K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 3 2016

Phân tích ra  hai đa thức chứ cùng một đa thức  là  \(x^2+x+1\)  nên P(x) chia hết cho Q(x) với x thuộc Z

AH
Akai Haruma
Giáo viên
12 tháng 11 2018

Phần a)

Sử dụng bổ đề \(x^{mn}-1\vdots x^m-1\) với mọi \(m,n \in\mathbb{N}\)

Chứng minh bổ đề:

Thật vậy, theo hằng đẳng thức đáng nhớ:

\(x^{mn}-1=(x^m)^n-1^n=(x^m-1)[(x^m)^{n-1}+(x^m)^{n-2}+...+x^m+1]\vdots x^m-1\)

Bổ đề đc chứng minh.

-----------------------------------

Ta có:

\(x^{400}+x^{200}+1=x^{396}.x^4+x^{198}.x^2+1\)

\(=x^4(x^{396}-1)+x^2(x^{198}-1)+(x^4+x^2+1)\)

Áp dụng bổ đề trên vào bài toán kết hợp với \(x^6-1=(x^2-1)(x^4+x^2+1)\vdots x^4+x^2+1\) ta suy ra:

\(x^{396}-1=x^{6.66}-1\vdots x^6-1\vdots x^4+x^2+1\)

\(x^{198}-1=x^{6.33}-1\vdots x^6-1\vdots x^4+x^2+1\)

\(x^4+x^2+1\vdots x^4+x^2+1\) (hiển nhiên)

Do đó: \(x^{400}+x^{200}+1\vdots x^4+x^2+1\)

(đpcm)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
12 tháng 11 2018

Phần b)

\(F(x)=x^{1970}+x^{1930}+x^{1890}=x^{1890}(x^{80}+x^{40}+1)\)

Thấy rằng:

\(x^{80}+x^{40}+1=(x^{40}+1)^2-x^{40}=(x^{40}+1)^2-(x^{20})^2\)

\(=(x^{40}+1-x^{20})(x^{40}+1+x^{20})\)

Mà: \(x^{40}+1+x^{20}=(x^{20}+1)^2-x^{20}=(x^{20}+1)^2-(x^{10})^2\)

\(=(x^{20}+1-x^{10})(x^{20}+1+x^{10})\vdots x^{20}+x^{10}+1\)

Do đó:

\(x^{80}+x^{40}+1\vdots x^{20}+x^{10}+1\)

4 tháng 12 2017

a/ Đặt \(x^{10}=a\) ta có:

\(A=a^{197}+a^{193}+a^{198}\)

\(=a^{193}\left(a^4+1+a^5\right)\)

\(=a^{193}\left[\left(a^5+a^4+a^3\right)-\left(a^3+a^2+a\right)+\left(a^2+a+1\right)\right]\)

\(=a^{193}\left(a^2+a+1\right)\left(a^3-a+1\right)⋮\left(a^2+a+1\right)\)

Vậy có ĐPCM

4 tháng 12 2017

b/ \(B=7.5^{2n}+12.6^n=\left(7.25^n-7.6^n\right)+19.6^n\)

\(=7\left(25-6\right)G\left(n\right)+19.6^n=7.19.G\left(n\right)+19.6^n⋮19\)

2 tháng 1 2017

Quy đồng thì phần mẫu số là bình phương của số hữu tỉ rồi.

Còn phần tử biến đổi như sau:

\(\left(x-y\right)^2\left(y-z\right)^2+...=\left[\left(x-y\right)\left(y-z\right)+...\right]^2\)

Đây vẫn là bình phương của số hữu tỉ. Xong!

11 tháng 12 2017

minh khong hieu may ban oi

26 tháng 3 2019

Gọi đa thức thương là Q(x) ; đa thức dư là R(x) khi thực hiện phép chia P(x) cho \(x^4\)+\(x^2\)+1 ta viết được : P(x)=Q(x).(\(x^4\)+\(x^2\)+1) + R(x)

=> P(x) - R(x) = Q(x).(\(x^4\)+\(x^2\)+1)

=> R(x) chia cho \(x^2\)+\(x\)+1 có số dư là 1 - x hay R(x) = (ax+b).(\(x^2\)+\(x\)+1)

+1-x

R(x) chia cho \(x^2\)-\(x\)+1 có số dư là 3x-5 hay R(x) = (cx+d).(\(x^2\)-\(x\)+1)

+3x-5

=>(ax+b).(\(x^2\)+\(x\)+1) - (cx+d).(\(x^2\)-\(x\)+1) - 4x-4

<=> \(x^3\)(a-c) + \(x^2\)(a+b+c-d) + \(x\)(a+b-c+d-4) +b-d-4

Áp dụng hệ số bất định ta có:

=>\(\left\{{}\begin{matrix}a-c=0\\a+b+c-d=0\\a+b-c+d-4=0\\b-d-4=0\end{matrix}\right.\)<=> \(\left\{{}\begin{matrix}a=c\\a+b=2\\b-d=4\\a+b+c-d=0\end{matrix}\right.\)

<=>\(\left\{{}\begin{matrix}a=c\\c-b=2\\b-d=4\\2c+b-d=0\end{matrix}\right.\) <=>\(\left\{{}\begin{matrix}a=c\\b+c=2\\b-d=4\\b+2c-d=0\end{matrix}\right.\)

Giải hệ phương trình ta có:

\(\left\{{}\begin{matrix}a=c=-2\\b=4\\c=-2\\d=0\end{matrix}\right.\)

Vậy R(x) = (-2x+4).(\(x^2\)+\(x\)+1) + 1-x

Vậy đa thúc dư là \(-2x^3\)+\(2x^2\)+x+5

26 tháng 3 2019

Bước giải hệ phương trình bạn có thể dùng máy tính CSIO 570 ES PLUS

mà giải( Giải ra dài lắm)

AH
Akai Haruma
Giáo viên
20 tháng 12 2017

Lời giải:

Ta có:

\(A=x^{1970}+x^{1930}+x^{1980}=x^{1930}(x^{50}+x^{40}+1)\)

Xét \(x^{50}+x^{40}+1=x^{30}(x^{20}+x^{10}+1)-(x^{30}-1)\)

\(=x^{30}(x^{20}+x^{10}+1)-(x^{10}-1)(x^{20}+x^{10}+1)\)

\(=(x^{20}+x^{10}+1)(x^{30}-x^{10}+1)\vdots x^{20}+x^{10}+1\)

\(x^{50}+x^{40}+1\vdots x^{20}+x^{10}+1\Rightarrow A\vdots x^{20}+x^{10}+1\)

Do đó ta có đpcm.