K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

Cân bằng tự nhiên là trạng thái ổn định tự nhiên của các cấp độ tổ chức sống, hướng tới sự thích nghi cao nhất với điều kiện sống.

Cân bằng tự nhiên biểu hiện ở trạng thái cân bằng của quần thể, hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã, trạng thái ổn định tự nhiên của hệ sinh thái,…

Cân bằng tự nhiên đảm bảo duy trì sự ổn định tương đối của các cấp độ tổ chức sống để phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường, nhờ đó bảo vệ được sự đa dạng sinh học.

22 tháng 7 2023

Tham khảo!

* Điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể:

- Trong điều kiện môi trường thuận lợi (môi trường có nguồn sống dồi dào, ít sinh vật ăn thịt…) quần thể tăng mức sinh sản, giảm mức độ tử vong, nhiều cá thể từ nơi khác nhập cư tới sống trong quần thể… làm cho số lượng cá thể của quần thể tăng lên nhanh chóng, đôi khi vượt hơn hẳn mức độ bình thường.

- Khi số lượng cá thể trong quần thể tăng cao, sau một thời gian nguồn sống trở nên thiếu hụt, nơi sống chật chội,…cạnh tranh gay gắt lại diễn ra làm hạn chế gia tăng số cá thể của quần thể bằng cách là giảm mức sinh sản, tăng mức độ tử vong, tăng xuất cư.

* Quần thể có khả năng tự điều chỉnh số lượng cá thể khi cá thể của quần thể giảm xuống quá thấp hoặc tăng lên quá cao về trạng thái cân bằng. Trạng thái cân bằng của quần thể đạt được khi quần thể có số lượng các cá thể ổn định và cân bằng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Quá trình tiêu hóa giúp biến đổi thức ăn có kích thước lớn thành các chất dinh dưỡng mà cơ thể có thể hấp thụ được.

- Quá trình tiêu hóa diễn ra như sau: Thức ăn được di chuyển qua ống tiêu hóa, trải qua tiêu hóa cơ học (thức ăn được nghiền nhỏ và đảo trộn) và tiêu hóa hóa học (thức ăn được biến đổi nhờ sự xúc tác của các enzyme) tạo thành các chất đơn giản. Các chất dinh dưỡng được hấp thụ ở ruột non và vận chuyển đến các tế bào, các chất không được tiêu hóa và hấp thu được thải ra ngoài qua hậu môn.

24 tháng 7 2023

Tham khảo!

Ví dụ thể hiện sự cân bằng tự nhiên: Sự cân bằng tự nhiên xảy ra giữa quần thể sâu và chim ăn sâu: Khi số lượng chim tăng cao, chim ăn nhiều sâu → số lượng sâu giảm → không đủ thức ăn cho chim sâu → số lượng chim sâu giảm → số lượng sâu tăng. Như vậy, số lượng sâu và chim ăn sâu luôn được duy trì ở mức cân bằng.

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

Cân bằng môi trường trong cơ thể là duy trì sự ổn định môi trường trong cơ thể, đảm bảo cho các hoạt động sống của cơ thể diễn ra bình thường.

  
22 tháng 7 2023

1) Nguyên nhân : 

Người dân xả rác bừa bãi ở các nơi công cộng 

Nước thải chưa được qua xử lí được thải trực tiếp xuống ao - hồ

Khai thác tài nguyên thiên nhiên quá mức ( gỗ , khoáng sản ,..)

khí thải được thải ra từ khác nhà máy công nghiệp , giao thông vận tại

Khói bụi từ các phương tiện giao thông 

...

2 Biện pháp 

Trông nhiều cây xanh 

Bỏ rác đung nơi quy định 

Giảm lượng xe lưu thông trong thành phố , khuyến khích người dân nên đi bộ hoặc xe đạp

Kiểm soát lượng khí được thải ra không khí 

Xử lí nước sinh hoạt và sản xuất trước khi thải ra môi trường 

Nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường không khí - môi trường nước để duy trì cân bằng tự nhiên 

5 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Vai trò của việc duy trì thân nhiệt ổn định: Nhiệt độ cơ thể ổn định có vai trò giúp các quá trình sống trong cơ thể diễn ra bình thường.

- Các yếu tố tham gia duy trì sự ổn định nhiệt độ cơ thể gồm: cơ chế thần kinh (sự tăng, giảm quá trình dị hóa; phản ứng co và dãn mạch máu, tiết mồ hôi, co cơ chân lông dưới sự điều khiển của hệ thần kinh), cơ chế thể dịch (lượng hormone tiết ra nhiều hay ít làm quá trình chuyển hóa tăng hoặc giảm góp phần duy trì ổn định thân nhiệt).

10 tháng 9 2023

Tham khảo!

Một số hoạt động của người dân có thể làm mất cân bằng tự nhiên:

- Chặt phá rừng.

- Săn bắt, tiêu diệt quá mức các loài động vật hoang dã.

- Du nhập vào hệ sinh thái các loài sinh vật lạ.

- Gây ô nhiễm môi trường sống: xả rác bừa bãi, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lí,…

 

10 tháng 9 2023

Một số hoạt động của người dân có thể làm mất cân bằng tự nhiên:

- Du nhập vào hệ sinh thái các loài sinh vật lạ.

- Gây ô nhiễm môi trường sống: xả rác bừa bãi, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, xả nước thải công nghiệp chưa qua xử lí,…

- Săn bắt, tiêu diệt quá mức các loài động vật hoang dã.

22 tháng 7 2023

Cái này em lấy luôn trong sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống 8 

 ( I -Khái niệm quần thể sinh vật sgk/173 + II - Các đặc trưng của quần thể sgk/174  )

  - Quần thể sinh vật là : Tập hợp các cá thể cùng loài , sinh sống trong một khoảng thời gian xác định , ở một thời điểm nhất định và có khả năng sinh sản để tạo thành những thế hệ mới 

 

  - Những đặc trưng cơ bản của quần thể đó là : Kích thước quần thể , mật độ cá thể trong quần thể , tỉ lệ giới tính , thành phần nhóm tuổi và kiểu phân bố các cá thể trong quần thể 

 

24 tháng 7 2023

Cái này tham khảo nha!

Đặc điểm thích nghi của hệ động vật, thực vật ở các hệ sinh thái nước đứng và nước chảy với điều kiện môi trường sống:

- Hệ sinh thái nước đứng:

+ Vùng nước nông có các loài thực vật có rễ bám trong bùn, khả năng chịu đựng khi mực nước thay đổi; có các động vật đáy có cơ chế dinh dưỡng chủ yếu là ăn mùn bã hữu cơ.

+ Vùng nước sâu vừa có các sinh vật phù du có cấu tạo thích nghi cho phép chúng nổi tự do trong nước.

+ Vùng nước sâu có các động vật thích nghi với bóng tối, một số có có quan khứu giác phát triển giúp chúng xác định con mồi trong môi trường thiếu ánh sáng.

- Hệ sinh thái nước chảy:

+ Thực vật sống ở hệ sinh thái nước chảy thường có rễ sâu để bám giữ hoặc thân nổi thích nghi với điều kiện nước chảy; lá và thân mềm, thuôn dài giúp giảm lực cản từ dòng nước.

+ Động vật sống ở vùng thượng lưu – nơi thường có nước chảy xiết thường có khả năng bơi giỏi.

10 tháng 9 2023

 

Hệ sinh thái nước đứng

Hệ sinh thái nước chảy

Hệ động vật

Vùng nước sâu có các động vật thích nghi với bóng tối, một số có có quan khứu giác phát triển giúp chúng xác định con mồi trong môi trường thiếu ánh sáng.

Động vật sống ở vùng thượng lưu – nơi thường có nước chảy xiết thường có khả năng bơi giỏi.

Hệ thực vật

Vùng nước nông có các loài thực vật có rễ bám trong bùn, khả năng chịu đựng khi mực nước thay đổi; có các động vật đáy có cơ chế dinh dưỡng chủ yếu là ăn mùn bã hữu cơ.

Thực vật sống ở hệ sinh thái nước chảy thường có rễ sâu để bám giữ hoặc thân nổi thích nghi với điều kiện nước chảy; lá và thân mềm, thuôn dài giúp giảm lực cản từ dòng nước.