K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Với tôi thầy đã chắp cánh tuổi thơ sớm chiều, dù năm tháng dần trôi qua, thầy cô như những người cha mẹ hiền..”.Một chút bồi hồi,bâng khuâng,xao xuyến trong tôi dâng trào khi lời ca ấy được cất lên dịu dàng du dương trong tiết trời hơi se lạnh cuối thu. Đó là những lời ca quen thuộc, trong sáng, đầm ấm và cũng là những lời từ tận đáy lòng của học sinh chúng tôi viết lên nhân...
Đọc tiếp

Với tôi thầy đã chắp cánh tuổi thơ sớm chiều, dù năm tháng dần trôi qua, thầy cô như những người cha mẹ hiền..”.Một chút bồi hồi,bâng khuâng,xao xuyến trong tôi dâng trào khi lời ca ấy được cất lên dịu dàng du dương trong tiết trời hơi se lạnh cuối thu. Đó là những lời ca quen thuộc, trong sáng, đầm ấm và cũng là những lời từ tận đáy lòng của học sinh chúng tôi viết lên nhân ngày “ Nhà Giáo Việt Nam 20/11” Thầy cô – Tiếng gọi thiêng liêng cao quý đối với mỗi người học sinh.Những người thầy, người cô – những con người tần tảo sớm khuya đưa những chuyến đò chở những “ hành khách” đặc biệt tới bến bờ tương lai tươi sáng. “ Thầy cô là những chuyến đò Chở em đến những bến bờ tương lai” Thầy cô là những người cha,người mẹ thứ hai đang dạy cho những đứa con yêu quý của mình bài học làm người,cho chúng những hành trang vững vàng,chắp cánh cho chúng để một ngày chúng có thể tự tung bay trên bầy trời trong xanh rộng lớn.Thầy cô là ngọn đuốc khai sáng con đường tri thức và thầy cô nắm chặt bàn tay bé nhỏ của những đứa con yêu của mình dịu dàng,ân cần dìu dắt chúng tới tận cuối con đường.Nhà thơ Bùi Đăng Sinh đã từng viết: “Đồi cao thắm sắc ti gôn Trồng hoa thầy đã trồng luôn cả người” Đúng vậy, thầy cô không chỉ cho ta kiến thức mà thầy cô còn dạy cho ta cách làm người,dạy ta cách sống,cách đối xử tốt đẹp với tất cả mọi người.Thầy cô đã trồng và ươm mầm những nhân cách tốt đẹp của con người và chăm sóc, nuôi nấng nó lớn lên từng ngày,từng tháng và rồi mai sau nó sẽ lớn,trở nên đẹp đẽ vô cùng. Công ơn thầy cô đối với chúng ta bao la như trời bể. Cái nghề giáo đâu phải ai cũng làm được.Có mấy ai có thể kiên nhẫn cầm tay một đứa trẻ kiên trì dạy chúng viết những con chữ đầu tiên trong đời.Có mấy ai có thể ngồi hàng giờ để hướng dẫn một đứa trẻ đọc tròn câu chữ.Có mấy ai có thể thức trắng khuya để hoàn thành giáo án cho buổi dạy hôm sau.Có mấy ai trên đời này có thể làm được những điều cao cả đó nếu không có tình yêu nghề tha thiết.Thầy cô đã dạy chúng ta bằng cả tấm lòng và tình yêu thương vô bờ,cả những tri thức cả đời của mình. Những đứa học sinh ngây thơ chúng em làm sao biết được mỗi lần thầy cô nghiêm khắc trách phạt là mỗi con dao cứa vào tim,đau xót biết chừng nào,làm sao biết được ẩn sau nụ cười khi thấy chúng em được thành tích tốt là niềm hạnh phúc khôn cùng. Ngày 20-11 – ngày tri ân các nhà giáo Việt Nam đã sắp đến, chúng em- những người học trò,những người mang ơn cô thầy chỉ biết dành những lời cảm ơn nho nhỏ để cảm ơn nhữn gì mà thầy cô đã dành cho chúng em bao năm học qua. Cảm ơn thầy cô – những con người tuyệt vời, những tấm gương mẫu mực và chu đáo để chúng em noi theo. Cảm ơn thầy cô –những người đã cho chúng em những kiến thức vững vàng để tiên bước vào đời. Cảm ơn thầy cô – những người cha, người mẹ thứ hai luôn chăm sóc, lo nghĩ cho những đứa con của mình. Cảm ơn thầy cô- những người luôn đứng sau cổ vũ, động viên chúng em bước tới ước mơ của mình. Cảm ơn thầy cô- những người luôn quan tâm, lo lắng,giúp chúng em kiên cường đứng dậy sau những vấp ngã của cuộc đời. Cảm ơn thầy cô- những người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho nền giáo dục nước nhà. Và cuối cùng,cám ơn thầy cô vì đã chọn trở thành … một người thầy!

0
Hãy tưởng tượng hai kiểu gia đình hoàn toàn khác nhau, mỗi bên đang sum vầy quanh bữa cơm tối.Trong Gia Đình Một: lũ trẻ rất ngoan ngoãn, chúng khen mẹ nấu thức ăn ngon thế nào, chúng kể chuyện học hành ở trên lớp, chúng lắng nghe những gì cha mẹ căn dặn và khi ăn xong, chúng tự động đem bát vào bồn và vào phòng làm bài tập.Trong Gia Đình Hai: mọi chuyện có vẻ khác. Lũ trẻ dám gọi mẹ...
Đọc tiếp

Hãy tưởng tượng hai kiểu gia đình hoàn toàn khác nhau, mỗi bên đang sum vầy quanh bữa cơm tối.

Trong Gia Đình Một: lũ trẻ rất ngoan ngoãn, chúng khen mẹ nấu thức ăn ngon thế nào, chúng kể chuyện học hành ở trên lớp, chúng lắng nghe những gì cha mẹ căn dặn và khi ăn xong, chúng tự động đem bát vào bồn và vào phòng làm bài tập.

Trong Gia Đình Hai: mọi chuyện có vẻ khác. Lũ trẻ dám gọi mẹ mình là ngốc nghếch, chúng dám nhếch miệng khi người cha nói gì đó sai lầm; chúng không chịu ngồi yên trên ghế của mình mà cứ liên tục nghịch thức ăn.

Nếu ba mẹ có hỏi chúng đã làm bài tập về nhà chưa, chúng sẽ nói rằng trường học là một thứ ngu ngốc và đóng cửa "rầm" một cái.

Nhìn bề ngoài thì chúng ta cứ tưởng Gia Đình Một vô cùng hạnh phúc và Gia Đình Hai rất tồi tệ. Nhưng khi nhìn sâu vào bên trong tâm trí đứa trẻ, chúng ta có thể thấy một bức tranh hoàn toàn khác.

Trong Gia Đình Một, đứa trẻ vẫn được gọi là "ngoan" có hàng đống những cảm xúc không được thể hiện. Không phải bởi vì chúng không muốn bộc lộ mà bởi vì chúng cảm thấy con người thật của mình không được chào đón.

Chúng cảm thấy không thể để cha mẹ thấy mình tức giận hay buồn chán bởi vì dường như cha mẹ có một kỳ vọng hoàn toàn khác về chúng.

Vì vậy, chúng phải giấu giếm con người thật của mình vào một góc khuất và dựng lên một hình tượng "đứa con ngoan" cho cha mẹ mình chiêm ngưỡng.

Bất kỳ chỉ trích nào của người lớn (chúng tưởng tượng) cũng sẽ làm chúng suy sụp rất nhanh, vì chúng chưa giờ giỏi đối mặt với những điều trái ngược trong cuộc đời. Trẻ ngoan mà!

Trong Gia Đình Hai, đứa trẻ vẫn được gọi là "hư" biết rằng mọi thứ rắn rỏi hơn vẻ bề ngoài.

Chúng cảm thấy mình có thể dám gọi mẹ là một người ngốc nghếch bởi vì chúng biết trong thâm tâm mẹ yêu chúng và rằng chúng cũng yêu bà và rằng một chút cộc cằn sẽ không không phá hủy tình yêu giữa mẹ và con.

Chúng biết rằng cha mình sẽ không suy sụp hay trả thù khi chúng dám không nghe lời ông. Không khí gia đình đủ ấm áp và mạnh mẽ để hấp thụ những nỗi tức giận, thất vọng, bực dọc, thậm chí có phần "hỗn hào" của đứa trẻ.
-------------------------

Vì vậy, có một kết quả không ai ngờ tới: đứa trẻ ngoan sau này lớn lên lại gặp những vấn đề rất lớn trong cuộc sống trưởng thành, thường thường liên quan đến việc vâng lời quá mức, khô cứng, thiếu sáng tạo, hiếm khi được làm sếp và thành công tài chính và rất hay dằn vặt lương tâm, một sự tự đầy đọa bản thân có thể kích thích những suy nghĩ tự tử.

Và đứa trẻ hư thường đang bước trên con đường hướng đến sự trưởng thành lành mạnh, bao gồm khả năng chấp nhận thất bại, sẵn sàng thừa nhận những khuyết điểm của bản thân, dám làm phật lòng người khác, rất hay được làm ở những vị trí quản lý, thành công hơn nhiều những đứa trẻ sinh ra trong một gia đình quá nề nếp, quy củ.

Khi là một đứa trẻ hư, chúng ta có thể sáng tạo hơn bởi vì bản thân sẵn sàng dám thử những thứ người khác không đồng ý. Chúng ta có thể mắc sai lầm hoặc tạo ra một đống rắc rối hoặc bị đánh giá là lố bịch và không sao cả, chẳng có gì là thảm họa.

Sai rồi có thể sửa chữa và cải thiện.

Chúng ta sẵn sàng đón nhận những chỉ trích về bản thân mình, cố gắng khám phá đâu là sự thật về mình, và trả lại phần xấu tính trong nhận xét của người khác.
-Sưu tầm-

2

cám ơn đã khen*cúi đầu*

Chap 1 : Hai đứa trẻ kì lạ Trên đời này thứ mỏng manh nhất là tình bạn, thứ dễ vỡ nhất là tình yêu. Tình bạn mỏng manh để chúng ta gìn giữ và trân trọng, tình yêu dễ vỡ nhưng lại cho chúng ta những hoài niệm thật tuyệt vời. Thân không có nghĩa là yêu, yêu không có nghĩa là thân, tình bạn và tình yêu không thể đánh đồng, nhưng trong từ điển của loài người lại có một cụm từ mang...
Đọc tiếp

Chap 1 : Hai đứa trẻ kì lạ

Trên đời này thứ mỏng manh nhất là tình bạn, thứ dễ vỡ nhất là tình yêu. Tình bạn mỏng manh để chúng ta gìn giữ và trân trọng, tình yêu dễ vỡ nhưng lại cho chúng ta những hoài niệm thật tuyệt vời. Thân không có nghĩa là yêu, yêu không có nghĩa là thân, tình bạn và tình yêu không thể đánh đồng, nhưng trong từ điển của loài người lại có một cụm từ mang tên: "Bạn thân nhất"!
***
Thời điểm bé gái ấy ra đời là thời điểm bình thường nhất. Mặt trời không toả ánh nắng rạng rỡ, gió không thổi, mưa không rơi, vạn vật vẫn duy trì hoạt động bình thường của nó, vì vậy mẹ em bé đặt tên cho em là Giản Đơn. Có nghĩa là tuy thời điểm em sinh ra rất bình thường nhưng bù lại, tình yêu thương của người thân thì lại dành hết cho em, đó là thứ tình cảm giản dị nguyên thuỷ nhất mà lại đẹp đẽ nhất. Cuộc sống đôi khi chỉ cần những thứ "giản đơn" đó là đủ.
Trước đó 11 tháng cũng có một bé trai được chào đời ở đúng chỗ này. Khi đó ngược lại mặt trời lại toả ra ánh nắng rất chói mắt, bé trai đang khóc bị nắng chiếu vào liền nhắm tịt mắt lại. Bố em bé buồn cười trước hành động này liền đặt tên bé là Minh, mẹ bé phản bác, nói vì em bé trốn tránh ánh nắng mặt trời nên phải đặt là Từ Minh.
***
Nghe đồn bé trai nhà họ Dạ rất ít nói, tuy được thừa hưởng gen trội từ bố mẹ nên mới 5 tuổi đã viết thành thạo tiếng việt, làm toán đơn giản và phân biệt chính tả, bù lại bé chẳng nói năng với ai mấy. Cả bố và mẹ đều rất lo lắng. Ngày xưa cả hai người bọn họ tính cách đều không được dễ chịu cho lắm, liệu con trai của bọn họ có bị gộp tính cách giữa hai người vào không?
- Hay là thử cho nó tiếp xúc với những đứa trẻ khác xem?
Bố Dạ đưa ra ý kiến liền được sự đồng thuận của mẹ Dạ. Bé Minh được đưa đến trường mẫu giáo để tiếp xúc với các bạn, tiếc thay mới được nửa ngày bố mẹ đã phải mang bé về bởi khuôn mặt đằng đằng sát khí của bé đã doạ cho trẻ con toàn lớp khóc nhè loạn lên.
Bố mẹ Dạ đành bó tay trước cậu con trai của mình. Đúng lúc họ đang sốt sắng hết cả lên thì phía căn hộ gần sát có người chuyển đến. Bố mẹ Nguyễn mang đứa con gái đầu lòng đến chào hỏi là làm quen. Bố mẹ Dạ niềm nở tiếp đón, để cho bé Đơn và bé Minh vào phòng đồ chơi tự chơi với nhau.
Cửa phòng đóng lại, các bố mẹ rời đi. Minh như thường lệ lờ đi em bé kém mình 11 tháng phía đối diện, cầm máy điện tử lên chơi.
- Anh ơi, anh bị câm à?
Em bé tầm 4 tuổi kia nhìn Minh suốt từ đầu giờ mới mở miệng, nhưng đã mở miệng thì sẽ có độ sát thương cực lớn. Minh ngây ngốc nhìn vào khuôn mặt cũng thờ ơ chả kém gì mình kia.
- Sao ?
Kì thực cả ngày nay, đây là chữ đầu tiên Minh mở miệng. Cô bé kia thực sự là quá lợi hại. Ấn tượng của Minh với em bé kia rất đặc sắc. Đầu tiên chỉ hơi chú ý vì em có đôi mắt to màu nâu rất đẹp, về sau bị một câu nói của em làm cho nhớ mãi cái mặt lạnh tanh kia.
- Cái bộ mặt của anh, thật là khó chịu! Lạnh đến chán ghét!
- Cậu có quyền gì mà nói?
- Vâng em không có quyền, em chỉ góp ý cho anh biết. Anh có biết là bố mẹ anh lo lắng thế nào vì cái thái độ đấy của anh không? Em nói thế thôi, anh nghe hay không thì tuỳ!
Minh ngồi im re tại chỗ, mắt cụp xuống biểu hiện sự áy náy và suy tư. Em bé kia từ từ tiến lại gần Minh, nâng mặt Minh lên, dùng đôi tay bụ bẫm của mình nhéo hai má Minh thật đau, nhéo đến khi hai má Minh đỏ lừ lên em mới chịu cười ha hả:
- Cười lên một tí có phải đẹp trai không?
Khoảnh khắc lúc đó Minh không thể diễn tả thành lời. Em chỉ cảm thấy nụ cười của em bé kia thật là đẹp, thật là rạng rỡ, là nụ cười ấm áp nhất mà Minh từng gặp. Em bé cười xong vô cùng tự nhiên chui rúc vào lòng Minh dụi mắt:
- Hôm nay em phải dậy sớm để theo mẹ sang nhà anh, anh cho em nằm nhờ trong lòng ngủ tí, không có người ôm em không chịu được.
Minh hơi hiếu kì cùng mất tự nhiên, lát sau thích ứng được Minh liền ôm em bé kia vào lòng, ôm như mẹ hay ôm Minh, rồi Minh cũng ngủ thiếp đi lúc nào không hay.
Các bố mẹ trò chuyện chán chê liền đi vào phòng đồ chơi tìm con. Lúc mở cửa ra bố mẹ Dạ suýt rớt tròng mắt. Bé Đơn được bế gọn trong lòng bé Minh, hai đứa ôm nhau ngủ, cảnh tượng thật yên bình mà cũng thật... không thể tin nổi ! Bố mẹ Dạ lúc đó mừng toé nước mắt, túm lấy túm để bố mẹ Nguyễn đòi nhận bé Đơn làm con dâu.
***
Từ cái hôm nhớ mãi không quên đó mà bé Minh trở nên thích bé Đơn đến lạ thường, cứ canh lúc bố mẹ Nguyễn đến lại chạy ra hỏi bạn Đơn đâu. Bé Đơn ngày xưa hở ra là bố mẹ giờ cái gì cũng anh Minh: Anh Minh ơi với em cái này, anh Minh ơi hộ em cái kia. Hai đứa tầm tuổi chơi với nhau nên rất hợp tính, Minh thì thông minh đến ưu việt, nhiều lúc sự thông minh quá mức này làm cho người rất đau đầu, Đơn thì lại có trí nhớ siêu tốt, đã lỡ hứa với bé cái gì rồi thì đừng mơ nuốt lời được.
***
Năm nay Minh và Đơn 5 tuổi, nghĩa là năm sau vào lớp 1 rồi. Các bé cùng trang lứa trong khu háo hức lắm. Nào là bắt bố mẹ dắt đi mua cặp, mua sách vở, nào là hỏi han loạn lên, "Mẹ ơi cô giáo có ác không ?"
Thế mà, hai đứa con nhà này, một đứa cứ tanh tách máy chơi game, một đứa chui vào lòng đứa còn lại, lặng lẽ ghi nhớ chiêu thức để tăng lever. Cả hai đứa rất bàng quan, thẩn thơ tự chơi với nhau, coi như là người phải đi lớp 1 không phải mình vậy. Bố mẹ Dạ cùng bố mẹ Nguyễn nhìn nhau, lắc đầu. Mẹ Nguyễn mở lời:
- Minh Đơn à, hai con có muốn đi hiệu sách sắm đồ không?
- Không ạ!
Rất đồng thanh, hai đứa lại tạch tạch máy chơi game, điệu bộ hờ hững quá thể.
- Thế các con không muốn mua đồ dùng, sách vở chuẩn bị cho năm học mới à?
Bố Nguyễn nói đỡ vợ, nhận lại là cái nhìn chăm chăm của Đơn. Ông cười, hỏi Đơn:
-Sao thế?
- Buổi chiều thứ 7 tuần trước nữa, cách đây 2 tuần 12 giờ 34 phút, bố mẹ đã hứa là nếu con chịu thơm anh Minh một cái bố mẹ sẽ chuẩn bị toàn bộ sách vở cho con và anh Minh.
Minh chen thêm lời, mắt không rời màn hình máy chơi game:
- Bố mẹ con cũng hứa nếu con chịu ngồi yên để Đơn thơm cho mọi người chụp một kiểu, toàn bộ đồ dùng học tập của con và Đơn bố mẹ sẽ lo tất.
Các bố mẹ sau câu nói của hai đứa trẻ liền nhìn nhau, thở dài ngao ngán. Họ mong ước lắm, một đứa con bình thường!!!
- À anh Minh ơi!
- Sao?
Đơn xoay mái đầu nhỏ lại làm mái tóc đen mượt như lông tơ của cô bé cọ vào cằm Minh, ngưa ngứa.
- Năm sau bọn mình vào lớp một rồi.
- Ừ...
- Đến lúc đó sống chết anh phải ngồi cạnh em!
- Ừ, tất nhiên rồi…
Đơn cười toét miệng, Minh vẫn tạch tạch bấm máy, coi việc ngồi cạnh Đơn là một việc hiển nhiên.
...
***
Trường tiểu học Thanh Lịch, bóng bay rực rỡ, cổng trường mở rộng, chuẩn bị đón các em lớp 1 vào trường. Các cô giáo mặt mày niềm nở, hiền từ như một người mẹ đích thực, tay chỉ đường tay vỗ về các em nhỏ, giúp các em xếp đúng hàng. Các em nhỏ, em nào em đấy mắt ngấn nước níu ống tay áo bố mẹ, ngập ngừng không muốn bước vào trường.
Bố mẹ Dạ cùng bố mẹ Nguyễn thèm thuồng nhìn những đứa trẻ khác, một lúc lại quay qua nhìn con mình. Một thằng đang theo sự chỉ dẫn của cô giáo xếp ngay ngắn vào hàng, một con nắm chặt gấu áo thằng kia bước theo, trước khi đi còn bỏ lại mấy chữ:
- Bye bye mọi người~
- ...
Họ hận, họ hận cuộc đời này!
Minh và Đơn xếp vào hàng dưới sân trường, phía các em nhỏ đang khóc nhè kia cũng đã bắt đầu ổn định hàng ngũ, thầy hiệu trưởng mỉm cười đầy hiền từ:
- Thôi nào các em, chúng ta lớn rồi, cần phải thôi dựa dẫm vào bố mẹ chứ ! Các em thấy không, các anh chị lớp lớn hơn đây này, thầy cô, mái trường này, ai cũng chào đón các em. Bước vào mái trường.....v.v.....
Minh nhăn mặt, huých huých tay Đơn đang đứng cạnh bên, hỏi:
- Cậu thấy sao?
Đơn ngáp ngắn ngáp dài, cả người mệt mỏi dựa hẳn vào người Minh, hay cánh tay ôm chặt lấy cánh tay phải của cậu, nũng nịu lắc la lắc lư:
- Bài phát biểu này so với bài khai giảng năm ngoái không sai một chữ.
- Hửm, sao cậu biết?
- Anh quên à ? Năm ngoái bố mẹ chả cho chúng mình lên trường tham quan thử còn gì ?
- Ừ...
❤️❤️❤️

0
" Thế giới mênh mông mênh mông không bằng nhà mình Phú quý vinh hoa,vinh hoa không bằng có mẹ......" Đúng vạy mẹ là tất cả.Có mẹ ta có cả một thế giới yêu thương. Trên thế gian này, tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi ,trừ cha mẹ . Chúng ta chỉ có duy nhất một người mẹ mà thôi,hãy yêu thương ,trân trọng mẹ nhất có thể vì chúng ta chỉ có một đời người để yêu thương mẹ. có...
Đọc tiếp

" Thế giới mênh mông mênh mông không bằng nhà mình

Phú quý vinh hoa,vinh hoa không bằng có mẹ......"

Đúng vạy mẹ là tất cả.Có mẹ ta có cả một thế giới yêu thương. Trên thế gian này, tất cả mọi thứ đều có thể thay đổi ,trừ cha mẹ . Chúng ta chỉ có duy nhất một người mẹ mà thôi,hãy yêu thương ,trân trọng mẹ nhất có thể vì chúng ta chỉ có một đời người để yêu thương mẹ. có thể chỉ là những điều nhỏ nhặt hàng ngày như mẹ nhắc uống ước hay tắm lâu mẹ lại mắng, mới đầu chúng ta có thể sẽ nghĩ rằng mẹ lắm chuyện nhưng thử nghĩ lại xem mẹ nhắc chúng ta đều là những điều bổ ích , ở đó là sự yêu thương con cái .có thể nhiều lúc chúng ta sẽ nghĩ mẹ không hiểu con hay là mẹ không thương con mà không hề biết rằng chính vì muốn tốt cho chúng ta mà cha mẹ mới đi theo hướng "ngược lại"với chúng ta như vậy đấy.nếu ai chưa thực sự dành nhiều thời gian cho mẹ ,chưa thể hiện tình cảm của mk đối với mẹ thì hãy nói với mẹ rằng : con yêu mẹ nhiều lắm , mẹ là người quan trọng nhất trên đời !

0
Một điều mà chúng ta rất ngại nói ra.Tôi nhớ khi còn nhỏ mỗi lần tặng quà cho mẹ đều đặc biệt ghi một tấm thiệp dài. Trước tiên là lời chào, sau đó là lời chúc, cuối cùng là đến lời cảm ơn và không quên nói cho mẹ biết rằng tôi yêu bà nhiều như thế nào.Sau dần, cùng với sự trưởng thành của tôi, giá trị của món quà ngày một lớn hơn. Hồi nhỏ tôi chỉ có thể tặng mẹ...
Đọc tiếp

Một điều mà chúng ta rất ngại nói ra.

Tôi nhớ khi còn nhỏ mỗi lần tặng quà cho mẹ đều đặc biệt ghi một tấm thiệp dài. Trước tiên là lời chào, sau đó là lời chúc, cuối cùng là đến lời cảm ơn và không quên nói cho mẹ biết rằng tôi yêu bà nhiều như thế nào.

Sau dần, cùng với sự trưởng thành của tôi, giá trị của món quà ngày một lớn hơn. Hồi nhỏ tôi chỉ có thể tặng mẹ được một bông hoa, một đôi tất thì lớn lên tôi đã có thể tặng mẹ một bộ mĩ phẩm tốt, một chiếc váy đẹp, một cái túi xách. Nhưng tấm thiệp kèm theo ấy thì ngày một ngắn đi. Cho tới năm gần đây nhất vào ngày 8/3 cũng chỉ còn vẻn vẹn một dòng: “Chúc mẹ ngày quốc tế phụ nữ vui vẻ”

Tôi không biết làm thế nào mà con người chúng ta càng ngày càng ngại thổ lộ tình cảm của mình như thế, nhất là khi đối với những người đặc biệt đã sinh thành và dạy dỗ chúng ta.

Khi chúng ta bước ra ngoài xã hội, rồi có một cậu bạn trai, hoặc một cô bạn gái, hay thậm chí là một người bạn thân thiết, chúng ta dễ dàng nói cảm ơn, xin lỗi, và càng không ngại buông một lời yêu thương, trân trọng.

Nhưng với ba mẹ, chúng ta lại không làm thế, hoặc rất ít.

Tất nhiên, thi thoảng chúng ta vẫn thường chọn cách dễ dàng hơn như ghi vào thiệp, hay gửi tin nhắn. Nhưng tôi luôn tin rằng, việc trực tiếp thổ lộ lời yêu thương với một ai đó luôn là điều đặc biệt thiêng liêng. Bạn đứng trước mặt họ, nhìn vào mặt họ bằng tất cả sự trân thành, kính trọng, biết ơn, rồi nói với họ rằng bạn yêu họ nhiều như thế nào.

Chúng ta không phải là những đứa trẻ nữa. Bạn có biết về những đứa trẻ không, trước khi ba mẹ cho chúng kẹo, hoặc một món đồ chơi, họ thường đặt câu hỏi vui rằng “Con có yêu ba/mẹ không? Con yêu ai hơn?”

Tất nhiên vì để có được thứ mình muốn, chúng sẽ không ngần ngại nói ra lời yêu thương. “Con yêu ba/mẹ nhất”

Những đứa trẻ không giống chúng ta.

Hoặc phải chăng tất cả chúng ta cũng đã từng là đứa trẻ như thế. Nhưng bây giờ, khi đã trưởng thành, bạn sẽ dần nhận thức ra được bạn yêu ba mẹ mình, ngay cả khi họ không cho bạn kẹo hay đồ chơi. Chỉ bởi đơn giản, bạn rõ ràng biết được thứ họ đã cho bạn là cả cuộc đời của họ. Sự sinh thành và nuôi dưỡng,bảo vệ và dạy dỗ.

Vậy tại sao bạn lại không còn nói yêu họ nữa?

Bạn không nói không phải là không yêu, mà chỉ vì cảm thấy điều đó thật khó khăn và ngại ngùng, thậm chí có chút kì cục, nên mãi chẳng thành lời.

Một giải pháp cho bạn, lúc này thì nên sống như là một đứa trẻ. Tất nhiên, đứa trẻ hay nói yêu ba mẹ mình để được cho quà, nhưng cũng chính những đứa trẻ sẵn sàng chạy tới ôm cổ mẹ, ôm chân ba, cười toe toét và nói yêu họ mà chẳng vì lý do gì.

Chẳng ai lại có ý kiến khi nghe một lời yêu thương từ người khác giành cho mình cả đâu, nhất là khi đó còn là ba mẹ của bạn.

Bạn biết cuộc sống này rồi đấy, chúng ta đang sống nhưng lại chẳng biết đâu sẽ là ngày cuối cùng còn được hít thở, tại sao bạn không thể nói lời yêu vào hôm nay?

Và một người không thể biết bạn yêu họ nếu như bạn không nói cho họ biết rằng bạn yêu họ như thế nào.

Tôi yêu bạn. Thế thôi.

---

“Có việc gì mà gọi giờ này thế con?”

“Dạ không có gì, con chỉ muốn nói…”

“Hả sao đấy?”

“Con chỉ muốn nói con yêu mẹ thôi. Hí hí.”

“Ơ. Con bé này hâm nhỉ.”

“Thôi con đi làm nha, muộn làm rồi.”

“Mà…”
“Dạ?”
“Mẹ cũng yêu và nhớ con nhiều. Cố gắng lên con nhé”

“Vâng. Yêu mẹ.”

Họ có thể hơi bất ngờ, họ có thể cảm thấy kì lạ, nhưng chắc chắn một điều rằng, họ thậm chí còn yêu bạn nhiều hơn bạn yêu họ rất rất nhiều. Và hẳn là, họ cũng đã chờ đợi lời nói ấy của con mình từ lâu.

Korea.

27.04.2019.

Nguồn: Sưu tầm

__Đôi lời muốn nói: Tôi thấy bài viết kia rất đứng thực tế mà ta đang trải qua. Vậy bạn có suy nghĩ gì khi đọc bài này?

0
Trên đời này thứ mỏng manh nhất là tình bạn, thứ dễ vỡ nhất là tình yêu. Tình bạn mỏng manh để chúng ta gìn giữ và trân trọng, tình yêu dễ vỡ nhưng lại cho chúng ta những hoài niệm thật tuyệt vời. Thân không có nghĩa là yêu, yêu không có nghĩa là thân, tình bạn và tình yêu không thể đánh đồng, nhưng trong từ điển của loài người lại có một cụm từ mang tên: "Bạn thân nhất"!Thời...
Đọc tiếp

Trên đời này thứ mỏng manh nhất là tình bạn, thứ dễ vỡ nhất là tình yêu. Tình bạn mỏng manh để chúng ta gìn giữ và trân trọng, tình yêu dễ vỡ nhưng lại cho chúng ta những hoài niệm thật tuyệt vời. Thân không có nghĩa là yêu, yêu không có nghĩa là thân, tình bạn và tình yêu không thể đánh đồng, nhưng trong từ điển của loài người lại có một cụm từ mang tên: "Bạn thân nhất"!

Thời điểm bé gái ấy ra đời là thời điểm bình thường nhất. Mặt trời không toả ánh nắng rạng rỡ, gió không thổi, mưa không rơi, vạn vật vẫn duy trì hoạt động bình thường của nó, vì vậy mẹ em bé đặt tên cho em là Giản Đơn. Có nghĩa là tuy thời điểm em sinh ra rất bình thường nhưng bù lại, tình yêu thương của người thân thì lại dành hết cho em, đó là thứ tình cảm giản dị nguyên thuỷ nhất mà lại đẹp đẽ nhất. Cuộc sống đôi khi chỉ cần những thứ "giản đơn" đó là đủ.

Trước đó 11 tháng cũng có một bé trai được chào đời ở đúng chỗ này. Khi đó ngược lại mặt trời lại toả ra ánh nắng rất chói mắt, bé trai đang khóc bị nắng chiếu vào liền nhắm tịt mắt lại. Bố em bé buồn cười trước hành động này liền đặt tên bé là Minh, mẹ bé phản bác, nói vì em bé trốn tránh ánh nắng mặt trời nên phải đặt là Từ Minh.

Nghe đồn bé trai nhà họ Dạ rất ít nói, tuy được thừa hưởng gen trội từ bố mẹ nên mới 5 tuổi đã viết thành thạo tiếng việt, làm toán đơn giản và phân biệt chính tả, bù lại bé chẳng nói năng với ai mấy. Cả bố và mẹ đều rất lo lắng. Ngày xưa cả hai người bọn họ tính cách đều không được dễ chịu cho lắm, liệu con trai của bọn họ có bị gộp tính cách giữa hai người vào không?

- Hay là thử cho nó tiếp xúc với những đứa trẻ khác xem?

Bố Dạ đưa ra ý kiến liền được sự đồng thuận của mẹ Dạ. Bé Minh được đưa đến trường mẫu giáo để tiếp xúc với các bạn, tiếc thay mới được nửa ngày bố mẹ đã phải mang bé về bởi khuôn mặt đằng đằng sát khí của bé đã doạ cho trẻ con toàn lớp khóc nhè loạn lên.

Bố mẹ Dạ đành bó tay trước cậu con trai của mình. Đúng lúc họ đang sốt sắng hết cả lên thì phía căn hộ gần sát có người chuyển đến. Bố mẹ Nguyễn mang đứa con gái đầu lòng đến chào hỏi là làm quen. Bố mẹ Dạ niềm nở tiếp đón, để cho bé Đơn và bé Minh vào phòng đồ chơi tự chơi với nhau.

Cửa phòng đóng lại, các bố mẹ rời đi. Minh như thường lệ lờ đi em bé kém mình 11 tháng phía đối diện, cầm máy điện tử lên chơi.

- Anh ơi, anh bị câm à?

Em bé tầm 4 tuổi kia nhìn Minh suốt từ đầu giờ mới mở miệng, nhưng đã mở miệng thì sẽ có độ sát thương cực lớn. Minh ngây ngốc nhìn vào khuôn mặt cũng thờ ơ chả kém gì mình kia.

- Sao ?

Kì thực cả ngày nay, đây là chữ đầu tiên Minh mở miệng. Cô bé kia thực sự là quá lợi hại. Ấn tượng của Minh với em bé kia rất đặc sắc. Đầu tiên chỉ hơi chú ý vì em có đôi mắt to màu nâu rất đẹp, về sau bị một câu nói của em làm cho nhớ mãi cái mặt lạnh tanh kia.

- Cái bộ mặt của anh, thật là khó chịu! Lạnh đến chán ghét!

- Cậu có quyền gì mà nói?

- Vâng em không có quyền, em chỉ góp ý cho anh biết. Anh có biết là bố mẹ anh lo lắng thế nào vì cái thái độ đấy của anh không? Em nói thế thôi, anh nghe hay không thì tuỳ!

Minh ngồi im re tại chỗ, mắt cụp xuống biểu hiện sự áy náy và suy tư. Em bé kia từ từ tiến lại gần Minh, nâng mặt Minh lên, dùng đôi tay bụ bẫm của mình nhéo hai má Minh thật đau, nhéo đến khi hai má Minh đỏ lừ lên em mới chịu cười ha hả:

- Cười lên một tí có phải đẹp trai không?

Khoảnh khắc lúc đó Minh không thể diễn tả thành lời. Em chỉ cảm thấy nụ cười của em bé kia thật là đẹp, thật là rạng rỡ, là nụ cười ấm áp nhất mà Minh từng gặp. Em bé cười xong vô cùng tự nhiên chui rúc vào lòng Minh dụi mắt:

- Hôm nay em phải dậy sớm để theo mẹ sang nhà anh, anh cho em nằm nhờ trong lòng ngủ tí, không có người ôm em không chịu được.

Minh hơi hiếu kì cùng mất tự nhiên, lát sau thích ứng được Minh liền ôm em bé kia vào lòng, ôm như mẹ hay ôm Minh, rồi Minh cũng ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

Các bố mẹ trò chuyện chán chê liền đi vào phòng đồ chơi tìm con. Lúc mở cửa ra bố mẹ Dạ suýt rớt tròng mắt. Bé Đơn được bế gọn trong lòng bé Minh, hai đứa ôm nhau ngủ, cảnh tượng thật yên bình mà cũng thật... không thể tin nổi ! Bố mẹ Dạ lúc đó mừng toé nước mắt, túm lấy túm để bố mẹ Nguyễn đòi nhận bé Đơn làm con dâu.

Từ cái hôm nhớ mãi không quên đó mà bé Minh trở nên thích bé Đơn đến lạ thường, cứ canh lúc bố mẹ Nguyễn đến lại chạy ra hỏi bạn Đơn đâu. Bé Đơn ngày xưa hở ra là bố mẹ giờ cái gì cũng anh Minh: Anh Minh ơi với em cái này, anh Minh ơi hộ em cái kia. Hai đứa tầm tuổi chơi với nhau nên rất hợp tính, Minh thì thông minh đến ưu việt, nhiều lúc sự thông minh quá mức này làm cho người rất đau đầu, Đơn thì lại có trí nhớ siêu tốt, đã lỡ hứa với bé cái gì rồi thì đừng mơ nuốt lời được.

Năm nay Minh và Đơn 5 tuổi, nghĩa là năm sau vào lớp 1 rồi. Các bé cùng trang lứa trong khu háo hức lắm. Nào là bắt bố mẹ dắt đi mua cặp, mua sách vở, nào là hỏi han loạn lên, "Mẹ ơi cô giáo có ác không ?"

Thế mà, hai đứa con nhà này, một đứa cứ tanh tách máy chơi game, một đứa chui vào lòng đứa còn lại, lặng lẽ ghi nhớ chiêu thức để tăng lever. Cả hai đứa rất bàng quan, thẩn thơ tự chơi với nhau, coi như là người phải đi lớp 1 không phải mình vậy. Bố mẹ Dạ cùng bố mẹ Nguyễn nhìn nhau, lắc đầu. Mẹ Nguyễn mở lời:

- Minh Đơn à, hai con có muốn đi hiệu sách sắm đồ không?

- Không ạ!

Rất đồng thanh, hai đứa lại tạch tạch máy chơi game, điệu bộ hờ hững quá thể.

- Thế các con không muốn mua đồ dùng, sách vở chuẩn bị cho năm học mới à?

Bố Nguyễn nói đỡ vợ, nhận lại là cái nhìn chăm chăm của Đơn. Ông cười, hỏi Đơn:-Sao thế?

- Buổi chiều thứ 7 tuần trước nữa, cách đây 2 tuần 12 giờ 34 phút, bố mẹ đã hứa là nếu con

chịu thơm anh Minh một cái bố mẹ sẽ chuẩn bị toàn bộ sách vở cho con và anh Minh.

Minh chen thêm lời, mắt không rời màn hình máy chơi game:

- Bố mẹ con cũng hứa nếu con chịu ngồi yên để Đơn thơm cho mọi người chụp một kiểu, toàn bộ đồ dùng học tập của con và Đơn bố mẹ sẽ lo tất.

Các bố mẹ sau câu nói của hai đứa trẻ liền nhìn nhau, thở dài ngao ngán. Họ mong ước lắm, một đứa con bình thường!!!

- À anh Minh ơi

- Sao?

Đơn xoay mái đầu nhỏ lại làm mái tóc đen mượt như lông tơ của cô bé cọ vào cằm Minh, ngưa ngứa.

- Năm sau bọn mình vào lớp một rồi.

- Ừ...

- Đến lúc đó sống chết anh phải ngồi cạnh em!

- Ừ, tất nhiên rồi…

Đơn cười toét miệng, Minh vẫn tạch tạch bấm máy, coi việc ngồi cạnh Đơn là một việc hiển nhiên.

...

Trường tiểu học Thanh Lịch, bóng bay rực rỡ, cổng trường mở rộng, chuẩn bị đón các em lớp 1 vào trường. Các cô giáo mặt mày niềm nở, hiền từ như một người mẹ đích thực, tay chỉ đường tay vỗ về các em nhỏ, giúp các em xếp đúng hàng. Các em nhỏ, em nào em đấy mắt ngấn nước níu ống tay áo bố mẹ, ngập ngừng không muốn bước vào trường.

Bố mẹ Dạ cùng bố mẹ Nguyễn thèm thuồng nhìn những đứa trẻ khác, một lúc lại quay qua nhìn con mình. Một thằng đang theo sự chỉ dẫn của cô giáo xếp ngay ngắn vào hàng, một con nắm chặt gấu áo thằng kia bước theo, trước khi đi còn bỏ lại mấy chữ:

- Bye bye mọi người~

- ...

Họ hận, họ hận cuộc đời này!

Minh và Đơn xếp vào hàng dưới sân trường, phía các em nhỏ đang khóc nhè kia cũng đã bắt đầu ổn định hàng ngũ, thầy hiệu trưởng mỉm cười đầy hiền từ:

- Thôi nào các em, chúng ta lớn rồi, cần phải thôi dựa dẫm vào bố mẹ chứ ! Các em thấy không, các anh chị lớp lớn hơn đây này, thầy cô, mái trường này, ai cũng chào đón các em. Bước vào mái trường.....v.v.....

Minh nhăn mặt, huých huých tay Đơn đang đứng cạnh bên, hỏi:

- Cậu thấy sao?

Đơn ngáp ngắn ngáp dài, cả người mệt mỏi dựa hẳn vào người Minh, hay cánh tay ôm chặt lấy cánh tay phải của cậu, nũng nịu lắc la lắc lư:

- Bài phát biểu này so với bài khai giảng năm ngoái không sai một chữ.

- Hửm, sao cậu biết?

- Anh quên à ? Năm ngoái bố mẹ chả cho chúng mình lên trường tham quan thử còn gì ?

- Ừ...

Kết thúc bài phát biểu, thầy hiệu trưởng cho các em học sinh chào cờ, diễu hành. Các em lớp 1 thấy các anh chị lớn thả bóng bay thì thích lắm, thi nhau ngoái cổ lên nhìn. Cô Hương, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A là cô giáo mới vào nên rất yêu và nhiệt huyết với nghề. Cô vui vẻ hoà mình vào cùng với niềm vui thích xen lẫn bỡ ngỡ của các em nhỏ, hạnh phúc nhìn một hàng học sinh của lớp cô. Chợt thấy bóng dáng của hai đứa trẻ cuối hàng, niềm vui của cô Hương liền... tắt điện!

Hai đứa bé cuối hàng lớp cô, bé gái dựa vào người bé trai ngủ ngon lành cành đào. Bé trai thì ngoan hơn, không ngủ, ngồi thẳng lưng cho bé gái dựa, thỉnh thoảng còn điều chỉnh tư thế cho bé gái thoải mái hơn. Cả hai đứa mặt mũi rất đáng yêu ưa nhìn. Chỉ có cái... bé trai à... bé có nhất thiết phải nhìn màn thả bóng này với ánh mắt khinh bỉ thế không ?

Cô Hương nuốt nước bọt, lặng lẽ tiến đến dãy cuối hàng. Lúc đến gần Minh và Đơn cô liền ngồi xổm xuống, cười thật "tươi" hỏi:

- Con tên là gì?

Minh liếc cô giáo rồi lại trở lại tư thế cũ, ánh mắt hướng thẳng phía trước, không thèm nhìn vào mặt cô:

- Minh ạ.

Như lũ trẻ bình thường hoặc là rụt rè không nói, hoặc là chúng nó sẽ cười tớn lên, hô hào rõ to "Con tên là Minh cô ạ!", thế mà đứa trẻ này... cái tư thái lãnh đạm như nước này, không biết có phải là học sinh lớp 1 không nữa.

- Tên hay nhỉ? Thế bạn ngồi cạnh con tên là gì?

Minh nhìn qua Đơn, ánh mắt lạnh bỗng dưng xen chút trìu mến, giọng cậu bé cũng bớt hờ hững đi nhiều:

- Đơn cô ạ...

- À..., thế hả?

Cả sân trường rộn ràng đến lạ thường, tiết trời mùa hạ làm cho những cơn gió hè trở nên khô rát. Thế mà chả hiểu sao cô Hương thấy lành lạnh thế nhỉ?

- Ưm... anh Minh ơi em nóng...

Bé gái đang ngủ hơi cựa quậy, nói mớ vài câu rồi lại ngủ thiếp đi. Chỉ là ngủ mơ nói vài câu thôi, thế mà bé trai cứ sốt sắng hết lên, nhăn mày nhăn mặt, gọi í ới ra chỗ mấy phụ huynh đang đứng phía sau:

- Mẹ, mẹ có quạt giấy không, Đơn nóng!

Cô Hương theo phản xạ ngoài theo nhìn, phát hiện ra phụ huynh hai bé này toàn trai xinh gái đẹp, nam thanh nữ tú, thảo nào đẻ ra hai đứa con đẹp thế!

Mẹ Dạ lấy trong túi xách ra cái quạt hình quả ngô luộc chạy bằng pin, dài chừng nửa cái thước kẻ dúi vào tay bé Minh. Cô Hương lịch sự chào mẹ Dạ, đoạn tò mò ngắm nghía Minh đang thành thục mở quạt chĩa về Đơn, chầu chực nụ cười của bé Đơn hiện hữu trên khuôn mặt đang đỏ hồng lên vì quá nóng.

Này này...

Hai đứa bé này, chẳng lẽ...

Cô Hương chết lặng. Từ đó trở đi Minh và Đơn luôn là hai em học sinh được cô Hương chú ý nhất.

Đầu năm lớp 2, các em học sinh có bài kiểm tra chất lượng. Cô Hương phát đề, lúc đi qua bàn Minh và Đơn, nhìn thấy hai đứa đang chơi X O, cô không khỏi cảm thấy đau đầu. Nước cờ, đánh gì mà dài lê thê. Đây thật sự là học sinh lớp 2 ?

Đề Tiếng Việt, không ngoài dự đoán của cô, toàn bộ các em đánh vần với viết ngon ơ. Cô ngó qua bài Minh và Đơn, chữ đẹp không tả nổi! Cô hài lòng cho 2 con 9 đỏ chói.

Đề Toán, cực kì đơn giản. Quanh đi quẩn lại chỉ có 21 x 2 =?, 2 x 51 =?. Duy có bài cuối khó hơn chút. Đề là: "Có một con thuyền gỗ phải đi giao hàng bên kia đại dương, mũi thuyền cách mặt nước 6m. Tối đến, thuỷ triều làm nước dâng lên 4m, hỏi lúc này mũi thuyền cách mặt nước bao nhiêu mét ?

Đa số học sinh lớp cô và cả trong khối, học sinh yếu thì bỏ trống, học sinh giỏi đều ra đáp số là 2m. Đáp án này, được xét là hoàn toàn sai !

Đến bài của Đơn, tất cả các thầy cô đều ngó vào xem, đồng loạt khen lấy khen để, khen tấm tắc. Bài Đơn ghi như sau: "Vì thuyền gỗ nổi trên nước nên khi nước dâng lên thuyền cũng dâng lên. Do đó, mũi thuyền cách mặt nước 6m."

Cô Hương đọc xong, trước ánh mắt ngưỡng mộ của các cô lớp khác, hài lòng cho Đơn điểm 10.

Đến bài của Minh, chữ viết nắn nót cứng cỏi, so với chữ Đơn tuy không đẹp bằng nhưng rất dễ nhìn. Minh ghi: "Có 3 giả thuyết được đặt ra:

1, Theo lí thuyết, vì thuyền gỗ nổi trên mặt nước nên mũi thuyền luôn cách mặt nước 6m (loại trừ trường hợp thuyền không còn ở mặt nước nữa).

2, Trên thực tế, mỗi con thuyền gỗ dù nổi trên mặt nước nhưng khá nặng, khi đi phần đáy sẽ bị chìm một chút xuống nước. Từ đó suy ra mũi thuyền cách mặt nước một khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 6m.

3, Đây là trường hợp hi hữu. Thuyền đi biển bị gặp sóng thần, sóng sẽ dìm thuyền xuống, do đó khoảng cách từ mũi thuyền đến mặt nước, tính theo thực tế là tuỳ thuộc vào áp lực của nước."

Tất cả các thầy cô giáo đều đồng loạt toát mồ hôi. Đến chết với cái thằng nhóc này !

4
23 tháng 8 2019

hay lắm

24 tháng 8 2019

hay quá

15 tháng 4 2019

thời gian nhé mk vt nhầm

Cô là người đã dạy cho chúng e nhiều điều. Là người đã dìu dắt chúng e nên người.

Chúng e chỉ đc hok cô gần 1 tháng nữa thôi. Trong thời gian đó, e sẽ cố gắng hok tập để lm cho cô vui lòng.

E xin cảm ơn: cô Nga, cô Thoa, cô Tâm rất nhiều

Tuổi học trò có biết bao chuyện buồn vui, hờn giận, nhớ nhung... rồi tất cả cũng trở thành những kỉ niệm đáng yêu đáng nhớ trong cuộc đời mỗi chúng ta. Với tôi, kỉ niệm không thể phai mờ trong tâm trí là ngày tổng kết năm học lớp Năm. Dường như đó cũng là một ngày tổng kết cấp học, để rồi từ đó, cuộc đời chúng tôi bước sang một trang mới. Ngày chia tay hội tụ bao tình...
Đọc tiếp

Tuổi học trò có biết bao chuyện buồn vui, hờn giận, nhớ nhung... rồi tất cả cũng trở thành những kỉ niệm đáng yêu đáng nhớ trong cuộc đời mỗi chúng ta. Với tôi, kỉ niệm không thể phai mờ trong tâm trí là ngày tổng kết năm học lớp Năm. Dường như đó cũng là một ngày tổng kết cấp học, để rồi từ đó, cuộc đời chúng tôi bước sang một trang mới. Ngày chia tay hội tụ bao tình cảm yêu mến xúc động dạt dào.
Tôi còn nhớ đó là chiều thứ ba. Hôm ấy, các bạn lớp tôi ai cũng đến dự đầy đủ. Ai nấy đều có vẻ mặt hớn hở vui tươi vàmặc đồng phục gọn gàng. Khi cả lớp đã đến hết, bạn lớp trưởng nhắc các bạn xếp lại bàn ghế ngay ngắn. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy chào. Cô mặc bộ quần áo thường ngày, nét mặt cô hiền hậu. Cô mời chúng tôi ngồi xuống và yêu cầu cả lớp trật tự để buổi lễ tổng kết được bắt đầu. Lúc nãy cả lớp còn ồn ào nhưng bây giờ đã im lặng ngay. Thoạt đầu, khi nghe cô khen ngợi thành tích chung của lớp ai cũng vui vẻ, hài lòng vì nghĩ rằng trong thành tích chung ấy có sự đóng góp của mình. Nhưng khi nghe cô chỉ ra những hạn chế còn tồn tại ai cũng cảm thấy xấu hổ vì chợt thấy bóng dáng mình trong đó. Một số bạn đã đứng lên nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng sửa chữa để cô vui lòng. Nghe vậy cô giáo đã bớt lo lắng về chúng tôi, những học sinh trong mắt cô vẫn còn rất bé nhỏ ngây thơ, và cô nở một cụ cười rạng rỡ.
Tiếp đó, cô căn dặn chúng tôi một câu mà đến giờ tôi vẫn khắc ghi trong lòng: “Như vậy là năm học lớp Năm và cũng là năm năm dưới mái trường tiểu học đã trôi qua trong cuộc đời các em. Dù cô chỉ dạy các em một năm học cuối cấp nhưng cô nhận thấy các em đã rất cố gắng để đạt thành tích cao nhất trong suốt năm năm học. Tuy vẫn còn một sô bạn yếu kém chưa cố gắng nhưng cô tin các học sinh của cô sẽ có tự tin để bước vào một chặng đường vô cùng gian khổ, vất vả phía trước. Năm học tới, cô sẽ không còn dạy các em nữa nhưng cô hi vọng dù không có cô thì các em vẫn cố gắng trong học tập, lao động và nghe lời các thầy cô giáo mới. Cả lớp hãy hứa với cô đi!”. Nói đến đây thì cô dừng lại, những giọt nước mắt tràn ra trên hai má cô làm cho cả lớp không khỏi xúc động. Lớp chúng tôi là lớp đầu tiên mà cô làm chủ nhiệm. Với lớp, cô đã ân cần biết mấy, cô đã mang tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ để dạy dỗ và yêu thương chúng tôi. Bao nhiêu kỉ niệm về những ân nghĩa cô trò chợt ùa về. Vậy mà cô trò chúng tôi lại sắp phải xa nhau. Các bạn gái xúc động quá đã thút thít khóc. Tôi thì dù đã cố gượng cơn xúc động nhưng nước mắt cứ ứa ra ướt đẫm hai bên má. Cả lớp nghẹn ngào không ai nói được câu nào dù là để đáp lại lời cô. Cô giáo đã tin các học sinh yêu quý của cô sẽ có đủ vững vàng để tiến bước trên con đường này. Mai sau, khi lên cấp cao hơn, nếu gặp khó khăn, các em hãy về đây, cô sẵn sàng giúp đỡ các em và tiếp thêm sức mạnh để các em có thể vững tin trên con đường học tập. Cô tin ở các em!”. Những lời nói của cô thúc giục và làm cho chúng tôi vững tin hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy những lời ấy thật thấm thìa biết bao! Chúng như chiếc khăn mềm mại thấm nhanh những giọt nước mắt trên mỗi khuôn mặt chúng tôi. Rồi cô giáo tổ chức buổi liên hoan ngọt cuối cùng. Cô nói đây là buổi tổng kết nên mọi người hãy vui vẻ nói rồi cô hát tặng chúng tôi, kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cười. Thế là các bạn vui vẻ hẳn lên. Nắng vàng tươi trên sân ngày cuối cùng chúng tôi là học sinh tiểu học, không bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp đẽ đó, chúng tôi mời cô ra chụp ảnh kỉ niệm. Buổi tổng kết ai nấy đều lưu luyến và điều hứa sẽ thi tốt để cô vui lòng.
Ngày tổng kết năm học lớp Năm đã qua từ rất lâu nhưng nó chất chứa nhiều tình cảm xúc động trong tuổi học trò của em. Giờ đây đã lớn khôn, nghĩ về ngày ấy, tôi không khỏi tiếc nuối nhưng nhiều hơn vẫn là quyết tâm học tập để xứng đáng với những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.

Hu hu mình muốn tuổi học trò kéo dài mải mãi

0
Đời này, ta còn được gặp bố mẹ bao nhiêu lần nữa?Có nhiều người ở xa quê, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một vài lần. Nhưng cũng có người sống gần bố mẹ ngay trong cùng một thành phố mà cũng chẳng có thời gian tới thăm bố mẹ được vài lần trong năm.Chúng ta có thực sự là bận đến mức không còn thời gian để dành cho bố mẹ mình hay không?Khi tôi hỏi một số người bạn:...
Đọc tiếp

Đời này, ta còn được gặp bố mẹ bao nhiêu lần nữa?

Có nhiều người ở xa quê, mỗi năm chỉ về thăm bố mẹ được một vài lần. Nhưng cũng có người sống gần bố mẹ ngay trong cùng một thành phố mà cũng chẳng có thời gian tới thăm bố mẹ được vài lần trong năm.

Chúng ta có thực sự là bận đến mức không còn thời gian để dành cho bố mẹ mình hay không?
Khi tôi hỏi một số người bạn: “Mỗi năm bạn về thăm bố mẹ được mấy lần?”.
“Hai, ba lần gì đó”. Hoặc: “ Cũng chẳng rõ nữa, nói chung không có thời gian để về”
Câu hỏi tiếp theo: “Bạn đã làm những gì để thể hiện tình yêu đó?”
“Ờ thì dịp lễ tết mua hoa, mua quà tặng, rồi về thăm, rồi chia sẻ, tâm sự, thi thoảng đỡ đần việc nhà, việc cửa… Có người thì chia sẻ thành thật: “Tôi ở xa nhà nên thường xuyên gửi tiền về, hỏi xem ông bà thích gì thì mình mua cho, rồi thuê ôsin để phục vụ, hàn huyên cho ông bà đỡ buồn”…

Một câu hỏi tiếp: “Bao nhiêu người hay tâm sự với bố mẹ, biết đến niềm đam mê, sở thích khi bé của ba mẹ, và thông cảm nếu họ chưa thực hiện được?”. Chỉ còn vài cánh tay sót lại.

Câu hỏi cuối cùng: “Bạn đã bao giờ ôm ba mẹ, và nói rằng con yêu bố mẹ, xin lỗi về những điều đã sai, và cảm ơn vì tất cả những gì họ đã làm cho bạn?”. Không còn cánh tay nào, tất cả đều im lặng. Chúng ta ai cũng đều yêu bố mẹ của mình nhưng để nói cho bố mẹ rằng con yêu bố mẹ thì dường như quá khó khăn.

Có phải như thế thật không, bạn có bận đến mức không thể giành thời gian để quan tâm, chăm sóc đến gia đình mình không?

Nơi đó, bố mẹ bạn vẫn đang chờ đấy! Hãy về khi còn có cơ hội, vì bạn đã may mắn hơn rất nhiều người rồi!
--------------------------------
#bài_học_cuộc_sống

Nguồn: sưu tầm

1
4 tháng 5 2019

hay