K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 2 2019

Gợi ý làm bài

a)     Vẽ biểu đồ

-Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá vận chuyển phân theo ngành vận tải của nước ta (%)

- Vẽ:

Biểu đồ thế hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá vận chuyển của từng ngành vận tải ở nước ta trong thời kì 1995 - 2011

b) Nhận xét và giải thích

*       Nhận xét

-Tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá vận chuyển của 5 ngành vận tải trong thời kì 1995 - 2011 đều tăng. Riêng tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hoá vận chuyển của ngành đường sắt giai đoạn 2007 - 2011 giảm.

-Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng có sự khác nhau giữa các ngành vận tải: đứng đầu là vận tải đường biển (874,6% năm 2011 so với năm 1995), tiếp đến là vận tải đường bộ (717,2%), vận tải đường hàng không (625,9%), vận tải đường sông (425,4%), vận tải đường sắt (161,4%).

*       Giải thích

-Công cuộc đổi mới tác động mạnh mẽ đến toàn bộ nền kinh tế, sản xuất phát triển, làm tăng nhu cầu đối với tất cả các ngành vận tải. Riêng khối lượng hàng hoá vận chuyển của ngành đường sắt giai đoạn 2007 - 2011 có sự giảm sút là do sự cạnh tranh có hiệu quả của ngành vận tải đường bộ.

-Tốc độ tăng trưởng phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và nhu cầu vận tải của từng ngành (vận tải đường biển gắn với thế giới bên ngoài theo xu thế mở cửa và hội nhập, vận tải đường sông cũng gặp nhiều khó khăn chủ yếu là do các nhân tố tự nhiên, vận tải đường sắt chỉ họat động trên những tuyến đường cố định có đặt sẵn đường ray,...).

27 tháng 4 2017

Gợi ý làm bài

a)     Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện cơ cấu khối lượng vận chuyển và luân chuyển hàng hóa của nước ta phân theo ngành vận tải năm 2010

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

-Trong cơ cấu khối lượng vận chuyển hàng hoá, chiếm tỉ trọng cao nhất là đường bộ (73,3%), tiếp đến đường sông (18,0% ), đường biển (7,7%), đường sắt (1,0%) và không đáng kể là đường hàng không

-Trong cơ cấu khối lượng luân chuyển hàng hoá, chiếm tỉ trọng cao nhất là đường biển (66,8%), tiếp đến là đường bộ (16,6%), đường sông (14,6% ), đường sắt (1,8%) và thấp nhất là đường hàng không (0,2% ).

* Giải thích

-Vận chuyển đường bộ chiếm tỉ trọng cao nhất vì đây là loại hình phù hợp với nước ta, thích hợp với việc vận chuyển cự li ngắn và trung bình, giá rẻ, cơ động, thích nghi cao với các điều kiện địa hình, chuyên chở vừa phải

-Trong cơ cấu khối lượng luân chuyển, đường biển chiếm tỉ trọng cao nhất do quãng đường vận chuyển dài, chủ yếu là phương tiện để giao lưu quốc tế .

8 tháng 9 2017

Chọn: D.

từ khóa “tốc độ tăng trưởng”, biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa vận chuyển phân theo ngành vận tải nước ta giai đoạn 1995 – 2011, là biểu đồ đường

 

23 tháng 1 2019

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa

cả năm của nước ta thời kì 1990 - 2011 (%)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tôc độ tăng trưởn về diện tích, năng suất và sản lưựng lúa cả năm của nước ta trong thời kì 1990 - 2011

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

- Thời kì 1990 - 2011, cả diện tích, năng suất và sản lượng lúa cả năm của nước ta đều tăng:

+ Diện tích tăng 26,7%.

+ Năng suất tăng 74,2%'.

+ Sản lượng tăng 120,5%.

- Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suát và sản lượng lúa không đều nhau: tăng nhanh nhất là sản lượng lúa, tiếp đến là năng suất lúa và tăng chậm nhất là diện tích lúa.

* Giải thích

- Diện tích lúa tăng chậm và không đều. Giai đoạn 1990 - 2000 tăng do mở rộng diện tích, phục hoá, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Giai đoạn 2000 - 2005 giảm do chuyển một phần diện tích lúa sang trồng các loại cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn. Giai đoạn 2005 - 2011 dần tăng trờ lại do thâm canh, tăng vụ.

- Năng suất lúa tăng tương đối nhanh là do áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong nông nghiệp, đặc biệt là việc đưa vào sử dụng đại trà các giống lúa mới cho năng suất cao, phù hợp với các vùng sinh thái và hiệu quả của việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ hợp lí.

- Sản lượng lúa tăng nhanh là do kết quả của việc mở rộng diện tích, tăng vụ và đặc biệt là tăng năng suất.

11 tháng 3 2019

Gợi ý làm bài

a)     Vẽ biếu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu khối lượng hàng hoá được vận chuyển thông qua các cảng biển của nước ta do Trung ương quản lí

(Đơn vị: %)

-Vẽ:

Biểu đồ cơ cấu khối lương vận chuyển phân theo loại hàng hoá thông qua các cảng biển nước ta do Trung ương quản lí giaỉ đoạn 2000 - 2010

b)Nhận xét và giải thích

*     Nhận xét

- Cơ cấu khối lượng vận chuyển phân theo loại hàng hoá có sự thay đổi, nhưng không lớn.

- Sự thay đổi diễn ra theo hướng tăng tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khẩu; giảm tỉ trọng hàng nhập khẩu (dẫn chứng).

*       Giải thích

- Do sản xuất trong nước phát triển và chính sách đẩy mạnh xuất khẩu nên tỉ trọng hàng nội địa và hàng xuất khấu tăng.

- Tỉ trọng hàng nhập khẩu giảm là do khối lượng hàng nhập khẩu tăng chậm hơn so với hai loại hàng trên.

10 tháng 4 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện tổng sản lượng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản khai thác và sản lượng thuỷ sản nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng sản lượng thuỷ sản nước ta, giai đoạn 1990 - 2010 (%)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng tổng sản lượng thuỷ sán, sản lượng thuỷ sản khai thác và nuôi trồng ở nước ta, giai đoạn 1990 - 2010

c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét: Trong giai đoạn 1990 - 2010:

Tổng sản lượng thuỷ sản tăng 4252,1 nghìn lần, tăng gấp 5,8 lần. Trong đó:

- Sản lượng thuỷ sản khai thác tăng 1685,9 nghìn tấn, tăng gấp 3,3 lần.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng 2566,2 nghìn tấn, tăng gấp 16,8 lần.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng có tốc độ tăng nhanh hơn so với sản lượng thuỷ sản khai thác.

* Giải thích

Do nước ta có nhiều điều kiện thuận lợi về tự nhiên và kinh tế - xã hội đối với việc phát triển ngành thuỷ sản.

- Điều kiện tự nhiên:

+ Bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn.

+ Vùng biển nước ta có nguồn lợi hải sản khá phong phú.

+ Có nhiều ngư trường, trong đó có 4 ngư trường trọng điểm.

+ Dọc bờ biển có bãi triều, đầm phá, cánh rừng ngập mặn thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.

+ Nhiều sông suối, kênh rạch, ao hồ, các ô trũng ở vùng đồng bằng có thể nuôi thả cá, tôm nước ngọt.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Nhân dân có kinh nghiệm, truyền thông đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Các phương tiện tàu thuyền, ngư cụ được trang bị ngày càng tốt hơn.

+ Các dịch vụ thủy sản và chế biến thủy sản được mở rộng.

+ Nhu cầu về các mặt hàng thủy sản ở trong nước và thế giới tăng nhiều trong những năm gần đây.

+ Những đổi mới trong chính sách của Nhà nước.

- Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tăng nhanh hơn khai thác là do nuôi trồng chủ động được về sản lượng và chất lượng sản phẩm để phục vụ thị trường.

2 tháng 9 2019

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất hàng hoá phân theo nhóm hàng của nước ta, năm 1999 và năm 2011

b) Nhận xét và giải thích

-    Nước ta xuất khẩu chủ yếu là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, vì đây chính là thế mạnh của nước ta dựa trên lợi thế về của nguyên liệu và nguồn lao động.

-    Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản chiếm tỉ lệ khá cao, chủ yếu là do xuất khẩu các loại khoáng sản.

-    Hàng nông, lâm, thuỷ sản năm 1999 chiếm ưu thế nhưng đến năm 2011 giảm tỉ trọng nhiều vì nông, lâm, thuỷ sản đem lại lợi nhuận thấp, lại chịu ảnh hưởng của thiên tai.

19 tháng 4 2017

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biếu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu sản lượng lúa cả năm phân theo vùng ở nước ta, năm 2011

(Đơn vị: %)

- Vẽ:

 

Biểu đồ thể hiện cơ cấu sản lưựng lúa phân theo vùng ở nước ta, năm 2011

b) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Cơ cấu sản lượng lúa có sự chênh lệch lớn giữa các vùng ở nước ta.

- Đồng bằng sông Cửu Long có tỉ trọng sản lượng lúa cao nhất so với các vùng trong cả nước (chiếm 54,9%), tiếp đến là Đồng bằng sông Hồng (16,4%). Hai đồng bằng này chiếm đến 71,3% sản lượng lúa cả nước.

- Theo sau hai đồng bằng châu thổ trên là các vùng Bắc Trung Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ với ti trọng tương ứng là 8,6%, 7,6% và 6,8%.

- Hai vùng có sản lượng lúa thấp nhất so với các vùng trong cả nước là Tây Nguyên (2,5%), Đông Nam Bộ (3,2% ).

* Giải thích

- Nguyên nhân của sự khác biệt về cơ cấu sản lượng lúa giữa các vùng ở nước ta là do có sự khác biệt về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội giữa các vùng.

- Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước phong phú, lao động dồi dào có trình độ thâm canh lúa nước, có thị trường tiêu thụ rộng lớn, có sự hỗ trợ của cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật (thuỷ lợi, trạm giống, dịch vụ phân bón, thuốc trừ sâu, dịch vụ kĩ thuật,...). Trong đó, Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi nhất, có diện tích đất trồng lúa lớn nhât cả nước, khí hậu nóng ẩm có thể trồng được 3 vụ lúa/năm.

- Bắc Trung Bộ có một số đồng bằng nhỏ hẹp ven biển, trong đó lớn nhất là đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ trồng lúa trên các cánh đồng, các thung lũng nhỏ hẹp giữa núi.

- Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên điều kiện trồng lúa gặp nhiều khó khăn hơn (các đồng bằng nhỏ, có mùa khô kéo dài,...).

24 tháng 11 2019

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng sản lưng than, dầu thô và điện của nưức ta, giai đoạn 1990- 2010 (%)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nưc ta, giai đoạn 1990 - 2010

b) Nhận xét và giải thích

Giai đoạn 1990- 2010:

- Sản lượng than, dầu thô, điện đều tăng, nhưng tốc độ tăng không giống nhau. Điện có tốc độ tăng mạnh nhất (tăng 942%); tiếp đến là than (tăng 837,9% ); dầu thô nhìn chung tăng nhưng không ổn định (dẫn chứng).

- Than tăng là do ngành than được tổ chức lại, đầu tư máy móc và quản lí chặt chẽ hơn.

- Dầu thô tăng là do chính sách của Nhà nước thay đổi, khai thác thêm nhiều mỏ dầu, tăng cường hợp tác với nước ngoài, đầu tư công nghệ,...

- Điện tăng là do nước ta đã xây dựng thêm nhiều nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện có công suất lớn đ đáp ứng nhu cầu dùng điện ngày càng tăng cho các họat động sản xuất và đời sống.

20 tháng 1 2017

a) Vẽ biếu đồ

- Xử lí số liệu:

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành của nước ta, giai đoạn 1990 - 2012

(Đơn vị: %)

- Vẽ:

Biếu đồ thể hiện sự thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành nước ta thời kì 1990- 2012

b) Nhận xét vả giải thích

* Nhận xét: Thời kì 1990 - 2012

- Trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp đến là chăn nuôi và thấp nhất là dịch vụ nông nghiệp (dẫn chứng).

- Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp có sự thay đối theo hướng: tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi, giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và dịch vụ (dẫn chứng).

- Sự thay đổi cơ cấu khác nhau theo thời gian (dẫn chứng).

* Giải thích:

- Ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng lớn nhất do đây là ngành truyền thống, có nhiều thuận lợi về nguồn lực để phát triển, nhu cầu lớn ở trong nước và xuất khẩu.

- Sự thay đổi cơ cấu theo hướng như trên phù hợp với xu thế phát triển chung là đa dạng hoá cơ cấu ngành nông nghiệp. Riêng dịch vụ có tỉ trọng chưa ổn định vì nông nghiệp nước ta đang có sự chuyển biến từ sản xuất tự cấp tự túc sang sản xuất hàng hoá.

- Giai đoạn sau cơ cấu chuyển dịch mạnh hơn do các lợi thế về chăn nuôi đã được phát huy và sự tác động của yếu tố thị trường,...