K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham Khảo✔

Dân tộc ta trải qua hơn nghìn năm phát triển, đã có rất nhiều những truyền thống đáng quý. Trong đó, không thể không nhắc đến truyền thống nhớ ơn nguồn cội, tổ tiên, được thể hiện qua hai câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và “Uống nước nhớ nguồn”.

Hai câu tục ngữ ấy nói về đạo lý luôn tưởng nhớ và biết ơn nguồn cội của nhân dân ta. Suốt hàng trăm năm nay, đạo lý ấy vẫn luôn thấm nhuần trong tư tưởng, hành xử của người dân ta. Từ khi còn tấm bé, ta đã được học về bài học biết ơn, kính trọng qua các bài hát, câu thơ, bộ phim hoạt hình. Lớn hơn chút nữa, thì qua cả sách vở và thực tiễn. Những bài học ấy, không chỉ dạy ta nhớ ơn ông bà, cha mẹ, thầy cô. Mà còn cả các chú bộ đội, các y bác sĩ, các cô lao công, các chú bảo vệ, các bác thợ điện… Bởi nhờ có tất cả mọi người, mà ta có điện để dùng, có cơm để ăn, có con đường sạch để đi…

 

Tinh thần luôn nhớ về nguồn cội ấy, còn hiện hữu trong cuộc sống của chúng ta mỗi ngày. Mà rõ nhất, chính là qua tập tục thờ cúng tổ tiên của nhân dân ta. Vào những ngày rằm, mồng một, cái ngày lễ lớn hay các dịp quan trọng, nhân dân ta đều làm mâm cỗ lớn, thắp nén hương mời ông bà về cùng chung vui. Tập tục ấy thể hiện sự kính trọng, biết ơn và thương nhớ không thôi của con cháu dành cho các thế hệ đi trước. Đồng thời, những ngày lễ, ngày kỉ niệm trong năm cũng góp phần thể hiện truyền thống nhớ ơn tốt đẹp. Đó là ngày tôn vinh các thầy cô, y bác sĩ, thầy thuốc, các thương binh liệt sĩ, các bậc cha mẹ…

Những điều ấy len lỏi vào trong nhịp sống ngày thường. Khiến đạo lý nhớ ơn nguồn cội bất giác trở thành một điều bình thường và hiển nhiên như hơi thở. Trước đây, bây giờ và cho đến mai sau, truyền thống Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn sẽ vẫn mãi được nhân dân ta giữ gìn và phát huy.

26 tháng 3 2022

tham khảo : https://hoc247.net/hoi-dap/ngu-van-7/lap-dan-y-nghi-luan-ve-ton-su-trong-dao-faq164325.html

1 tháng 3 2016

Tục ngữ là một bộ phận trong kho tàng văn học dân gian, được xem là túi khôn của nhân loại, bời vì đó là những bài học trí tuệ sâu sắc của người xưa được đúc kết bằng những câu nói ngắn gọn. Chúng ta có thế tìm thấy ở đấy những kinh nghiệm sống trong thực tế và những bài học về luân lý đạo đức. Ngay từ xa xưa, cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình. Lời khuyên nhủ ấy được gởi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh:

"Uống nước nhớ nguồn"

Chúng ta có suy nghĩ như thế nào khi đọc lời khuyên dạy của tiền nhân? "Nguồn" là nơi xuất phát của dòng nước, mạch nước từ núi, từ rừng ra suối, ra sông rồi đổ ra biển cả mênh mông, không bao giờ cạn. Thứ nước khởi thủy đó trong mát, tinh khiết nhất. Khi ta uống dòng nước làm vơi đi cơn khát thì phải biết suy ngẫm đến nơi phát xuất dòng nước ấy. Từ hình ảnh cụ thể như vậy, người xưa còn muốn đề cập đến một vấn đề khái quát hơn."Nguồn" có thể được hiểu chính là những người đã tạo ra thành quả về vật chất, tinh thần cho xã hội. Còn "uống nước" đó chính là sử dụng, đón nhận thành quả ấy. Câu tục ngữ nhằm khuyên nhủ chúng ta phải biết ơn những người đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống.

Thật vậy, trong cuộc sống, không có hiện tượng nào là không có nguồn gốc, không có thành quả nào mà không có công lao của một ai đó tạo nên, tất cả mọi thành quả đều phần lớn do công sức lao động của con người làm ra. Ta không thể tự tạo mọi thứ từ đôi tay,khối óc của mình cho nên ta phái nghĩ đến những ai đã tạo ra nó. Mặt khác, người tạo ra thành quả phải đổ mồ hôi công sức, thậm chí phải chịu phần mất mát hy sinh. Trong khi đó người thụ hưởng thì không bỏ ra công sức nào cả,vì lẽ đó chúng ta phải biết ơn họ. Đó là sự công bằng trong xã hội.

Hơn nữa, lòng biết ơn sẽ giúp ta gắn bó với cha anh, với tập thể tạo ra một xã hội thân ái, kết đoàn. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao nêu truyền thống ấy được lưu giữ và xem trọng. Con người sống ân nghĩa sẽ được người khác quý trọng, được xã hội tôn vinh.

Ngược lại, thiếu tình cảm biết ơn, sống phụ nghĩa quên công, con người trở nên ích kỉ, vô trách nhiệm, những kẻ ấy sẽ bị ngưòi đời chê trách, mỉa mai, bị gạt ra ngoài lề xã hội và lương tâm của chính họ sẽ kết tội.

Bên cạnh đó, ta thấy "Uống nước nhớ nguồn" còn là đạo lí của dân tộc, là lẽ sống tốt đẹp từ bao đời nay cho nên thế hệ đi sau cần kế thừa và phát huy. Bài học đạo đức làm người ấy cứ trở đi trở lại trong kho tàng văn học dân gian: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ người đào giếng", "Đường mòn ân nghĩa chẳng mòn", "Ai mà phụ nghĩa quên công, thì đeo trăm cánh hoa hồng chẳng thơm"...

Thật đáng chê trách cho những ai còn đi ngược lại với lẽ sống cao thượng ấy. Sống dưới mái ấm gia đình, có những người con vẫn chưa cảm nhận hết công sức của đấng sinh thành, họ thản nhiên tiêu xài hoang phí những đồng tiền phải đánh đối bằng những giọt mồ hôi, nước mắt của cha mẹ, thậm chí còn có kẻ đã ngược đãi với cả những người đã tạo dựng ra mình. Dưới mái học đường, nhiều học sinh vẫn còn xao lãng với chuyện học hành. Đó là gì, nếu không phải là vô ơn với thầy cô? Trong xã hội cũng không ít kẻ "uống nước" nhưng đã quên mất "nguồn".

Câu tục ngữ là lời khuyên nhủ chân tình: con người sống phải có đạo đức nhân nghĩa, thủy chung, vừa là lời ca ngợi truyền thống đạo lí lâu đời của dân tộc Việt. Nó còn là hồi chuông cảnh tỉnh đối với ai đã đối xử một cách vô ơn bạc nghĩa với những người đã tạo ra thành quả cho mình hưởng thụ. Học tập câu tục ngữ này, cụ thể là phải biết ơn, bảo vệ và sử dụng có hiệu quả những gì mà người khác tạo dựng. Là một người con trước hết ta phải biết khắc ghi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, còn là một người học sinh, biết ơn công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo, sự giúp dỡ của tập thể lớp, trường. Sống trong cuộc đời, ta phải biết khắc ghi công ơn những ai đã cưu mang, giúp đỡ mình khi gặp hoạn nạn khó khăn. Suy rộng ra là con cháu vua Hùng, thuộc dòng dõi Lạc Hồng, ta phải biết tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc. Thừa hưởng cuộc sống tự do, thanh bình phải biết khắc ghi công ơn của các anh hùng liệt sĩ, khi "bưng bát cơm đầy", ta phải cảm hiểu "muôn phần đắng cay" của những người nông dân... Không chỉ biết ơn đối với những lớp người đi trước, ta còn phải ý thức quý trọng giữ gìn những giá trị mà quá khứ đã tạo nên bằng mồ hôi, nước mắt và xương máu, tiếp tục phát triển các thành quả của quá khứ. Nói như Bác: "Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Trong tương lai, hãy đem tài năng của mình ra xây dựng quê hương, hàn gắn vết thương chiến tranh đó chính là cách "trả ơn" quý báu nhất.

Đồng thời còn phải biết đấu tranh chống lại những biểu hiện vô ơn "ăn cháo đá bát", có thế xã hội sẽ tốt

đẹp hơn. Mỗi con người sẽ sống chan hòa với nhau bằng những tình cảm chân thành hơn.

Qua việc sử dụng câu tục ngữ ngắn gọn, ngôn ngữ giản dị, hình ảnh cụ thể mà ý nghĩa thật vô cùng sâu sắc, người xưa đã khuyên nhủ thế hệ đi sau phải biết nhớ ơn những ai đã tạo dựng thành quả cho mình trong cuộc sống để từ đó khéo léo nhắc nhở, cảnh tinh những kẻ còn có lối sống bất nghĩa vô ơn. Mặc dù trái qua bao thâm trầm của thời đại, ý nghĩa câu tục ngữ trên vẫn sống mãi với thời gian...Đọc lại lời dạy của tổ tiên, ta không khỏi tự nhủ với lòng mình. Không bao giờ trở thành kẻ sống thiếu trách nhiệm đối với xã hội, sống và làm việc xứng đáng với đạo lí và truyền thống dân tộc, sống chân thành trọn nghĩa trọn tình, có trước có sau.


 

1 tháng 3 2016

lên mạng là có hết !!!!!!!!!!banh

24 tháng 2 2021

Câu tục ngữ này mượn hình ảnh

‎"ăn quả "và "trồng cây "để nói rằng khi ta ăn một trái cây thơm ngọt thì nên nhớ tới công sức của người trồng ra cây đó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên rằng khi chúng ta hưởng thụ những thành quả lao động như ăn một bát cơm ngon, mặc một bộ quần áo đẹp, đi trên những con đường thơm ngát hương hoa hay ngồi học trong một ngôi trường khang trang…thì phải biết ơn những người đã đổ mồ hôi nước mắt của mình để tạo ra những thành quả lao động đó cho chúng ta hưởng thụ.

‎Ở mỗi gia đình, lòng biết ơn được thể hiện trong những ngày cúng lễ tổ tiên. Cúng lễ tổ tiên, ông bà, cha mẹ là tập tục cổ truyền tốt đẹp và thiêng liêng của người Việt. Đây là ngày con cháu tập hợp lại, thắp nén hương thơm lên bàn thờ để tỏ bày lòng thành kính, biết ơn những người có công sinh ra mình, tạo dựng nên gia đình, dòng họ mình. Nhiều nhà còn tổ chức lễ chúc thọ ông bà, cha mẹ, cầu mong cho ông bà và cha mẹ sống lâu và mạnh khỏe để con cháu phụng dưỡng.

‎‎Không chỉ vậy, sự biết ơn còn được thể hiện ở các lễ hội, đền chùa. Cứ đến ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm, người dân ở nhiều nơi đều thành kính hướng về hội Đền Hùng để tưởng nhớ công lao của các vị vua Hùng đã dựng nước, giữ nước

Còn có lễ hội tiêu biểu khác như hội Gióng. Hội Gióng là một lễ hội truyền thống để nhớ ơn và ca ngợi chiến công của anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng đã đánh đuổi giặc Ân cứu nước

"Ai ơi mồng 9 tháng 3

Không đi hội Gióng cũng hư một đời"

Ngoài ra, trên khắp đất nước này, đâu đâu cũng có đền miếu, chùa chiền, đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến, hy sinh cho Tổ quốc và hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ quanh năm được nhân dân ta chăm sóc khói nhang với tấm lòng biết ơn vô hạn

Trong cuộc sống hiện nay còn có nhiều ngày lễ mang ý nghĩa sâu sắc. Ngày Thương binh liệt sĩ để tưởng nhớ đến những người đã hi sinh xương máu trong cuộc kháng chiến bảo vệ độc lập tự do cho dân tộc. Ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam để bày tỏ lòng biết ơn với những người thầy giáo, cô giáo đã tận tâm dạy dỗ bao thế hệ – người lái đò đưa thế hệ trẻ cập bến tương

"Ơn thầy soi lối mở đường

Cho con vững bước dặm trường tương lai"

Ngày Quốc tế Phụ nữ để biết ơn và bù đắp cho những người phụ nữ và đặc biệt là các bà mẹ. Họ đã âm thầm hy sinh và chịu đựng để xây dựng hạnh phúc gia đình. Ngày Thầy thuốc Việt Nam là ngày để mọi người nhớ ơn những bậc " lương y như từ mẫu " đã k ngại vất vả để cứu chữa bao sinh mạng trong vòng đe dọa của bệnh tật và cái chết. Đặc biệt hơn hết là ngày sinh Bác Hồ, là ngày mà mọi người trên khắp tổ quốc tưởng niệm và nhớ ơn công lao to lớn của chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh ra nước Việt Nam, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho dân tộc, Bác còn là nhà văn và nhà thơ lớn…

Ngoài ra còn có nhiều lễ kỉ niệm như ngày giải phóng Việt Nam, ngày thành lập quân đội nhân dân…

Tóm lại, câu tục ngữ là lời khuyên răn có ý nghĩa sâu sắc về lòng biết ơn của dân tộc ta. Đạo lý này đã trở thành một tiêu chuẩn đạo đức của người Việt Nam, trở thành một truyền thông tốt đẹp. Vì vậy, chúng ta nên góp minh vào việc giữ gìn và duy trì truyền thống ấy. Với em, là một học sinh nên em sẽ cố gắng trở thành con ngoan trò giỏi, trở thành một người có ích cho xã hội để trả ơn công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, công ơn dạy dỗ của thầy cô và công ơn của những thế hệ đi trước

 

15 tháng 5 2022

Tham Khảo:

Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống tốt đẹp. Một trong số đó là truyền thống biết ơn được gửi gắm qua câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Hiểu đơn giản, câu tục ngữ ý nói khi được thưởng thức quả ngọt cần nhớ đến, biết ơn người vun trồng, chăm sóc cây cối. Nhưng bên cạnh đó, “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” còn nhắc nhở con người rằng nếu được hưởng bất cứ thành quả nào, cũng cần phải biết ơn những người đã tạo ra, cũng như trân trọng thành quả mà mình được hưởng. Ăn một bát cơm, phải nhớ đến người nông dân đã vất vả gieo trồng cây lúa, chăm sóc để có được hạt gạo trắng tinh, nấu thành bát cơm dẻo thơm. Chúng ta học tập thành tài, phải nhớ đến công lao dạy dỗ của thầy cô giáo…

Lòng biết ơn đem đến cho con người những điều tốt đẹp. Từ xưa, ông cha ta đã có tục thờ cúng tổ tiên, hay những bậc anh hùng - họ là những con người có ơn với người đang sống. Hay như những câu tục ngữ của ông cha ta như “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”, “Không thầy đố mày làm nên” nhắc nhở học trò luôn kính yêu, tôn trọng người thầy. Trong cuộc sống hiện tại, truyền thống đó vẫn tiếp tục được giữ gìn và phát huy. Những ngày lễ lớn như 20 tháng 11, mùng 8 tháng 3, 27 tháng 7 nhằm tri ân những con người, những ngành nghề đã có những đóng góp với xã hội. Hay như trong đại dịch Covid-19 vừa qua, tấm lòng biết ơn được thể hiện qua hành động tri ân với các y bác sĩ - “những chiến sĩ tuyến đầu” của nhiệm vụ chống dịch. Hằng năm, cứ vào ngày mùng 2 tháng 9, hàng triệu người dân trên khắp mọi miền tổ quốc lại đến viếng lăng Bác để tưởng nhớ người cha vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tất cả những hành động trên, dù nhỏ bé đơn giản nhưng lại thể hiện được tấm lòng biết ơn sâu sắc.

Còn với những học sinh như em, lòng biết ơn thực sự là cần thiết. Sự kính trọng, yêu quý thầy cô giáo hay yêu thương, quan tâm đến ông bà cha mẹ. Sự trân trọng dành cho bạn bè - những người luôn ở bên giúp đỡ, tâm sự. Lòng biết ơn sẽ giúp em có thêm được động lực để cố gắng phấn đấu, sống có ích hơn từng ngày.

Có thể khẳng định, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã gửi gắm một bài học hoàn toàn đúng đắn. Mỗi người hãy giữ cho mình tấm lòng biết ơn để sống đẹp hơn.

15 tháng 5 2022

Tham khảo: 

Trong kho tàng ca dao, dân ca có nhiều câu phản ánh đạo lí sống của nhân dân Việt Nam. Ví dụ như: Con người có tổ có tông Như cây có cội như sông có nguồn. Hay: Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con. Hoặc: Cây có cội mới nảy cành, xanh lá, Nước có nguồn mới bể rộng, sông sâu… Điều đó cho thấy nhân dân ta từ xưa đến nay sống theo đạo lí Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn.

Ý nghĩa của hai câu tục ngữ trên nhắc nhở chúng ta phải trân trọng, biết ơn những người đi trước đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu xương để đem lại thành quả tốt đẹp mà chúng ta đang được hưởng thụ hôm nay.

Lòng biết ơn là biểu hiện của truyền thống coi trọng nghĩa nhân. Lòng biết ơn được nhắc tới trong mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Nâng bát cơm trên tay, người ta khuyên nhau đừng quên sự vất vả, lam lũ của người nông dân: Ai ơi bưng bát cơm đầy, Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần. Uống ngụm nước mát lành giữa trưa hè oi bức, lại nhắc nhau phải nhớ nguồn. Nâng niu một trái chín mọng vừa hái trên cành, chớ quên công lao của kẻ trồng cây.

Tại sao lòng biết ơn lại được nhân dân ta trân trọng đặt lên hàng đầu như vậy ? Bởi vì đó chính là tình cảm thiêng liêng của con người, là cơ sở của mọi hành động tốt đẹp ở đời. Ông bà xưa nay đã dạy: ơn ai một chút chẳng quên… và lòng biết ơn phải được thể hiện qua lời nói, hành động, sự việc cụ thể hằng ngày.

Trong mỗi gia đình, dù giàu sang hay nghèo khó đều có bàn thờ gia tiên. Dẫu chỉ nén nhang, chén nước nhưng con cháu gửi gắm vào đó tấm lòng thành kính tưởng nhớ tới công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Có một mối quan hệ vô hình nhưng vô cùng khăng khít giữa các thế hệ với nhau. Người đã khuất dường như luôn có mặt bên cạnh người đang sống, tiếp thêm sức mạnh cho họ trên bước đường mưu sinh vất vả. Lớp hậu sinh bày tỏ lòng biết ơn các bậc tiền nhân bằng cách gìn giữ, phát huy truyền thống để làm vẻ vang cho gia đình, dòng họ.

Trải qua hơn bốn ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã phải đương đầu với hàng chục đạo quân xâm lược hung hãn, tàn bạo như Hán,Tống, Minh, Thanh rồi thực dân Pháp, phát xít Nhật và cuối cùng là đế quốc Mĩ. Bao nhiêu xương máu đã đổ xuống để bảo vệ chủ quyền tự do, độc lập cho Tổ quốc. Trên khắp đất nước, đâu đâu cũng có những đền miếu, chùa chiền và đài tưởng niệm để ghi nhớ công ơn của những anh hùng liệt sĩ đã cống hiến và hi sinh cho Tổ quốc. Đền thờ các vua Hùng trên đất tổ Phong Châu, đền thờ Hai Bà Trưng ở Hà Tây, đền thờ Đinh Tiên Hoàng ở Ninh Bình, đền thờ các vị vua đời Trần có công ba lần đánh tan quân Nguyên Mông ở Nam Định, Quảng Ninh, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội, đền Bến Dược ở Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nghĩa trang Trường Sơn ở Quảng Bình… và hàng ngàn nghĩa trang liệt sĩ quanh năm được nhân dân ta chăm sóc khói nhang với tấm lòng biết ơn vô hạn.

Một trong những biểu hiện thiết thực của lòng biết ơn là chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình có công với cách mạng. Biết bao bà mẹ Việt Nam anh hùng được cả nước tôn vinh, được các cơ quan, đoàn thể, trường học nhận phụng dưỡng để các mẹ yên hưởng tuổi già. Phong trào đền ơn đáp nghĩa nhân rộng khắp nơi. Những ngôi nhà tình nghĩa mọc lên từ miền xuôi cho đến miền ngược. Những đội quân tình nguyện ngày đêm miệt mài đi tìm hài cốt đồng đội ở các chiến trường xưa nơi rừng sâu núi thẳm để quy tập về nghĩa trang liệt sĩ hoặc đưa các anh về với mảnh đất quê hương… Đó là biểu hiện sinh động của đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây của nhân dân.

Ngoài ra, còn nhiều hình thức khác như xây dựng bảo tàng lịch sử, bảo tàng cách mạng, nhà truyền thống… để nhắc nhở mọi người phải sống sao cho xứng đáng với truyền thống bất khuất, hào hùng của dân tộc; nhắc nhở các thế hệ sau không phải chỉ biết hưởng thụ mà còn phải có nhiệm vụ giữ gìn, vun đắp và phát triển các thành quả lao động, chiến đấu do các thế hệ trước tạo dựng nên.

Có thể khẳng định rằng lòng biết ơn là nền tảng của đạo lí, là thước đo phẩm chất, đạo đức của mỗi con người. Nhận thức được điều đó, chúng ta sẽ sống tốt hơn, có ích hơn cho gia đình và xã hội. Tuy vậy, lòng biết ơn không phải tự nhiên mà có. Nó là kết quả của cả một quá trình rèn luyện, tu dưỡng lâu dài suốt cả cuộc đời.

rong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn”.

​Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc. 

Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

rong cuộc sống, đạo đức là một yếu tố rất quan trọng, nó thể hiện sự văn minh, lịch sự, nếp sống, tính cách, và phần nào có thể đánh giá được phẩm chất, giá trị bản thân con người. Và có rất nhiều mặt để đánh giá đạo đức, phẩm chất của con người. Một trong số đó là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã giúp đỡ mình. Đó cũng là một chân lí thiết thức trong đời thường. Chính vì vậy ông cha ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” hay “Uống nước nhớ nguồn”.

​Cả hai câu tục ngữ trên đều mang một triết lí nhân văn sâu sa. Đó là cần phải biết ơn những người đã mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho chúng ta. 
Câu đầu tiên mượn hình ảnh “ăn quả” và “trồng cây” ý muốn nói, khi được hưởng thụ những trái ngọt, trái thơm, cần nhớ tới công sức, mồ hôi nước mắt của người đã làm ra nó. Điều đó được ẩn dụ nhằm khuyên răn thái độ của mỗi con người xử sự sao cho đúng, cho phải đối với những người đã giúp đỡ mình để không phải hổ thẹn với lương tâm. Hành động đó đã thể hiện một tư tưởng cao đẹp, một lối ứng xử đúng đắn. Lòng biết ơn đối với người khác đó chính là một truyền thống tốt đẹp của ông cha ta từ xưa tới nay. Đó cũng chính là biết sống ân nghĩa mặn mà, thuỷ chung sâu sắc giữa con người với con người. Tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự dưng mà có. Đó chính là công sức của biết bao lớp người. Từ những bát cơm dẻo tinh trên tay cũng do bàn tay người nông dân làm ra, một hạt lúa vàng chín giọt mồ hôi mà. Rồi đến tấm áo ta mặc, chiếc giày ta đi cũng đều bởi những bàn tay khéo léo của người thợ cùng với sự miệt mài, cần cù trong đó. Những di sản văn hoá nghệ thuật, những thành tựu độc đáo sáng tạo để lại cho con cháu. Còn nhiều, rất nhiều những công trình vĩ đại nữa mà thế hệ trước đã làm nên nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Tất cả, tất cả cũng chỉ là những công sức lớn lao, sự tâm huyết của mỗi người dồn lại đã tạo nên một thành quả thật đáng khâm phục để ngày nay chúng ta cần biết ơn, phục hồi, tu dưỡng, phát triển những di sản đó. Những lòng biết ơn, kính trọng không phải chỉ là lời nói mà còn cần hành động để có thể thể hiện được hết ân nghĩa của ta. Đó chính là bài học thiết thực về đạo lí mà mỗi con người cần phải có. 
Đến câu tục ngữ thứ hai “Uống nước nhớ nguồn”. Cũng giống câu tục ngữ thứ nhất. Câu tục ngữ này đều mang ý ẩn dụ dưới hình thức cụ thể, sinh động. Nước chính là thứ chúng ta hưởng thụ còn nguồn chính là người tạo ra cái để chúng ta hưởng thụ đó. Câu tục ngữ này chỉ vẻn vẹn có bốn chữ mà ý tứ sâu xa ẩn dưới cấu trúc mô hình điều kiện, hệ quả. Nói đến nước trong nguồn là nói đến sự mát mẻ, thanh tao. Và nguồn nước sẽ mãi không bao giờ vơi cạn. Chữ “nhớ” trong câu là một từ quan trọng, tâm điểm của câu tục ngữ. Ý nghĩa câu tục ngữ này thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người. Lòng nhớ ơn luôn mang một tình cảm cao đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn. Nó giáo dục chúng ta cần biết ơn tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những anh hùng vĩ đại đã hi sinh, lấy thân mình, mồ hôi xương máu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước, giữ vững bình yên vùng trời Tổ quốc cho chúng ta có những năm tháng sống vui sống khoẻ và có ích cho xã hội, phần để thực hiện đúng trách nhiệm, bổn phận của chúng ta, phần vì không hổ thẹn với những người ngã xuống giành lấy sự độc lập. Có ai hiểu được rằng, một sự biết ơn được thể hiện như một đoá hoa mai ửng hé trong nắng vàng, một lòng kính trọng bộc lộ như một ánh sao đêm sáng rọi trên trời cao. Đó là những cử chỉ cao đẹp, những hành động dù chỉ là nhỏ nhất cũng đều mang một tấm lòng cao thượng. Những người có nhân nghĩa là những người biết ơn đồng thời cũng biết giúp đỡ người khác mà không chút tính toan do dự. Chính những hành động đó đã khơi dậy tấm lòng của biết bao nhiêu con người , rồi thế giới này sẽ mãi là một thế giới giàu cảm xúc. 

Tóm lại hai câu tục ngữ trên giúp ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng tôn kính, sự biết ơn không thể thiếu trong mỗi con người, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay. Chúng ta luôn phải trau dồi những phẩm chất cao quý đó, hãy biết rèn luyện, phấn đấu bằng những hành động nhỏ nhất vì nó không tự có trong mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải biết ơn những người đã có công dẫn dắt ta trong cuộc sống nhất là đối với những người trực tiếp giúp đỡ chỉ bảo ta như cha mẹ, thầy cô. Bài học đó sẽ mãi là một kinh nghiệm sống ẩn chứa trong hai câu tục ngữ trên và nó có vai trò, tác dụng rất lớn đối với cuộc sống trên hành tinh này.

tham khảo

https://hoatieu.vn/chung-minh-nhan-dan-ta-luon-song-theo-dao-li-an-qua-nho-ke-trong-cay-207150

5 tháng 5 2016

Ca dao xưa có câu: Con người có tổ có tông Như cây có cội, như sông có nguồn để nói lên rằng: bất cứ ai cũng có cội nguồn, gốc rễ và câu ca dao như lời nhắc nhở đối với mỗi chúng ta là hãy biết trân trọng, biết ơn những thế hệ đi trước và đó cũng chính là đạo lí muôn đời được thể hiện ở câu “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn”. Đó là đạo lí cao đẹp thể hiện lòng biết ơn sâu sắc đối với lớp cha anh đi trước, những người đã cống hiến cả tuổi thanh xuân cho sự nghiệp dựng nước, giữ nước, những người đã ngày đêm lao động miệt mài để chúng ta có thể hưởng cuộc sống ấm no đầy đủ. Câu ca dao mang ý nghĩa sâu sắc, khẳng định một lẽ sống có tình nghĩa, thủy chung, ân tình. Truyền thống biết ơn đó đã được gìn giữ phát huy từ xưa cho đến nay.

Đầu tiên có thể kể đến là cha mẹ những người đã có công sinh thành ra ta nuôi ta lớn khôn. Bố mẹ luôn là người yêu thương chăm sóc ta nhiều nhất ngay từ khi chập chững bước những bước đi đầu tiên, mẹ đã dìu ta bước đi và nâng chúng ta dậy sau mỗi lần ngã, cha mẹ còn là người bên ta động viên an ủi ta trước những thất bại trong cuộc sống. Bố mẹ có thể dốc toàn bộ sức lực của mình để mong ta trở thành người có ích cho xã hội. Và khi đến trường thầy, cô chính là cha mẹ thứ hai của ta, dạy cho ta những tri thức khoa học, dạy ta nên người nên ta cũng phải biết ơn bằng những việc làm như ngoan ngoãn học giỏi để không phụ lòng tin của cha mẹ, thầy cô giáo.

Đối với mỗi chúng ta mỗi khi bưng bát cơm dẻo thơm lại phải nhớ đến công lao của người nông dân “một nắng hai sương” vất vả cấy trồng. Vào những ngày hè thì “mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày”, những ngày đông giá rét thì “Bầm ra bầm cấy bầm run. Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non…”. Để rồi những cái nắng cái lạnh ấy đem lại cho ra bát cơm ngon ngọt:

Ai ơi bưng bát cơm đầy 
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Những câu tục ngữ ca dao nói về sự vất vả của người nông dân để làm ra bát cơm công phần nào đã bày tỏ lòng biết ơn cùa chúng ta đối với họ.
Còn đối với những người lao động trí óc ta cũng cần biết ơn họ, dẫu họ không làm ra những sản phẩm trực tiếp nuôi sống chúng ta nhưng họ đã góp một phần lớn vào việc làm cho đời sống của chúng ta ngày càng hiện đại, nhàn hạ. Đó là những loại máy móc công nghiệp, những sản phẩm dân dụng, những thiết bị phục vụ cuộc sống. Cuộc sống ngày càng đổi thay, những con đường chúng ta đi, những ngôi nhà chúng ta ở, đều do bàn tay người lao động làm ra. Do đó chúng ta phải biết ơn họ bằng cách giữ gìn trân trọng những công trình mà họ đã vất vả tạo nên. Hàng năm chung ta cũng có những cuộc thi trao giải nhằm tìm kiếm nhân tài, động viên khuyến khích họ trên con đường khoa học.

 

Đọc một tác phẩm văn học nghệ thuật hay chúng ta cũng phải biết ơn những người nghệ sĩ đã nhọc nhằn hôm sớm làm ra những sản phẩm tinh thần giúp cho đời sống tâm hồn của mỗi người thêm tươi đẹp. Để biết ơn những người nghệ sĩ ấy nhà nước ta hàng năm cũng có những chính sách nhằm động viên khuyến khích họ hãy phát huy hơn nữa nguồn sáng tạo của mình để phục vụ cho nhân dân tốt hơn.

Ngày nay được sống trong tự do, ấm no, hạnh phúc chúng ta không được quên những ngày chiến đấu anh dũng của cha anh. Họ đã hi sinh cả cuộc đời, cả tuổi thanh xuân để đem lại hoà bình tự do cho nhân dân ta. Bởi vậy chúng ta phải luôn biết ơn họ bằng những hành động cụ thể, thể hiện tấm lòng thành kính đền ơn đáp nghĩa như các ngày 27.7 là ngày thương binh liệt sĩ, ngày 22.12 ngày quân đội nhân dân, các lễ hội như Đền Hùng, lễ hội Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Thánh Gióng… chúng ta lại đến thăm những gia đình thương binh liệt sĩ, động viên, thăm hỏi các anh các chú những người đã hi sinh một phần xương máu để đem lại niềm hạnh phúc cho con cháu. Đối với những gia đình liệt sĩ hàng năm chúng ta cũng tổ chức các cuộc thăm hỏi động viên về mặt tinh thần cũng như vật chất giúp cho những người thân của gia đình bớt đi phần nào nỗi đau mất người thân. Chúng ta còn có những chính sách như xây dựng nhà tình nghĩa giúp các bố mẹ của các liệt sĩ có nơi ăn chốn ở. Những em học sinh cũng thường xuyên tổ chức các buổi đến giúp đỡ các gia đình thương binh liệt sĩ giúp đỡ họ những công việc vặt để động viên tinh thần. Những hành động đó chính là chúng ta đang thực hiện tốt câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn”.

Tất cả những hành động trên đã thể hiện phần nào lòng biết ơn của thế hệ sau đối với những người có công với đất nước, đối với xã hội.

Trong xã hội cũng có một số ít những người vì đồng tiền mà bất chấp cả đạo lí làm người từ xa xưa đến nay, họ luôn coi trọng đồng tiền mà quên đi ơn nghĩa của những người đi trước, quên công lao dưỡng dục của cha mẹ thầy cô, có người cậy có tiền chỉ biết đưa tiền về cho cha mẹ mà chẳng mấy khi chăm sóc, có khi còn cho các cụ vào viện dưỡng lão khiến cha mẹ họ phải sống cô đơn. Họ là những người cần phải lên án, phê phán để từ đó nâng tầm nhận thức của con người đối với những người có công với đất nước với cá nhân mỗi con người.

Như vậy có thể thấy bất cứ thời đại nào thì những người dân Việt Nam vẫn một lòng ghi tạc đạo lí Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. Đó là đạo lí ngàn đời chúng ta sẽ mãi mãi tiếp bước. Nó chính là nguồn sức mạnh, vô tận giúp cho nhân dân ta đoàn kết vững bước trên con đường dựng xây đất nước.

5 tháng 5 2016

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay có nhiều truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền.Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất được thể hiện qua câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”,câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta phải biết ơn những người đã giúp đỡ ta,đây là lời dạy mà mỗi người Việt Nam phải luôn ghi nhớ.Đến ngày nay,lời dạy của người xưa càng sâu sắc hơn.

Vậy “Uống nước nhớ nguồn” là như thế nào?

”Uống nước” ở đây là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước,thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra,để có được.”Nguồn” chính là nơi xuất phát,nơi khởi đầu của dòng nước,và ở đây “nguồn”chính là những thế hệ trước,những con người mà đã tạo ra “dòng nước” hay nói cách khác là tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay. câu tục ngữ chính là lời răn dạy,nhắc nhở chúng ta,những lớp người đi sau,những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.

Trong vũ trụ,thiên nhiên và xã hội, mọi sự vật đều có nguồn gốc.Của cải,vật chất, tinh thần đó chính là công sức do con người làm ra. Như việc chúng ta thưởng thức một chén cơm, ta cảm thấy vị ngọt, nhưng thực ra thì chúng thật mặn, mặn vì những giọt mồ hôi, mặn vì những ngày dầm mưa dãi nắng,. Họ đã phài sáng nắng chiều mưa làm việc ở ngoài đồng,nhổ mạ cấy lúa,gặt lúa,đập lúa…Bên cạnh đó, còn có sự hi sinh xương máu của các vị anh hùng dân tộc,các chiến sĩ yêu nước vì sắc áo của dân tộc để rồi xây dựng đất nước giàu đẹp phát triển đến ngày hôm nay Lòng biết ơn phải xuất phát từ tình cảm,từ ý thức ghi nhớ công ơn của những người tạo ra thành quả phục vụ cuộc sống của chúng ta,đó chính là “nhớ nguồn”,là đạo lý làm người tất yếu mà mỗi người cần có. Có câu:

“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba
Dù ai buôn bán gần xa
Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba thì về…”

Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ “Giỗ tổ Hùng Vương” để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước,hay hằng năm,để mừng sinh nhật Bác,cả nước đã cùng ôn lại chặng đường mà Bác đã đi qua,ca ngợi sự hy sinh của Bác để giành lại độc lập tự do cho nước nhà,đó cũng là một hình thức “nhớ nguồn” của chúng ta,thể hiện một tình cảm đẹp,một đạo lý đẹp của dân tộc ta.

Lòng biết ơn giúp ta gắn bó hơn với những người đi trước,sẽ trân trọng những thành quả và công sức của tiền nhân,gần gũi hơn với tập thể…và từ đó sẽ tạo nên một xã hột đoàn kết,thân ái hơn giữa mọi người.Điều đó cho ta thấy truyền thống“Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống vô cùng cao đẹp.Nếu con người không có lòng biết ơn thì sẽ trở nên rất ích kỉ, không hiểu biết,thờ ơ với mọi người xung quanh và có thể sẽ trở thành con người ăn bám xã hội.Ví dụ một con người không có lòng biết ơn,không nhớ đến cội nguồn ,chỉ biết hưởng thụ mà không làm,không hiểu được lao động là như thế nào về lâu dài sẽ thành kẻ ăn bám,ngồi một chỗ mà hưởng thành quả lao động.

2 tháng 5 2020

   Một trong những thước đo giá trị đạo đức, thể hiện sự văn minh, lịch sự,phẩm chất của con người đó chính là sự biết ơn, nhớ ghi công lao mà người khác đã dành cho mình. Đó cũng là một đạo lý thiết thực trong đời sống bao đời nay. Chính vì vậy có thể nói , nhân dân ta luôn sống theo đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”.

   Đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” là một nét đẹp truyền thống trong tâm hồn của mỗi con người, đây là bài học về đạo đức, lối sống thường được ông bà, cha mẹ dùng để dạy bảo, khuyên nhủ con cháu. Đó là , khi ta hưởng thụ một thành quả nào đó của người khác, thì ta cần phải biết ơn và báo đáp, tri ân, đến tổ tiên, cội nguồn của chúng ta, nhớ đến người đã có công ơn với mình, giúp đỡ mình. Lòng biết ơn có thể nói là một phần không thể thiếu để bồi đắp nên đạo đức của mỗi con người.

   Đây là một quan niệm hoàn toàn đúng đắn và giàu ý nghĩa. Thật vậy, tất cả những gì chúng ta đang hưởng thụ hiện tại không phải tự nhiên mà có được mà đó xuất phát từ công sức của biết bao người. Từ bát cơm dẻo thơm ta ăn hàng ngày là do bàn tay người nông dân cực nhọc làm ra. Rồi đến cuốn sách ta đọc, chiếc xe ta đi cũng đều nhờ những bàn tay khéo léo của người thợ, công lao nghiên cứu của các nhà văn, nhà thơ, tác giả bằng tất cả sự miệt mài, vất vả trong đó. Thêm đó, những di sản văn hoá nghệ thuật, những công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo đều là cả một quá trình ông cha ta lao động, để lại nhằm mục đích phục vụ thế hệ sau. Vậy nên, con người cần và vẫn luôn ra sức bảo vệ những thành tựu tốt đẹp ấy.

3 tháng 4 2022

Tham khảo

Ông cha ta đã để lại kho tàng tục ngữ có những lời khuyên quý giá. Một trong số đó phải kể đến câu tục ngữ "Có chí thì nên" - kinh nghiệm để con người vượt qua những thách thức trong cuộc sống nhằm vươn tới thành công.

      Trải qua bao năm tháng, câu tục ngữ vẫn còn nguyên những ý nghĩa sâu sắc, khẳng định vai trò của chữ “chí’ trong cuộc sống. Vậy “chí” là gì? “Chí được hiểu là ước mơ, hoài bão, lí tưởng cao đẹp; sự kiên trì, và quyết tâm. Ai có chí thì sẽ thành công. Điều đó được minh chứng qua bao tấm gương từ xa xưa. "Nên" chính là thành công, thành quả mà nhớ ý chí, nghị lực của con người tạo ra. Câu tục ngữ "Có chí thì nên" khẳng định tầm quan trọng của ý chí đối với sự phát triển của mỗi người trên đường đời. Có ý chí sẽ thành công, có ý chí sẽ nhận về chiến tích xứng đáng.

 

      Trên đường đời, không phải lúc nào cũng bằng phẳng, dễ đi, có những thời điểm ta gặp phải những ghềnh thác, chông chênh, đó là điều khó tránh khỏi. Những lúc như vậy, nếu không bản lĩnh, thiếu đi ý chí ta sẽ dễ dàng lùi bước, thậm chí là ngập chìm trong sự dằn vặt, khổ đau. Trái lại, nếu có ý chí, nghị lực thì sẽ vượt khó, giải nguy dễ dàng hơn. Nếu ta kiên trì theo đuổi, lấy thất bại làm kinh nghiệm, lấy ý chí làm động lực thì ghềnh thác đường đời chỉ là những chướng ngại bên đường, chỉ là bậc thang để mang đến cho chúng thành công có ý nghĩa hơn mà thôi. Ý chí quyết định rất lớn đến sự thành công của con người, mỗi thành công đều mang màu ý chí. Chưa có người thành công nào mà thiếu đi ý chí, cũng chẳng có kẻ thất bại nào bảo mình thừa bản lĩnh. Nếu chưa vươn tới thành công thực thụ thì chắc chắn rằng đó là do bạn chưa đủ ý chí, sự kiên trì theo đuổi mục tiêu của mình mà thôi.

      Thật vậy, trong thực tế, ta gặp không ít những tấm gương sáng về nghị lực, ý chí phi thường. Họ vượt qua những trở ngại, khó khăn và sức mạnh của niềm tin, sự kiện trì với ý chí vững vàng. Đó là cậu bé Nguyễn Hiền vì nhà nghèo khó có tiền đi học, ngày ngày cậu vẫn kiên trì đứng ngoài cửa lớp học lỏm. Dù làm bất kể có việc gì vẫn dành thời gian học bài, viết chữ cả trên đất, trên cát, trên tàu lá chuối. Nhớ sự cố gắng không ngừng nghỉ, cậu bé nghèo ấy sau này đã đỗ đạt trạng nguyên, giúp đời, giúp nước. Đó là chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, vượt muôn ngàn gian khó, vui bao gông cùm của giặc để tìm đường cứu nước, giúp dân tộc chiến đấu, giải phóng, thống nhất nước nhà. Thử hỏi nếu không có một ý chí sắt đá, một tinh thần thép liệu Người có thể chịu đựng những cực khổ, gian truân ấy. Chính nhờ ý chí kiên định với quyết tâm cao và lòng yêu nước thiết tha, mà Người đã lãnh đạo cuộc cách mạng nước nhà đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đó là anh Nguyễn Vũ Hoàng, chàng trai nghèo đất Quảng miền Trung nắng cháy, hiểu thấu những vật vả của ba mẹ, từ nhỏ anh Hoàng đã chịu khó học hành để mong ngày phụ giúp gia đình. Cuối cùng thành quả nhận được là một suất học bổng du học của chương trình đường lên đỉnh Olympia khi anh giành được vọng nguyệt quế năm.

 

      Thêm ví dụ đó là ông Cao Bá Quát viết văn hay nhưng chữ lại xấu nhiều người chê. Ông đã không quản vất vả, ngày đêm kiên trì tập viết. Khi chữ viết đã đẹp hơn, ông còn tập viết lên cột nhà cho nét chữ thêm cứng cáp như ý muốn. Chỉ trong một thời gian ngắn sau này ông đã nổi danh vì “văn hay chữ tốt” nổi tiếng khắp vùng và đó cũng là một ví dụ điển hình về tính kiên trì và ý chí để đi đến kết quả thành công như mong đợi.Ý chí lớn thì đường đời có gập ghềnh, gian khó ra sao cũng có thể vượt qua. Nuôi dưỡng ý chí là điều cần thiết để mỗi người vươn tới thành công, đạt được đích đến mà mình từng mơ ước.

      Tuy nhiên, trong thực tế ta vẫn thấy nhiều người thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí trong suy nghĩ và cả trong hành động. Việc làm chưa xong thấy khó khăn thì bỏ dở. Mới nghe vài ba người phản xét, cợt nhả lại nghĩ mình tệ hại, buông bỏ kế hoạch bản thân từng vạch ra. Một vài kẻ khác lại sống không mục tiêu, không định hướng, họ phó mặc cho đời mình cho số phận mà không hề biết rằng số phận nằm trong bàn tay chính mình. Họ sống trong một đời sống nhạt nhẽo, mãi chẳng biết mình nên làm gì, sẽ làm gì tiếp theo. Bởi thế mà ngay cả bản thân họ chẳng thế cứu nó mình thì làm gì có thể giúp ích cho xã hội.

      Qua đó, ta thấy được rằng ý chí rất quan trọng. Song, ý chí không phải là cái có sẵn mà mỗi người cần phải tôi luyện từng ngày, từ trong nghĩ suy, biến thành hành động và quyết tâm thực hiện. Phải sống có kế hoạch, làm việc có mục tiêu, phải bền bỉ, kiên trì với ước mơ. Dù thất bại đừng chùn bước, dù chông gai đừng sợ hãi, hãy vững vàng đứng dậy bước đi. Hãy rèn luyện cho bạn thân sự cứng cỏi để vững bước trên đường đời. Mô hôi, máu và nước mắt hôm nay rơi sẽ được nhận lại những quả ngọt lành ngày mai. Hãy tiến về phía trước bằng niềm tin, ý chí, nghị lực. Như Bác Hồ từng viết:

Không có việc gì khó

Chỉ số lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên

      Câu tục ngữ: “Có chí thì nên” đã trở thành một chân lí. Nó như một lời nhắc nhở, khuyên dạy chúng ta trên con đường tiến tới tương lai. Cho nên có ước mơ, hoài bão là điều rất đáng quý nhưng niềm tin, nghị lực và sự kiên trì còn đáng quý hơn, đó là những yếu tố làm nên sự thành công của con người.:" Có chí thì nên" là bài học cho bao thế hệ học sinh chúng em học tập để vượt khó, chạm tới những thành công mới.

7 tháng 3 2022

Refer

 

Để nhắn nhủ con cháu bài học về lòng biết ơn với thế hệ đi trước, với những người đã giúp đỡ mình, cha ông ta đã sáng tạo nên câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

“Ăn quả” là cụm từ chỉ hành động đón nhận, và hưởng thụ thành quả, trái ngọt đã được tạo ra, sẵn có. “Kẻ trồng cây” chính là những người đã lao động, làm việc để tạo ra những thành quả đó. Như vậy, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là lời khuyên nhủ đối với chúng ta rằng phải biết ghi nhớ, kính trọng, trân quý những gì mình được hưởng, được nhận từ những thế hệ đi trước.

Tại sao lại như thế? Bởi vì bất kì những gì mà chúng ta nhận được ngày hôm nay, đều có bàn tay của một thế hệ khác tạo nên. Từ những con đường, quyển sách, đến sự hiện đại, hòa bình ngày hôm nay. Đó có thể là sự vất vả nhất thời, nhưng cũng có thể là nhờ sự hi sinh cả tính mạng. Tất cả đều vô cùng trân quý. Chính vì thế, khi được đón nhận, chúng ta phải nhận lấy bằng niềm biết ơn và trân trọng. Sự biết ơn ấy không phải là một điều vô cùng to lớn, mà nó thể hiện ra từ chính những cảm xúc, hành động của mỗi người. Đó là lời cảm ơn khi được nhận một món quà. Là sự trân trọng những trang sách. Là sự tri ân đến các chú bộ đội.

 

Dù vậy, hiện nay vẫn có một bộ phận người dân đi ngược lại đạo lý ấy. Họ mặc nhiên hưởng thụ mà không hề có lòng biết ơn. Họ cho rằng những điều mình nhận được là hiển nhiên và chẳng có gì là đặc biệt. Vì vậy, họ tận hưởng một cách phung phí. Hiện tượng này thật đáng trách và cần phải thay đổi ngay. Mà cách tốt nhất, chính là sự thay đổi từ chính trong giáo dục. Không chỉ qua sách vở, mà còn cần phải giáo dục qua các bộ phim, ca nhạc, báo chí.

Là một học sinh, em luôn cố gắng trao dồi bản thân mỗi ngày. Câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là một “lối sống” mà em vẫn luôn lấy làm chuẩn mực để hoàn thiện bản thân.