K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 1 2019

Nam Cao là một nhà văn rất có tài trong việc dựng chân dung nhân vật. Đặc biệt là người nông dân, trong đó nhân vật lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên là một ví dụ tiêu biểu. Khi phân tích truyện ngắn này có người đã nhận xét rất đúng là: lão Hạc đáng kính bởi đó là một con người có một nhân cách đẹp. Nhân cách đẹp này ở lão được Nam Cao thể hiện ở ba khía cạnh: nhân hậu, giàu lòng tự trọng và rất mực thương con.

Cuộc sống của lão Hạc cũng nghèo khổ như cuộc sống của bao người nông dân khác trong xã hội bấy giờ. Lão rất hiền lành thật thà và chăm chỉ, những phẩm chất này được nhà văn miêu tả suốt câu chuyện, khi là lời tâm sự của lão với ông giáo về nỗi nhớ con, về nỗi ân hận vì đã bán con Vàng, khi là chuyện lão tần tảo, dành dụm, chắt bóp từng tí một để dành tiền cho con... Nhưng tấm lòng nhân hậu của lão được biểu hiện cảm dộng nhất là ở việc lão chăm sóc con Vàng như chăm sóc một đứa trẻ. Lão ăn gì cũng cho con Vàng ăn và cho nó ăn bằng bát. “Lão cứ nhắm vài miếng lại gắp cho nó một miếng như người ta gắp thức ăn cho con trẻ”. Lão bắt rận rồi tắm cho nó, mắng yêu nó. Lão cưng chiều con Vàng như cưng chiều một đứa trẻ yêu: “lão vội nắm lấy nó, ôm đầu nó, đập nhè nhẹ vào lưng nó...”. Chính vì yêu con Vàng mà lão cứ đắn đo mãi chưa muốn bán nó. Bán rồi, lão khóc vì thương nó: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...”. Lão ân hận vì đã trót lừa một con chó: “Khi ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!”. Đọc đến đây chúng ta càng thương lão Hạc hơn, thương vì lão quá nghèo, càng kính trọng lão Hạc hơn, kính trọng vì lão thật nhân ái.

Không những thế, lão Hạc còn là một người rất giàu lòng tự trọng. Cuộc sống của lão quá cùng quẫn: “... lão Hạc chỉ ăn khoai. Rồi thì khoai cũng hết. Bắt đầu từ đấy, lão chế tạo được món gì, ăn món ấy. Hôm thì lão ăn củ chuối, hôm thì lão ăn sung luộc, hôm thì ăn rau má, với thỉnh thoảng một vài củ ráy hay bữa trai bữa ốc”. Nhưng không phải vì thế mà lão hạ thấp nhân cách mình để xin xỏ ai. Lão chịu nghèo nhưng không chịu hèn, không chịu hèn đến mức hơi cố chấp: “Lão từ chối tất cả những cái gì tôi (tức nhân vật “ông giáo”) cho lão. Lão từ chối một cách gần như là hách dịch”. Lão không muốn phiền lụy đến ai, đến ngay cả sau khi mình chết. Lão đã lo xa dành dụm ít tiền rồi gửi ông giáo lo chuyện ma chay, kẻo “để phiền cho hàng xóm thì chết không nhắm mắt”. Láng giềng của lão - Binh Tư, làm nghề ăn trộm nên không ưa lão vì “lão lương thiện quá”. Lão Hạc xin bả chó của Binh Tư, không phải để bẫy chó như Binh Tư hiểu, mà để tự mình tìm đến cái chết. Lão chết để được làm “con người đáng kính” chứ không chịu sống hèn mà “theo gót Binh Tư để có ăn...”.

Phẩm chất đẹp nhất của lão Hạc có lẽ là ở tình thương vô bờ đối với con. Lão hiểu và thương con vì nhà nghèo quá mà không lấy được vợ. Thằng con lão định bán vườn. Lão không dám xẵng chỉ nhẹ nhàng khuyên giải. “Lão khuyên nó hãy dằn lòng bỏ đám này để dùi giắng lại ít lâu xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu...”. Con lão nghe lời lão nhưng “có vẻ buồn”, lão càng thương con hơn. Con lão phẫn chí “xin đi làm đồn điền”, lão chỉ biết khóc trong nỗi xót xa. Lời kể của lão không còn là lời kể thông thường mà là tiếng nói của con tim người cha đau đớn vì mất con: “Tôi chỉ còn biết khóc chứ còn biết làm sao được nữa. Thẻ của nó người ta giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người của người ta rồi, chứ đâu có còn là con tôi?...”. Con lão đi xa, lão tính từng ngày. Lão “thổ lộ” nỗi nhớ con với con Vàng: “Cậu có nhớ bố cậu không? Hả cậu Vàng? Bố cậu lâu lắm không có thư về. Bố cậu đi có lẽ được đến ba năm rồi đấy...”, cả đời lão tằn tiện chắt chịu là để vun vén cho con Lão “bòn vườn” là cũng để cho con: “Cái vườn là của con ta... lớp trước nó đòi bán, ta không cho bán là ta chỉ có ý giữ cho nó, chứ có phải giữ để cho ta ăn đâu!... Ta làm vườn của nó, cũng nên để ra cho nó...”. Lão đi làm thuê kiếm ăn chứ quyết không ăn lạm vào tiền vườn của con. Thế rồi, đói kém, bão lụt, ốm đau, lão không có việc làm. Một mình lão với con Vàng cứ “đói deo đói dắt”. Lão phải bán con Vàng vì “bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu”. Để không phải đụng một chút nào đến số tiền của con, để mảnh vườn cho con vẫn nguyên vẹn, lão Hạc đã tự mình tìm đến cái chết.

Cái chết thương tâm của lão Hạc cứ ám ảnh người đọc về một số phận người nông dân bị bần cùng hóa trong xã hội bế tắc ngày xưa. Nhưng cũng chính cái chết của lão Hạc lại làm người ta tin vào sự trường tồn vĩnh cửu của tình người, mà ở đây là tình cha con sâu nặng. Lão Hạc tiêu biểu cho phẩm chất người nông dần Việt Nam: nhân hậu, giàu tình thương và đức hi sinh.

24 tháng 11 2021

Tham Khảo 
  '' Một nghệ sĩ chân chính phải là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy'' - Cái này không phải tự nhiên mà có, con người chúng ta tiến hóa từ loại vượn cổ họ bắt đầu cầm đá, cây để mưu sinh cho cuộc sống. Con người đứng đầu trong chuỗi động vật họ rất thông minh và họ biết buồn vui, biết khó đau. Họ biết quan tâm và biết tự trọng. Một người có lẽ ko sống được nếu mất đi danh dự. Có những người vô cùng liêm sĩ nhưng có những người họ sống là vì mọi người họ không hám ăn hám lợi, họ không đua đòi. Chẳng hạn như lão hạc ông mặc dù đã đến bước đường cùng , bị đẩy vào con đừng bần cùng nhưng tấm lòng nhân ái rộng lượng của ông là không mất, vả lại có thể là giàu lòng nhân ái. Dù có chết ông cũng phải hành hạ bản thân mình để hiểu thấu cảm giác mà Cậu Vàng đã trải qua. Một con người có tấm lòng nhân đạo trong xã hội cũ. ông là một con người đại diện cho sự nhân ái, nhân đạo, hiền từ , và đầy ấm áp. Và có lẽ cái '' máu'' nhân đạo của ông đã bị ăn mòn trong cốt tủy, dù chết thì xương vẫn còn đó sự nhân đạo.

24 tháng 11 2021

Vẫn còn thiếu phần liên hệ về tinh thần nhân đạo của O - hen - ri ấy em!

10 tháng 10 2021

Tham khảo:

Em có thể dựa vào bài này để làm thành một bài mới!

 Truyện ngắn " Lão Hạc " của Nhà văn nam cao cho em thấy Lão Hạc là 1 người nông dân giàu lòng tự trọng.Cuộc đời bi thảm của lão Hạc đã để lại trong lòng người đọc ấn tượng sâu sắc khó quên. Lão có một người vợ và một người con trai độc nhất. Vợ lão mất sớm, do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão phẫn trí bỏ đi phu đồn điền cao su. Trước khi đi lão được người con trai trao lại một kỉ vật là một con chó vàng nên lão rất yêu thương và đặt cho nó một cái tên hay Cậu Vàng. Năm ấy do đói kém mất mùa, bão lũ cướp hết toàn bộ số hoa màu của lão và lão còn bị một trận ốm nặng. Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đành phải đứt ruột mà bán đi con chó Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít. Sợ sống mà ảnh hưởng tới con trai, vì đã trót lòng lừa gạt một con chó, lão quyết định chết bằng bả chó và lão "đi đời" trong đau khổ và tủi nhục. Cái chết của lão cũng chính là sự tự trọng của lão với con lão. Lão Hạc có một tấm lòng thật đáng để chúng ta ca ngợi và noi theo.

Tham khảo

Chắc chúng ta không thể hiểu rõ được cảm nhận đau thương của cô bé bán diêm trong câu chuyện cùng tên. Còn có gì đau đớn hơn khi là một cô bé bị bỏ rơi, cô đơn, lẻ loi giữa trời mùa đông giá rét. Khi đọc xong câu chuyện Cô bé bán diêm, lòng ta như thắt lại một cảm xúc đau thương, xót xa cho số phận bất hạnh của cô bé. Vốn dĩ cô bé cũng sẽ có một cuộc sống hạnh phúc như bao đứa trẻ khác, có cả cha lẫn mẹ và cả người bà yêu dấu nữa, nhưng cuộc sống eo le cứ đưa đẩy, bất hạnh. Em mồ côi mẹ, chẳng lâu sau thì người bà kính yêu cũng mất, bố em trở nên khó tính, còn hay đánh mắng em. Và rồi, trong đêm giao thừa, giữa mùa đông giá rét, em đã chết co ro nằm cạnh những bức tường lạnh lẽo. Có ai biết rằng cô bé đã ước ao, khát khao những gì? Nhưng tất cả chỉ là mộng tưởng tốt đẹp do chính tâm hồn nhỏ bé tạo ra. Bởi vậy mà giấc mộng ấy như một cách giải thoát, cho em gặp bà và được sống với bà mãi mãi, không còn đói, còn trẻ, còn cô đơn nữa. Nhưng em đã ra đi, một đứa bé có quyền hạnh phúc, quyền no ấm và tối thiểu nhất là quyền được sống, nhưng tất cả em đều không có, niềm vui đầu năm ấy phải chăng là sự hạnh phúc mà đó còn là nỗi bất hạnh của cô bé. Nếu như có một bàn tay nào cứu giúp lúc đó liệu cô bé có chết? Nếu như có sự che chở của đồng loại liệu cô bé có chết? Và nếu như em được sống, được hạnh bên gia đình liệu có như vậy? Qua nhân vật đầy bất hạnh ấy đã thức tỉnh biết bao tấm lòng nhân hậu, vị tha của con người trên thế giới này và sẽ còn rất những số phận như cô bé bán diêm rất cần, rất cần được yêu thương đùm bọc để chẳng còn những thảm cảnh xảy ra nào khác nữa.

  
2 tháng 10 2021

hihiGIÚP MÌNH THAM KHẢO VS NHÉ MN MÌNH ĐANG CẦN GẤP LẮM.

 

26 tháng 9 2021

Em tham khảo:

* Luận điểm 1: Lão Hạc - một người nông dân nghèo khổ, lam lũ, bất hạnh.

- Lão Hạc một người đàn ông hơn 60 tuổi cũng như bao người đàn ông nông dân Việt Nam

- Hoàn cảnh gia đình:

+ Vợ chết sớm, phải nuôi con một mình.

+ Tài sản trong nhà chỉ có ba sào vườn, một túp lều và một con chó.

+ Không có tiền cưới vợ cho con, con trai ông bỏ đi làm đồn điền cao su.

- Tai họa dồn dập:

+ Ốm hơn 2 tháng

+ Trận bão phá tan cây cối, hoa lợi trong vườn

+ Làng thì mất mùa sợi -> giá gạo ngày một cao.

+ Lão không có việc làm -> cuộc sống càng túng thiếu, cùng quẫn.

+ Phải bán con chó yêu quý nhất vì không có tiền nuôi nó.

+ Cuộc sống đói khổ, ăn hết khoai lão ăn củ chuối cái gì có thể ăn mà không chết thì lão ăn, nhưng cuối cùng lại ăn bả chó để tự vẫn.

* Luận điểm 2: Lão Hạc - một lão nông chất phác, hiền lành, nhân hậu

- Lão rất yêu con:

 

+ Thương con, đau khổ vì không lấy được vợ cho con

+ Không muốn con phải khổ, không muốn tiêu vào tiền dành dụm cho con.

+ Dù có nghèo khó đến mấy, nhưng vẫn ko chịu bán đi mảnh vườn mà ông đã kiên quyết giữ cho con trai.

+ Luôn nhớ tới con nơi phương xa qua những lá thư con gửi về

+ Tiền bán hoa lợi và mảnh vườn đều giữ lại cho con

=> Hình ảnh người cha điển hình trong văn học Việt Nam.

- Lão yêu con chó Vàng:

+ Yêu quý cậu Vàng như người đàn bà hiếm hoi quý đứa con cầu tự

+ Lão gọi con chó bằng những tình cảm thương mến như cha đối với con.

+ Cho nó ăn trong bát sứ như nhà giàu

+ Bắt rận và tắm cho nó

+ Vừa uống rượu vừa tâm sự yêu thương

+ Khi phải bán nó đi thì lão đau khổ, cảm thấy tội lỗi : vuốt ve, tâm sự với nó trước khi bán nó đi, để ý ánh mắt nó nhìn mình...

+ Xấu hổ vì đã già rồi “còn đánh lừa một con chó"…

-> Con người nhân hậu ấy đã đau lòng biết bao khi phải bán đi người bạn thân duy nhất.

=> Lão Hạc là mẫu người chuẩn mực về đạo đức trong xã hội lúc bấy giờ, một xã hội tha hóa về đạo đức và lối sống, thờ ơ với nỗi đau của người xung quanh mình.

 

* Luận điểm 3: Lão Hạc nghèo nhưng sống trong sạch, giàu lòng tự trọng

- Ông giáo mời ăn khoai, lão khước từ

- Quá lúng quẫn, chỉ ăn củ chuối, sung luộc…, nhưng lại từ chối “một cách gần như hách dịch” những gì ông giáo ngầm cho lão.

- Lão thà chết chứ không bán đi một sào.

- Dành dụm tiền bán chó, giấy tờ nhà để gửi nhờ ông giáo giữ giúp, chờ dịp trao lại cho đứa con trai.

- Gửi lại ông giáo 30 đồng bạc để lỡ lão có chết thì “gọi là của lão có tí chút, còn bao nhiêu đành nhờ hàng xóm cả”.

- Tìm đến Binh Tư - một tên chuyên trộm cắp vặt của người khác, để xin bả chó tự giải thoát mình

-> Lão không muốn cái chết dữ dội của mình ảnh hưởng đến hàng xóm láng giềng => Tấm lòng cao cả của một người nông dân bé nhỏ trong xã hội.

=> Tố cáo tội ác của chế độ xã hội xô đẩy lão đến bước đường cùng.

=> Lối viết chân thành, mộc mạc, giản dị của Nam Cao đã góp phần xây dựng hình tượng Lão Hạc vừa gần gũi người dân vừa không kém phần bi tráng.

26 tháng 9 2021

Cảm ơn bn nhiều ạ<333

 

5 tháng 10 2016

Bài 1:

Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng. Bài 2:Dù nghèo khổ nhưng lão Hạc chảng bao giờ phiền lụy đến ai. Ông giáo thương cảm muốn ngấm ngầm giúp đỡ thì “lão từ chối tất cả. Từ chối đến mức gần như là hách dịch”. Phải chăng lão hiểu nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của người khác, Lão đã từng nói với ông giáo “Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được”. Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại nhờ bà con làm ma cho. Cái chết của lão chính là câu trả lời cho ai đó chỉ thấy vẻ bề ngoài “gàn dở bần tiện”, lão đã sống với chết đi với ý thức tự trọng lớn lao.
5 tháng 10 2016

Nhân vật lão Hạc trích trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao là một ông lão nông dân giàu lòng nhân hậu. Vợ mất sớm, lão chỉ còn lại 1 người con trai, một con chó vàng và một mảnh vườn nhỏ. Do không đủ tiền cưới vợ cho con, người con trai lão phẫn chí, bỏ đi làm đồn điền cao su. Còn lại mình lão Hạc sống thui thủi một mình với con chó, ông Lão yêu thương chăm sóc nó như một thành viên trong gia đình (âu yếm gọi nó là "cậu Vàng"; cho nó ăn trong bát như của nhà giàu; Lão Hạc cứ ăn một miếng thì lại gắp cho nó một miếng; rồi tắm rửa, bắt rận cho nó; mắng yêu nó...). Khi hoàn cảnh quá khó khăn, lão bị ốm một trận dài làm sức khỏe giảm sút, bao nhiêu tiền bạc đổ hết vào thuốc men, lão không kiếm được việc làm, bao nhiêu việc nhẹ đàn bà con gái trong làng tranh nhau làm hết, đắn đo mãi, Lão Hã buộc lòng phải bán cậu Vàng mặc dù vô cùng đau khổ, thương xót nó vì lão đã quá nặng lòng yêu thương nó, nhất là lão đã tự dằn vặt, tự trách mình, day dứt, ấn hận tự cho là mình đã lừa một con chó (gọi nó về ăn cơm để cho thằng Mục, thằng Xiên đến bắt nó đi giết thịt) và lão khóc vô cùng đau khổ: "Những nếp nhăn xô vào nhau ép cho nước mắt chảy ra". Nói tóm lại, lão Hạc tuy chỉ là một lão nông dân nghèo khổ, hiền lành chất phác song ở lão có một tấm lòng nhân hậu đáng quý. Tình cảm của lão dành cho con chó Vàng khiến cho người đọc phải xúc động tận đáy lòng.

2.

Nhân vật lão Hạc của nhà văn Nam Cao là một nhân vật có nhiều đặc điểm đáng quý, đáng trân trọng. Từ lão Hạc, người nông dân Việt Nam có quyền tự hào về tâm hồn và phẩm cách của mình. Dựng lên nhân vật này, nhà văn Nam cao đã khẳng định một quan điểm giàu tính nhân đạo sâu sắc.
 

9 tháng 11 2021

Tham khảo 

 Nhân vật lão Hạc trong văn bản cùng tên của nhà văn Nam Cao là một người cha yêu thương con hết mức.  Đầu tiên, ta thấy lão Hạc luôn day dứt, hối hận vì không thể làm tròn trách nhiệm của mình đối với con trai.  Lão không thể lo được tiền cưới vợ cho con nên nó quẫn chí bỏ đi làm đồn điền cao su mãi không thấy trở về.  Thứ hai, người con trước khi đi đã để lại cho lão một con chó, lão đặt tên nó là: cậu Vàng.  Lão yêu thương nó lắm, lão coi như con cháu của mình mà chăm sóc: ngày ngày, lão bắt rận cho nó, tắm cho nó, đồ của lão đều chia cho nó một nửa.  Bởi nó chính là kỉ vật của con trai của lão, nó tựa nhu cái bóng của con trai mình.  Cuối cùng, trước khi chết, lão gửi cho ông Giáo mảnh vườn cho con, dù nghèo đói lão nhất quyết không bản mảnh vườn ấy.  Lão muốn để đến mai sau cho con làm ăn, sinh sống khi nó trở về.  Sự tin tưởng ngày con mình trở về mãi không bao giờ cạn trong tâm trí của lão.  Và để rồi, lão đã kết thúc cuộc đời mình bằng việc ăn bả- một cái chết dữ dội, đau đớn, điều đấy đã minh chứng cho tình yêu thương con vô bờ bến của lão Hạc.