K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2019

Làm ăn:làm việc, lao động để sinh sống (nói khái quát)

Ăn nói:nói năng (về mặt coi như có khả năng nào đó trong việc giao tiếp bằng lời)

Ăn mặc:mặc(nói khái quát)

23 tháng 9 2019

1. Làm ăn: làm việc, lao động để sinh sống

2. Ăn nói: nói năng, bày tỏ ý kiến.

3. Ăn mặc: mặc( nói khái quát )

Học tốt~♡

10 tháng 1 2022

Nghĩa của từ ghép đẳng lập: "làm ăn, ăn nói, ăn mặc" không phải do nghĩa của từng tiếng cộng lại.
- Đặt câu
: + Công việc làm ăn dạo này thế nào?( có nghĩa là làm).
                 + Con bé ấy ăn nói dễ nghe lắm( có nghĩa là nói).
                 + Anh ấy rất biết cách ăn mặc( có nghĩa là mặc).

10 tháng 1 2022

Nghĩa của từ ghép đẳng lập: "làm ăn, ăn nói, ăn mặc" không phải do nghĩa của từng tiếng cộng lại.
- Đặt câu
: + Công việc làm ăn dạo này thế nào?( có nghĩa là làm).
                 + Con bé ấy ăn nói dễ nghe lắm( có nghĩa là nói).
                 + Anh ấy rất biết cách ăn mặc( có nghĩa là mặc).

Câu hỏi 1/ Từ đồng nghĩa cho câu sau" cốm ko phải là thức quà của người ăn vội; ăm cốm phải ăn từng chút ít , thong thả và ngẫm nghĩ Tìm từ đồng nghĩa vs từ " vôi", đặt câu vs từ vừa tìm đc 2 từ trái nghĩa Cho 2 câu thơ Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Tìm từ trái nghĩa vs từ "xa". Đặt câu vs từ vừa tìm đc 3/ Điệp ngữ Xác định điệp ngữ trong các...
Đọc tiếp
Câu hỏi 1/ Từ đồng nghĩa cho câu sau" cốm ko phải là thức quà của người ăn vội; ăm cốm phải ăn từng chút ít , thong thả và ngẫm nghĩ Tìm từ đồng nghĩa vs từ " vôi", đặt câu vs từ vừa tìm đc 2 từ trái nghĩa Cho 2 câu thơ Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Tìm từ trái nghĩa vs từ "xa". Đặt câu vs từ vừa tìm đc 3/ Điệp ngữ Xác định điệp ngữ trong các bài thơ/ đoạn thơ sau. Nêu tác dụng và cho bt chúng thuộc loại điệp ngữ nào? A/ Tiếng suối trong như tiếng hát xa Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà B/ Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làn thân thuộc Bà ơi cũng vì bà Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng gà tuổi thơ 4/ Thành ngữ Tìm thành ngữ trong các câu sau . Giải nghia các thành ngữ đó A/ thân em như trái bần trôi Gió dập sóng dồi bt tấp vào đâu B/ Thân em vừa trắng lại vừa tròn Bảy nổi ba chìm vs nước non Tả Văn 1 / Dàn ý chung biểu cảm về người thân ( ông, cha, mẹ ) Mở bài: Giới thiệu người thân cần biểu cảm. Nêu cảm xúc chung về người thân ( có thể mở đầu bằng bài thơ ca dao, bài hát về người thân rồi từ đó bày tỏ tình cảm vs người thân) Thân bài : biểu cảm về một nét ngoại hình ( làn da, mái tóc,dáng đi) từ xưa đến nay cho thấy sự hi sinh thầm lặng Cảm nghĩ về tính tình của người đó: có những phẩm chất đáng quý nào?( sự quan tâm , chăm sóc dành cho gđ; cho mọi người xung quanh) Tình cảm của người đó đối vs em? ( Kể một kỉ niệm khi đc chăm sóc dạy dỗ, yêu thương, cùng chia sẻ buồn vui...) Tình cảm của em đối vs người đó nhue thế nào? ( người đó là chỗ dựa tinh thần như thế nào đối vs em? Nếu có 1 ngày người ấy ko còn bên em nữa?) Kết bài: khẳng định tình cảm của em dành cho người thân( yêu thương, kính trọng, lời hứa) 2/ dàn ý chung biểu cảm về loài hoa Mở bài: Giới thiệu đc loài hoa em yêu thích( Điều đặt biệt của nó khiến em có tình cảm và thấy nó khác so vs ha gf trăm lài hoa khác nhau) Thân bài Biểu cảm về: màu sắc, hình đang của hoa? Loài hoa đó tượng trưng cho điều gì? Loài hoa đó gắn bó vs em kỉ niệm gì?( Chia sẻ niềm vui, nỗi buồn đối vs em như thế nào?) Loài hoa gợi cho em nhớ đến ai? Vì sao em nhớ? Cảm giác của em khi: ngắm nhìn, thưởng thức, tác dụng- lợi ích... Của hoa vs cuộc sống hàng ngày Kết bài: Khẳng định vị trí của lài hoa ấy trong lòng em Lưu ý: Tuy là văn biểu cảm nhưng cần vận dụng kết hợp yếu tố miêu tả tự sự . Sau đó từ miêu tả và tự sự sẽ nêu cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của mình Giúp mình vs 1 lát mình học rồi😥
0
9 tháng 8 2017

*Những từ có nghĩa cụ thể : ăn chơi , ăn bớt , ăn khớp , ăn nhập , ăn theo , ăn xổi , ăn ý , ăn diện , ăn mày , ăn sương , ăn rơ , ăn theo , ăn quỵt .

* Những từ có nghĩa khái quát : ăn mặc , ăn nói , ăn ở .

CHÚC BẠN HỌC TỐT !!!

14 tháng 3 2021

Con người ta ai cũng muốn thành đạt. Nhưng con đường dẫn đến thành công thường quanh co khúc khuỷu và lắm chông gai. Để động viên con người vững chí, bền gan phấn đấu và tin tưởng ở thắng lợi ,cha ông ta dặn dò con cháu qua câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.

Ai cũng biết cây kim bé nhỏ tới mức nào nhưng cũng hoàn hảo tới mức nào. Thân kim bằng sắt tròn, mảnh, nhỏ xíu. Đầu kim nhọn sắt. Trôn kim cũng có một lỗ nhỏ xíu để luồn chỉ qua. Có thể kim mới trở thành một vật có ích cho cuộc đời. Còn sắt là vật liệu làm nên kim. Chỉ có điều, làm từ sắt nên kim là cả một quá trình tôi luyện, mài giũa công phu bền bỉ. Nhưng có đi có lại. Ai có công mài sắt bền bỉ, kiên trì sẽ có ngày nên kim. Đức kiên trì, chí bền bỉ chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.

Thực tế cuộc sống đã cho thấy điều đó là hoàn toàn có cơ sở. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta, chúng ta phải thực hiện chiến lược trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh của vua tôi nhà Lê đến cuộc kháng chiến chông Pháp, chống Mĩ của nhân dân ta trong những năm vừa qua, tát cả đều thử thách ý chí kiên trì, bền gan vững chí của cả dân tộc. Và cuối cùng chúng ta đã giành được thắng lợi, đã giành được độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân. Nhờ kiên trì kháng chiến, nhân dân ta thành công.

Trong đời sống lao động sản xuất, nhân dân ta cũng nhiều lần thể hiện đức kiên nhẫn dáng khâm phục. Nhìn những con đê sừng sững đôi bờ sông Cầu, sông Hồng, sông Đáy, sông Thương, chúng ta hiểu được cha ông ta đã kiên trì, bền bỉ tới mức nào để ngăn dòng nước lũ, bảo vệ mùa màng trên đồng bằng Bắc Bộ. Chỉ với đôi bàn tay cầm mai, đôi vai vác đất, hoàn toàn là sức lao động thủ công, không có máy xúc, máy ủi, máy gạt, máy đầm như ngày nay, cha ông ta đã kiên trì, quyết tâm lao động và thành công.

Trong học tập, đức kiên trì lại càng cần thiết dể có được thành công. Từ một em bé mẫu giáo vào lớp một, bắt đầu cầm phấn viết chữ O đầu tiên đến khi biết đọc, biết viết, biết làm toán rồi lần lượt mỗi năm một lớp, phải mất 12 năm mới hoàn thành những kiến thức phổ thông. Trong quá trình lâu dài ấy, nếu không có lòng kiên trì luyện tập, cố gắng học hành, làm sao có ngày cầm được bằng tốt nghiệp. Người bình thường đã vậy, với những người như Nguyễn Ngọc Kí, lòng kiên trì bền bỉ lại càng cần thiết để vượt qua khó khăn. Vốn bị liệt hai tay từ nhỏ, anh đã kiên trì luyện viết bằng chân để có thể đến lớp cùng bạn bè. Đức kiên trì đã giúp anh chiến thắng số phận. anh đã học xong phổ thông, học xong đại học và trở thành thầy giáo, một nhà giáo ưu tú.

Thế mới biết ý chí, nghị lực, lòng kiên nhẫn, sự bền bỉ đóng vai trò quan trọng tới mức nào trong việc quyết định thành bại của mỗi công việc nói riêng và cả sự nghiệp của mỗi con người nói chung. Có mục đích ban đầu dung đắn – chưa đủ ; phải có lòng kiên trì, nhẫn nại cọng với một phương pháp làm việc năng động và sáng tạo thì chúng ta mới có thể biến ước mơ thành hiện thực.

Bàn luận về một vấn đề có tầm cỡ lớn lao là sự nghiệp mà lại lấy hình ảnh của một sự vật thật bé nhỏ là một cây kim để nói, ông cha ta phải có chủ ý rõ ràng và sâu sắc, gửi gắm trong lời khuyên giản dị như một triết lí : có công mài sắt có ngày nên kim. Câu tục ngữ không chỉ là một bài học về ý chí mà còn là lời động viên chân tình : hãy lạc quan, tin tưởng.

Kế thừa và phát huy quan niệm của ông cha, với những kinh nghiện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã khuyên thanh niên:

“Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên”

Việc tu dưỡng, rèn luyện của mỗi con người phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Kinh nghiện của thế hệ trước là lời khuyên quý báu, lời cổ vũ thanh thiếu niên trên con đường phấn đấu xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

 
14 tháng 3 2021

Có công mài sắt có ngày nên kim

Trong cuộc sống, không có một thành công nào tự nhiên mà có. Tất cả những thành quả tốt đẹp đều được nảy nở từ những tháng ngày cố gắng rèn luyện không ngừng. Sự cố gắng, kiên trì bền bỉ ấy được nhân ta đúc kết trong câu tục ngữ: “Có công mài sắt, có ngày nên kim” quả rất đúng đắn.

Câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim” tuy thật ngắn gọn nhưng ý nghĩa của nó thật lớn lao. Câu tục ngữ xuất phát chính là từ trong thực tế đời sống. Ngày xưa, khi chưa có máy móc hiện đại như bây giờ, để có thể làm nên những chiếc kim nhỏ xíu dùng trong may vá, thêu thùa thì những người thợ đã phải cần mẫn ngồi mài những cục sắt to từ ngày qua ngày khác. Để làm được những chiếc kim bé nhỏ không chỉ đòi hỏi sự khéo léo, cẩn trọng mà quan trọng hơn đó là sự kiên trì, cố gắng không ngừng nghỉ của người thợ mài.

Có thể thấy rằng, một chiếc kim bé nhỏ, nhìn có vẻ tầm thường nhưng lại tiêu tốn rất nhiều công sức của người lao động. Từ đó chúng ta có thể suy rộng ra, nếu muốn thành công thì cần phải biết cố gắng, nỗ lực và kiên trì. Có chịu khó rèn luyện, cố gắng vươn lên thì chúng ta mới vượt qua được gian lao thử thách để hoàn thành công việc được giao, cho dù là những việc nhỏ bé nhất.

Ứng dụng câu tục ngữ trong cuộc sống, chúng ta mới thấm nhuần tính đúng đắn và ý nghĩa lớn lao của nó. Để đạt được thành công, con người cần phải kiên trì, nỗ lực học hỏi, biết giải quyết mọi khó khăn và tiến lên phía trước. Hẳn nhiều người Việt Nam chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện “Rùa và Thỏ”. Với ý chí và lòng quyết tâm cao độ, chú Rùa chậm chạp đã chiến thắng Thỏ trong cuộc thi chạy. Qua đó ta cũng có thể thấy rằng, những kẻ chủ quan, ỷ nại mình có tài mà không chịu cố gắng, không chịu nỗ lực thì cuối cùng kết quả chỉ là thất bại mà thôi.

Trong suốt những 9 năm kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) ròng rã, cũng chính nhờ lòng kiên trì nhẫn nại, chịu đựng gian khổ, thiếu thốn mà nhân dân ta đã làm nên một chiến thắng Điện Biên lừng lẫy: “Chín năm làm một Điên Biên/Nên vàng hoa đỏ, nên thiên sử vàng” (Tố Hữu). Cũng không lâu sau đó, nhân dân ta lại phải tiếp tục trường kì kháng chiến chống Mỹ, bền bỉ đấu tranh, cuối cùng cũng đã “đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào” và toàn thắng đã về ta, thống nhất đất nước vào mùa xuân năm 1975 với chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.

Cũng như vậy, có rất nhiều công trình khoa học lớn nhỏ ra đời đâu phải chỉ nhờ tài năng mà phần lớn còn phải nhờ lòng nhẫn nại và sự kiên trì của con người. Từ những hạt thóc giống quý báu đem từ Nhật về, Giáo sư Lương Đình Của phải mất hàng chục năm, trải qua hàng ngàn thí nghiệm lai tạo mới cho ra được những giống lúa phù hợp với thổ nhưỡng Việt Nam và cho năng suất cao. Trên thế giới, hai vợ chồng nhà bác học Pi-e Quy-ri và Ma-ri Quy-ri đã miệt mài nghiên cứu, kì công lọc đi lọc lại 8 tấn quặng chỉ để tìm ra 0,1 gam chất phóng xạ ra-đi-um, giúp khai phá một nền khoa học có sức mạnh vô cùng ghê gớm khi đem phục vụ lợi ích hoà bình nhân loại.

Còn rất rất nhiều ví dụ khác nữa mà chúng ta có thể thấy rằng sự kiên trì, nỗ lực vươn lên sẽ giúp chúng ta có được những thành công tốt đẹp. Và câu tục ngữ "Có công mài sắt có ngày nên kim” cho đến hôm nay vẫn còn là một kinh nghiệm rèn luyện bản thân vô cùng quý giá.

3 tháng 7 2018

- Ăn chơi :

+ ĐT: tiêu khiển bằng các thú vui vật chất

+ TT: (Khẩu ngữ) có dáng vẻ, phong cách của dân ăn chơi

- Ăn khách : Thu hút được nhiều khách hàng, được nhìu khách hàng ưa chuộng

- Ăn mặc : ( ĐT khái quát) ăn bận

- Ăn theo:

được hưởng một số chế độ cung cấp về lương thực, thực phẩm, theo chế độ cung cấp dành cho người có trách nhiệm nuôi dưỡng (theo chế độ bao cấp thời trước)

(Khẩu ngữ) được hưởng hoặc có được nhờ dựa theo cái khác, người khác, không phải do tự bản thân có hoặc làm nên

- Ăn ý : hợp ý với nhau, tạo ra sự nhất trí trong hành động, lời nói

- Ăn bớt : lấy bớt đi để hưởng riêng một phần

- Ăn khớp :

khớp với nhau, gắn chặt lại với nhau

khớp, hợp với nhau, không có gì mâu thuẫn

Tính từ

vừa khít với nhau, hợp với nhau về mặt kích thước, khả năng, v.v.

- Ăn nhập : liên quan, phù hợp với nhau trong cùng 1 yêu cầu, nội dung

- Ăn xôi : ăn xôi

- Ăn nói : nói năng (về mặt coi như có khả năng nào đó trong việc giao tiếp bằng lời)

3 tháng 7 2018

+ Các từ có nghĩa tổng hợp là:
ăn chơi, ăn mặc, ăn nói, ,
+ Các từ có nghĩa phân loại là:
ăn bớt, ăn khách, ăn khớp, ăn nhập, ăn xổi,

Ăn chơi;tiêu khiển bằng các thú vui vật chất

Ăn khách;bán được nhiều do được khách ưa chuộng

Ăn mặc;mặc

Ăn theo:được hưởng một số chế độ cung cấp về lương thực, thực phẩm, theo chế độ cung cấp dành cho người có trách nhiệm nuôi dưỡng (theo chế độ bao cấp thời trước)

Ăn ý:hợp ý với nhau, tạo ra sự nhất trí trong hành động, lời nói

Ăn bớt:lấy bớt đi để hưởng riêng một phần

Ăn khớp:khớp với nhau gắn chặt với nhau

Ăn nhập;liên quan phù hợp với nhau trong cùng một yêu cầu ,một nội dung

Ăn xổi:muốn đạt được kết quả ngay vì nóng vội

Ăn nói;nói năng (về mặt coi như có khả năng nào đó trong việc giao tiếp bằng lời)

7 tháng 3 2021

Ở đời, đạo đức được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất của mỗi con người. Đạo đức sẽ thể hiện được tính cách, phẩm chất và giá trị đích thực của bản thân mỗi người. Đồng thời, trong đạo đức có rất nhiều phạm trù khác nhau để đánh giá bản chất của con người. Và lòng biết ơn, sự ghi nhớ ơn nghĩa của người khác đối với mình cũng là một phạm trù quan trọng của đạo đức. Đây được coi là một phẩm chất không thể thiếu trong cuộc sống. Đó cũng là lý do mà ông cha ta đã ghi lại câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để răn dạy con cháu mai sau.

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.

Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm này. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.

Nhìn xung quanh, ta có thể dễ dàng nhận thấy, ông cha ta đã để lại cho ta rất nhiều “trái ngọt” cho các thế hệ mai sau được hưởng thành quả. Hàng nghìn công trình đã được để lại cho con cháu chúng ta. Tất cả, đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hi sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.

Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.

Tóm lại thì câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.

7 tháng 3 2021

Em tham khảo nhé !!

 

1. Mở bài:

- Giới thiệu câu tục ngữ "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" với ý nghĩa sâu xa là đạo lí tốt đẹp của nhân dân và nó là truyền thống quý báu của dân tộc về lòng biết ơn.

2. Thân bài

a) Giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng

+ Nghĩa đen của câu: Mượn hình ảnh quen thuộc là “quả” là thành quả, vật chất, tinh thần. Quả là thứ trái ngon nhất của cây, là thành quả cuối cùng sau một thời gian lao động mà người trồng cây có được.

 

=> Câu tục ngữ muốn nhắc chúng ta: Khi ăn, hưởng những trái ngon thì phải nhớ đến người đã làm ra, trồng ra cây đó. Họ là những người đã bỏ công sức vất vả có khi cả xương máu để tạo ra thành quả đó. Còn “Nhớ” là thái độ, tình cảm của mỗi người.

+ Nghĩa bóng của câu: nhắn nhủ chúng ta phải luôn biết ơn, nhớ đến công lao của những người đi trước, những người đã cho ta hưởng được thành quả như bây giờ.

=> Tóm lại câu tục ngữ muốn giáo dục chúng ta về truyền thống biết ơn.

b) Chứng minh, giải thích ý nghĩa câu tục ngữ

- Vậy tại sao “Ăn quả“ phải “nhớ kẻ trồng cây”?

+ Bởi lẽ không phải tất cả những thành quả mà chúng ta đã hưởng tự nhiên mà có. Nó là những thành quả của mồ hôi, công sức, trí tuệ, có khi xương máu của lớp lớp người đi trước.

+ Chúng ta hưởng sự hòa bình, tự do là nhờ công lao, công sức, xương máu của các vị anh hùng, các chiến sĩ. Chúng ta được lớn lên, đầy đủ, học hành là nhờ công lao trời bể của cha mẹ, thầy cô.

+  Ý nghĩa của câu tục ngữ còn được đúc kết quả những câu tục ngữ, ca dao khác như : “Uống nước nhớ nguồn”, “Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”. Chúng ta có thể thấy hai câu tục ngữ này đều cùng nội dung với câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” có nghĩa là chúng ta phải nhớ đến nguồn gốc, cội nguồn là con dân đất Việt. Đó là lòng nhớ ơn, biết ơn tổ tiên của mình. Trong gia đình, con cháu biết ơn ông bà, tổ tiên. Điều đó đã được thể hiện trong câu ca dao ngọt ngào thấm đẫm tình cảm:

 

“Con người có cố có ông

Như cây có cội như sông có nguồn”

-> Những câu tục ngữ, ca dao này đã phản ánh một truyền thống vô cùng tốt đẹp của ông cha ta. Thế hệ trẻ chúng ta cần giữ gìn, phát huy những truyền thống ấy

c) Rút ra kinh nghiệm, bài học

- Vì đó truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chúng ta không chỉ nói bằng miệng mà phải thể hiện qua hành động để giữ gìn và phát huy.

+ Những hành động thiết thực như thờ cúng tổ tiên, làm cơm ngày giỗ đều thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên...

+ Cho đến ngày nay nhân dân ta vẫn tiếp tục truyền thống đạo lí của cha ông.

+ Thế hệ trẻ Việt Nam vẫn luôn phát huy và tiếp nối.

3. Kết bài

- Câu tục ngữ này đã mang một đạo lí có ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Nó không chỉ có ý nghĩa giáo dục giới trẻ ngày nay mà còn để thế hệ trẻ mai sau. Chúng ta phải luôn giữ gìn và phát huy đạo đức tốt đẹp này.

a) Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau.
tk: có thể chia từ đồng nghĩa thành hai loại chính:

+ Từ đồng nghĩa hoàn toàn:
Là những từ cùng chỉ một sự vật, hiện tượng, cùng biểu thị một khái niệm; nói chung, chúng có thể thay thế cho nhau. Ví dụ: trái - quả; vùng trời - không vận; có mang - mang thai - có chửa.
+ Từ đồng nghĩa không hoàn toàn
- Từ đồng nghĩa có sắc thái khác nhau, ví dụ: chết - hi sinh - từ trần - tạ thế - trăm tuổi - khuất núi - qua đời - mất - thiệt mạng - bỏ xác - toi mạng, ...

Vd về từ đồng nghĩa hoàn toàn là: quả-trái , vừng -mè ......

28 tháng 12 2021

cảm ơn bn

4 tháng 3 2022

ăn đấm

4 tháng 3 2022

ăn xin