K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 3 2021

Chương trình Địa lí lớp 12 bao gồm 3 phần: Địa lí Tự nhiên Việt Nam, địa lí Dân cư Việt Nam và địa lí Kinh tế Việt Nam. Theo Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học môn Địa lí của Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành tháng 8 năm 2011, chương trình Địa lí 12 cơ bản đã giảm đi một số phần gọn gàng hơn. Nội dung thi tốt nghiệp THPT bao gồm cả phần kiến thức (sách giáo khoa 12) và kĩ năng (tính toán, vẽ biểu đồ, phân tích biểu đồ và bảng số liệu, đọc Atlat). Sau đây là một số gợi ý khái quát hướng dẫn ôn tập thi tốt nghiệp THPT:

ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN

Phần này rất nhiều học sinh đánh giá khó và sợ học vì cho rằng đây là kiến thức phải học thuộc lòng. Thực chất, không hoàn toàn như vậy. Các thành phần tự nhiên có mối quan hệ biện chứng với nhau, một đặc điểm của thành phần này sẽ dẫn tới những đặc điểm của các thành phần khác. Vì vậy, để ôn tập phần tự nhiên hiệu quả, chúng ta nên hệ thống hóa kiến thức thành sơ đồ hoặc các bảng thống kê. Các kiến thức địa lí nên học theo phương pháp diễn dịch (đi từ đặc điểm tổng quan đến cụ thể). Ví dụ:

1. Nội dung: Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ

• Vị trí địa lí:

• Phạm vi lãnh thổ: gồm ba vùng: vùng đất, vùng trời và vùng biển (SGK)

2. Nội dung: Đặc điểm chung của tự nhiên

a/ Đất nước nhiều đồi núi

• Đặc điểm chung của địa hình: SGK rất ngắn gọn, rõ ràng.

• Khu vực đồi núi:

- Vùng núi: 4 vùng: Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

- Vùng bán bình nguyên và đồi trung du: Vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, cao khoảng 100 – 200m: Đông Nam Bộ, rìa đồng bằng sông Hồng…

• Khu vực đồng bằng: ¼ diện tích, gồm 2 loại: đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển.

• Ảnh hưởng của thiên nhiên các khu vực địa hình trong phát triển kinh tế - xã hội. (phần này SGK viết rất ngắn gọn, nên hệ thống lại thành bảng theo mẫu dưới đây để hiểu nhanh hơn và dễ so sánh hơn)

b/ Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển

• Khái quát về biển Đông: SGK

• Ảnh hưởng của biển Đông đến thiên nhiên Việt Nam

c/ Thiên nhiên nhệt đới ẩm gió mùa

• Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:

- Tính chất nhiệt đới: nêu biểu hiện (tổng bức xạ, cân bằng bức xạ, nhiệt độ trung bình năm, tổng số giờ nắng) và nguyên nhân.

- Lượng mưa, độ ẩm lớn: nêu biểu hiện (lượng mưa trung bình năm, độ ẩm không khí, cân bằng ẩm) và nguyên nhân.

- Gió mùa: nêu nguyên nhân, thời gian, nguồn gốc, hướng gió, tính chất của gió, phạm vi hoạt động, kiểu thời tiết đặc trưng của gió mùa mùa đông, gió mùa mùa hạ

- Sự phân mùa khí hậu:

+ Miền Bắc: Mùa đông lạnh, ít mưa, mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.

+ Miền Nam: Mùa khô và mùa mưa rõ rệt

+ Tây Nguyên và ven biển Trung Bộ có sự đối lập về mùa khô và mùa mưa.

• Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của các thành phần tự nhiên khác:

c/ Thiên nhiên phân hóa đa dạng

• Thiên nhiên phân hóa theo Bắc – Nam:

- Nguyên nhân: Lãnh thổ trải dài trên 15 vĩ độ nên khí hậu có sự thay đổi theo vĩ độ.

- Đặc điểm tiêu biểu về khí hậu, cảnh quan của phần lãnh thổ phía Bắc và phía Nam (SGK)

• Thiên nhiên phân hóa theo Đông – Tây

- Nguyên nhân: Địa hình nước ta cao ở phía Tây và thấp dần về phía Đông; ảnh hưởng của các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam; ảnh hưởng của biển Đông.

- Đặc điểm tiêu biểu về thiên nhiên của 3 dải: vùng biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi. (SGK)

• Thiên nhiên phân hóa theo độ cao:

- Nguyên nhân: do sự thay đổi của khí hậu theo độ cao

- Đặc điểm tiêu biểu của 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi, đai ôn đới gió mùa trên núi.

• Các miền địa lí tự nhiên: dựa vào SGK và Atlat Địa lí Việt Nam, tìm hiểu những đặc điểm cơ bản của 3 miền theo gợi ý sau:

3. Nội dung: Vấn đề sử dụng và bảo vệ tự nhiên

a/ Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Đối với mỗi loại tài nguyên, học sinh cần tìm hiểu việc sử dụng và bảo vệ theo các nội dung sau:

b/ Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai

• Bảo vệ môi trường: có 2 vấn đề quan trọng nhất trong bảo vệ môi trường ở nước ta: tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường và tình trạng ô nhiễm môi trường. (Học sinh nên hệ thống kiến thức theo gợi ý dưới đây)

• Một số thiên tai chủ yếu và biện pháp phòng chống:

(Học sinh nên hệ thống kiến thức theo gợi ý dưới đây)

• Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường: bảo vệ đi đôi với phát triển bền vững. (nội dung các nhiệm vụ của chiến lược:SGK)

GIỚI THIỆU MỘT SỐ CÂU HỎI

Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khăn do vị trí địa lí mang lại đối với tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội, quốc phòng ở nước ta.

Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

Câu 3: Nêu những điểm khác nhau về địa hình giữa hai vùng núi Đông Bắc và tây Bắc, Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Câu 4: So sánh đặc điểm của hai đồng bằng châu thổ ở nước ta.

Câu 5: Em thích định cư ở miền núi hay đồng bằng? Vì sao?

Câu 6: Biển Đông có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu, địa hình và các hệ sinh thái ven biển nước ta?

Câu 7: Biển Đông đã mang lại cho nước ta những thuận lợi và khó khăn gì trong đời sống và sản xuất?

Câu 8: Vì sao khí hậu nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?

Câu 9: Trình bày hoạt động của gió mùa ở nước ta và hệ quả của nó đối với sự phân chia mùa khác nhau giữa các khu vực.

Câu 10: Vì sao địa hình, sông ngòi, đất, sinh vật nước ta lại mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa? Biểu hiện của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa qua các thành phần này như thế nào?

Câu 11: Nêu đặc điểm của mỗi miền địa lí tự nhiên. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sử dụng tự nhiên của mỗi miền?

Câu 12: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy so sánh sự khác nhau về tự nhiên giữa miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ với miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ của nước ta.

Câu 13: Trình bày hoạt động và hậu quả của bão ở Việt Nam. Nêu một số biện pháp phòng chống bão.

GỢI Ý TRẢ LỜI MỘT SỐ BÀI TẬP
I/ BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BẢNG SỐ LIỆU

1. Bài tập 2/SGK trang 44

- Yêu cầu bài: Nhận xét về sự thay đổi nhiệt độ từ Bắc vào nam và giải thích nguyên nhân.

- Cách làm: Nên nhận xét theo từng cột dọc của bảng số liệu và kết hợp giải thích nguyên nhân ngay sau mỗi ý nhận xét

Không nên: Nhận xét hết các cột rồi mới giải thích nguyên nhân. Nếu làm như vậy, khi giải thích sẽ phải nhắc lại các ý đã nhận xét và rất có thể bị thiếu ý.

- Cụ thể: nhận xét và giải thích về cột Nhiệt độ trung bình năm trước, sau đó lần lượt đến cột Nhiệt độ trung bình tháng I và tháng VII:

+ Nhiệt độ trung bình năm tại các địa điểm từ Bắc vào Nam đều cao hơn 200C và có sự tăng dần từ Bắc vào Nam. Nguyên nhân: do vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến và lãnh thổ hẹp ngang, dài theo chiều Bắc Nam nên từ bắc vào nam, vĩ độ giảm dần, càng gần xích đạo, góc nhập xạ trung bình năm càng lớn vì thế nhiệt độ trung bình năm tăng dần.

+ Nhiệt độ trung bình tháng I cũng tăng dần từ Bắc vào Nam. Từ Lạng Sơn đến Huế, nhiệt độ trung bình tháng I không vượt quá 200C (nguyên nhân: ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, càng vào phía nam, ảnh hưởng này càng yếu đi). Từ Đà Nẵng vào đến TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ cũng tăng dần và trên 200C (nguyên nhân: ảnh hưởng của gió tín phong đông bắc)

+Nhiệt độ trung bình tháng VII rất cao, trên 270C, từ Bắc vào Nam có sự thay đổi qua các địa điểm như sau:

Từ Lạng Sơn đến Huế: nhiệt độ tăng dần (do góc nhập xạ cũng tăng dần và chịu ảnh hưởng của hiệu ứng Phơn do gió Tây nam từ Bắc Ấn độ dương gây ra). Lạng Sơn nhiệt độ thấp hơn Hà Nội do nằm ở vĩ độ cao hơn và có địa hình cao hơn. Huế nóng nhất do ảnh hưởng sâu sắc của gió Lào khô nóng.

Đến Đà Nẵng, nhiệt độ thấp hơn Huế do Huế bị chặn bởi một bên là dãy Trường Sơn Bắc, một bên là dãy Bạch Mã nên ảnh hưởng hiệu ứng phơn sâu sắc của gió Tây Nam.

Từ Đà Nẵng đến Quy Nhơn, nhiệt độ lại tăng dần, Quy Nhơn nóng nhất cả nước (29,70C), đến TP Hồ Chí Minh nhiệt độ lại giảm xuống còn 27,10C. Mặc dù TP. Hồ Chí Minh gần xích đạo hơn nhưng lúc này là mùa mưa lớn do ảnh hưởng của gió Tây Nam nên làm giảm bớt nhiệt độ. Đà Nẵng và Quy Nhơn nằm phía Đông của dãy Trường Sơn Nam nên tháng 7 là mùa khô, nóng hơn.

2. Bài tập 3/SGK trang 44

- Yêu cầu: So sánh, nhận xét và giải thích về lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh.

- Cách làm: tương tự như bài 2 ở trên.

- Cụ thể:

- Lượng mưa: Chỉ ra nơi nào mưa nhiều nhất, nơi nào mưa ít nhất (dẫn chứng số liệu). Giải thích vì sao?

- Lượng bốc hơi: Chỉ ra nơi nào bốc hơi nhiều nhất, nơi nào bốc hơi ít nhất (dẫn chứng số liệu). Giải thích vì sao?

- Cân bằng ẩm (hiệu số giữa lượng mưa và lượng bốc hơi): Kết hợp từ hai ý nhận xét trên để rút ra nhận xét về cân bằng ẩm của mỗi địa điểm.

II/ BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VÀ BẢNG SỐ LIỆU

Bài 1 /SGK trang 50

Yêu cầu: Dựa vào bảng số liệu, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, nhận xét và so sánh chế độ nhiệt, chế độ mưa của 2 địa điểm trên.

Cách làm: nhận xét và so sánh về chế độ nhiệt trước sau đó đến chế độ mưa. Chú ý: yêu cầu của bài chỉ là nhận xét và so sánh, không yêu cầu phải giải thích.

Cụ thể:

Chế độ nhiệt: Nhiệt độ TB năm của Hà Nội thấp hơn TP. Hồ Chí Minh nhưng chế độ nhiệt của TP. Hồ Chí Minh điều hòa hơn, còn ở Hà Nội có sự phân mùa. Nhiệt độ TB tháng lạnh nhất của Hà Nội là 16,40C trong khi đó TP. Hồ Chí Minh là 25,70C. Có những thời điểm, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối của Hà Nội xuống đến 2,70C còn TP.Hồ Chí Minh là 13,80C. Nhiệt độ TB tháng nóng nhất của Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh bằng nhau, 28,90C nhưng nhiệt độ tối cao tuyệt đối của Hà Nội lên tới 42,80C, cao hơn TP.Hồ Chí Minh gần 30C. Như vậy, kết quả là, biên độ nhiệt độ TB năm ở Hà Nội khá cao, đạt 12,50C còn ở TP. Hồ Chí Minh chỉ chênh nhau rất ít, biên độ nhiệt TB năm là 3,20C.

Kết luận: Trong chế độ nhiệt, Hà Nội có một mùa nóng và một mùa lạnh, biên độ nhiệt TB năm khá cao. Tp. Hồ Chí Minh quanh năm nóng, chế độ nhiệt điều hòa hơn.

Chế độ mưa: Nhìn vào biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của hà Nội và TP. Hồ Chí Minh ta thấy: Lượng mưa của TP. Hồ Chí Minh lớn hơn Hà Nội nhưng cả 2 địa điểm đều có chế độ mưa theo mùa: mùa mưa và mùa khô.

Tại Hà Nội, mùa mưa khoảng từ tháng 5 đến tháng 9, trong đó, mưa nhiều nhất vào tháng 7, 8, lượng mưa đạt trên dưới 300mm. Từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, Hà Nội ít mưa, đặc biệt mưa rất thấp vào tháng 12 và tháng 1, khoảng 20 – 25mm.

Tại TP. Hồ Chí Minh, mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, lượng mưa lớn, luôn đạt trên 200mm, mưa nhiều nhất vào tháng 9, đạt khoảng 320mm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, khô sâu sắc vào tháng1,2,3, lượng mưa đạt dưới 20mm.

Như vậy, so sánh về chế độ nhiệt của 2 địa điểm trên ta thấy, Tp. Hồ Chí Minh có mùa mưa dài hơn và mưa lớn hơn Hà Nội còn mùa khô ở TP. Hồ Chí Minh lại khô sâu sắc hơn, mùa khô ở Hà Nội không quá ít mưa như TP. Hồ Chí Minh. Tại Hà Nội, những tháng nóng nhất là những tháng mưa nhiều, những tháng lạnh là những tháng ít mưa. Còn ở TP. Hồ Chí Minh, những tháng mưa nhiều là những tháng có nhiệt độ thấp hơn (do mưa làm dịu bớt) còn những tháng mùa khô là những tháng có nhiệt độ cao hơn một chút.

10 tháng 12 2021

Tham khảo!

1.

 

Sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ:

- Thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, cứ lên cao 100 m nhiệt độ không khí giảm 0,6°C, ở độ cao trên 3000 m của đỉnh núi An-pơ có băng tuyết phủ vĩnh viễn.

=> Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao: rừng lá rộng -> rừng lá kim -> đồng cỏ -> tuyết.

- Khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng của sườn núi: Sườn núi đón gió ẩm và đón ánh nắng mặt trời có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn và phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng, khuất gió.


2.

Đặc điểm địa hình:

-Chủ yếu là sơn nguyên và bồn địa,cao trung bình 750m

-Có ít núi và đồng bằng(nhỏ hẹp,phân bố chủ yếu ở ven biển)

-Phía Đông có nhiều địa hình cao như sơn nguyên Êtiôpia,sơn nguyên Đông Phi

*Đặc điểm khí hậu;

-Nóng,nhiệt độ trung bình năm hơn 20 độC

-Khô,lượng mưa ít,phân bố không đều và giảm dần về 2 chí tuyến

 

Tham khảo 

câu 1: Sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao, theo hướng sườn ở vùng núi An-pơ:

- Thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, cứ lên cao 100 m nhiệt độ không khí giảm 0,6°C, ở độ cao trên 3000 m của đỉnh núi An-pơ có băng tuyết phủ vĩnh viễn.

=> Sự thay đổi nhiệt độ, độ ẩm không khí từ chân núi lên đỉnh núi đã tạo nên sự phân tầng thực vật theo độ cao: rừng lá rộng -> rừng lá kim -> đồng cỏ -> tuyết.

- Khí hậu và thực vật thay đổi theo hướng của sườn núi: Sườn núi đón gió ẩm và đón ánh nắng mặt trời có mưa nhiều, cây cối tốt tươi hơn và phát triển lên đến những độ cao lớn hơn phía sườn khuất nắng, khuất gió.

câu 2: 

Châu Phi có khí hậu nóng, nhiệt độ trung bình năm trên 20 °C, thời tiết ổn định. Lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai chí tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển. Sa mạc Sahara là hoang mạc cát lớn nhất thế giới.

Đặc điểm tự nhiên khu vực Nam Âu;

- Địa hình: Phần lớn là núi trẻ và cao nguyên, đồng bằng nhỏ, hẹp nằm ở ven biển hoặc xen giữa núi hoặc xen giữa cao nguyên.Là vùng có địa chất không ổn định nhất của vỏ trái đất.

-Khí hậu; Có khí hậu địa trung hải và một số nơi có khí hậu cận nhiệt khô. Mùa hạ nóng khố,mưa nhiều vào mùa thu-đông.

-Cảnh quang: Rừng lá cứng địa trung hải, trên đồng bằng trung và hạ lưu sông Đa-nuyp có thảo nguyên phát triển.

 

15 tháng 2 2022

refer

- Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn, thực động vật rất phong phú. 
- Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.

- Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin
- Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét.
- Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét.
- Bán hoang mạc ôn đới phát triển.trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
- Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét.

 

 

Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố không đều chủ yếu tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên; thưa thớt ở các vùng nằm sâu trong nội địa.
Đồng bằng A-ma-dôn: chủ yếu là rừng rậm xích đạo; khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ; nhưng chưa được khai phá hợp lí
Nam An-đét: Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt quanh năm .

Mình xin phép không làm nữa vì hôm nay nhiều câu hỏi quá dài mà mình rất bận.

Chúc bạn học tốt!

15 tháng 2 2022

- Rừng xích đạo xanh quanh năm phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn, thực động vật rất phong phú. 
- Rừng rậm nhiệt đới bao phủ ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti.

- Rừng thưa và xa van ở vùng trung tâm và phía tây sơn nguyên Bra-xin
- Thảo nguyên khô phát triển trên cao nguyên phía đông An-đét.
- Bụi gai và xương rồng phát triển trên miền đồng bằng duyên hải phía tây của vùng trung An-đét.
- Bán hoang mạc ôn đới phát triển.trên cao nguyên Pa-ta-gô-ni.
- Hoang mạc A-ta-ca hình thành ở phía tây của An-đét.

Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố không đều chủ yếu tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên; thưa thớt ở các vùng nằm sâu trong nội địa.
Đồng bằng A-ma-dôn: chủ yếu là rừng rậm xích đạo; khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ; nhưng chưa được khai phá hợp lí
Nam An-đét: Khí hậu khô hạn, khắc nghiệt quanh năm .

Câu 1 : Địa hình khu vực Nam Phi có đặc điểm gì?A.Cao nguyên lớn , độ cao trung bình hơn 1000mB.Phía Đông Nam có dãy Đrê-ken-bécC.Trung tâm có bồn địa CalahariD.Tất cả các ý trênCâu 2 : Khí hậu Nam Phi ẩm và dịu hơn Bắc Phi , vì :A.Diện tích nhỏ hơn Bắc PhiB.Các dòng biển nóng Moodămbích và mũi kim chảy ven bờ Đông Nam và NamC. Ba mặt giáp với đại dươngD. Tất cả đều saiCâu 3 : Để phát triển công nghiệp các nước châu...
Đọc tiếp

Câu 1 : Địa hình khu vực Nam Phi có đặc điểm gì?

A.Cao nguyên lớn , độ cao trung bình hơn 1000m

B.Phía Đông Nam có dãy Đrê-ken-béc

C.Trung tâm có bồn địa Calahari

D.Tất cả các ý trên

Câu 2 : Khí hậu Nam Phi ẩm và dịu hơn Bắc Phi , vì :

A.Diện tích nhỏ hơn Bắc Phi

B.Các dòng biển nóng Moodămbích và mũi kim chảy ven bờ Đông Nam và Nam

C. Ba mặt giáp với đại dương

D. Tất cả đều sai

Câu 3 : Để phát triển công nghiệp các nước châu Phi , trở ngại lớn nhất cần khắc phục là :

A.Dân trí thấp , thiếu lao động có trình độ chuyên môn

B.Cơ sở vật chất kĩ thuật lạc hậu

C.Thiếu vốn đầu tư

D.Tất cả đều sai

Câu 4 : Cộng Hòa Nam Phi là quốc gia có ngành công nghiệp phát triển là :

A.Khai thác khoáng sản

B.Luyện kim màu

C.Cơ khí

D.Tất cả các ngành trên

1
28 tháng 12 2021

1. a

2. a

3. a

4. d

25 tháng 3 2022

THAM KHẢO

- Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Hệ thống Coóc-đi-e cao, đồ sộ ở phía tây, kéo dài 9000km, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc-tây nam.

​+ Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.

Câu 1: Hai khu vực điển hình cho môi trường nhiệt đới gió mùa làA.    Bắc Á – Đông Á                                    C. Đông Nam Á – Nam ÁB.     Đông Á – Đông Nam Á                         D. Nam Á – Tây Nam Á.Câu 2: Đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới giói mùa?A.    Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gióB.     Thời tiết diễn biến thất thườngC.     Lượng mưa trung bình năm trên 1000mmD.    Tất cả đều đúngCâu...
Đọc tiếp

Câu 1: Hai khu vực điển hình cho môi trường nhiệt đới gió mùa là

A.    Bắc Á – Đông Á                                    C. Đông Nam Á – Nam Á

B.     Đông Á – Đông Nam Á                         D. Nam Á – Tây Nam Á.

Câu 2: Đặc điểm khí hậu môi trường nhiệt đới giói mùa?

A.    Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió

B.     Thời tiết diễn biến thất thường

C.     Lượng mưa trung bình năm trên 1000mm

D.    Tất cả đều đúng

Câu 3: Kiểu cảnh quan nào sau đây không có ở môi trường nhiệt đới gió mùa?

A.    Rừng rậm xanh quanh năm                           C. Rừng thưa xavan

B.     Đồng cỏ cao nhiệt đới                                    D. Rừng ngập mặn

Câu 4: Đới nóng tập trung khoảng bao nhiêu phần trăm dân số thế giới?

A.    50%                     B. 60%                          C. 70%                                    D. 80%

Câu 5: Nơi tập trung dân cư đông đúc ở đới nóng không phải là khu vực?

A.    Tây Phi.           B. Đông Nam Á                C. Đông Nam Brazil          D. Đông Bắc Hoa Kì

Câu 6: Hiện nay,tài nguyên rừng ở đới nóng đang bị suy giảm nguyên nhân chủ yếu không phải do?

A.    Mở rộng diện tích đất canh tác.                      C. Chiến tranh tàn phá.

B.     Nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng lên.                  D.Con người khai thác quá mức.

Câu 7: Điểm nào sau đây không phải là hậu quả của việc khai thác rừng bừa bãi ở đới nóng?

A.    Đất đai bị xói mòn                                         C. Mực nước ngầm hạ thấp

B.     Sự suy giảm đa dạng sinh bọc                       D. Động đất xảy ra ở nhiều nơi

Câu 8: Khoảng bao nhiêu % số người mắc bệnh ở đới nóng là do thiếu nước sạch?

A.    50%                   B. 60%                   C. 70%                        D. 80%

Câu 9: Ở đới nóng để giảm bớt sức ép của dân số tới tài nguyên môi trường cần?

A.    Giảm cân bằng giới tính khi sinh                          C. Phân bố lại dân cư, lao động

B.     Giảm tỉ lệ gia tăng dân số                                     D. Ban hành luật cấm sinh sản

Câu 10: Tại sao sản lượng lương thực tăng mà bình quân lương thực giảm?

A.    Sản lượng tăng chậm                                          C. Sản lượng tăng nhanh

B.     Dân số tăng nhanh                                              D. Dân số tăng chậm.

Câu 11: Châu lục nào nghèo đói nhất thế giới là?

A.    Châu Á.

B.     Châu Phi.

C.     Châu Mĩ.

D.    Châu Đại Dương.

Câu 12: Môi trường đới ôn hòa nằm trong khoảng?

A.    Giữa hai đường chí tuyến                            C. Từ vòng cực đến cực ở mỗi bán cầu

B.     Từ chí tuyến đến vòng cực ở 2 bán cầu        D. Từ xích đạo đến hai chí tuyến mỗi bán cầu

Câu 13: Môi trường đới ôn hòa thay đổi từ vùng này sang vùng khác tuỳ thuộc vào?

A.    Vĩ độ                                                                   C. Gió Tây ôn đới

B.     Ảnh hưởng của dòng biển                                  D .Tất cả đều đúng

Câu 14: Thảm thực vật đới ôn hòa thay đổi?

A.    Từ Tây sang Đông

B.     Từ rừng lá rộng đến rừng hỗn giao và rừng lá kim

C.     Từ rừng hỗn giao đến rừng lá kim và rừng lá rộng

D.    Tất cả đều đúng

Câu 15: Sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A.    Các đợt khí nóng ở chí tuyến                         C.Gió Tây ôn đới và các dòng biển ven bờ

B.     Các đợt khí lạnh ở vùng cực                          D. Gió mùa Đông Bắc lạnh

Câu 16: Khí hậu đới ôn hòa mang tính chất chuyển tiếp giữa khí hậu?

A.    Đới lạnh và khí hậu đới hải dương                  C. Đới nóng và khí hậu đới lạnh

B.     Địa trung hải và khí hậu đới lạnh                     D. Cận nhiệt ẩm và khí hậu đới lạnh.

Câu 17: Môi trường ôn đới lục địa ở đới ôn hòa có đặc điểm gì?

A.    Mưa vào mùa thu – đông                                 C. Ẩm ướt quanh năm

B.     Mùa đông lạnh và tuyết rơi nhiều                     D. Mùa hạ mát mẻ

Câu 18: Thiên nhiên đới ôn hòa thay đổi theo

A.    1 mùa                       B. 2 mùa                          C. 3 mùa                       D. 4 mùa

Câu 19: Thời tiết đới ôn hòa thay đổi thất thường do

A.    Vị trí trung gian                                                C. Gió mùa Đông Bắc

B.     Nằm gần biển                                                  D. Dòng biển nóng

Câu 20: Bờ tây lục địa ở đới ôn hòa có kiểu môi trường ôn đới hải dương do ảnh hưởng của yếu tố nào?

A.    Dòng biển nóng và gió Tín Phong                         C. Dòng biển lạnh và gió Đông cực

B.     Dòng biển nóng và gió Tây ôn đới                        D. Dòng biển lạnh và gió Tây ôn đới

Câu 21: Khí hậu ẩm ướt quanh năm, mùa hạ mát mẻ, mùa đông không lạnh lắm là đặc điểm của môi trường?

A.    Ôn đới lục địa.                                               C. Địa Trung Hải

B.     Ôn đới hải dương.                                            D. Cận nhiệt đới ẩm.

Câu 22: Mưa axit không dẫn đến hậu quả nào sau đây?

A.    Làm chết cây cối                                            C. Gây các bệnh về hô hấp

B.     Ăn mòn các công trình xây dựng                   D. Đóng băng các dòng sông

Câu 23: Những nguyên nhân nào gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?

A.    Khí thải công nghiệp                                      C. Sử dụng năng lượng nguyên tử

B.     Khí thải sinh hoạt                                           D. Tất cả các ý trên.

Câu 24: Nguyên nhân nào sau đây không phải nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở đới ôn hòa?

A.    Tai nạn tàu chở dầu                                       C. Nước thải sinh hoạt

B.     Nước thải công nghiệp                                   D. Đốt rác thải không theo quy hoạch

Câu 25: Ô nhiễm môi trường nước gây những hậu quả gì?

A.    Gây “Thủy triều đen”                                      C. Gây bệnh đường tiêu hóa, da liễu

B.     Gây “Thủy triều đỏ”                                        D. Tất cả các ý trên.

Câu 26: Nghị định Ki- ô-to được kí kết nhằm giảm

A.    Lượng khí thải gây ô nhiễm                            C. Sử dụng năng lượng nguyên tử

B.     Lượng phương tiện giao thông                       D. Quá trình đô thị hóa quá mức

Câu 27: Nguyên nhân sinh ra "thủy triều đen" là

A.    Chất thải sinh hoạt                                          C. Dầu loang trên biển

B.     Hóa chất thải ra từ các nhà máy                     D. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Câu 28: Ô nhiễm không khí sẽ gây hại gì cho con người và môi trường?

A.    Gây mưa a- xít                                      C. Hiệu ứng nhà kính

B.     Bệnh đường hô hấp.                             D. Tất cả các ý trên.

Câu 29: Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm

A.    Nước biển, nước sông.                                 C. Nước biển, nước sông và nước ngầm

B.     Nước sông, nước ngầm.                               D. Nước sông, nước hồ, nước ao

Câu 30: Đới khí hậu thể hiện 4 mùa rõ rệt là đới khí hậu nào?

A.Đới nóng                  B. Đới ôn đới                  C. Đới lạnh                D.Tất cả đều sai

I.                   PHẦN TỰ LUẬN:

1.      Trình bày vị trí và đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới gió mùa?

- Điển hình ở Nam Á và Đông Nam Á.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Có nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.

+ Thời tiết diễn biến thất thường.

2.      Hãy cho biết một số biện pháp làm giảm bớt sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng?

-         Giảm tỉ lệ gia tăng dân số

-         Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của người dân.

3.      Trình bày vị trí và đặc điểm khí hậu của môi trường đới ôn hòa?

-         Nằm trong khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả 2 bán cầu.

-         Khí hậu:

+ Mang tính chất trung gian

+ Thời tiết thay đổi thất thường.

4.      Trình bày hiện trạng và nguyện nhân gây ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa?

- Hiện trạng: Bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.

- Nguyên nhân: Khói bụi từ các nhà máy và phương tiện giao thông thải vào khí quyển.

5.      Trình bày nguyện nhân và hậu quả gây ô nhiễm nước ở đới ôn hòa?

- Nguyên nhân :

+ Nước thải công nghiệp, tàu bè, sinh hoạt …..

+ Sự cố tàu chở dầu .

+ Dư lượng phân bón , thuốc hóa học trong nông nghiệp .

- Hậu quả :

+ Khan hiếm nước sạch

+ Chết sinh vật dưới nước

+ Gây bệnh ngoài da…

6.      Em hãy cho biết, bản thân em có những biện pháp gì để bảo vệ môi trường nước xung quanh nơi em đang sinh sống? ( HS tự ghi câu trả lời của mình)

3
21 tháng 10 2021

Tách ra đi bạn

21 tháng 10 2021

dài quá, nhìn phát khiếp