K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 10 2017

a) So sánh

- Tổng sản lượng thuỷ sản Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (dẫn chứng).

- Sản lượng thuỷ sản khai thác Duyên hải Nam Trung Bộ lớn hơn Bắc Trung Bộ (dẫn chứng).

- Bắc Trung Bộ có t trọng sản lượng thuỷ sản nuôi trồng trong tổng sản lượng thuỷ sản cao hơn so Duyên hải Nam Trung Bộ (dẫn chứng).

b) Gii thích

- Duyên hi Nam Trung Bộ có sản lượng thuỷ sn khai thác lớn hơn Bắc Trung Bộ do có nhiều điều kiện thuận lợi hơn.

     + Có đường b biển dài nhất trong các vùng của nước ta, tất cả các tỉnh đều giáp biển.

     + Nguồn hải sản rất phong phú, nhiều bãi tôm, bãi cá lớn.

     + Có các ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, gần ngư trương Bà Rịa - Vũng Tàu.

     + Khí hậu nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho các loài hải sản phát triển và sinh trưởng quanh năm. Số ngày ra khơi nhiều hơn vùng Bắc Trung Bộ.

     + Lực lượng lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp đông đảo, nhân dân có truyền thống, kinh nghiệm đánh bắt, chế biến thủy, hải sản.

     + Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sơ chế hải sản,...

- Bắc Trung Bộ có tỉ trọng sản lượng nuôi trồng lớn hơn do nhiều vũng vịnh, đầm phá, cửa sông ven biển,... thuận lợi cho nuôi trồng thuỷ sản. Hiện nay, việc nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn phát triển khá mạnh. Thiên tai thường xảy ra gây khó khăn cho họat động đánh bắt,...

15 tháng 3 2019

Đáp án: B

- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa là lớn nhất (6 nghìn ha), tiếp đến là tỉnh Quảng Nam (5,6 nghìn ha), Bình Định, Phú Yên, Bình Thuận, Ninh Thuận, Quảng Ngãi và Đà Nẵng là tỉnh có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản ít nhất (0,8 nghìn ha).

- Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của tỉnh Khánh Hòa gấp 7 lần tỉnh Đà Nẵng; 4,6 lần Quảng Ngãi; 4 lần Ninh Thuận; 3,1 lần Bình Thuận; 2,2 lần Phú Yên; 1,5 lần Bình Định và gấp 1,1 lần Quảng Nam (số lần gấp = diện tích tỉnh A/diện tích tỉnh B).

14 tháng 10 2019

Đáp án: C

Giải thích: Căn cứ vào bảng số liệu (1 mốc năm, một đối tượng, số liệu thô) và yêu cầu để bài (thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản...) ⇒ Biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ năm 2002.

7 tháng 4 2017

a) Vẽ biểu đồ

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Giai đoạn 1995- 2011:

- Tổng sản lượng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản khai thác và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở Duyên hải Nam Trung Bộ đều tăng nhanh.

+ Tổng sản lượng thuỷ sản tăng gấp 3,6 lần.

+ Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng gấp 3,3 lần.

+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng gấp 11,9 lần. 

- So với sản lượng thuỷ sản khai thác, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở Duyên hải Nam Trung Bộ có tốc độ tăng nhanh hơn.

* Gii thích

- Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng lớn về biển, tnh nào cũng giáp biển. đây có hai ngư trường lớn là Ninh Thuận - Bình Thuận và ngư trường quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

- Bờ biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

2 tháng 10 2017

Đáp án cần chọn là: C

Đáp án: - Dấu hiệu nhận dạng biểu đồ: biểu đồ cột thể hiện tình hình phát triển hay sự thay đổi của đối tượng theo thời gian (giá trị tuyệt đối), thời gian thường từ 3 năm trở lên hoặc từ  trên 3 đối tượng.

- Đề bài yêu cầu:
+ thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản (giá trị tuyệt đối).

+ của các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, có 8 tỉnh (8 đối tượng)

=> Dựa vào dấu hiệu nhận dạng biểu đồ => Xác định được biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của các tỉnh vùng DHNTB là biểu đồ cột.

10 tháng 4 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tổng sản lượng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản khai thác và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản nước ta, giai đoạn 1990 - 2010 (%)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thuỷ sán, sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010

c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét: Trong giai đoạn 1990 - 2010:

Tổng sản lượng thuỷ sản tăng 4252,1 nghìn lần, tăng gấp 5,8 lần. Trong đó:

- Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng 1685,9 nghìn tấn, tăng gấp 3,3 lần.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng 2566,2 nghìn tấn, tăng gấp 16,8 lần.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn so với sản lượng thuỷ sản khai thác.

* Giải thích

Do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với việc phát triển ngành thuỷ sản.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

+ Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú.

+ Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm.

+ Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

+ Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thông đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

+ Các dịch vụ thủy sản và chế biến thủy sản được mở rộng.

+ Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do nuôi trồng chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường.

12 tháng 4 2019

a) Tình hình khai thác hải sản Duyên hãi Nam Trung Bộ

- Là ngành kinh tế biển quan trọng và là thế mạnh của vùng.

- Họat động khai thác hải sản phát triển mạnh, chiếm 27,4% giá trị thuỷ sản khai thác của cả nước.

- Nhiều tỉnh có sản lượng khai thác hải sản vào loại cao nhất cả nước (theo số liệu Atlat vào năm 2007):

+ Bình Thuận: khoảng 155.000 tấn.

+ Bình Định: khoảng 113.000 tấn.

+ Quảng Ngãi: khoảng 88.000 tấn.

+ Khánh Hòa: khoảng 67.000 tấn.

b) Họat động khai thác hải sản ở Duyên hải miền Trung phát triển mạnh, vì

- Duyên hải Nam Trung Bộ có đường bờ biển dài nhất trong các vùng ở nước ta và tất cả các tỉnh đều giáp biển.

- Vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá lớn.

- Có các ngư trường trọng điểm: Ninh Thuận - Bình Thuận, quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, gần ngư trường Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Khí hậu nóng quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc tạo điều kiện cho các loài hải sản phát triển và sinh trưởng quanh năm; số ngày ra khơi nhiều.

- Là nơi gặp gỡ giữa các dòng biển, tạo điều kiện cho việc tập trung các luồng cá lớn bởi vì có nhiều phù du sinh vật do các dòng biển mang đến, là nguồn cung cấp thức ăn dồi dào cho các loài động vật biển.

- Lực lượng lao động trong lĩnh vực ngư nghiệp đông đảo, nhân dân có kinh nghiệm đánh bát, chế biến thủy, hải sản.

- Cơ sở vật chất - kĩ thuật cho ngành đánh bắt hải sản được chú trọng: đội tàu đánh cá, cảng cá, dịch vụ hải sản, cơ sở chế hải sản,...

- Nhu cầu lớn về mặt hàng hải sản ở trong và ngoài nước,...

29 tháng 11 2019

b) So sánh sản lượng thủy sản của hai vùng:

- Sản lượng thủy sản nuôi trồng của Bắc Trung Bộ gấp hơn 1,3 lần sản lượng thủy sản nuôi trồng của Duyên hải Nam Trung Bộ (năm 2002: nuôi trồng Bắc Trung Bộ là 38,8 nghìn tấn, Duyên hải Nam Trung Bộ là 27,6 nghìn tấn), chiếm 57,3 % sản lượng nuôi trồng của duyên hải miền Trung.

- Sản lượng thủy sản khai thác của Duyên hải Nam Trung Bộ gấp hơn 3,1 lần sản lượng thủy sản khai thác của Bắc Trung Bộ, (năm 2002: khai thác Bắc Trung Bộ là 153,7 nghìn tấn, Duyên hải Nam Trung Bộ là 493,5 nghìn tấn), chiếm 75,9% sản lượng khai thác của duyên hải miền Trung.

+ Tổng sản lượng thủy sản của Duyên hải Nam Trung Bộ gấp hơn 2,5 lần tổng sản lượng thủy sản của Bắc Trung Bộ, chiếm 71, 6 % tổng sản lượng thủy sản của toàn vùng Duyên hải miền Trung.

⟹ Kết luận: Nhìn chung ngành thủy sán duyên hải Nam Trung Bộ phát triển hơn Bắc Trung Bộ (về tổng sản lượng), Bắc Trung Bộ phát triển thế mạnh nuôi trồng, duyên hải Nam Trung Bộ phát triển thế mạnh đánh bắt hải sản.

a) Giải thích:

Có sự chênh lệch về sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng giữa hai vùng chủ yếu do:

+ Bắc Trung Bộ có lợi thế hơn Duyên hải Nam Trung Bộ về diện tích mặt nước có thể khai thác để nuôi trồng thủy sản, bờ biển có nhiều đầm phá nóng, nhiều bãi triều, nhiều diện tích đất ngập nước ....

+ Vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều bãi cá, bãi tôm lớn, có ngư trường lớn Ninh Thuận - Bình Thuận - Bà Rịa — Vũng Tàu, nên sản lượng thủy sản khai thác lớn hơn nhiều so Bắc Trung Bộ.



17 tháng 3 2018

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sản lưng thuỷ sản phân theo họat động kinh tế của Bắc Trung Bộ, năm 1995 và năm 2011

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Giai đoạn 1995 - 2011:

- Tổng sản lượng thuỷ sán, sản lượng thuỷ sản khai thác và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở Bắc Trung Bộ đều tăng nhanh.

+ Tổng sản lượng thuỷ sản tăng gp 3,4 lần.

+ Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng gấp 2,8 lần.

+ Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng gấp 7,0 lần.

- So với sản lượng thuỷ sản khai thác, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở Bắc Trung Bộ có tốc độ tăng nhanh hơn.

* Giải thích

- Bắc Trung Bộ có tiềm năng lớn về biển, tỉnh nào cũng giáp biển.

- Bắc Trung Bộ chú trọng phát triển cả khai thác và nuôi trồng, đặc biệt là nuôi trồng. Tuy nhiên, việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản ở đây cũng gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, ngư cụ, tàu thuyền có công suất nhỏ, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc lạnh, hão, lũ lụt,...

2 tháng 7 2021

C. Đánh bắt cá, giao thông đường biển