K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 10 2017

Điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu, khắc họa nỗi buồn trông ra bốn phía, ngóng đợi những thứ xa xôi, mơ hồ làm thay đổi hiện tại bế tắc.

- Buồn trông cái thảng thốt, lo âu, mỗi sợ hãi của người con gái non nớt khi lạc vào cuộc đời ngang trái.

- Cụm từ “buồn trông” kết hợp với các hình ảnh đứng sau đã diễn tả nỗi buồn với những sắc thái cao độ khác nhau.

- Điệp ngữ lại kết hợp với các từ láy chủ yếu là từ láy tượng hình, dồn dập, tạo nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày càng dâng kín bủa vây lấy Kiều.

- Điệp ngữ tạo nỗi buồn, trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.

_Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi    "Buồn trông cửa bể chiều hôm,Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?     Buồn trông ngọn nước mới sa,Hoa trôi man mác biết là về đâu?     Buồn trông nội cỏ rầu rầu,Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.     Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."(Kiều ở Lầu Ngưng Bích, NV 9 Tập 1, trang 94)1) Ngoài ngôn ngữ độc thoại,...
Đọc tiếp

_Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi

    "Buồn trông cửa bể chiều hôm,

Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?

     Buồn trông ngọn nước mới sa,

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

     Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.

     Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."

(Kiều ở Lầu Ngưng Bích, NV 9 Tập 1, trang 94)

1) Ngoài ngôn ngữ độc thoại, tác giả chủ yếu dùng ngôn ngữ độc thoải nào để miêu tả nội tâm của Kiều

2) Hai câu thơ cuối gợi liên tưởng gì về tâm trạng hiện tại và cuộc đời tương lai của Kiều

3) Đặt câu trong đó có sử dụng từ Hán Việt thể hiện thái độ ngợi ca Truyện Kiều-Nguyễn Du

_Hãy liệt kê các phép tu từ mà em đã học trong chương trình THCS

Cần gấp lắm!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

2
16 tháng 12 2018

ba220vv8

v33sj445e729

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
17 tháng 12 2018

1. Ngoài độc thoại, Nguyễn Du còn dùng ngôn ngữ độc thoại nội tâm để diễn tả tâm trạng của nhân vật Kiều.

2. Hai câu thơ cuối cho thấy tâm trạng Kiều đang vô cùng buồn lo, sợ hãi trước sự bủa vây của cuộc đời đối với chiếc ghế định mệnh. Kiều cảm thấy như sóng gió của cuộc đời đang sắp ào cả tới, nhằm xô ngã, đánh gục nàng.

3. Truyện Kiều của Nguyễn Du xứng đáng là kiệt tác được lưu danh thiên cổ.

4. Các phép tu từ ở THCS:

- Nhân hóa

- So sánh

- Ẩn dụ

- Hoán dụ

- Điệp ngữ

- Nói giảm nói tránh

- Chơi chữ

31 tháng 10 2018

Đáp án B

Nhớ cha mẹ và Kim Trọng.

21 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Trong cảnh ngộ cô đơn, bẽ bàng, Thúy Kiều nhớ về người yêu và cha mẹ. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau vì những lý do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Nếu như khi nhớ Kim Trọng, Kiều hồi tưởng lại những kỉ niệm trong tình yêu, thì khi nhớ tới cha mẹ lòng nàng lại đầy xót xa và lo lắng. Những từ ngữ hình ảnh thể hiện điều đó:

-  Khi nhớ về Kim Trọng, Kiều nhớ tới lời thề đôi lứa: “Tưởng người dưới nguyệt chén đồng.” Chữ “tưởng” vừa là nhớ vừa là hình dung, tưởng tượng ra hình ảnh của người yêu. “Dưới nguyệt chén đồng” là đang nhớ về kỷ niệm mình cùng Kim Trọng uống rượu thề nguyền dưới ánh trăng. Kiều còn tưởng tượng ra cảnh Kim Trọng ở quê nhà đang hướng về mình, tin tưởng và chờ mong uổng công vô ích: “Tin sương luống những rày trông mai chờ”

“Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”: Câu thơ có hai cách hiểu

Tấm lòng Kiều nhớ thương Kim Trọng không bao giờ phai mờ, nguôi quên.

Tấm lòng của Kiều đã bị Mã Giám Sinh làm cho hoen ố, phải gột rửa đến bao giờ cho sạch.

- Khi nhớ về cha mẹ, tác giả dùng từ “xót” để thể hiện tấm lòng xót xa, lo lắng cho cha mẹ của Thúy Kiều. Nàng thương cha mẹ khi sáng, khi chiều tựa cửa ngóng tin con trong vô vọng. Nàng xót xa khi nghĩ đến cha mẹ tuổi già sức yếu mà mình không thể ở bên chăm sóc. Không biết giờ đây ai là người chăm lo “quạt nồng ấp lạnh”. Thành ngữ “quạt nồng ấp lạnh”, điểm cố Xuân Lai, gốc Tử đều để nói về tâm trạng nhớ thương và tấm lòng hiếu thảo của Thúy Kiều.

=> Trong cảnh ngộ bơ vơ nơi góc bể chân trời, Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng quên đi cảnh ngộ bản thân để nghĩ đến Kim Trọng và cha mẹ. Điều đó cho thấy Kiều là người có tấm lòng thủy chung, người con hiếu thảo,  người có lòng vị tha đã trân trọng.

18 tháng 9 2017

Trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích:

+ Những câu thơ miêu tả cảnh: 6 câu đầu

+ Những câu thơ miêu tả cảnh và tâm trạng của Kiều: 8 câu thơ cuối

23 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Kiều nhớ Kim Trọng trước theo quan niệm xưa là không hợp lí nhưng thực ra lại là rất hợp lí vi khi bán mình để chuộc cha và em thì Thúy Kiều đã báo đáp được phần nào công ơn sin thành . Trước hết, Kiều nhớ đến Kim Trọng bởi trong cơn gia biến, Kiều đã phải hi sinh mối tình đầu đẹp đẽ để cứu gia đình, Kiều đã phần nào “đền ơn sinh thành” cho cha mẹ. Vì thế trong lòng Kiều, Kim Trọng là người mất mát nhiều nhất, nỗi đau ấy cứ vò xé tâm can Kiều khiến Kiều luôn nghĩ đến Kim Trọng.