K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 2 2018

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu diện tích lúa cả năm phân theo mùa vụ ở nước ta năm 1990 và năm 2010 (%)

- Tính bán kính đường tròn    ( r 1990 ,   r 2010 )

+ Cho r 1990 = 1 , 0  đvbk

+ r 2010 = 7489 , 4 6042 , 8 = 1 , 11  đvbk

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta năm 1990 và năm 2010

Trong giai đoạn 1990 - 2010, cơ cấu diện tích lúa phân theo mùa vụ ở nước ta có sự thay đổi khá rõ rệt:

- Tỉ trọng diện tích lúa đông xuân tăng (từ 34,3% năm 1990 lên 41,2% năm 2010, tăng 6,9%) và hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu. Nguyên nhân là do vụ đông xuân tránh được thời kì mưa bão, ít sâu bệnh, ngắn ngày, năng suất khá ổn định, chi phí sản xuất lại thấp.

- Tỉ trọng diện tích lúa mùa từ chỗ chiếm vị trí cao nhất trong cơ cấu năm 1990 (45,6%), đến năm 2010 giảm mạnh và trở thành vụ lúa có tỉ trọng diện tích nhỏ nhất (26,3%). Nguyên nhân do đây là vụ có nhiều bất lợi nhất về thời tiết. Ở miền Bắc và miền Trung thường trùng với mùa mưa bão, còn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long lại chịu ảnh hưởng bởi lũ ở sông Mê Công. Do độ ẩm cao, nên sâu bệnh phát triển mạnh. Do đó, đây là vụ cho năng suất thấp nhất trong ba vụ lúa ở nước ta.

Tỉ trọng diện tích lúa hè thu tăng khá nhanh, từ 20,1% (năm 1990) lên 32,5% (năm 2010), tăng 12,4%. Nguyên nhân là do đây là vụ lúa ngắn ngày, năng suất khá cao và một điều cũng do phần lớn diện tích lúa mùa sớm, năng suất thấp ở Đồng bằng sông Cửu Long được chuyển sang làm vụ hè thu.

19 tháng 4 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biếu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu sản lượng lúa cả năm phân theo vùng ở nước ta, năm 2011

(Đơn vị: %)

- Vẽ:

 

Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lưựng lúa phân theo vùng ở nước ta, năm 2011

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Cơ cấu sản lượng lúa có sự chênh lệch lớn giữa các vùng ở nước ta.

- Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng sản lượng lúa cao nhất so với các vùng trong cả nước (chiếm 54,9%), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (16,4%). Hai đồng bằng này chiếm đến 71,3% sản lượng lúa cả nước.

- Theo sau hai đồng bằng châu thổ trên là các vùng Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ với ti trọng tương ứng là 8,6%, 7,6% và 6,8%.

- Hai vùng có sản lượng lúa thấp nhất so với các vùng trong cả nước là Tây Nguyên (2,5%), Đông Nam Bộ (3,2% ).

* Giải thích

- Nguyên nhân của sự khác biệt về cơ cấu sản lượng lúa giữa các vùng ở nước ta là do có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội giữa các vùng.

- Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước phong phú, lao động dồi dào có trình độ thâm canh lúa nước, có thị trường tiêu thụ rộng lớn, có sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật (thuỷ lợi, trạm giống, dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ kĩ thuật,...). Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, có diện tích đất trồng lúa lớn nhât cả nước, khí hậu nóng ẩm có thể trồng được 3 vụ lúa/năm.

- Bắc Trung Bộ có một số đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, trong đó lớn nhất là đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng lúa trên các cánh đồng, các thung lũng nhỏ hẹp giữa núi.

- Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên điều kiện trồng lúa gặp nhiều khó khăn hơn (các đồng bằng nhỏ, có mùa khô kéo dài,...).

5 tháng 11 2018

Dựa vào kĩ năng nhận diện biểu đồ, biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô và cơ cấu trong 2 năm là biểu đồ tròn, có bán kính khác nhau

=> để thể hiện quy mô diện tích lúa và cơ cấu của nó phân theo mùa vụ năm 2005 và năm 2016, biểu đồ tròn là thích hợp nhất

=> Chọn đáp án A

1 tháng 11 2019

Đáp án: D

13 tháng 6 2019

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự biến động diện tích cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010

b) Nhận xét và nêu nguyên nhân của sự phát triển cây công nghiệp nước ta

* Nhận xét: Giai đoạn 1990 - 2010:

- Tổng diện tích cây công nghiệp nước ta ngày càng tăng, từ 1199,3 nghìn ha (năm 1990) lên 2808,1 nghìn ha (năm 2010), tăng 1608,8 nghìn ha (tăng gấp 2,34 lần).

- Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng chậm và không ổn định: tăng 255,6 nghìn ha, từ 542,0 nghìn ha (năm 1990) lên 797,6 nghìn ha (năm 2010), tăng gấp 1,47 lần. Giai đoạn 2005 - 2010, diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm.

- Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng nhanh và liên tục, lừ 657,3 nghìn ha (năm 1990) lên 2010,5 nghìn ha (năm 2010), tăng 1353,2 nghìn ha (tăng gấp 3,06 lần).

- So với diện tích cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp lâu năm có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn.

* Những nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự phát triển cây công nghiệp nước ta:

- Nước ta có nhiều tiềm năng để phát triển cây công nghiệp (khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp, nguồn nước tưới dồi dào,...), nhưng những tiềm năng này mới chỉ được khai thác một phần.

- Nguồn lao động dồi dào (vì việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp đòi hỏi nhiều lao động).

- Việc đảm bảo an ninh lương thực đã giúp cho việc chuyển một phần diện tích cây lương thực sang trồng các cây công nghiệp.

- Những chính sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp của Nhà nước.

- Sự hoàn thiện công nghiệp chế biến và nâng cao năng lực của các cơ sơ chế biến sản phẩm cây công nghiệp đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây công nghiệp và sức cạnh tranh của các sản phẩm này trên thị trường thế giới.

- Đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp có giá trị kinh tế

18 tháng 1 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biếu đồ

- Xử lí số liệu:

+ Tính cơ cấu:

Cơ cấu diện tích gieo trồng, phân theo nhóm cây năm 1990 và năm 2011

(Đơn vị: %)

+ Tính bán kính đường tròn (r1990, r2011):

r 1990 = 1 , 0

r 2011 = 14363 , 5 9040 , 0 = 1 , 26

- Vẽ: 

Biểu đồ thê hiện cờ cấu diện tích gieo trồng các nhóm cây của nước ta, năm 1990 và năm 2011

b) Nhận xét

Giai đoạn 1990- 2011:

- Về quy mô: Tổng diện tích và diện tích các nhóm cây trồng đều tăng, nhưng tốc độ tăng có sự khác nhau.

+ Tổng diện tích gieo trồng tăng từ 9040,0 nghìn ha (năm 1990) lên 14363,5 nghìn ha (năm 2011), tăng 5323,5 nghìn ha (tăng gấp 1,59 lần).

+ Diện tích cây lương thực có hạt tăng lừ 6476,9 nghìn ha (năm 1990) lên 8777,6 nghìn ha (năm 2011), tăng 2300,7 nghìn ha (lăng gâp 1,36 lần).

+ Diện tích cây công nghiệp tăng từ 1199,3 nghìn ha (năm 1990) lên 2867,8 nghìn ha (năm 2011), tăng 1668,5 nghìn ha (tăng gấp 2,39 lần).

+ Diện tích cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng từ 1363,8 nghìn ha (năm 1990) lên 2718,1 nghìn ha (năm 2011), tăng 1354,3 nghìn ha (tăng gấp 1,99 lần).

- Về cơ cấu:

+ Cây lương thực chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu và có xu hướng giảm từ 71,6% (năm 1990) xuống còn 61,1% (năm 2011), giảm 10,5%.

+ Tỉ trọng cây công nghiệp tăng lừ 13,3% (năm 1990) lên 20,0% (năm 2011), tăng 6,7%.

+ Tỉ trọng cây thực phẩm, cây ăn quả, cây khác tăng từ 15,1% (năm 1990) lên 18,9% (năm 2011), tăng 3,8%.

14 tháng 11 2019

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế ở nước ta, giai đoạn 1990 – 2010

- Vẽ: Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta giai đoạn 1990-2010

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Cơ cấu các khu vực kinh tế có sự chuyển biến rõ rệt.

- Tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp giảm (dẫn chứng). Tỉ trọng công nghiệp - xây dựng tăng (dẫn chứng). Tỉ trọng dịch vụ nhiều biến dộng (dẫn chứng).

* Giải thích

- Theo xu thế chung của thế giới.

- Do công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta đạt nhiều thành tựu.

- Do chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

7 tháng 7 2017

Dựa vào biểu đồ, dễ nhận thấy xu hướng chuyển dịch: tỉ trọng lúa đông xuân giảm (từ 40,1% xuống 39,6%); tỉ trọng lúa hè thu và thu đông tăng (từ 32,1% lên 36%); tỉ trọng lúa mùa giảm (từ 27,8% xuống 24,4%)

=> Nhận xét Lúa hè thu và thu đông tăng, lúa mùa tăng là không đúng => Chọn đáp án A

12 tháng 1 2017

Căn cứ vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy giai đoạn 2005 đến 2014, Lúa đông xuân tăng ( từ 2942,1 nghìn ha lên 3116,5nghìn ha , lúa mùa giảm (từ 2037,8 nghìn ha xuống 3116,5 nghìn ha)

=> Chọn đáp án C

20 tháng 3 2017

Dựa vào bảng số liệu đã cho, nhận xét thấy: Từ năm 2005 đến 2014

Diện tích lúa đông xuân tăng 3116,5 - 2942,1 = 174,4 nghìn ha; tăng 3116,5 / 2942,1 = 1,06 lần

Diện tích lúa hè thu tăng 2 734,1 - 2 349,3 = 384,8 nghìn ha; tăng 2 734,1 / 2 349,3 = 1,16 lần => Diện tích lúa hè thu tăng nhiều hơn diện tích lúa đông xuân => nhận xét không đúng là: Lúa đông xuân tăng nhiều hơn lúa hè thu.

=> Chọn đáp án D