K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 11 2021

nếu cột sống thẳng thì:

-các đốt sống chịu nhiều áp lực

-khó cử động, cong người các thứ :0, từ đó sinh ra nhiều căn bệnh về lưng như thoái hóa,...

-mặt khác, nếu cong lại 4 chỗ thì từ điểm bắt đầu đến điểm kết thúc đều nằm trên 1 đường thẳng, từ đó giữ thăng bằng (vậy nên đừng hỏi tại sao ko cong 3 chỗ)

từ đó nên tạo hóa cho chúng ta cột sống cong tại 4 chỗ á :v

2 tháng 12 2021

C

C

25 tháng 10 2019

Đáp án B

Xương sống (cột sống) gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ thành 2 chữ S giúp phân tán áp lực ở phía trên cơ thể đi các hướng, giảm xóc và sang chấn vùng đầu.

22 tháng 9 2019

Chọn đáp án B

27 tháng 5 2017

Chọn đáp án: D

Giải thích: Cột sống: gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và cong ở 4 chỗ thành 2 chữ S tiếp nhau giúp cơ thể đứng thẳng.

5 tháng 8 2018

Chọn đáp án B

3 tháng 5 2018

Chọn đáp án: B

Giải thích: Người có tỉ lệ sọ não/ mặt lớn còn thú thì nhỏ; có lồng ngực nở sang hai bên còn thú thì lồng ngực nở theo chiều lưng bụng; xương chậu nở rộng còn thú thì xương chậu hẹp.

3 tháng 12 2021

a

3 tháng 12 2021

B

18 tháng 10 2020

Nếu nhìn từ trước ra sau, cột sống hoàn toàn là một đường thẳng, vậy nếu ai lệch sang trái hoặc sang phải sẽ được coi là lệch cột sống hoặc cong vẹo cột sống.

Tuy nhiên, nhìn từ phía bên, cột sống có nhiều đoạn cong khác nhau, sở dĩ vậy bởi cấu tạo cong giúp cột sống chịu được trọng lượng lớn từ toàn bộ cơ thể. Với sự hỗ trợ từ các đốt sống và đĩa đệm cơ thể hoàn toàn có thể chịu được trọng lượng lớn hơn trọng lượng cơ thể và tham gia vào quá trình vận động sinh hoạt hàng ngày. Chưa hết, với cấu tạo cong nhiều đoạn, cột sống giúp cơ thể người vận động linh hoạt với tư thế đứng thẳng, đi thằng. Thông thường đường cong cột sống cổ và thắt lưng lần lượt khoảng 45 độ và 35 độ

25 tháng 10 2020

xương cột sống con để thích nghi với việc hoạt động và lao động của con người

5 tháng 10 2017

1.Cột sống hoạt động như một cây trụ cột giữ cho cơ thể con người có thể đứng thẳng. Cột sống còn là một chuỗi khớp xương xếp lại thành chồng nối liền đầu, mình, chân, tay, giúp cho đầu, thân và các chi vận động đa dạng, linh hoạt và thoải mái, nhờ vậy con người có thể vận động, lao động, sinh hoạt và tham gia mọi hoạt động thể dục, .......

2.Cột sống của con người là một tập hợp gồm 33 - 34 đốt sống được xếp chồng lên nhau và kết nối với nhau bởi một hệ thống dây chằng và hệ thống cơ.Cột sống bao gồm 5 đoạn: 7 đốt sống cổ từ C1 đến C7; 12 đốt sống ngực từ D1 đến D12; 5 đốt sống thắt lưng từ L1 đến L5; 5 đốt xương cùng từ S1 đến S5; Các đốt xương cụt (xương cụt)

3.Cong vẹo cột sống (biến dạng cột sống) là tình trạng cột sống bị uốn cong về bên trái hoặc bên phải (vẹo cột sống) hoặc bị cong quá mức về phía trước hay phía sau, do đó không còn giữ được các đoạn cong sinh lý như bình thường (cong cột sống)

4. Hậu quả : – Độ 1: hình thể vẹo không thấy rõ ràng, khó phát hiện, chưa ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

– Độ 2: đứng thẳng nhìn từ phía sau lưng thấy cong vẹo cột sống, ở mức độ này bắt đầu ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

– Độ 3: đây là mức độ nặng nhất, thấy rõ tư thế lệch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hô hấp. Ngoài ra còn gây biến dạng khung chậu ảnh hưởng đến việc sinh con của nữ giới.

Cong vẹo cột sống ở mức độ nặng còn làm cho các cơ quan trong cơ thể bị sai lệch vị trí, chiều dài lưng bị ngắn lại, gây khó khăn trong vận động.

* Cách phòng tránh : liên hệ với thực tế

5 tháng 10 2017

ý nghĩa: Trong cơ thể của con người, cột sống vừa là trụ cột duy nhất của cơ thể vừa là cơ quan chứa đựng các dây thần kinh, cột sống nối liền và điều khiển các khớp xương thông qua hệ thống cơ bắp, dây chằng, thần kinh…Từ đó tạo nên khả năng vận động và chuyển động một cách nhẹ nhàng, linh hoạt của con người.

Như một cây trụ cột giữ cho cơ thể con người có thể đứng thẳng, hoạt động của cột sống còn là một chuỗi khớp xương xếp lại thành chồng nối liền đầu, mình, chân, tay, giúp cho đầu, thân và các chi vận động đa dạng, linh hoạt và thoải mái. Nhờ trụ cột này mà con người có thể vận động, lao động, sinh hoạt và tham gia mọi hoạt động giải trí, thể dục thể thao hàng ngày.

Ngoài ra cột sống còn là một đường ống chắc chắn gọi là ống tủy để bảo vệ tủy sống, phần tiếp theo của não bộ và nơi xuất phát của các rễ thần kinh chi phối mọi hoạt động của cơ thể, cùng với các xương sườn, xương chậu tạo thành các khung xương để các cơ bám vào và để bảo vệ các tạng trong lồng ngực và trong ổ bụng.

Cột sống có vai trò quan trọng đối với hoạt động của con người, do đó những bệnh lý liên quan đến bộ phận quan trọng này thường để lại nhiều hậu quả khôn lường về sau

Cấu tạo: Cột sống được cấu tạo bởi 33 đốt sống và được chia thành: 7 đốt sống cổ (C1 đến C7), 12 đốt sống lưng (D1 đến D12), 5 đốt sống thắt lưng (L1, L5), 5 đốt sống hông (S1 đến S5) và 4 đốt sống cụt. Cụ thể hơn, nếu quan sát thì kĩ thì chúng ta có thể thấy được cấu tạo của cột sống có một đặc trưng là có 4 đoạn cong lồi lõm. Đoạn cổ và đoạn thắt lưng cong lồi ra trước, đoạn ngực và đoạn cùng cụt cong lồi ra phía sauỞ mỗi đốt sống sẽ bao gồm 4 phần, đó là: thân đốt sống, cung đốt sống, các mỏm, lỗ đốt sống

khái niệm cong vẹo cột sống:Chứng cong vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong hẳn sang một bên. Mức độ cong của cột sống được đo bằng góc. Góc càng rộng thì nguy cơ chứng cong vẹo cột sống nặng hơn càng cao. Nếu trẻ ở cuối giai đoạn phát triển có cột sống bị cong dưới 30 độ thường không cần phải theo dõi nghiêm ngặt và hiếm khi bị nặng hơn. Nếu cột sống cong trên 50 đến 75 độ, bác sĩ có thể áp dụng liệu pháp mạnh để điều trị.

Cong vẹo cột sống thường bắt đầu khi còn nhỏ và tệ dần khi trưởng thành.

hậu quả :Đầu tiên là thay đổi đường cong sinh lý của cột sống và hai vai mất cân đối, không đều, bên cao bên thấp; xương bả vai nhô ra. Ngoài ra có thể thấy ụ lồi trên lưng do cột sống bị xoáy vặn, xương sườn lồi lên. Có thể bị gù, đặc biệt ở vùng lưng, thắt lưng, thường gù cong đều khiến đầu có xu hướng nhô ra trước. Nếu bị ưỡn, cột sống vùng thắt lưng cong ra phía trước, vai so lại.

Bệnh tiến triển từ từ, kéo dài, có thể khiến người bệnh chủ quan không để ý. Tuy nhiên, có thể dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng. Ngoại hình người bệnh mất cân đối, gây mặc cảm, hạn chế hoạt động xã hội. Trường hợp nặng, lồng ngực sẽ bị lép do xương sườn xẹp, chèn ép như tim, phổi. Phổi bị xẹp, giảm dung tích phổi, hạn chế sức thở gây suy hô hấp, dẫn đến suy tim, phù, khó thở. Ở giai đoạn muộn, các cơ quan trong ổ bụng cũng bị chèn ép và có cả các dấu hiệu chèn ép thần kinh. Các trẻ phát hiện vẹo càng sớm thì những biến dạng cột sống và các cơ quan trong cơ thể càng nặng.

cách phòng tránh: Đảm bảo đúng tư thế ngồi học; khi ngồi, hai bàn chân được đặt ngay ngắn, vững chắc trên sàn, giữa cẳng chân và đùi tạo thành 1 góc là 90o dao động trong khoảng 75-105o, thân thẳng, đầu và cổ hơi ngả về phía trước, hai tay để ngay ngắn trên mặt bàn. Nếu ngồi học sai tư thế không chỉ gây ra cong vẹo cột sống mà có thể dẫn đến những rối loạn cơ xương khác và nguy cơ mắc tật cận thị cao.

Nơi học tập ở trường phải đảm bảo chiếu sáng tự nhiên và chiếu sáng nhân tạo. Ở nhà, ngoài hệ thống chiếu sáng chung, gia đình cũng cần trang bị đèn ở góc học tập cho các em học sinh để đảm bảo ánh sáng tốt hơn; chú trọng thực hiện việc nghỉ giải lao giữa các tiết học.

Học sinh không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể. Cặp phải có 2 quai, khi sử dụng học sinh đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về 1 phía.

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, tính đa dạng về giá trị dinh dưỡng của mỗi bữa ăn nhất là các bữa chính. Đặc biệt cần quan tâm đến các thực phẩm có nhiều can xi và vitamin D, đây là các yếu tố giúp cho sự phát triển của xương trong giai đoạn phát triển.

Đảm bảo thời gian ngủ cần thiết theo từng lứa tuổi. Tuổi càng nhỏ, nhu cầu ngủ càng nhiều, cụ thể học sinh từ 7-10 tuổi cần ngủ 11 - 10 giờ; từ 11-14 tuổi thời gian ngủ là 10 - 9 giờ; từ 15-17 tuổi thời gian ngủ là 9 - 8 giờ.

Khám định kỳ phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có cách xử trí và phòng bệnh kịp thời. Việc khám phát hiện cong vẹo cột sống định kỳ có tác dụng giúp cho nhà trường, gia đình và bản thân học sinh quan tâm hơn tới sức khỏe và phòng chống cong vẹo cột sống học đường hiệu quả nhất.

nguyên nhân :

2 trong số 10 trường hợp vẹo cột sống có thể biết đến nguyên nhân bao gồm:

- Chiều dài chân không đồng đều: Tình trạng nghiêng bên hông sang phần chân thấp hơn. Bù lại, vai có xu hướng nghiêng sang bên còn lại. Đây được gọi là “chứng vẹo cột sống bù”.

- Bệnh thần kinh cơ – chẳng hạn như bại não. Co thắt cơ kéo các đốt sống.

- Một số bệnh như viêm xương khớp.

Một số nguyên nhân vô căn dẫn tới tình trạng vẹo cột sống bao gồm:

- Yếu tố di truyền: trong một số trường hợp, vẹo cột sống xuất hiện trong gia đình. Các bất thường di truyền chính xác hiện vẫn chưa được phát hiện và đang nghiên cứu.

- Bất thường bẩm sinh: Một số trẻ em được sinh ra với dị tật trong các cấu trúc nhất định bao gồm thần não và tủy sống. Nó đóng góp một phần trong sự phát triển của chứng cong vẹo cột sống.

- Một số bất thường khác bao gồm cả các vấn đề với mô liên kết (dây chằng) hoặc hệ thống thần kinh.

- Vấn đề nội tiết tố: Một số nhà nghiên cứu cho rằng kích thích tố có thể góp phần vào chứng vẹo cột sống vì tình trạng này phổ biến hơn ở trẻ vị thành niên

cách khắc phục:

Khi các bậc cha mẹ nghi ngờ con em mình có những biểu hiện như trên, nên cho cháu bé đứng, gối thẳng không gấp, cúi gập người, trường hợp bị bệnh thì nơi gù nhô lên rất rõ (khi đứng thẳng thì khó nhận thấy hơn). Những gia đình có ông bà hay cha mẹ mắc bệnh này càng cần chú ý, vì có đến 1/3 tổng số bệnh nhân cong vẹo cột sống có nguyên nhân di truyền.

Nên chú ý là các cung cong có từ bao giờ, có nặng dần lên không, có bệnh gì khác làm một nhóm cơ nào bị yếu không, khung chậu hông có thăng bằng không, hai chân có so le không.Nếu cột sống cong vẹo, trên da lại có nhiều vết nâu đỏ rải rác; ngón tay quắp, mô tay teo... thì đó là triệu chứng của một bệnh khác. Dù có bất cứ dấu hiệu khác thường nào cũng nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế có thầy thuốc chuyên khoa về chỉnh hình. Hồ sơ bệnh án, phim X-quang của trẻ cần được lưu trữ cẩn thận để có thể theo dõi sự tiến triển bệnh một cách liên tục. Ở các cháu bé bị vẹo cột sống trong thời gian 3-7 tuổi, bệnh sẽ phát triển rất nặng; rất cần được theo dõi liên tục và định kỳ thăm khám.Trong trường hợp chứng gù vẹo ngày càng nặng (đặc biệt là vào tuổi dậy thì: gái 13 tuổi, trai 14-15 tuổi), phương pháp nói trên chỉ có tác dụng hỗ trợ cho phẫu thuật. Khi qua tuổi dậy thì, xương đã rắn chắc và định hình, việc phẫu thuật sẽ rất nặng nề và phức tạp.

Ở các nước có nền y học phát triển, việc điều trị dự phòng cong vẹo cột sống được thực hiện từ ở lứa tuổi nhỏ (3-7 tuổi). Trẻ được khuyến khích chơi các môn thể thao (bóng chuyền, leo dây, bơi lội), ngồi học với bàn ghế ngay ngắn, tư thế chuẩn. Với trẻ đã mắc bệnh, có thể dùng phương pháp kéo liên tục để giúp cho các cuộc mổ được thuận lợi hơn. Việc dùng áo chỉnh hình cũng đem lại hiệu quả tốt với điều kiện:

- Trẻ chấp nhận mang áo để điều trị.

- Gia đình hiểu biết, quan tâm thường xuyên đến trẻ để điều chỉnh áo liên tục và định kỳ.

- Có bác sĩ chuyên khoa chỉ định đúng, có kỹ thuật viên làm áo chuẩn và chuyên viên phục hồi chức năng hướng dẫn trẻ cách luyện tập, sử dụng áo.

Hiện nay trên thị trường có bán một số loại áo chống và hỗ trợ điều trị vẹo cột sống, Cha mẹ nên tìm mua cho con em mình những sản phẩm tốt nhất để đem lại hiệu quả cao nhất. Áo chống vẹo cột sống và cận thị Healthy Kids hiện đang là dòng áo được các chuyên gia đánh giá khá cáo với nhiều tính năng vượt trội

cuối cùng cũng xong, mình làm gần một tiếng đấy,mong là đúng

ok:v