người trong suốt thời học sinh . Yêu thương kính trọng thầy chính là yêu thương kính trọng cha mẹ của mình. Là thể hiện bản thân của một con người có nhân cách, có đạo đức và phẩm chất . “Trọng thầy mới được làm thầy

14 tháng 8 2017

- Với đặc trưng riêng của thể loại truyền kỳ, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung. Tại đây, Vũ Nương tình cờ gặp một người cùng làng là Phan Lang. Nàng đã nhờ Phan Lang gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện, nói với chồng lời tạ từ rồi vĩnh viễn trở về chốn làng mây cung nước.
- Đây là một kết thúc phần nào có hậu. Vì Vũ Nương được giải oan, nàng được sống ở chốn thủy cung với các nàng tiên, giống mô típ Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển, Mị Châu chết, máu biến thành ngọc trai… trong truyện cổ tích Việt Nam. Nó thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời: ở hiền gặp lành, người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá.
- Tuy nhiên, kết thúc này vẫn mang màu sắc bi kịch: Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông rồi vĩnh viễn biến mất. Tất cả chỉ là ảo ảnh,hư vô và mau chóng tan biến, nó góp phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh.Thực tại lại trở về với thực tại: Vũ Nương vĩnh viễn không thể trở về trần gian, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ như mong muốn lớn nhất của đời nàng; chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình, sống trong cảnh phòng không vắng vẻ…ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya; bé Đản mãi mãi không còn mẹ…
=> Qua kết thúc truyện này, chúng ta thấy được thái độ căm ghét, lên án của Nguyễn Dữ đối với xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định nỗi đau xót và niềm thương cảm của tác giả với số phận bi thảm của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến

14 tháng 8 2017

Tham khảo các ý nhé !

- Với đặc trưng riêng của thể loại truyền kỳ, Nguyễn Dữ đã sáng tạo thêm phần cuối của câu chuyện. Vũ Nương đã không chết, hay nói đúng hơn, nàng được sống cuộc sống khác bình yên và tốt đẹp hơn ở chốn thủy cung. Tại đây, Vũ Nương tình cờ gặp một người cùng làng là Phan Lang. Nàng đã nhờ Phan Lang gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, biết vợ bị oan, bèn lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về, ngồi trên một chiếc kiệu hoa đứng ở giữa dòng, lúc ẩn, lúc hiện, nói với chồng lời tạ từ rồi vĩnh viễn trở về chốn làng mây cung nước.
- Đây là một kết thúc phần nào có hậu. Vì Vũ Nương được giải oan, nàng được sống ở chốn thủy cung với các nàng tiên, giống mô típ Thánh Gióng về trời, An Dương Vương xuống biển, Mị Châu chết, máu biến thành ngọc trai… trong truyện cổ tích Việt Nam. Nó thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc đời: ở hiền gặp lành, người tốt dù có gặp bao nhiêu oan khuất, cuối cùng cũng sẽ được minh oan, được trả lại thanh danh và phẩm giá.
- Tuy nhiên, kết thúc này vẫn mang màu sắc bi kịch: Vũ Nương trở về uy nghi, rực rỡ nhưng chỉ thấp thoáng, lúc ẩn lúc hiện ở giữa dòng sông rồi vĩnh viễn biến mất. Tất cả chỉ là ảo ảnh,hư vô và mau chóng tan biến, nó góp phần tô đậm nỗi đau của người phụ nữ bạc mệnh.Thực tại lại trở về với thực tại: Vũ Nương vĩnh viễn không thể trở về trần gian, nàng chẳng bao giờ được làm vợ, làm mẹ như mong muốn lớn nhất của đời nàng; chàng Trương vẫn phải trả giá cho hành động phũ phàng của mình, sống trong cảnh phòng không vắng vẻ…ngồi buồn dưới ngọn đèn khuya; bé Đản mãi mãi không còn mẹ…
=> Qua kết thúc truyện này, chúng ta thấy được thái độ căm ghét, lên án của Nguyễn Dữ đối với xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc. Điều đó càng khẳng định nỗi đau xót và niềm thương cảm của tác giả với số phận bi thảm của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến.