K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 11 2017

Cuộc đời của Lão Hạc chứa đầy nhưng bi kịch. Bi kịch làm cha, ki kịch làm người. Lão Hạc vốn là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh. tài sản của lão chỉ có 3 sào vườn và một cậu con trai. Vợ lão không may qua đời sớm tất cả gánh nặng trong gia đình lão phải một mình gách vác. Vì con trai không đủ tiền cưới vợ đã bỏ nhà ra đi. Lão có con mà lại ko được sống chung với con. Lẽ ra ở tuổi lão phải được con cái chăm sóc. Tưởng như cuộc sống thế là đã khổ lắm rồi. Vậy mà cuộc đời lão còn khổ hơn sau khi lão trả qua trận ốm 2 tháng 18 ngày. Tiền mấy năm để được lão cũng đã tiêu hết rồi, mùa màng thì mất vụ các công việc thì bị chanh nhau hết. Làm sao đây, cậu Vàng còn ăn khỏe hơn lão bao nhiêu thức có trong nhà hay ngoài vườn lão cũng đã ăn hết rồi. Vì đường cùng lão đành bán con chó đi. Lão giờ chỉ viết làm mọi thức cho con, bao nhiêu tiền hoa lợi trong vườn bán được lão đều dnahf dhum cho con, hi vọng sau con về sẽ có tiền cưới vợ. Lão tự nhủ mảnh vườn là của con ta của mẹ nó tậu thì nó hưởng. Dù khó khăn lão vẫn giữ trọn vẹn 2 sào vườn cho con.. Lão từ chối tất cả sự giúp đỡ của ông giáo. Và cuối cùng , Lão Hạc đã kết liễu cuộc đời đau khổ của mình bằng cách ăn bả chó. Lão chết 1 cách đau đớn, lão thật đáng thương. Bi kịch của lão đó là muốn sống mà ko thể sống, muốn sống cùng đứa con mà cũng ko được. Dù nghèo đói, nhưng lão cũng không đi ăn trộm như Binh Tư. Chết trong sạch còn hơn là chết nhục nhã.

15 tháng 11 2017

Nam Cao là nhà văn xuất sắc trong nền văn học hiện thực 1930 – 1945. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm. Trong đó "Lão Hạc" là một truyện ngắn đặc sắc của Nam Cao viết về cuộc đời bất hạnh và cái chết thương đau của lão nông nghèo khổ. Thông qua tác phẩm nhà văn đã xây dựng thành công tấn bi kịch của Lão Hạc.

Bi kịch là một trạng thái tâm hồn của con người, bức bối đau khổ không giải thoát được bởi mâu thuẫn giữa một bên là mơ ước mong muốn một bên là hiện thực. Lão Hạc trong tác phẩm có một cuộc đời đấy bi kịch.

Lão Hạc là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh. Tài sản của lão chỉ có ba sào vườn, một túp lều, một con chó do vợ lão để lại. Vợ lão chết đã lâu, lão sống trong cảnh gà trống nuôi con. Nhưng đứa con trai của lão vì không có tiền cưới vợ đã phẫn chí xin đi làm ở đồn điền cao su, đi biền biệt 5, 6 năm nay chưa về. Lão sống cô đơn lủi thủi bất hạnh, bao bất hạnh cũng trút lên đầu lão. Lão có con mà không được sống cùng con, phải ở một mình. Đáng lẽ ra đến cái tuổi của lão được con cái chăm sóc, ngược lại lão sống cô đơn chỉ còn biết bầu bạn với cậu Vàng.

Tưởng như cuộc sống của lão thế là khổ lẳm rồi.Vậy mà cuộc đời lão còn khổ hơn khi một tai họa ập đến nhà lão: lão bị ốm một trận nặng hai tháng 18 ngày và lão đã phải tiêu vào số tiền mà lão dành cho con lão, khổ hơn đáng thương hơn là hoa màu trong vườn nhà lão mất mùa gần hết: "làng mất mùa sợi, giá gạo thì ngày càng tăng,bao nhiêu việc nhẹ thì đàn bà con gái đã nhận làm hết". Lão thật đáng thương. Con lão đi làm ăn xa nên lào dành hết tình cảm cho cậu Vàng, lão coi cậu vàng như đứa con cầu tự, lão ăn gì cũng cho nó ăn nấy, lão cho cậu ăn trong bát sứ như gia đình nhà giàu. Bắt rận và tắm cho nó, lão tâm sự với nó như với người. Nhưng mỗi ngày cậu Vàng lại ăn hết hai hào gạo. Cậu còn ăn khỏe hơn lão. Mà cuộc sống của lão ngày càng khó khăn để nuôi cậu Vàng thì lão không có tiền để nuôi, bán nó đi thì lão đau khổ. Cuối cùng lão cũng đã quyết định bán cậu vàng, lão rất ân hận vì mình đã lừa một con chó. Lão giờ đây sống lủi thủi một mình vì không có ai tâm sự lão như rơi vào vực thẳm. Chỉ đơn giản là giữ cậu vàng lại để có người bầu bạn nhưng lão đã không làm được lão đã phải bán cậu đi. Lão Hạc thật đáng thương.

Chỉ vì gia đình nghèo, mà lão đã không có tiền cưới vợ cho con, đau đớn hơn khi đứa con đi làm đồn điền cao su. Lão giờ chỉ biết làm mọi thứ cho con, bao nhiêu tiền hoa lợi trong vườn bán được lão đều dành dụm cho con, hi vọng con trở về sẽ có tiền cưới vợ. Lão tự nhủ mảnh vườn là của con ta của mẹ nó tậu thì nó hưởng. Dù khó khăn lão vẫn giữ trọn vẹn ba sào vườn cho con. Nhưng chớ trêu, là lão bị ốm một trận. Đã phải tiêu vào số tiền dành dụm cho con. Cuộc đời lão sao mà khổ vậy.

Từ ngày bán cậu Vàng đi. Lão một mình lủi thui. Cuộc sống ngày càng khó khăn vất vả, lão chỉ biết ăn khoai, ăn củ chuối, ăn sung luộc, ăn rau má, thỉnh thoảng một vài củ dáy hay bữa chai bữa ốc để sống qua ngày. Lão từ chối tất cả mọi sự giúp đỡ của ông giáo. Và cuối cùng, Lão Hạc đã kết liễu cuộc đời đau khổ của mình bằng cách ăn bả chó. Lão chết một cách đau đớn thê thảm: đầu tóc rũ rượi, mắt long sòng sọc, tru tréo, bọt mép sùi ra...vật vã đến hai giờ đồng hồ lão mới chết. Lão Hạc thật đáng thương, muốn sống mà không thể sống, phải tự kết liễu chính cái cuộc đời đau khổ của mình. Người nông dân hiền lành ấy phải chịu đựng biết bao đau thương tủi cực.

Bi kịch của lão Hạc đó là muốn sống mà không thể sống, muốn sống cùng đứa con mà không được sống, muốn có cậu Vàng bên cạnh làm bạn mà không thể. Rồi lão kết thúc tất cả tấn bi kịch của đời mình bằng cái chết. Người nông dân ấy đã không tìm ra được lối thoát cho cuộc đời mình, nên họ đã tự kết liễu cuộc đời mình để thoát khỏi sự đau khổ ấy.

Tóm lại, cuộc đời Lão Hạc là một bi kịch đầy nước mắt đau thương. Sống nghèo đói cô đơn, lúc chết thì đau đớn. Lão tiêu biểu cho nỗi bi kịch của người nông dân thời kì ấy, không tìm ra lối thoát. Lão cũng như cuộc đời của Binh Tư, Lang giận cuối cũng vẫn tìm đến cái ch

15 tháng 11 2017

Nam Cao là nhà văn có sở trường viết về đề tài nông dân, nông thôn bởi nhà văn vốn có sự am hiểu, sự gắn bó thân thiết với cuộc sống của những người nông dân. Cũng có lẽ vì lẽ đó mà Nam Cao đã xây dựng quá mức thành công hình ảnh những người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, nó chân thực đến mức gây ám ảnh đối với độc giả. Và một trong những tác phẩm như thế, đó chính là truyện ngắn “Lão Hạc”.

Truyện ngắn “Lão Hạc” xoay quanh câu chuyện về cuộc đời và số phận đầy bất hạnh của nhân vật Lão Hạc. Nhà văn Nam Cao đã khắc họa nhân vật này với những bi kịch chất chồng. Theo dõi câu chuyện về cuộc đời của lão, độc giả không khỏi thương cảm, xót xa cho những bi kịch ấy. Trước hết, bi kịch đầu tiên của nhân vật này, đó chính là bi kịch của đói nghèo, thiếu thốn.

Vợ Lão Hạc mất từ sớm, nhà chỉ còn có lão và một cậu con trai sống lương tựa vào nhau. Nhưng rồi, vì cuộc sống đói nghèo, gia đình không có tiền nên con trai lão không thể lấy được người con gái anh ta yêu trong làng, chứng kiến cảnh cô gái đi lấy chồng, vì quá tuyệt vọng, đau khổ mà con trai lão đã bỏ nhà, bỏ lão mà đi tỉnh mộ, xin vào làm công nhân đồn điền cao su.

Như vậy, cuộc sống vốn neo người lại càng thêm trống trải, hoang vắng. Ở căn nhà rách nát của lão chỉ còn lại một mình lão và một con chó mà con trai lão để lại, được lão đặt tên là cậu Vàng. Cuộc sống cô đơn, khổ cực của lão chỉ còn lại con chó Vàng. Nhưng rồi lão cũng đổ bệnh, không làm ăn gì được nữa, cái ăn trong nhà cũng dần vơi cạn, lão đã phải ăn đến những thứ như: củ chuối luộc hay sung luộc chấm muối. Mà sức ăn của cậu Vàng rất khỏe, lão không còn đủ sức nuôi mình, nói gì đến cậu vàng. Trong cái đói khổ đã đẩy Lão Hạc vào một quyết định vô cùng khó khăn, đó là việc bán cậu Vàng.

Con trai lão bỏ lão mà đi, cuộc sống lại chỉ có cậu Vàng bầu bạn, vì vậy có thể nói, cậu Vàng không đơn giản chỉ là một con chó được lão nuôi mà còn là một người bạn thân thiết, một người con, một người cháu mà lão hết lòng yêu quý. Vì vậy, khi không còn lựa chọn nào khác, lão mới phải suy nghĩ đến cách bán cậu Vàng. Nhưng, nếu theo dõi câu chuyện, ta có thể thấy quyết định này được lão đưa ra không dễ dàng chút nào, đã rất nhiều lần lão sang hỏi ý kiến của ông Giáo về việc bán cậu Vàng. Cuối cùng, khi đã bán cậu Vàng, Lão Hạc lại đau khổ vì day dứt, khổ tâm, lão ân hận đau khổ khi mình lại đi lừa một con chó, lão luôn bị giằng xé bởi ý nghĩ : “ A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão lại đối xử với tôi như thế này?”. Cuộc sống vốn đã đơn độc, nay cậu Vàng cũng không còn, ta có thể thấy Lão Hạc đã chìm sâu trong nỗi tuyệt vọng, trong bi kịch của chính bản thân mình.

Bi kịch thứ hai của Lão Hạc mà ta có thể kể đến, đó chính là bi kịch nội tâm của lão, giữa một bên là chết đi để không tiêu thêm vào khoản tiền mà lão để dành cho cậu con trai, hoàn thành trách nhiệm của một người cha với người con của mình, và một bên là tiếp tục sống để đau khổ, để mà tiếp tục dằn vặt khi dùng tiền của con trai để nuôi sống mình. Có thể thấy, ngay sau khi bán cậu Vàng, chưa có một phút giây nào lão được thanh thản. Những suy nghĩ, những đấu tranh vẫn diễn ra tận sâu trong nội tâm của Lão Hạc.

Nhưng dường như, đến cuối cùng, Lão cũng đã có những quyết định dứt khoát và có sự chuẩn bị chu toàn cho quyết định ấy. Lão đã chuẩn bị hậu sự cho chính mình. Lão đã gửi ông Giáo một khoản tiền mà lão đã để dành cho con trai, nhờ ông giáo coi trông khu vườn và căn nhà, để khi con trai lão về thì đưa cho anh ta. Ngoài ra, Lão Hạc cũng gửi ông Giáo một khoản tiền để nhờ hàng xóm lo việc hậu sự cho ông khi không may ông có mệnh hệ gì. Nghĩa là Lão hạc đã dự liệu trước mọi việc cho mình. Lão Hạc xin Binh Tư một ít bả chó, mà theo suy nghĩ của hắn ta, mục đích của Lão Hạc là để đánh bẫy chó của hàng xóm.

Nhưng điều làm các nhân vật Binh Tư, ông giáo cũng như người đọc bất ngờ nhất, đó là liều bả chó mà Lão Hạc xin không phải dùng để đánh chó mà lão dùng cho mình. Hình ảnh Lão Hạc giãy đành đạch, miệng sùi bọt mép là một chi tiết gây ám ảnh mạnh mẽ đối với người đọc. Ám ảnh bởi cách thức dữ dội, đau đớn mà Lão Hạc chọn cho mình, ám ảnh bởi chính con người tốt đẹp bên trong lão. Lão Hạc không muốn sống tiếp để tiêu cạn số tiền để dành cho người con, cũng không muốn ngửa tay xin sự trợ giúp từ những người hàng xóm, càng không bán lương tâm của mình để làm những điều sai trái. Do vậy, hình ảnh Lão Hạc hiện lên với những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: thương con, sống tình nghĩa, có đạo đức.

Như vậy, thông qua hình ảnh của Lão hạc, người đọc có thể cảm nhận được tận cùng những bi kịch, những bất hạnh trong cuộc sống của người nông dân trong xã hội xưa, họ khổ vì đói nghèo, rồi từ cái đói, cái nghèo đã đẩy họ vào biết bao nhiêu bi kịch, bất hạnh, đắng cay của đời. Truyện ngắn cũng thể hiện sự cảm thông sâu sắc của nhà văn Nam Cao với số phận của những người nông dân.

17 tháng 7 2018

Nam Cao là nhà văn có sở trường viết về đề tài nông dân, nông thôn bởi nhà văn vốn có sự am hiểu, sự gắn bó thân thiết với cuộc sống của những người nông dân. Cũng có lẽ vì lẽ đó mà Nam Cao đã xây dựng quá mức thành công hình ảnh những người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, nó chân thực đến mức gây ám ảnh đối với độc giả. Và một trong những tác phẩm như thế, đó chính là truyện ngắn "Lão Hạc".

Truyện ngắn "Lão Hạc" xoay quanh câu chuyện về cuộc đời và số phận đầy bất hạnh của nhân vật Lão Hạc. Nhà văn Nam Cao đã khắc họa nhân vật này với những bi kịch chất chồng. Theo dõi câu chuyện về cuộc đời của lão, độc giả không khỏi thương cảm, xót xa cho những bi kịch ấy. Trước hết, bi kịch đầu tiên của nhân vật này, đó chính là bi kịch của đói nghèo, thiếu thốn.

Vợ Lão Hạc mất từ sớm, nhà chỉ còn có lão và một cậu con trai sống lương tựa vào nhau. Nhưng rồi, vì cuộc sống đói nghèo, gia đình không có tiền nên con trai lão không thể lấy được người con gái anh ta yêu trong làng, chứng kiến cảnh cô gái đi lấy chồng, vì quá tuyệt vọng, đau khổ mà con trai lão đã bỏ nhà, bỏ lão mà đi tỉnh mộ, xin vào làm công nhân đồn điền cao su.

Như vậy, cuộc sống vốn neo người lại càng thêm trống trải, hoang vắng. Ở căn nhà rách nát của lão chỉ còn lại một mình lão và một con chó mà con trai lão để lại, được lão đặt tên là cậu Vàng. Cuộc sống cô đơn, khổ cực của lão chỉ còn lại con chó Vàng. Nhưng rồi lão cũng đổ bệnh, không làm ăn gì được nữa, cái ăn trong nhà cũng dần vơi cạn, lão đã phải ăn đến những thứ như: củ chuối luộc hay sung luộc chấm muối. Mà sức ăn của cậu Vàng rất khỏe, lão không còn đủ sức nuôi mình, nói gì đến cậu vàng. Trong cái đói khổ đã đẩy Lão Hạc vào một quyết định vô cùng khó khăn, đó là việc bán cậu Vàng.

Con trai lão bỏ lão mà đi, cuộc sống lại chỉ có cậu Vàng bầu bạn, vì vậy có thể nói, cậu Vàng không đơn giản chỉ là một con chó được lão nuôi mà còn là một người bạn thân thiết, một người con, một người cháu mà lão hết lòng yêu quý. Vì vậy, khi không còn lựa chọn nào khác, lão mới phải suy nghĩ đến cách bán cậu Vàng. Nhưng, nếu theo dõi câu chuyện, ta có thể thấy quyết định này được lão đưa ra không dễ dàng chút nào, đã rất nhiều lần lão sang hỏi ý kiến của ông Giáo về việc bán cậu Vàng. Cuối cùng, khi đã bán cậu Vàng, Lão Hạc lại đau khổ vì day dứt, khổ tâm, lão ân hận đau khổ khi mình lại đi lừa một con chó, lão luôn bị giằng xé bởi ý nghĩ: "A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão lại đối xử với tôi như thế này?". Cuộc sống vốn đã đơn độc, nay cậu Vàng cũng không còn, ta có thể thấy Lão Hạc đã chìm sâu trong nỗi tuyệt vọng, trong bi kịch của chính bản thân mình.

Bi kịch thứ hai của Lão Hạc mà ta có thể kể đến, đó chính là bi kịch nội tâm của lão, giữa một bên là chết đi để không tiêu thêm vào khoản tiền mà lão để dành cho cậu con trai, hoàn thành trách nhiệm của một người cha với người con của mình, và một bên là tiếp tục sống để đau khổ, để mà tiếp tục dằn vặt khi dùng tiền của con trai để nuôi sống mình. Có thể thấy, ngay sau khi bán cậu Vàng, chưa có một phút giây nào lão được thanh thản. Những suy nghĩ, những đấu tranh vẫn diễn ra tận sâu trong nội tâm của Lão Hạc.

Nhưng dường như, đến cuối cùng, Lão cũng đã có những quyết định dứt khoát và có sự chuẩn bị chu toàn cho quyết định ấy. Lão đã chuẩn bị hậu sự cho chính mình. Lão đã gửi ông Giáo một khoản tiền mà lão đã để dành cho con trai, nhờ ông giáo coi trông khu vườn và căn nhà, để khi con trai lão về thì đưa cho anh ta. Ngoài ra, Lão Hạc cũng gửi ông Giáo một khoản tiền để nhờ hàng xóm lo việc hậu sự cho ông khi không may ông có mệnh hệ gì. Nghĩa là Lão hạc đã dự liệu trước mọi việc cho mình. Lão Hạc xin Binh Tư một ít bả chó, mà theo suy nghĩ của hắn ta, mục đích của Lão Hạc là để đánh bẫy chó của hàng xóm.

Nhưng điều làm các nhân vật Binh Tư, ông giáo cũng như người đọc bất ngờ nhất, đó là liều bả chó mà Lão Hạc xin không phải dùng để đánh chó mà lão dùng cho mình. Hình ảnh Lão Hạc giãy đành đạch, miệng sùi bọt mép là một chi tiết gây ám ảnh mạnh mẽ đối với người đọc. Ám ảnh bởi cách thức dữ dội, đau đớn mà Lão Hạc chọn cho mình, ám ảnh bởi chính con người tốt đẹp bên trong lão. Lão Hạc không muốn sống tiếp để tiêu cạn số tiền để dành cho người con, cũng không muốn ngửa tay xin sự trợ giúp từ những người hàng xóm, càng không bán lương tâm của mình để làm những điều sai trái. Do vậy, hình ảnh Lão Hạc hiện lên với những phẩm chất đáng quý của con người Việt Nam: thương con, sống tình nghĩa, có đạo đức.

Như vậy, thông qua hình ảnh của Lão hạc, người đọc có thể cảm nhận được tận cùng những bi kịch, những bất hạnh trong cuộc sống của người nông dân trong xã hội xưa, họ khổ vì đói nghèo, rồi từ cái đói, cái nghèo đã đẩy họ vào biết bao nhiêu bi kịch, bất hạnh, đắng cay của đời. Truyện ngắn cũng thể hiện sự cảm thông sâu sắc của nhà văn Nam Cao với số phận của những người nông dân.

17 tháng 7 2018

Gợi ý nhỏ:

Cuộc đời của Lão Hạc chứa đầy nhưng bi kịch. Bi kịch làm cha, ki kịch làm người. Lão Hạc vốn là một người nông dân nghèo khổ bất hạnh. tài sản của lão chỉ có 3 sào vườn và một cậu con trai. Vợ lão không may qua đời sớm tất cả gánh nặng trong gia đình lão phải một mình gách vác. Vì con trai không đủ tiền cưới vợ đã bỏ nhà ra đi. Lão có con mà lại ko được sống chung với con. Lẽ ra ở tuổi lão phải được con cái chăm sóc. Tưởng như cuộc sống thế là đã khổ lắm rồi. Vậy mà cuộc đời lão còn khổ hơn sau khi lão trả qua trận ốm 2 tháng 18 ngày. Tiền mấy năm để được lão cũng đã tiêu hết rồi, mùa màng thì mất vụ các công việc thì bị chanh nhau hết. Làm sao đây, cậu Vàng còn ăn khỏe hơn lão bao nhiêu thức có trong nhà hay ngoài vườn lão cũng đã ăn hết rồi. Vì đường cùng lão đành bán con chó đi. Lão giờ chỉ viết làm mọi thức cho con, bao nhiêu tiền hoa lợi trong vườn bán được lão đều dnahf dhum cho con, hi vọng sau con về sẽ có tiền cưới vợ. Lão tự nhủ mảnh vườn là của con ta của mẹ nó tậu thì nó hưởng. Dù khó khăn lão vẫn giữ trọn vẹn 2 sào vườn cho con.. Lão từ chối tất cả sự giúp đỡ của ông giáo. Và cuối cùng , Lão Hạc đã kết liễu cuộc đời đau khổ của mình bằng cách ăn bả chó. Lão chết 1 cách đau đớn, lão thật đáng thương. Bi kịch của lão đó là muốn sống mà ko thể sống, muốn sống cùng đứa con mà cũng ko được. Dù nghèo đói, nhưng lão cũng không đi ăn trộm như Binh Tư. Chết trong sạch còn hơn là chết nhục nhã.

Em hãy cho biết tác giả của bài viết sau đã dùng những từ ngữ nào để diễn tả cảm xúc của mình (ghi lại hoặc gạch chân những từ đó). Đó là những cảm xúc gì?                 Chúng ta ở đây để thảo luận về một bi kịch, chiếc máy bay thương mại bị rơi, và cái chết của 298 người dân vô tội.                 Rất nhiều nam giới, phụ nữ và một số lượng đáng kinh ngạc trẻ em đã thiệt mạng khi đang trên...
Đọc tiếp

Em hãy cho biết tác giả của bài viết sau đã dùng những từ ngữ nào để diễn tả cảm xúc của mình (ghi lại hoặc gạch chân những từ đó). Đó là những cảm xúc gì?

                 Chúng ta ở đây để thảo luận về một bi kịch, chiếc máy bay thương mại bị rơi, và cái chết của 298 người dân vô tội.

                 Rất nhiều nam giới, phụ nữ và một số lượng đáng kinh ngạc trẻ em đã thiệt mạng khi đang trên đường đi du lịch, đi thăm người nhà, trở về quê hương hay thậm chí là thực hiện các nhiệm vụ quan trọng mang tầm quốc tế như Hội nghị phòng chống HIV/AIDS ở Australia. 

                Kể từ ngày thứ Năm tới nay, tôi đã luôn trăn trở rằng khoảnh khắc cuối cùng trong cuộc đời của các nạn nhân đó mới khủng khiếp làm sao khi họ biết rằng chiếc máy bay đang lao xuống mặt đất. 

                Họ có kịp ôm chặt lấy những người họ thương yêu không? Họ có kịp ôm chặt lấy những đứa con bé bỏng vào lòng? Họ có kịp trao nhau cái nhìn cuối cùng thay lời từ biệt? Chúng ta sẽ không bao giờ biết được.

1
30 tháng 3 2022

Các từ ghi lại cảm xúc của tác giả: trăn trở.

Cảm xúc băn khoăn, lo lắng của tác giả trước việc chiếc máy bay bị rơi. 

7 tháng 10 2018

Cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai . 
còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn . 
tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng ta khâm phục. 
Cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện Lão Hạc 
Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã sinh ra những tác giả và tác phẩm để đời.Riêng mảng đề tài về người nông dân,chúng ta phải xếp lên nhóm đầu Lão Hạc của Nam Cao và Tắt đèn của Ngô Tất Tố.Hai tác phẩm tuy chỉ là những truyện ngắn nhưng sức khái quát của chúng không hề nhỏ.Đọc tác phẩm,người ta thấy cả không khí ngột ngạt mà người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám phải chịu đựng.Và ở giữa cái guồng quay tàn nhẫn ấy,có những con người,những thân phận đang cố chới với thoát khỏi dòng đời một cách đầy tuyệt vọng. 

Với Tắt đèn và Lão hạc,cả Ngô Tất Tố và Nam Cao đều trở về với nông thôn.Nhưng nếu như người ta cứ tưởng nông thôn Việt Nam từ xưa đến nay yên bình sau những lũy tre lành thì hình ảnh cái vùng quê kiểu ấy biến mất hoàn toàn trên những trang văn của Ngô Tất Tố lẫn Nam Cao.Ở Tắt đèn và Lão Hạc,sau cái cổng làng đầy rêu mốc là một nông thôn dữ dội như một bãi chiến trường và kỳ thực ở đó người nông dân dù muốn hay không cũng đang bị biến thành những “chiến binh số phận”. 
Chỉ với mấy chục trang văn,hai tác giả đã cho bạn đọc một hình dung khá trọn vẹn về người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng.Đó là những con người đang dần nghẹn thở vì sự bóc lột của thực dân và phong kiến theo mọi cách khác nhau.Cuộc sống của họ tủi nhục,đau buồn khiến họ lúc nào cũng có thể nghĩ cái chết có khi còn dễ chịu hơn nhiều. 
Ta hãy sống với cuộc đời của Lão Hạc.Một lão nông dân nghèo,chỉ cần nghe qua tiểu sử cũng đủ thấy bao điều bất hạnh.Vợ lão chết sớm để lại cho lão một cậu con trai với mấy sào vườn-thành quả bòn mót suốt cuộc đời của người đàn bà xấu số.Nhưng có vẻ như nhà lão Hạc còn khá khẩm hơn nhiều gia đình khacd.Mọi chuyện chỉ nảy sinh khi con lão đến tuổi lập gia đình.Nhà gái thách cưới cao,nhà lão thì nghèo quá.Kết quả là thằng con lão đành nhìn cô người yêu lấy chồng sang cửa giàu hơn.Nó quẫn chí,ngay mấy hôm sau xin đi đồn điền.Lão Hạc đau lòng lắm nhưng tất cả cũng vì nghèo nên đành ngậm đắng nuốt cay.Con lão bỏ đi lão con chó với mảnh vườn nhưng cái vườn của lão lúc nào cũng bị người ta dòm ngó đòi cướp mất.Lại thêm làng mất vê sợi,lão lại ốm đau luôn.Trăm cái bất hạnh,trăm cái lo lắng đổ xuống cái túi đang dần nhẵn thín của lão nông nghèo.lão không thể nào chống lại,lão đành chấp nhận “chết mòn” rồi “chết hẳn” trong đau đớn,xót xa.Một cái chết đầy bi kịch.

7 tháng 10 2018

Cuộc sống tuy nghèo khổ là thế nhưng vẻ đẹp tâm hồn của họ luôn ngời sáng . họ điều là những con người hết lòng tận tụy hi sinh vì người thân . chị dậu là mọt người phụ nữ hiền hậu nhưng hết mực thương chồng , thương con . khi anh dậu dở chết dở sống được khiêng về nhà , chị hết sức chăm lo cho chồng . chị nhẹ nhàng bưng bát cháo đến bên chồng , động viên chồng "thầy em hãy cố ngồi dậy húp ít cháo cho đỡ sót ruột". trước tấm lòng của người vợ ,anh dậu cũng cố gắng ngồi dậy . nhưng lính đã rầm rầm xông vào , lo sợ , chị dậu đã ra sức van nài mong chúng để cho chồng chị ăn hết bát cháo . chị đã cúi mình xin chúng , ra sức giãi bày cho chúng hiểu , mong chúng động lòng thương . chị đã xưng cháu . chị đã tự hạ mình để nâng chúng lên . nhưng mặc chị van xin chúng vẫn quyết trói anh dậu , chị dã đứng lên ngang hàng với chúng khi xưng tôi -ông . và cuối cùng chị đã đe dọa , thách thức chúng :"mày trói chồng bà đi bà cho mày xem 'chị đã nâng mình lên đứng trên chúng .chị đã lấy đâu ra sức mạnh đó ?đó chính là lòng yêu thương chồng ,chị sẵn sàng đối đầu với bọn tay sai nhà ông Lý -đại diện cho bộ máy chính quyền . lúc này trong chị chỉ còn quyết tâm bảo vệ chồng đang thôi thúc ,nó tạo thành sức mạnh ,tiếp thêm cho chị lòng dũng cảm để chị đánh ngã cả hai tên tay sai . 
còn lão hạc lại là lòng thương con , hết lòng vì con . lão yêu thương cậu vàng như đứa con của mình vì cậu vàng chính là kỉ vật của đứa con trai trước khi bỏ nhà đi đồn điền cao su . lão vẫn luôn day dứt khi không lo đủ được tiền cưới vợ cho con . và trong lòng người cha già vẫn luôn mong có ngày người con trai trở về ,lão cố gắng dành dụm tiền cho con lão giữ cho con mảnh vườn . 
tóm lại cả hai tác phẩm điều làm bật lên hình ảnh người nông dân Việt Nam tuy nghèo khổ nhưng luôn giữ cho tâm hồn mình trong sáng . nếu như chị dậu có sức mạnh phản kháng dám đứng lên chống lại cường quyền để bảo vệ chồng thì lão hạc lại là người nông dân đôn hậu giàu lòng tự trọng -hai con người , hai nhân cách để đáng chúng ta khâm phục. 
Cuộc đời và tính cách người nông dân trong xã hội cũ qua đoạn trích Tức nước vỡ bờ và truyện Lão Hạc 
Văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX đã sinh ra những tác giả và tác phẩm để đời.Riêng mảng đề tài về người nông dân,chúng ta phải xếp lên nhóm đầu Lão Hạc của Nam Cao và Tắt đèn của Ngô Tất Tố.Hai tác phẩm tuy chỉ là những truyện ngắn nhưng sức khái quát của chúng không hề nhỏ.Đọc tác phẩm,người ta thấy cả không khí ngột ngạt mà người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng tháng Tám phải chịu đựng.Và ở giữa cái guồng quay tàn nhẫn ấy,có những con người,những thân phận đang cố chới với thoát khỏi dòng đời một cách đầy tuyệt vọng. 

Với Tắt đèn và Lão hạc,cả Ngô Tất Tố và Nam Cao đều trở về với nông thôn.Nhưng nếu như người ta cứ tưởng nông thôn Việt Nam từ xưa đến nay yên bình sau những lũy tre lành thì hình ảnh cái vùng quê kiểu ấy biến mất hoàn toàn trên những trang văn của Ngô Tất Tố lẫn Nam Cao.Ở Tắt đèn và Lão Hạc,sau cái cổng làng đầy rêu mốc là một nông thôn dữ dội như một bãi chiến trường và kỳ thực ở đó người nông dân dù muốn hay không cũng đang bị biến thành những “chiến binh số phận”. 
Chỉ với mấy chục trang văn,hai tác giả đã cho bạn đọc một hình dung khá trọn vẹn về người nông dân Việt Nam trước Cách Mạng.Đó là những con người đang dần nghẹn thở vì sự bóc lột của thực dân và phong kiến theo mọi cách khác nhau.Cuộc sống của họ tủi nhục,đau buồn khiến họ lúc nào cũng có thể nghĩ cái chết có khi còn dễ chịu hơn nhiều. 
Ta hãy sống với cuộc đời của Lão Hạc.Một lão nông dân nghèo,chỉ cần nghe qua tiểu sử cũng đủ thấy bao điều bất hạnh.Vợ lão chết sớm để lại cho lão một cậu con trai với mấy sào vườn-thành quả bòn mót suốt cuộc đời của người đàn bà xấu số.Nhưng có vẻ như nhà lão Hạc còn khá khẩm hơn nhiều gia đình khacd.Mọi chuyện chỉ nảy sinh khi con lão đến tuổi lập gia đình.Nhà gái thách cưới cao,nhà lão thì nghèo quá.Kết quả là thằng con lão đành nhìn cô người yêu lấy chồng sang cửa giàu hơn.Nó quẫn chí,ngay mấy hôm sau xin đi đồn điền.Lão Hạc đau lòng lắm nhưng tất cả cũng vì nghèo nên đành ngậm đắng nuốt cay.Con lão bỏ đi lão con chó với mảnh vườn nhưng cái vườn của lão lúc nào cũng bị người ta dòm ngó đòi cướp mất.Lại thêm làng mất vê sợi,lão lại ốm đau luôn.Trăm cái bất hạnh,trăm cái lo lắng đổ xuống cái túi đang dần nhẵn thín của lão nông nghèo.lão không thể nào chống lại,lão đành chấp nhận “chết mòn” rồi “chết hẳn” trong đau đớn,xót xa.Một cái chết đầy bi kịch.

kb nha

30 tháng 10 2017

1,Lão Hạc vì ko còn cái j để ăn nữa nên đã tìm đến cái chết coi như sự giải thoát.

2,Bi kịch là Lão chọn 1 cái chết đau đớn như 1 con chó,sùi bọt mồm người cứ mỗi lúc lại nảy lên phải có hai người đàn ông khỏe mạnh ngồi lên trên,sau 2h vật vã Lão đã chết,cái chết thật vật vã và đau đớn.

31 tháng 10 2017

1. Nguyên nhân cái chết của lão Hạc:

- Nguyên nhân khách quan: XHPK thối nát đẩy con người vào bước đường cùng không lối thoát.

- Nguyên nhân chủ quan: do lão muốn để dành tiền, không tiêu vào tiền của con và từ chối (gần như hách dịch) sự giúp đỡ của ông giáo và hàng xóm.

Cuộc đời lão Hạc bị đặt vào tình huống không lối thoát. Lão tự nguyện chấp nhận cái chết để giải thoát cuộc đời, để chấm dứt cuộc sống lay lắt và đặc biệt là để không phạm sai lầm lần thứ hai là phải tiêu vào số tiền dành dụm được cho con hay phải xà xẻo bán dần bán mòn miếng vườn đi.Mặc dù xét về một mặt nào đấy, ba mươi đồng bạc Đông Dương thời ấy rất có giá trị, ba sào vườn cũng ít nhiều giúp lão trong cảnh nghèo. Nhưng lão Hạc là con người tự trọng, con người sống có bản lĩnh, có nhân cách. Ba mươi đồng bạc ấy lão để lại nhờ bà con hàng xóm lo việc hậu sự gọi là có tí chút chứ “để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt”. Nhận thức này gắn với một nỗi đau thấm thìa về nhân tình thế thái. Miếng vườn được lão Hạc giao lại cho ông giáo bởi vì ông giáo là người “nhiều chữ nghĩa” nhưng dưới dạng văn tự sang nhượng, “để không ai còn tơ tưởng, dòm ngó đến” và để sau này con lão về có vườn mà làm.
 
Mọi tính toán của lão Hạc phải nói là rất chặt chẽ, có lí có tình, thấu đáo mọi mặt mà điều quan trọng nhất là giữ lại được nhà cửa vườn tược cho con, bởi mảnh vườn và nhà cửa ấy đều mang trong nó “công cha nghĩa mẹ”, là nghĩa là tình. Chính đứa con trai của lão cũng nhận thức được điều ấy, nhận thức được trách nhiệm làm con chưa hoàn thành của mình: “xưa nay con ở nhà mãi cũng chẳng nuôi thầy được bữa nào, thì con đi cũng chẳng phải lo”. Lão Hạc nhận thức rất rõ hoàn cảnh và tình thế mà lão bị đặt vào: già cả không ai thuê mướn nữa, nhưng già thì cũng phải ăn, mà “miệng ăn núi lỡ”. Lão chọn giải pháp tự nguyện chết để bảo toàn tất cả cho con, để khỏi phiền hà người khác. Lão đã hành động theo đạo lí “đói cho sạch, rách cho thơm” theo truyền thống “giấy rách phải giữ lấy lề”. Lão có cái tên rất đẹp, tên của một loài chim nổi tiếng về sự thủy chung, tình nghĩa. Cái tên này cũng cho thấy phẩm chất của con người lão. Lão chọn cho mình cái chết đau đớn nhất là ăn bả chó, một loại độc được gắn với cái chết vốn dành cho loài chó. Phải chăng đây cũng là hành động trả nghĩa cho “cậu Vàng”?. Câu chuyện về lão Hạc là sự tố cáo mãnh liệt nhất, cho thấy tình cảnh và số phận bi đát của người nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến nửa thuộc địa.
 
Việc lão Hạc xin bả chó của Binh Tư là một chi tiết tạo nên bước ngoặt của câu chuyện. Để xin dược bả chó cho mình, lão đã phải đánh lừa Binh Tư, vì chỉ có Binh Tư mới có và có thể có loại bả chó mạnh nhất. Nhưng khi xin Binh Tư cũng phải hứa hẹn “chia phần” với hắn, bởi vì lão không có tiền để mua, mà phải xin, mà phải xin được một liều lượng vừa đủ, không ít quá. Việc xin bả chó này không chỉ đánh lừa Binh Tư mà còn tác động vào những suy nghĩ vốn tốt đẹp trước đây của nhân vật “tôi” về lão. Vì thế, cuộc đời quả thật “cứ mỗi ngày một thêm đáng buồn” trở thành hình thức mở đầu cho sự suy luận về cuộc đời của ông giáo. Binh Tư vốn “làm nghề ăn trộm” nên những người lương thiện như lão Hạc thì hắn không ưa, vì thế khi lão Hạc xin bả chó, lại kèm theo gợi ý chia phần thì hắn đồng ý ngay. Hơn thế hắn coi lão Hạc cũng là loại “mạt cưa mướp đắng” như hắn. Cái buồn về đời không phải là sự tha hóa nhân cách của lão Hạc mà điều buồn bã là lão muốn sống nhưng không đủ điều kiện để kéo dài cuộc sống, lão phải chấp nhận cái chết tự nguyện, tự mình kết liễu cuộc đời mình.
 
Nguyên nhân cái chết của lão Hạc chỉ có hai người hiểu: đó là nhân vật “tôi” và “Binh Tư”. Đối với nhân vật “tôi”, cái chết đau đớn vật vã của lão Hạc gợi nên nỗi đau về nhân phẩm bị xúc phạm. Lão Hạc là một nhân cách cao quý, đáng trọng nhưng không được sống trong điều kiện tối thiểu, vì thế “Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác”. Chắc chắn trước cái chêt của lão Hạc, Binh Tư cũng nhận thức ra được phẩm chất cao quý, nghĩa tình thủy chung trước sau như một của lão, một con người giàu tình cảm mà khi phải bán con chó đi đã không cầm được nước mắt đã khóc “hu hu” trước mặt một người không phải là ruột rà thân thích của mình, đã xót xa ân hận vì “già bằng ngần này tuổi đầu rồi mà còn đi lừa một con chó”.
 
Cái chết vật vã đau đớn ấy cũng là một hình thức mà lão Hạc chọn để tự trừng phạt mình vĩ tội lừa dối “cậu Vàng” của lão.

1. Đặt vấn đề:Trong các thể loại văn học,truyện ngắn giữ vai trò xung kích trong việc phản ánh đời sống hiện thực. Mỗi truyện ngắn luôn thể hiện những trăn trở của người nghệ sĩ về cuộc đời,con người và các truyện ngắn ấy luôn để lại cho người đọc những bài học qua sự chia sẻ,gửi gắm của nhà văn. Bàn về truyện ngắn,có ý kiến cho rằng :"...",đến với tác phẩm "..." của NMC,ta sẽ hiểu rõ hơn đặc điểm nổi bật của truyện ngắn cũng như thái độ của người cầm bút khi viết về con người và cuộc sống.2. Giải quyết vấn đề:a. Giới thuyết:- Ý kiến trên đã khẳng định vai trò của truyện ngắn : Truyện ngắn tuy khuôn khổ ngắn,ít nhân vật,sự kiện chỉ là những mảnh nhỏ,là lát cắt của đời sống nhưng lại phản ảnh những nét bản chât của đời sống một cách cô đọng và hàm súc,có tính gợi mở,mang ấn tượng rât đậm.- Muốn làm được điều đó,người viết truyện ngắn phải có tài nắm bắt những hiện tượng tưởng nhỏ nhặt bình thường trong cuộng sống nhưng chứa đựng ý nghĩa lớn lao,sâu sắc. Nhà văn phải dồn nén ý tưởng trong một khuôn khổ hạn chế nên truyện ngắn thường tạo đượng tình huống chứa đựng nhiều ý nghĩa,lối hành văn ngắn gọn,tiết chế nhất.- Truyện ngắn "..." của NMC: được viết sau năm 1975. Tác phẩm viết về đề tài thế sự,một bức tranh cuộc sống thời hậu chiến ở một làng chài miền Trung. Cụ thể hơn là bi kịch của một gia đình cùng với những chi tiết éo le nhưng qua đó gợi nên tinh thần nhân đạo sâu sắc của tác giả. Thông qua tác phẩm,nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc một vấn đề nhân sinh.b. Phân tích:b.1.Đặc điểm của truyện ngắn:So với tiểu thuyết,truyện ngắn chỉ là một lắt cắt của một hoàn cảnh. Chính vì thế truyện ngắn thường diễn ra trong một thời gian,không gian hạn chế,nhân vật rất ít,nhà văn thường hướng đến việc phát hiện và khám phá đời sống. Việc khắc họa một hiện tượng,một nét bản chất qua hình tượng nhân vật và tình huống chi tiết.b.2.Phân tích tác phẩm:-Truyện ngắn "..." tập trung xây dựng tình huống nhận thức: Phùng trở về vùng biển miền Trung để chụp bức ảnh tĩnh vật thuyền và biển. Trong truyến đi ấy,anh không chỉ chụp được bức ảnh đẹp để có những cảm nhận về cái đẹp nghệ thuật mà còn thấy một cảnh ngộ đau lòng về cuộc sống của một đôi vợ chồng hàng chài,bi kịch ấy bắt nguồn từ chính sự đói nghèo.- Là một nghệ sĩ,Phùng rung động trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Anh cảm thấy câu nói của người xưa :" Nghệ thuật là cái đẹp,là đạo đức". Chính nhờ được chứng kiến một cảnh tượng tuyệt mĩ của tạo hóa mà tâm hồn Phùng như được gột rửa tinh khôi. Qua chi tiết này,NMC muốn gửi gắm đến bạn đọc một thông điệp: Trong cuộc sống,con người cần biết vươn mình lên để khám phá cuộc sống,biết yêu quý cái đẹp hiện hữu trước mắt. Đặc biệt với giới văn nghệ sĩ cần biết khám phá chất thơ của hiện thực để làm đẹp hơn cho đời.-Tuy nhiên, truyện ngắn "..." tập trung vào tình huống éo le của bi kịch gia đình hàng chài. Từ con thuyền đẹp như mơ đó bước ra là những người xấu xí (gã chồng vũ phu,nhẫn tâm dánh đập người vớ... Người đàn bà cam chịu,nhẫn nhục...Đứa con vì bênh mẹ đã lao vào đánh cha mình...).+ Có thể nói nhà văn đã lựa chọn một cảnh ngộ tiêu biểu cho cuộc sống bất hạnh của người lao động hàng chài. Câu chuyện về người phụ nữ mà Phùng được nghe giúp người đọc hiểu về cuộc đời bà (lai lịch,số phậm,tính cách). Đây là một phát hiện,một khám phá mang tính bản chất về cuộc sống thời hậu chiến. Cuộc sống sau chiến tranh bộn bề lo toan trở thành đề tai nổi bật trong nhiều tác phẩm của các nhà văn thời kì này.+ Ngoài ra,NMC còn viết về vấn đề bạo lực gia đình nảy sinh từ sự nghèo khổ. Vấn đề nhà văn đặt ra ở đây là một cuộc chiến đấu mới đầy cam go,quyết liệu và không kém gì hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ vừa xảy ra mới đây - đó là cuộc chiến chống đói nghèo và tha hóa con người.=> Thông điệp thẩm mĩ của tác giả: nhà văn phải là người gắn bó với cuộc đời,đừng tạo cho mình một khoảng cách mà hãy đứng giữa dòng chảy cuộc sống để khám phá,phát hiện thêm các vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau. Chỉ có như vậy mới mong hiểu đúng được bản chất của cuộc sống vốn phức tạp,phong phú,muôn màu.c. Nâng cao:- Truyện ngắn có dung lượng không nhiều,nhân vật ít,xảy ra trong một không gian và thời gian hạn chế nên đòi hỏi nhà văn phải lựa chọn những chi tiết cô đúc,giọng văn chứa nhiều hàm ý để phản ánh bản chất cuộc sống và gửi gắm những trăn trở,suy nghĩ của mình về con người.- Truyện ngắn "..." là một bức thông điệp mà nhà văn muốn gửi đến mỗi người : Hãy biết lắng nghe cuộc sống. Truyện ngắn đã tạo ra sự chia sẻ,đồng của về những vấn đề mà nhà văn chưa nói hết.3. Kết thúc vấn đề:Ý kiến trên đã cho ta thấy rõ đặc điểm nổi bật của truyện ngắn,từ đó thấy được trách nhiệm của nhà văn và việc tiếp nhận đúng đắn nơi bạn đọc.Văn học phản ánh cuộc sống,vì thế thông qua một truyện ngắn nhà văn cũng muốn đối thoại,chia sẻ với bạn đọng những trăn trở,suy tư với bạn đọc các vấn đề nhân sinh.

16 tháng 1 2023

Văn học là loại hình nghệ thuật đặc thù, quan tâm và thể hiện đời sống con người ở
nhiều góc độ, nhiều phương diện. Nói cách khác văn học là nhân học, là những câu
chuyện về cuộc đời, về những con người cụ thể. Ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn văn học thì
số phận con người cũng được quan tâm với nhiều góc độ khác nhau. Như văn học thời kì
trung đại quan tâm đến con người xã hội, con người cộng đồng. Trong khi đó văn học
hiện đại chuyển xu hướng đó qua từng cá nhân cụ thể. Văn học Việt Nam hiện đại, tiêu
biểu là xu hướng văn học hiện thực phê phán quan tâm, khám phá sâu sắc đời sống vật
chất và đời sống tinh thần của từng con người, đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm bí ẩn
của từng số phận con người. Những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 đã
có công rất lớn trong việc tái hiện một xã hội mà trong đó đầy rẫy những bất công tàn bạo
vô nhân tính. Bên cạnh Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… thì Nam
Cao xuất hiện với những nét nổi bật rất riêng trong các sáng tác của ông. Có thể nói Nam
Cao là một nhà văn lớn đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn
1930 – 1945. Ở Nam Cao, chúng ta bắt gặp một hiện tượng phổ biến trong tác phẩm của
ông, đó là đề tài hẹp mà tư tưởng và chủ đề rộng lớn. Vì thế, tác phẩm của Nam Cao chứa
đựng những giá trị hiện thực sâu sắc, đã được khẳng định qua mọi thời đại. Chính vì
những điều đó, Nam Cao cùng nhiều tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy ở
chương trình phổ thông và chiếm một thời lượng không ít. Như vậy, tài năng của ông đã
được khẳng định đúng với giá trị của nó.
Nam Cao là một nhà văn xuất sắc ông đã tìm cho mình một hướng đi riêng trong
việc tiếp cận và phản ánh hiện thực. Sống trong xã hội đầy rẫy những rối ren, cám dỗ, một
xã hội xô bồ, sống vì đồng tiền hơn tình người, Nam Cao vẫn giữ cho mình một nhân
cách sống cao đẹp. Và qua các tác phẩm của mình, Nam Cao đã chứng tỏ là một nhà văn
từng trải và có kinh nghiệm sống rất phong phú. Nam Cao đi tìm những chân lí, triết lý về
cuộc đời ngay trong cuộc sống lấm láp bộn bề của thực tế cuộc sống đang diễn ra hàng
ngày và diễn đạt nó bằng hình thức nghệ thuật ngôn từ: truyện. Và mỗi một truyện của
ông là một chiêm nghiệm đầy triết lý về cuộc đời. Tác phẩm của ông phản ánh được
những hiện thực cuộc sống mang tính thời sự cao được nhiều người quan tâm. Đọc truyện
ngắn của Nam Cao viết trước 1945, người đọc sẽ có một cảm xúc rất mạnh khi lắng sâu
suy nghĩ, tuy không làm người đọc rơi nước mắt nhưng lại thấy nỗi đau quặn ở trong
lòng, căng thẳng trong trí óc.

28 tháng 1 2023

Văn học là loại hình nghệ thuật đặc thù, quan tâm và thể hiện đời sống con người ở
nhiều góc độ, nhiều phương diện. Nói cách khác văn học là nhân học, là những câu
chuyện về cuộc đời, về những con người cụ thể. Ở mỗi thời kì, mỗi giai đoạn văn học thì
số phận con người cũng được quan tâm với nhiều góc độ khác nhau. Như văn học thời kì
trung đại quan tâm đến con người xã hội, con người cộng đồng. Trong khi đó văn học
hiện đại chuyển xu hướng đó qua từng cá nhân cụ thể. Văn học Việt Nam hiện đại, tiêu
biểu là xu hướng văn học hiện thực phê phán quan tâm, khám phá sâu sắc đời sống vật
chất và đời sống tinh thần của từng con người, đi sâu vào khám phá thế giới nội tâm bí ẩn
của từng số phận con người. Những nhà văn hiện thực phê phán giai đoạn 1930 – 1945 đã
có công rất lớn trong việc tái hiện một xã hội mà trong đó đầy rẫy những bất công tàn bạo
vô nhân tính. Bên cạnh Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… thì Nam
Cao xuất hiện với những nét nổi bật rất riêng trong các sáng tác của ông. Có thể nói Nam
Cao là một nhà văn lớn đã kết thúc vẻ vang trào lưu văn học hiện thực phê phán giai đoạn
1930 – 1945. Ở Nam Cao, chúng ta bắt gặp một hiện tượng phổ biến trong tác phẩm của
ông, đó là đề tài hẹp mà tư tưởng và chủ đề rộng lớn. Vì thế, tác phẩm của Nam Cao chứa
đựng những giá trị hiện thực sâu sắc, đã được khẳng định qua mọi thời đại. Chính vì
những điều đó, Nam Cao cùng nhiều tác phẩm của ông đã được đưa vào giảng dạy ở
chương trình phổ thông và chiếm một thời lượng không ít. Như vậy, tài năng của ông đã
được khẳng định đúng với giá trị của nó.
Nam Cao là một nhà văn xuất sắc ông đã tìm cho mình một hướng đi riêng trong
việc tiếp cận và phản ánh hiện thực. Sống trong xã hội đầy rẫy những rối ren, cám dỗ, một
xã hội xô bồ, sống vì đồng tiền hơn tình người, Nam Cao vẫn giữ cho mình một nhân
cách sống cao đẹp. Và qua các tác phẩm của mình, Nam Cao đã chứng tỏ là một nhà văn
từng trải và có kinh nghiệm sống rất phong phú. Nam Cao đi tìm những chân lí, triết lý về
cuộc đời ngay trong cuộc sống lấm láp bộn bề của thực tế cuộc sống đang diễn ra hàng
ngày và diễn đạt nó bằng hình thức nghệ thuật ngôn từ: truyện. Và mỗi một truyện của
ông là một chiêm nghiệm đầy triết lý về cuộc đời. Tác phẩm của ông phản ánh được
những hiện thực cuộc sống mang tính thời sự cao được nhiều người quan tâm. Đọc truyện
ngắn của Nam Cao viết trước 1945, người đọc sẽ có một cảm xúc rất mạnh khi lắng sâu
suy nghĩ, tuy không làm người đọc rơi nước mắt nhưng lại thấy nỗi đau quặn ở trong
lòng, căng thẳng trong trí óc.