K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 8 2020

Xin phép làm mỗi toán thui ạ . Văn mình ko được giỏi lắm ^_^

Bài 1 :

a)

+) \(P\left(x\right)=3x^2-5+x^4-3x^3-x^6-2x^2-x^3\)

\(P\left(x\right)=x^2-5+x^4-4x^3-x^6\)

Sắp xếp : \(P\left(x\right)=-5+x^2-4x^3+x^4-x^6\)

+) \(Q\left(x\right)=x^2+2x^5-x^4+x^2-x^3+x-1\)

\(Q\left(x\right)=2x^2+2x^5-x^4-x^3+x-1\)

Sắp xếp : \(Q\left(x\right)=-1+x+2x^2-x^3-x^4+2x^5\)

b) Tự làm nốt nha!!

4 tháng 8 2020

Trả lời : 

Đề 1 :

- MB : Giới thiệu khái quát về vấn đề cần nghị luận.

- TB : 

+ Môi trường sống là gì?

+ Những tác động của loài người làm tổn hại đến môi trường sống?

+ Vì sao chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường sống?

+ Những hành động có ý thức bảo vệ môi trường sống.

- KB : Rút ra bài học và nhận thức cho cá nhân.

Đề 2 :

_Trích dẫn đoạn thơ_

Trong câu thơ trên, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật so sánh rất thành công. Hình ảnh chú bé lượm hiện lên như một chú bé thiếu niên đầy nghị lực nhưng cũng rất hồn nhiên, trong sáng. Tác giả đã so sánh chú bé với một loài chim - chim chích. Chim chích là loài chim có tuổi thơ gần gũi với hình ảnh những làng quê đất Việt. Chim chính nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn và rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của cậu bé. Không chỉ vậy, đó còn là con chim chích nhảy trên đường vàng. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường rải đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. Con đường vàng ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ : Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

2 tháng 8 2021

Tham khảo:

Trong bài thơ , nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật đặc sắc, trong đó có so sánh , ẩn dụ và sử dụng từ láy . So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh ẩn dụ “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi. Nhà thơ sử dụng những từ láy như: " loắt choắt , xinh xinh , ... " làm gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn nhưng rất đỗi kiên cương và dũng cảm. Qua cách sử dụng từ láy , nhà thơ như đã thể hiện , đã khắc họa lên một thái độ yêu mễn , kính trọng đối với chú đội viên nhỏ của đất nước ta

14 tháng 9 2023

hello

27 tháng 11 2023

Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh và ẩn dụ. Biện pháp so sánh đc thể hiện qua câu "Mồm huýt sáo vang, như con chim chích". Hành động huýt sáo của Lượm đc tác giả ví như chú chim chích làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp cho hình ảnh thêm sinh động, hấp dẫn và nhằm nổi bật hình ảnh ngây thơ, hồn nhiên, lạc quan, yêu đời của Lượm. Cái hay của đoạn thơ còn đc thể hiện qua biện pháp ẩn dụ đc thể hiện qua hình ảnh "đường vàng" nhằm chỉ hình ảnh con đường làng hai bên là đồng lúa chín vàng đc ánh nắng mặt trời chiếu xuống. Con đường đó là con đường cách mạng, con đường của sự trong sáng. Qua đó, tác giả thể hiện tình cảm yêu thương, cảm phục, kính mến với Lượm. Dù Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi trong lòng mỗi người dân Việt Nam. 

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả...
Đọc tiếp

 I. PHẦN VĂN BẢN 1. Nội dung:  Các văn bản: Buổi học cuối cùng; Đêm nay Bác không ngủ; Lượm. 2. Yêu cầu:  - Nhận biết được văn bản, phương thức biểu đạt, ngôi kể và thể loại của các văn bản. - Đọc - hiểu được nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của các văn bản. - Học thuộc lòng các bài thơ Đêm nay Bác không ngủ; Lượm và tóm tắt văn bản Buổi học cuối cùng. 3. Vận dụng:  - Trả lời hệ thống câu hỏi ở phần Đọc – hiểu văn bản SGK trang 55, 67, 76. - Nhận biết được các câu hỏi dạng đọc hiểu đơn giản trong văn bản. - Rút ra bài học về nội dung và nghệ thuật ở mỗi văn bản. II. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Nội dung: Các biện pháp tu từ: Nhân hóa; Ẩn dụ; Hoán dụ. 2. Yêu cầu: Đọc kĩ, hiểu và nhận diện được các biện pháp tu từ trên, soạn bài và vận dụng vào trong cách nói/ viết có ý nghĩa. 3. Bài tập vận dụng: - Học sinh trả lời các câu hỏi ở trang 56, 57; 68, 69; 82, 83. - Học sinh hoàn thành các bài tập ở phần luyện tập và học thuộc ghi nhớ trong sách giáo khoa của các bài học trên. III. PHẦN LÀM VĂN 1. Thể loại: Văn miêu tả người. 2. Yêu cầu: - Đọc kĩ, trả lời câu hỏi và học thuộc ghi nhớ SGK các bài: Phương pháp tả người; Luyện nói về văn miêu tả. 
- Hiểu đặc điểm của văn miêu tả, đề văn và cách làm văn miêu tả để vận dụng vào làm một bài văn tả người. - Nắm vững các bước của quá trình tạo lập văn bản và các yếu tố quan trọng để tạo lập một văn bản thống nhất, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức. 3. Vận dụng Các dạng đề kham khảo: Đề 1: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình (ông, bà, cha, mẹ, anh, chị, em…) Đề 2: Hãy miêu tả hình ảnh mẹ hoặc cha trong lúc em ốm. Đề 3: Hãy viết một bài văn miêu tả về một người bạn mà em yêu quý.

1
27 tháng 3 2020

sông nước cà mau : miêu tả+ kể

vượt thác : tự sự+ miêu tả

buổi học cuối cùng:tự sự+ miêu tả

Lượm: tự sự+ miêu tả+biểu cảm

Đêm nay Bác không ngủ: giữa tự sự+ biểu cảm + trữ tình

29 tháng 10 2016

chùa bối khê là chùa gì

29 tháng 10 2016

Trong tim ai cũng có một dòng sông quê nhà... Tự thuở nào dòng sông êm ả, hiền hòa đã tạo nên biết bao kỷ niệm của tuổi thơ trong trẻo, dạt dào bao tâm hồn của những người được sinh ra và lớn lên ở miền quê. Con sông chính là nơi cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và nước uống, nước sinh hoạt cho nhân dân ở mỗi vùng quê. Lòng sông và dọc đôi bờ sông còn tạo nên cảnh quan thiên nhiên thơ mộng, hữu tình.

Nhớ lắm dòng sông quê với vẻ tĩnh lặng, yên bình. Bên những dòng sông đó, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, nên không khó để tìm ra những mảnh ruộng xanh non màu mạ mới hay tiếng kẽo kẹt của những chiếc xe bò lăn bánh. Có những khúc sông không rộng mà lại ngoằn ngoèo uốn lượn tạo cho dòng chảy trở nên mềm mại hơn. Mặt sông có nơi nổi lên những cồn cát trắng phau lấp lánh dưới ánh nắng ban mai. Hai bên bờ sông cây cối một màu xanh mơn mỡn, phù sa bao mùa bồi đắp để cho lúa tốt, ngô xanh, cho những nương rẫy của người dân quanh năm tay lấm, chân bùn mừng vui khi mùa vàng lúa chín.

Những dòng sông quê ấy đã tạo nên một thắng cảnh hết sức nên thơ. Giờ đây nhìn dòng sông chảy, kí ức trong tôi lại lùa về. Dòng sông quê hương – dòng sông của tuổi thơ, dòng sông ấp ủ tôi trong tình yêu thương, dòng sông đỏ màu phù sa, đỏ màu lúa chín, đỏ màu yêu thương. Phải chăng con sông này không chỉ bồi đắp từ phù sa mà còn bồi đắp lên từ tình yêu thương tha thiết? Văng vẳng bên sông tiếng ru ầu ơ, tiếng hò đò, tiếng mái chèo khua nước, và cũng văng vẳng bên sông tiếng trái tim, tiếng yêu thương nhẹ nhàng mà đằm thắm kì lạ! Còn nói được gì đây khi nghe thấy, cảm nhận thấy câu hát quan họ mượt mà, trữ tình vào một đêm trăng thanh ở bến sông? Đêm trăng thanh, đêm trăng vũ hội của dòng sông. Cùng dòng sông ấy, buổi sáng thì trong trẻo, mát lành, buổi chiều hoàng hôn đã ngự trị thì hồng rực lên, sáng ánh lửa còn khi trăng đã chui ra khỏi cái vỏ ngày thì dòng sông lại lấp lánh trong bộ xiêm áo của nàng lọ lem, sáng và đẹp đến lạ kì! Lắng nghe, bạn còn nghe thấy cả tiếng vĩ cầm du dương, réo rắt, lúc trầm, lúc bổng vang lên từ đáy sông. Đó chính là lúc sông đang hát đấy, sông đang hát lên khúc tình ca, sông đang hát lên, hát về cuộc đời của mình, hát về quê hương.

Đi qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, dòng sông quê vẫn là nơi gắn bó thân thương với tất cả người dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa nương dâu bốn mùa xanh ngắt. Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú trâu, chú bò nhẩn nha gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cành diều vút tận mây xanh. Và đó cũng là nơi lũ trẻ làng em tập trung nô đùa chạy nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực.

Năm tháng đi qua, tôi giờ đây là tôi của thành phố với những lo toan quay cuồng trong vòng quay của cuộc sống...Để rồi một lúc thu mình trong góc riêng, trái tim chợt thổn thức trong tiếng gọi êm đềm của một tuổi thơ biết sẽ chẳng bao giờ trở lại. Để rồi hôm nay tôi lại về đây, bên dòng sông quê hương, lắng nghe những ủi an vỗ về của sóng, của gió, của những miên man trìu mến tựa hồ như đôi bàn tay ấm nóng áp vào má quá đỗi dịu dàng. Trong cuộc đời mỗi con người, ai cũng phải trải qua những buồn vui, sóng gió đẩy đưa. Có nhớ, có quên. Nhưng không hiểu sao, tuổi thơ và dòng sông quê hương vẫn luôn là ký ức khó phai nhất, như dấu ấn khắc sâu trong tâm khảm mỗi trái tim. Bởi chăng đó là những ký ức đầu tiên của cuộc đời mỗi con người? Hay đó luôn là miền bình an nhất, trong trẻo nhất để ta tìm về mỗi khi cần nơi chốn yên lành không mộng mị để ngơi nghỉ, thảnh thơi? Sông quê hương vẫn nằm đó, lắng nghe tiếng đổi thay của mỗi tuổi thơ, dịu dàng và thân thuộc. Mỗi khi chiều về, lòng sông lóng lánh những tia nắng cuối cùng ôm ấp tiếng cười khúc khích trẻ thơ nô đùa trên sóng nước, vang vang theo gió lộng. Nhớ lắm sông quê ơi!

13 tháng 12 2020

Bài làm:  Bước vào sân trường, bỗng tôi nghe thấy tiếng lào xào ở đâu đó. Đi dò xung quanh, tôi nhìn thấy các loài cây cối đang bàn tán chuyện gì đó. Núp bên cửa ra vào nhf vệ sinh, tôi đã nghe được câu chuyện kinh tởm của chúng. Và nó như thế này này....

Bác bàng cao, to mà chúng tôi thowfng rất quý lại trở nên buồn bã và hay càu nhàu. Bác bảo:

- Dạo này dịch nhiều, các bé học sinh chẳng chăm chút gì cho tôi, mà ại còn xả rác rồi đi bậy xung quang tôi nữa. Thật buồn bực làm sao!

Chị na liền bảo:

- Cháu cũng giống bác, mà nhà trường chẳng nhắc nhở hay chăm sóc gì cả. Các em ấy còn chẳng có ý thức tự giác nữa cơ.

- Nói thật chứ, năm nay xui nhiều quá! Học sinh vô trách nhiệm mà các giáo viên hay lao công cũng chẳng quan tâm gì sất. - Cô xà cử nói.  

Rồi cứ như vậy, họ buồn bực kể hết các chuyện mọi người đã đối xử với họ. 

Đến giờ vào lớp, tôi nói riêng với gvcn, cô gật đầu đồng tình với tôi. Cô đã trao đổi với nhà trường và các giáo viên khác tổ chức, sắp xếp thời gian chăm sóc cây cảnh.

"Có lẽ, các bác cây sẽ vui hơn đó nhỉ!" - Tôi nghĩ.  

 

 

Tôi chỉ nghĩ được vậy thôi mong cậu thông cảm!

12 tháng 12 2020

ko biet

10 tháng 10 2016

 

Mở bài:+ giới Thiệu trường và người bạn ; lớp học mới

Thân bài:+ vị trí của lớp trong trường 

 + Màu sơn cua lớp ; gạch hoa

+ Có bao nhiêu của 

+Trang trí xung quanh lớp 

+Bàn trong lớp 

+ Lớp mới có gì khác 

Kết bài: cảm giác khi ơ lớp mới

 

10 tháng 2 2018

                                                                                 Bài làm

Với lứa tuổi học sinh chúng ta thì chắc hẳn không ai không biết đến bà thơ Lượm do Tố Hữu – nhà thơ cách mạng biểu của Việt Nam sáng tác. Bài thơ đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc hình ảnh Lượm, một cậu bé thiếu nhi hy sinh vì nhiệm vụ trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Cậu bé thật tự hào khi mình đã được phục vụ kháng chiến khi còn rất nhỏ.Nhìn cậu lúc này xem cậu đi thoăn thoắt cái đầu cậu lại nghênh nghênh với chiếc mũ ca nô đặc trưng của các chiến sĩ liên lạc nhưng lại được chú đội lệch sang hắn một bên thể hiện Lượm là một cậu bé rất tinh nghịch và rất trẻ trung, yêu đời.vẫn hình ảnh vô tư hồn nhiên ấy, nhưng Lượm lại hiện lên như những người chiến sĩ giải phóng quân thực thụ, dù mưa bom bão đạn xung quanh, cái chết rình rập nhưng cậu không hề sợ hãi.Trước nhu cầu truyền thông tin “thượng khẩn”, lòng yêu tổ quốc giúp cậu vượt lên mọi nỗi lo sợ. Lượm đã hi sinh anh dũng khi đang làm nhiệm vụ trong cảnh mưa bom bão đạn,trên chính  đất mẹ quê hương.Đây là sự hi sinh cao cả mà thế hệ nào cũng cần phải học từ cậu.

10 tháng 2 2018

mk trả lời rồi nhé đang chờ online math duyệt mà lâu kinh

21 tháng 10 2017

Đề 1 :

I.MỞ BÀI

- Làm việc tốt chắc chắn sẽ mang đến niềm vui cho cha mẹ, thầy cô và mọi người xung quanh.

- Lần làm một việc tốt khiến cho ba mẹ tôi vui lòng đó là: giúp đỡ một bà cụ đi qua đường.

II. THÂN BÀI

  1. Hoàn cảnh

- Hôm ấy, tôi thức dậy trễ nên chạy thật vội để đến trường.

- Trên đường đi học, tôi nhìn thấy một bà lão đang muốn băng qua đường.

- Thế nhưng bà lão còn rụt rè, lo sợ vì thấy trên đường xe quá nhiều, bà không dám băng qua.

- Tôi đắn đo suy nghĩ: một là giúp bà lão qua đường, hai là bị trễ giờ học. Tôi phải lựa chọn một trong hai.

- Tôi quyết định giúp bà lão băng qua dường dù biết rằng mình có thể sẽ bị trễ giờ học.

  1. Giúp bà qua đưòng

- Tôi chạy tới gần bà và hỏi thăm, bà có sao không?

- Bà lão trả lời là muốn qua bên kia đường nhưng vì sợ xe nhiều quá nên không dám.

- Tôi đưa ra nhã ý giúp bà băng qua đường. Bà vui vẻ nhận lời.

- Một tay cầm lấy tay bà. Bàn tay ấm áp, run run của bà cũng giống như bà của tôi vậy. Tay còn lại của tôi giơ cao ra hiệu qua dường để các chú tài xế nhìn thấy mà nhường cho bà cháu chúng tôi.

- Đưa bà lão qua được bèn kia đường, lòng tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

- Bà lão hỏi tên tuổi của tôi, tôi học trường nào. Tôi nói, tôi phải tới trường ngay sợ trễ giờ.

- Tôi tới trường vừa kịp chuông reo.

- về nhà, tôi kể cho ba mẹ nghe sự việc khi sáng với vẻ rất háo hức.

- Ba mẹ tôi khen tôi là trẻ ngoan và tự hào về tôi vì đã biết giúp đỡ người lớn tuổi.

III.KẾT BÀI

- Đó là lần tôi làm việc tốt mà tôi cảm thấy rất vui và tự hào.

- Tôi hứa với bản thân mình sẽ cố gắng làm thật nhiều việc tốt để ba mẹ, thầy cô vui lòng.

Đề 2 :

  1. Mở bài:
  • Thầy Hoàng là người đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.
  • Thầy đã dạy em ở năm học vừa qua.
  1. Thân bài:

a) Tả ngoại hình:

  • Ngoài bốn mươi tuổi.
  • Dáng người cao.
  • Nước da ngăm đen.
  • Mái tóc điểm bạc.
  • Thường mặc bộ veston màu nâu sẫm.
  • Thường đeo kính trắng.
  • Đôi mắt sâu, hiền từ.
  • Miệng hay tươi cười.
  • Hàm răng trắng, đều đặn.
  • Bàn tay xương xương có nổi đường gân.

b) Tả tính tình:

  • Quan tâm đến học sinh.
  • Quan tâm đến tất cả mọi người.
  • Giúp đỡ đồng nghiệp.
  • Yêu nghề dạy học.
  • Tận tụy với công việc.
  • Mong học trò khôn lđn, nên người.
  • Dìu dắt nhiều học trò thành đạt ở tương lai.
  1. Kết bài:
  • Em luôn nhớ về thầy.
  • Xem thầy như người cha thứ hai của mình.
  • Em ra sức học tập để không phụ lòng thầy.
21 tháng 10 2017

de2 

mo bai

gioi thieu ve thay co cu ma em dinh ta

than bai

ta ngoai hinh , tinh cach cua thay co dinh ta

ke ve ki niem cua em voi thay co do

ket bai

noi ve tinh cam cua em doi voi thay co 

minh chi biet lam de 2 thui