K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2016

  Đại thi hào nghĩa là nhà thơ lớn

16 tháng 9 2016
  1. Cuộc đời - con người

-   Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ Tố Như, tên hiệu Thanh Hiên, quê ở Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

-   Quê hương Nguyễn Du là vùng đất địa linh nhân kiệt, hiếu học và trọng nhân tài.

-  Gia đình có truyền thống học vấn uyên bác, có nhiều tài năng văn học.

-   Thời thơ ấu sống trong nhung lụa, lên mười tuổi mồ côi cả cha lẫn mẹ. Cuộc đời Nguyễn Du bắt đầu gặp sóng gió trong cơn biến động của thời đại, sống long đong chìm nổi ở nhiều nơi.

-   Những năm tháng lận đận khiến Nguyễn Du được sống gần gũi nhân dân, thấm thía những đau khổ của kiếp người lao động. Chính nỗi bất hạnh lớn của cuộc đời đã tạo nên nhà nhân đạo lớn Nguyễn Du.

-  Nguyễn Du miễn cưỡng trở lại làm quan dưới thời nhà Nguyễn trong tâm trạng bất đắc chí.

-   Năm 1820 Nguyễn Du mất đột ngột khi chưa kịp đi sứ sang Trung Quốc lần thứ hai.

-   Tư tưởng Nguyễn Du khá phức tạp và có nhiều mâu thuẫn (trung thành với nhà Lê, không hợp tác với Tây Sơn, bất đắc dĩ làm quan cho nhà Nguyễn), là một người có hoài bão, lí tưởng nhưng trở thành nạn nhân của một giai đoạn lịch sử nhiều bể dâu, sống một cuộc đời bi kịch nhưng chính điều đó khiến ông trở thành một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn.

2.  Sự nghiệp thơ văn

-   Tác phẩm chính: Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, Đoạn trường tân thanh, Văn tế thập loại chúng sinh...

-  Giá trị về mặt tư tưởng:

+ Khuynh hướng hiện thực sâu sắc:

Ghi chép chân thực, sinh động thực tại lịch sử (hiện thực xã hội nhiều biến động, vấn đề số phận con người cùng khổ. Đây là bản cáo trạng đanh thép về “những điều trông thấy” trong thời đại đương thời.

+ Tư tưởng nhân đạo bao trùm: là sự quan tâm sâu sắc đến thân phận con người.

  • Tiếng khóc xé ruột cho thân phận và nhân phẩm con người bị chà đạp, đặc biệt là người phụ nữ.
  • Khúc ca về tình yêu tự do, khát vọng công lí.
  • Bản cáo trạng danh thép tới các thế lực chà đạp con người.
    • Trân trọng, ca ngợi vẻ đẹp cùng những khát vọng sống, khát vọng tình yêu hạnh phúc của con người.
    • Nguyễn Du lấy sự khẳng định cuộc sống hạnh phúc trần gian làm nền tảng, vượt qua lễ giáo phong kiến để khẵng định giá trị tự thân cùa con người.

-  Giá trị về mặt nghệ thuật:

+ Thơ chữ Hán của Nguyễn Du giản dị mà tinh luyện, tài hoa.

+ Đưa thơ Nôm lên đỉnh cao rực rỡ với khả năng sử dụng tài tình thể thơ dân tộc. Đến Nguyễn Du, thơ lục bát và song thất lục bát đã đạt đến độ hoàn hảo, mẫu mực, cố điển.

+ Những đóng góp quan trọng cho sự phát triển giàu đẹp của ngôn ngữ văn học Tiếng Việt, tác phẩm “Truyện Kiều” là “tập đại hành” về ngôn ngữ văn học dân tộc.

3.Kết luận

- Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn của văn học Việt Nam.

- Sự nghiệp văn thơ của Nguyễn Du là cả một di sản lớn về tư tưởng nhân văn và vẻ đẹp nghệ thuật.



Bạn tham khảo bài này nhé! Chúc bạn học tốt!

8 tháng 11 2021

Tham khảo

Nguyễn Du là nhà thơ tiêu biểu của nền Văn học trung đại Việt Nam. Tên là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Quê ông ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du đã được sinh ra trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về Văn học. Cuộc đời ông gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sự của giai thoại cuối thế kỉ XVIII - XIX. Chính yếu tố này đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến ngòi bút của Nguyễn Du về hiện thực đời sống. Sự ngiệp văn học của ông gồm những tác phẩm rất có giá trị cả về chữ Hán và chữ Nôm. Tiêu biểu như '' Thanh Hiên thi tập '', '' Đoạn trường tâm thanh '', ....

8 tháng 10 2016

Từ thành phố Vinh chúng tôi theo quốc lộ 1A qua cầu Bến Thủy để đến với huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Vùng đất Nghi Xuân vốn nổi tiếng với những dòng họ khoa bảng nổi danh trong lịch sử Việt Nam. Đúng như câu “Địa linh nhân kiệt”, phong cảnh làng quê nằm dưới chân 99 ngọn núi Hồng quả là rất đẹp. Làng (nay được gọi là xã) Tiên Điền, quê hương cụ Nguyễn Du nằm ngay giữa trung tâm huyện. Phía tây làng là sông Lam chảy ra Cửa Hội.

Đường làng Tiên Điền ngày nay

Vì phía đông làng Tiên Điền giáp với các làng nằm bên bờ biển Nam Hải nên Tiên Điền cũng được coi là làng duyên hải. Bờ biển Hà Tĩnh có những dải cát vàng do biển cả và sông dài bồi đắp thành từng doi rộng, trập trùng liên tiếp như những vệt lớn song song, xếp hàng chạy theo vệt sóng. Những đồi cát dài như thế nhờ gió thổi, sóng dồn cứ nhấp nhô cao thấp tạo thành cồn.

Buổi chiều, cảnh ánh tà dương nhuộm thắm những cồn cát trông thật đẹp. Phong cảnh này được cho là nguồn cảm hứng cho câu thơCát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia như cách Nguyễn Du đã mô tả trong Truyện Kiều.

Đồng ruộng Tiên Điền

Nhà ở của Nguyễn Du hướng mặt về dãy Hồng Lĩnh xanh biếc. Thời gian về quê ở ẩn, thi hào đã sống rất chan hòa với dân làng. Cùng những người thợ làm tơi nón, Nguyễn Du lên núi hái vọt, hái lá nón, hay chẻ tre vót vành nón, khâu nón thâu đêm suốt sáng.

Để mưu sinh, ông từng làm ngư phủ, theo vạn chài ra sông Lam, xuống biển đánh bắt tôm cá hoặc mang cung kiếm theo phường săn lên núi săn muông thú. Chính quãng thời gian này đã mang lại cho ông những trải nghiệm và cảm xúc để viết Văn tế thập loại chúng sinh bất hủ.

Khu lưu niệm Nguyễn Du mới được xây dựng

Đường vào làng Tiên Điền hiện nay đã được trải nhựa. Bên đường, xen kẽ với những nếp nhà mới xây tươi màu là nhiều di tích, nhà thờ hay bia mộ đã bạc màu của những bậc danh nhân, quan cách xưa. Một cụ già trong làng cho biết trước đây hai bên đường làng dày đặc bia đá cổ, nay đã bị thất lạc hoặc hư hại nhiều.

Khu di tích Nguyễn Du là quần thể các di tích dòng họ trải dài trên địa bàn toàn xã. Trong hơn 400 năm sống ở làng, dòng họ Nguyễn đã xây dựng một số đền chùa, văn bia, cầu cống, đình… nhưng đến nay, đa số đã trở thành phế tích.

Đền thờ tể tướng Nguyễn Nghiễm, thân phụ Nguyễn Du

Năm 1965, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành bảo vệ một số di tích còn lại và sau này xây dựng khu lưu niệm Nguyễn Du khá bề thế. Trong đó, nhà trưng bày là một ngôi đình kiến trúc gỗ có niên đại cuối thế kỷ XVIII được chuyển từ huyện khác về đây để làm nơi trưng bày hình ảnh, hiện vật liên quan đến cuộc đời Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền.

Hiện nay, nơi đây có gần một ngàn tài liệu, hiện vật, tiêu biểu như nghiên bút của Nguyễn Du, bản Kiều in từ bản khắc năm 1866, bộ sưu tập Truyện Kiều xuất bản bằng các thứ tiếng, bộ sưu tập sách viết về Nguyễn Du…

 

Cách khu lưu niệm Nguyễn Du vài trăm mét là đền thờ tể tướng Nguyễn Nghiễm, thân phụ của đại thi hào. Đền thờ quy mô vừa phải nhưng kiến trúc thanh thoát và mỹ thuật, trước cổng có cặp voi đá và ngựa đá.

Tiếc là do thiếu sự chăm sóc nên công trình này trông khá xuống cấp. Điều này cũng tương tự với hầu hết di tích trong làng. Vườn Nguyễn Du ngoài cây muỗm cổ thụ 300 tuổi cũng không có cây cối gì đặc sắc.

Một gian nhà cổ trong làng

Về thăm quê hương của đại thi hào mà mình rất mực yêu mến, chúng tôi không khỏi xúc động trước những di tích gắn liền với nhiều câu thơ đã đi vào tâm hồn của hầu hết người Việt. Thế nhưng bên cạnh đó, một cảm giác tiếc nuối vẫn cứ đeo đuổi mỗi người.

Tiên Điền đẹp, lắm di tích nhưng sự quy hoạch tổng thể và chăm sóc, đầu tư đến nơi đến chốn vẫn chưa có. Ngôi làng khoa bảng này cũng rất giàu vốn liếng văn nghệ dân gian với các điệu hát ví, hát dặm, hát đò đưa, các hình thức diễn xướng dựa trên Truyện Kiều nhưng chẳng được mấy du khách biết đến.

8 tháng 10 2016
Từ thành phố Vinh chúng tôi theo quốc lộ 1A qua cầu Bến Thủy để đến với huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Vùng đất Nghi Xuân vốn nổi tiếng với những dòng họ khoa bảng nổi danh trong lịch sử Việt Nam. Đúng như câu “Địa linh nhân kiệt”, phong cảnh làng quê nằm dưới chân 99 ngọn núi Hồng quả là rất đẹp. Làng (nay được gọi là xã) Tiên Điền, quê hương cụ Nguyễn Du nằm ngay giữa trung tâm huyện. Phía tây làng là sông Lam chảy ra Cửa Hội.

 

Vì phía đông làng Tiên Điền giáp với các làng nằm bên bờ biển Nam Hải nên Tiên Điền cũng được coi là làng duyên hải. Bờ biển Hà Tĩnh có những dải cát vàng do biển cả và sông dài bồi đắp thành từng doi rộng, trập trùng liên tiếp như những vệt lớn song song, xếp hàng chạy theo vệt sóng. Những đồi cát dài như thế nhờ gió thổi, sóng dồn cứ nhấp nhô cao thấp tạo thành cồn.

Buổi chiều, cảnh ánh tà dương nhuộm thắm những cồn cát trông thật đẹp. Phong cảnh này được cho là nguồn cảm hứng cho câu thơCát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia như cách Nguyễn Du đã mô tả trong Truyện Kiều.

 

Nhà ở của Nguyễn Du hướng mặt về dãy Hồng Lĩnh xanh biếc. Thời gian về quê ở ẩn, thi hào đã sống rất chan hòa với dân làng. Cùng những người thợ làm tơi nón, Nguyễn Du lên núi hái vọt, hái lá nón, hay chẻ tre vót vành nón, khâu nón thâu đêm suốt sáng.

Để mưu sinh, ông từng làm ngư phủ, theo vạn chài ra sông Lam, xuống biển đánh bắt tôm cá hoặc mang cung kiếm theo phường săn lên núi săn muông thú. Chính quãng thời gian này đã mang lại cho ông những trải nghiệm và cảm xúc để viết Văn tế thập loại chúng sinh bất hủ.

 

Đường vào làng Tiên Điền hiện nay đã được trải nhựa. Bên đường, xen kẽ với những nếp nhà mới xây tươi màu là nhiều di tích, nhà thờ hay bia mộ đã bạc màu của những bậc danh nhân, quan cách xưa. Một cụ già trong làng cho biết trước đây hai bên đường làng dày đặc bia đá cổ, nay đã bị thất lạc hoặc hư hại nhiều.

Khu di tích Nguyễn Du là quần thể các di tích dòng họ trải dài trên địa bàn toàn xã. Trong hơn 400 năm sống ở làng, dòng họ Nguyễn đã xây dựng một số đền chùa, văn bia, cầu cống, đình… nhưng đến nay, đa số đã trở thành phế tích.

 

Năm 1965, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành bảo vệ một số di tích còn lại và sau này xây dựng khu lưu niệm Nguyễn Du khá bề thế. Trong đó, nhà trưng bày là một ngôi đình kiến trúc gỗ có niên đại cuối thế kỷ XVIII được chuyển từ huyện khác về đây để làm nơi trưng bày hình ảnh, hiện vật liên quan đến cuộc đời Nguyễn Du và dòng họ Nguyễn ở Tiên Điền.

Hiện nay, nơi đây có gần một ngàn tài liệu, hiện vật, tiêu biểu như nghiên bút của Nguyễn Du, bản Kiều in từ bản khắc năm 1866, bộ sưu tập Truyện Kiều xuất bản bằng các thứ tiếng, bộ sưu tập sách viết về Nguyễn Du…

 

Cách khu lưu niệm Nguyễn Du vài trăm mét là đền thờ tể tướng Nguyễn Nghiễm, thân phụ của đại thi hào. Đền thờ quy mô vừa phải nhưng kiến trúc thanh thoát và mỹ thuật, trước cổng có cặp voi đá và ngựa đá.

Tiếc là do thiếu sự chăm sóc nên công trình này trông khá xuống cấp. Điều này cũng tương tự với hầu hết di tích trong làng. Vườn Nguyễn Du ngoài cây muỗm cổ thụ 300 tuổi cũng không có cây cối gì đặc sắc.

 

Về thăm quê hương của đại thi hào mà mình rất mực yêu mến, chúng tôi không khỏi xúc động trước những di tích gắn liền với nhiều câu thơ đã đi vào tâm hồn của hầu hết người Việt. Thế nhưng bên cạnh đó, một cảm giác tiếc nuối vẫn cứ đeo đuổi mỗi người.

Tiên Điền đẹp, lắm di tích nhưng sự quy hoạch tổng thể và chăm sóc, đầu tư đến nơi đến chốn vẫn chưa có. Ngôi làng khoa bảng này cũng rất giàu vốn liếng văn nghệ dân gian với các điệu hát ví, hát dặm, hát đò đưa, các hình thức diễn xướng dựa trên Truyện Kiều nhưng chẳng được mấy du khách biết đến.

Nếu Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của nền văn học Việt Nam hiện đại lấy con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên thì đại thi hào Nguyễn Du lại lấy thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người. Sự khác biệt này được ông thể hiện tài hoa qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều". Đây là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất của tác phẩm bất hủ mang tên "Truyện...
Đọc tiếp

Nếu Xuân Diệu - nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới của nền văn học Việt Nam hiện đại lấy con người làm chuẩn mực cho vẻ đẹp của thiên nhiên thì đại thi hào Nguyễn Du lại lấy thiên nhiên làm thước đo cho vẻ đẹp của con người. Sự khác biệt này được ông thể hiện tài hoa qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều". Đây là một trong những đoạn trích tiêu biểu nhất của tác phẩm bất hủ mang tên "Truyện Kiều". Tác phẩm này đã làm nên tên tuổi Nguyễn Du và lưu danh ông đến hàng thế kỉ sau.

Mở đầu đoạn trích, tác giả đã giới thiệu một cách trực tiếp về thân thế, và thứ bậc trong gia đình của chị em Thúy Kiều:

"Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thúy Vân
Mai cốt cách tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười".

Họ là con gái đầu lòng của Vương viên ngoại - một gia đình xếp vào hạng "thường thường bậc trung" của triều nhà Minh ở Trung Quốc. Thúy Kiều là chị cả, tiếp đến là cô em gái Thúy Vân. Cả hai nàng đều là những người con gái đẹp. Vẻ đẹp ấy được so sánh ngang bằng với vẻ đẹp của công chúa Hằng Nga trên cung trăng. Dáng vóc của hai nàng thanh tú như cành mai, tinh thần, tâm hồn trong trắng như tuyết. Tuy rằng mỗi người có những nét đẹp khác nhau nhưng đó đều là vẻ đẹp toàn diện "mười phân vẹn mười". Thử hỏi trong nhân gian có mấy ai đẹp một cách hoàn hảo đến như thế?

Theo trình tự thông thường, đáng lẽ ra Nguyễn Du phải miêu tả lần lượt vẻ đẹp của người chị rồi mới miêu tả vẻ đẹp của người em nhưng ở đây ông đã làm điều ngược lại. Phải chăng đây là một dụng ý của tác giả? Thúy Vân được Nguyễn Du dành trọn bốn câu thơ để khắc họa vẻ đẹp "trang trọng" của người con gái:

"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da".

Thúy Vân đẹp một cách "trang trọng", "đoan trang" khác với người phụ nữ bình thường. Khuôn mặt nàng tròn, đầy đặn như ánh trăng đêm rằm mỗi tháng. Nổi bật trên gương mặt thanh tú ấy là đôi lông mày cong, nở nang. Vẻ đẹp của Thuý Vân khiến hoa, ngọc cũng mỉm cười để nhường chỗ cho nàng. Đến cả mây cũng thua nàng về sự óng ả, mềm mượt của mái tóc, tuyết cũng thua nàng về độ trắng của màu da. "Trăng", "hoa", "ngọc", mây", "tuyết" được coi là chuẩn mực của cái đẹp trong quan niệm xưa. Nguyễn Du dùng những thứ ấy để miêu tả vẻ đẹp của nàng Vân đã giúp chúng ta nhận thấy rõ Thuý Vân đẹp một cách cao sang, quyền quý. Dân gian ta thường hay ví trắng như tuyết, dường như tuyết là trắng nhất. Vậy mà màu da của Thúy Vân khiến tuyết cũng phải nhường. Có vẻ như thiên nhiên đều cúi đầu, nép mình trước vẻ đẹp kiêu sa, đứng đắn của nàng. Hai động từ "thua", "nhường" đã thể hiện rất rõ điều ấy. Con người thường hay tin vào số phận, đã có nhiều người đọc đến những câu thơ này cho rằng Thúy Vân sẽ có một cuộc đời êm ấm, ít sóng gió hơn người chị gái của mình bởi vẻ đẹp làm thiên nhiên thán phục.

Khác với vẻ đẹp quý phái của Thúy Vân, Kiều đẹp một vẻ "sắc sảo mặn mà":

"Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh".

"Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười" nhưng "so bề tài sắc" thì Thúy Kiều lại có phần đẹp hơn, tài năng hơn cô em gái. Tác giả chỉ khắc họa vài nét tiêu biểu trên gương mặt Thúy Kiều nhưng cũng đủ để bạn đọc thấy được vẻ đẹp cuốn hút của nàng. Điểm cuốn hút nhất khi chúng ta nhìn vào ngoại hình của người con gái đó là đôi mắt. Kiều sở hữu một đôi mắt trong như làn nước mùa thu và đôi lông mày thanh như dáng núi mùa xuân. Đôi lông mày của nàng được Thanh Tâm Tài Nhân miêu tả: "Thúy Kiều mày nhỏ mà dài, mắt trong mà sáng, mạo như trăng thu, sắc tựa hoa đào". Chính vẻ đẹp riêng biệt ấy đã khiến cho hoa, liễu nảy sinh lòng ghen ghét, đố kị. Tạo hóa đánh ghen với vẻ đẹp của Thúy Kiều. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa cùng các động từ "ghen", "hờn" đã thể hiện thái độ không vừa lòng của tạo hóa. Nguyễn Du đã miêu tả Thúy Kiều bằng ngôn từ giàu hình ảnh và giàu sức gợi, đồng thời ông cũng dự báo trước về số phận bạc bẽo của nàng. Thủ pháp đòn bẩy miêu tả Thúy Vân trước rồi mới đến Thúy Kiều có tác dụng làm nổi bật lên bức chân dung của nàng Kiều. Đối với Thúy Vân, tác giả chỉ khắc họa nàng ở vẻ đẹp ngoại hình nhưng đối với Thúy Kiều, ông đã khắc họa nàng cả ở vẻ đẹp của ngoại hình lẫn tài năng thiên phú:

"Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân".

Cái đẹp của nàng làm cho người khác say mê mà đánh mất cả thành cả nước. Nguyễn Du đã khẳng định trong nhân gian duy nhất chỉ Thúy Kiều mới có được vẻ đẹp như vậy. Còn về tài năng thiên phú thì may mắn có người ngang sức với Thúy Kiều. Sự thông minh của nàng được trời phú nên nàng thông thạo cả cầm, kì, thi, họa. Thúy Kiều thuộc lòng các cung bậc: Cung, thương, giốc, chủy, vũ trong ngũ âm. Tài năng nổi bật nhất và cũng là tài năng không ai sánh kịp được nàng là tài đàn Hồ cầm. Nàng đã sáng tác một bản nhạc cho riêng mình có tên "Bạc mệnh". Bản nhạc đó cất lên khiến bất cứ ai nghe cũng thương xót, não lòng.

Nguyễn Du đã dành bốn câu thơ cuối đoạn trích để thể hiện tính cách kiêu sa, cao quý của hai chị em:

"Phong lưu rất mực hồng quần
Xuân xanh xấp xỉ tới tuần cập kê
Êm đềm trướng rủ màn che
Tường đông ong bướm đi về mặc ai".

Theo tục lệ của Trung Quốc, những thiếu nữ đến tuổi 15 bắt đầu cài trâm nghĩa là họ đã đến tuổi lấy chồng. Mặc dù như vậy nhưng hai chị em vẫn "Êm đềm trướng rủ màn che" và mặc cho những chàng trai tới ngỏ ý. "Mặc ai" không hoàn toàn là vô cảm mà đó là cách từ chối đài các, kiêu sa của Thúy Kiều và Thúy Vân. Dù đã đến tuổi "cập kê" nhưng họ không tơ tưởng đến đấng phu quân của đời mình.

Ở đoạn trích này, thể thơ lục bát nhịp nhàng kết hợp với bút pháp ước lệ tượng trưng đã giúp Nguyễn Du khắc họa được chân dung của hai tuyệt thế giai nhân với những vẻ đẹp riêng biệt. Có thể nói nhà thơ thật tài tình trong việc miêu tả vẻ đẹp của hai chị em Kiều. Đồng thời ông cũng thể hiện bức tranh số phận với những gam màu khác nhau của họ.

0
Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có...
Đọc tiếp

Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.

Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc của công. Là một người đau trước niềm đau của mọi người, ông đồng cảm và đau nỗi đau của những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc: đó là nằng Kiều, người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh …

phat-bieu-cam-nghi-ve-nha-tho-nguyen-du

 

 

Tài của ông nằm ở khả năng vận dụng và làm giàu con chữ Tiếng Việt. Truyện Kiều được viết theo thể thơ Nôm lục bát vừa gần gũi vừa dễ thuộc, dễ đọc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Hơn thế nữa, với khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều từ ngữ, nhân vật trong Truyện Kiều đã sống lại trong lời ăn, tiếng nói thường ngày của người dân Việt Nam như: “Chết đứng như Từ Hải”, đồ “Sở Khanh”,…

Đại thi hào Nguyễn Du là một con người tài hoa với nhân cách cao đẹp. Ông trân trọng những giá trị phẩm chất của con người, tiếc thương cho những kiếp người khổ đau. Tư tưởng, giá trị văn học của ông vẫn mãi lưu truyền tới muôn đời sau.

5

Là một người con Việt Nam, không ai là không biết đến Truyện Kiều. Nhắc đến Truyện Kiều là nhắc đến người con đáng kính của dân tộc Việt Nam: Đại thi hào Nguyễn Du.

Ở ông hội tụ đầy đù cả tâm và tài. Cái tâmcủa ông thể hiện qua niềm cảm thông đối với những kiếp người bất hạnh. Ông là một người có tấm lòng nhân hậu. Nó chứa đựng cả trong những tác phẩm văn học có giá trị nhân đạo sâu sắc của công. Là một người đau trước niềm đau của mọi người, ông đồng cảm và đau nỗi đau của những con người tài hoa, tài sắc song toàn mà mệnh bạc: đó là nằng Kiều, người ca nữ đất Long Thành, Tiểu Thanh …

 

 

Tài của ông nằm ở khả năng vận dụng và làm giàu con chữ Tiếng Việt. Truyện Kiều được viết theo thể thơ Nôm lục bát vừa gần gũi vừa dễ thuộc, dễ đọc. Ông dùng những từ ngữ, những cách diễn đạt gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Dân dã mà vẫn thật hay, vẫn uyên bác và giàu chất nghệ thuật. Hơn thế nữa, với khả năng sáng tạo của mình, ông đã làm cho Tiếng Việt trở nên giàu đẹp và phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều từ ngữ, nhân vật trong Truyện Kiều đã sống lại trong lời ăn, tiếng nói thường ngày của người dân Việt Nam như: “Chết đứng như Từ Hải”, đồ “Sở Khanh”,…

Đại thi hào Nguyễn Du là một con người tài hoa với nhân cách cao đẹp. Ông trân trọng những giá trị phẩm chất của con người, tiếc thương cho những kiếp người khổ đau. Tư tưởng, giá trị văn học của ông vẫn mãi lưu truyền tới muôn đời sau.

~ hỏi j thế~

8 tháng 1 2019

là sao em ko có hiểu gì cả

26 tháng 6 2018

Truyện Kiều là kiệt tác bất hủ của nền văn học dân tộc và thế giới. Nguyễn Du không những thành công ở phương diện nội dung mà còn đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật biểu hiện. Thủ pháp tả cảnh ngụ tình đạt đến trình độ điêu luyện xưa nay hiếm có. Sáu câu thơ cuối trong đoạn trích Cảnh ngày xuân thể hiện sâu sắc tài năng nghệ thuật ấy.

Tà tà bóng ngã về tây
Chị em thơ thẩn giang tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.

Cảnh vật được gợi tả nhẹ nhàng mà vô cùng tinh tế. Đất trời buổi chiều thanh thanh thật dễ chịu. Mọi âm thanh náo động của ngày hội xuân đã nhường chỗ cho sự yên ắng lạ thường. Âm thanh đã bị gạt lọc, chỉ còn lại sự im lặng khiến con người ta thêm phần dễ chịu.

Bức tranh vào lúc chiều tà, khép lại một ngày du xuân. Sau một ngày đi hội và du xuân, chị em Thúy Kiều trở về. Thời gian buổi chiều tà được khéo léo gợi tả qua hình ảnh “bóng ngã về tây”. Cảnh vật trở nên hư ảo, thấm đượm tâm trạng con người. Nó không còn cái không khí rộn ràng, sắc thái trong sáng, tinh khôi như ở bốn câu thơ đầu. Khi con người đắm mình trong cảnh xuân đẹp đẽ, hội xuân rộn ràng thì thời gian cứ lặng lẽ trôi đi. Nó bất chấp ước muốn níu kéo thời gian của con người.

Câu thơ ẩn chứa một nỗi niềm sâu xa. Cảnh xuân dù có đẹp thế nào cũng có lúc tàn phai. Hội xuân dẫu có vui thế nào rồi cũng sẽ tan rã. Một ngày chơi xuân ngắn ngủi gợi lên sự hối hả của lòng người mong muốn tận hưởng được hết cái đẹp trước khi nó tàn phai, khô héo.

Cảnh vật lúc về chiều không còn nhộn nhịp, rộn ràng như buổi sớm nữa. Tất cả bổng trở nên nhỏ nhắn, mềm mại. lắng lại, nhạt dần, hoang vắng, êm ả, yên tĩnh hơn. Bốn bề thanh thanh, yên ắng. Dòng suối êm ả chảy qua những hòn đá nhỏ nao nao mặt nước. Dịp cầu nho nhỏ xinh xinh bắc ngang dòng suối tọa nên vẻ đẹp thơ mộng.

Nhà thơ đã không dùng từ chảy để miêu tả dóng nước mà chỉ gợi nên sự chảy ấy bằng từ “nao nao” vô cùng tinh tế. Đây là bức tranh tả cảnh ngụ tình mẫu mực, đặc sắc trong “Truyện Kiều”. Mỗi bức tranh thiên nhiên cũng là một bức tâm tình đầy xao xuyến. Nước luôn là hình ảnh biểu hiện cho dòng chảy của thời gian. Không có tiếng nước chảy. Dòng nước chuyển lưu âm thầm nhưng vội vã. Hai từ “nao nao” gợi lên tâm trạng buồn buồn của con người. Một nỗi buồn vô cớ. Một nỗi bồn chồn chợt đến từ đâu đó không thể lí giải được. Giống như Nguyễn Du đã từng nói:

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.

Niềm háo hức, say mê của con người sáng nay cũng đã phai nhạt khi thời gian phủ xuống. Cảnh không buồn nhưng thời gian gợi buồn. Sắc xuân vẫn tươi nhưng cảnh vật yên ắng khiến cho lòng người thổn thức, nôn nao. Đó cũng là những cảm giác lo âu của tâm hồn thiếu nữ khi sắp bước vào cuộc đời lớn. Sau cuộc hội xuân năm nay, có thể các nàng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ đối với gia đình. Có thể các nàng sẽ phải rời xa gia đình dựng xây tổ ấm. Có thể, điều đó khiến các nàng bâng khuân. Chưa biết điều gì sẽ xảy đến. Có thể đây sẽ là cuộc hội xuân cuối cùng lúc còn xuân trẻ.

Thủ pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc được thi nhân nhân vận dụng tinh tế. Mùa xuân đến rồi đi. Hội xuân hợp rồi tan. Ý thơ mở rồi đóng, đóng rồi lại mở một cách tự nhiên, linh hoạt đã dẫn độc giả đến với câu chuyện về cuộc đời nàng Kiều một cách chân thực, sống động và hợp lí.

Lời thơ bộc lộ cảm xúc nuối tiếc, vương vấn, bịn rịn của hai nàng Kiều khi phải rời khỏi cái náo nhiệt, rộn rã, tươi vui của không khí lễ hội. Với việc thể hiện những nét tâm trạng như thế, nhà thơ đã thể hiện chân thực vẻ đẹp tâm hồn của người con gái vốn sống trong cảnh “êm đềm trướng rủ màn che”. Nay lần đầu được tiếp xúc với bầu không khí tươi vui, náo nhiệt chốn đông người không khỏi tránh được cảm giác hụt hẩng, luyến tiếc khi phải rời xa là điều hiển nhiên.

Đoạn thơ là bức tranh thiên nhiên lễ hội, mùa xuân tươi đẹp trong sáng, là một trong những bức tranh thiên nhiên tươi đẹp nhất trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đoạn trích đã thể hiện bút pháp tả cảnh giàu chất tạo hình, chuyển từ miêu tả sang tả cảnh ngụ tình trong nghệ thuật miêu tả và ngôn ngữ trong sáng giàu chất thơ của Nguyễn Du.

26 tháng 6 2018

" Tà tà " trong đoạn trích cảnh ngày xuân của nguyễn du có nghĩa là :

(Bóng mặt trời, mặt trăng) hơi chếch về phía tây, khi ngày hoặc đêm sắp hết.

VD : “Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dạng tay ra về

Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh
Nao nao dòng nước uốc quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”​

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc...
Đọc tiếp

Em hiểu ý kiến sau đây như thế nào?

Từ lúc chưa có ý thức, cho tới lúc có ý thức, chúng ta đã học chữ của Nguyễn Du. Chắc ai cũng đồng ý với tôi rằng nếu chữ nghĩa “Truyện Kiều” mà xoàng xĩnh thôi thì chắc “Truyện Kiều”, dù tư tưởng sâu xa đến đâu cũng chưa thể thành sách của mọi người. Tôi càng phục tài học với cách sáng tạo của Nguyễn Du trong chữ nghĩa, khi tôi đọc đến câu thơ ông viết ông đã “ở trong ruộng bãi để học câu hát hay của người trồng dâu”. Đó không phải là một câu nói bóng, mà đó là một tâm sự, một kế hoạch học chữ, hay là nói theo cách nói của chúng ta ngày nay: Nguyễn Du đã đi vào học lời ăn tiếng nói của nhân dân, cơ sở sáng tạo ngôn ngữ của nhà thơ thiên tài đã dựa thẳng vào đấy.

   Xin kể hai ví dụ. Câu thơ Nguyễn Du có chữ “áy” (cỏ áy bóng tà…). Chữ “áy” ấy, tài giỏi đến độ dù người ta không hiểu nghĩa, nó cũng hiện lên sự ảm đạm. Cho tới năm trước, có dịp đi Thái Bình, về huyện Thái Ninh, tôi được biết chữ “áy” là tiếng vùng quê đấy. Quê vợ của Nguyễn Du ở Thái

Bình, Nguyễn Du đã ở lâu đất Thái Bình, “cỏ áy” có nghĩa là cỏ vàng úa. Tiếng “áy” ở Thái Bình đã vào văn chương “Truyện Kiều” và trở thành tuyệt vời.

   Ví dụ nữa, ba chữ “bén duyên tơ” ở “Truyện Kiều”. Thông thường, ta hiểu “bén duyên” có thể gần gũi với câu tục ngữ ”Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén”. Nhưng không phải. Trong nghề ươm tơ, lúc tháo com tằm lấy tơ thì người ta ngâm tằm vào nồi nước nóng, rồi đem guồng ra, vớt tơ lên quay vào guồng, người nhà nghề gọi là “tơ bén”. Nếu chỉ viết “bén duyên” không thì còn có thể ngờ, chứ “bén duyên tơ” thì rõ ràng Nguyễn Du của chúng ta đã nghe, học và sáng tạo trên cơ sở công việc của người hái dâu chăn tằm. Nguyễn du đã trau dồi ngôn ngữ, đêm ngày mài giũa chữ nghĩa kì khu biết chừng nào!

(Theo Tô Hoài, Mỗi chữ phải là một hạt ngọc, trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, Sđd)

1
25 tháng 7 2019

- Ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du không phải có sẵn mà là biết học lời ăn tiếng nói của quần chúng

- Trau dồi vốn từ ngoài việc hiểu chính xác nghĩa để dùng còn phải làm giàu vốn từ bằng cách viết thêm từ mới.